Như nào được gọi là cổ đông không góp đủ vốn? Cổ đông không góp đủ vốn hay còn gọi là cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua khi đến hạn theo quy định cuả pháp luật. Theo quy định của pháp luật, góp vốn để thành lập doanh nghiệp là nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức khi muốn trở thành thành viên của công ty. Tuy nhiên, pháp luật chúng ta luôn khuyến khích việc đầu tư, kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Do đó, pháp luật không bắt buộc các cá nhân, tổ chức phải góp đủ vốn cam kết ngay khi doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận thành lập, thường thời hạn góp đủ vốn cam kết là 90 ngày hoặc 1 thời hận ngắn hơn do Điều lệ công ty quy định; kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận thành lập Do đó Cổ đông được coi là không góp đủ vốn là thành viên không góp đủ số tài sản như đã cam kết với công ty hay còn được hiểu là cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua sau thời hạn 90 ngày ( hoặc 1 thời hạn khác ngắn hơn do Điều lệ công ty quy định) kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Ví dụ như sau Anh A cam kết mua 50.000 cổ phần của công ty cổ phần Bình Phước, tương đương với 500.000 Việt Nam Đồng. Tuy nhiên, khi công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 100 ngày thì anh A mới thanh toán được 100.000 Việt Nam Đồng, tức 100.000 cổ phần. Trong trường hợp này, anh A sẽ được coi là không góp đủ vốn (hay chưa thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua) Cách giải quyết đối với trường hợp cổ đông không góp đủ vốn Về phía cổ đông Theo quy định, cổ đông không góp đủ vốn hay còn được hiểu là cổ đông mới chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua, thì sẽ chỉ được hưởng các quyền lợi từ việc thanh toán các số cổ phần đó như việc được biểu quyết với tỉ lệ số phiếu biểu quyết tương ứng với số cổ phần đã thanh toán hay nhận lợi tức từ số cổ phần đã thanh toán và các quyền lợi khác tương ứng. Chú ý là mặc dù cổ đông đã cam kết mua số cổ phần đó từ ban đầu, nhưng khi đến hạn phải thanh toán đủ mà cổ đong chưa thanh toán hết thì cổ đông cũng không được chuyển nhượng số cổ phần chưa thành toán đó cho người khác. Số cổ phần này sẽ được coi là chưa bán và quyền bán sẽ thuộc về Hội đồng quản trị. Lưu ý, Pháp luật cho phép cổ đông không bắt buộc phải thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết mua trong thời hạn 90 ngày; kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời hạn này dù cổ đông đã thanh toán đủ số cổ phần đó hay chưa thì cổ đông vẫn phải chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời hạn này bằng đúng số cổ phần mà cổ đông đã cam kết mua Về phía công ty Khi có cổ đông không thanh toán đủ số cổ phần cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công ty phải làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ (vốn điều lệ lúc này bằng giá trị mệnh giá cổ phần đã được thanh toán đủ). Thời hạn cho thủ tục thay đổi này là 30 ngầy kể từ ngày kết thúc thời hạn 90 ngày để hoàn thành việc thanh toán cổ phần cam kết mua; tức là 120 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Giải đáp thắc mắc của khách hàng Như vậy, đối với trường hợp của công ty anh, khi có thành viên chưa thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết sẽ giải quyết như sau: Về phía của cổ đông chưa thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết Bạn đó mới chỉ thanh toán được 1 phần cổ phần đã cam kết mua khi đến hạn, nên bạn sẽ chỉ được hưởng quyền lợi và chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính của công ty tương ứng với số cổ phần đã thanh toán. Tuy nhiên, trong thời hạn 90 ngày kể từ khi công ty anh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, thì bạn này vẫn sẽ được hưởng quyền lợi hoặc phải chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ tài chính của công ty tương ứng với số cổ phần mà ban đầu đã cam kết cho dù đã thanh toán đủ hoặc chưa thanh toán đủ. Về phía công ty của anh Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi hết thời hạn 90 ngày góp vốn, công ty anh sẽ phải làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ, và số cổ phần mà bạn cổ đông chưa thanh toán đủ sẽ được coi là cổ phần chưa bán và quyền bán sẽ thuộc về Hội đồng quản trị. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết khác về vấn đề doanh nghiệp: Quy định về kiểm soát viên trong công ty TNHH 1 thành viên