CẢNH BÁO HEN PHẾ QUẢN Ở TRẺ EM, KHÔNG ĐƯỢC CHỦ QUAN !!

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi benhhohap_treem, 16/6/2015.

  1. benhhohap_treem

    benhhohap_treem Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    27/3/2015
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    82
    Điểm thành tích:
    28
    Hen phế quản có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và xử lý sớm.

    Vào thời điểm giao mùa, sự chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm lớn cũng là thời điểm mà số trẻ nhập viện vì hen hoặc lên cơn hen tăng đột biến. Các cơn hen thường xuất hiện từ đêm đến sáng sớm.

    Làm thế nào để phát hiện ra trẻ bị hen phế quản?

    Hen phế quản là sự viêm mạn tính đường hô hấp, gây co thắt phế quản và tăng tiết dịch nhầy làm cho bệnh nhân khó thở.

    Các triệu chứng thông thường của hen phế quản là: Trẻ ho dai dẳng, đặc biệt nặng hơn về đêm. Thở khò khè, thở gắng sức. Trẻ lớn thấy nặng ngực.
    Ở trẻ nhỏ, nhiều khi tình trạng co thắt phế quản chỉ biểu hiện bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không thấy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít. Không giống như hen ở người lớn, cơn hen ở trẻ em bắt đầu và kết thúc không đột ngột.

    Nguyên nhân khởi phát cơn hen

    Nguyên nhân của căn bệnh này do nhiều yếu tố gây nên, đặc biệt sự kết hợp giữa yếu tố cơ địa và yếu tố môi trường làm thúc đẩy sự phát triển bệnh, khi thay đổi thời tiết trong những đợt chuyển mùa từ thu sang đông… Cơn hen cũng có thể xuất hiện khi trẻ hít phải bụi, hơi khói bếp than, khói thuốc lá, lông chó mèo, phấn hoa hoặc khi trẻ gắng sức chạy nhảy, đùa nghịch; hay sau khi ăn một số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá biển…Cơn hen nặng thường xuất hiện sau một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do virut hoặc vi khuẩn.

    Xử trí thế nào khi trẻ lên cơn hen?

    Khi trẻ lên cơn hen cấp, cần cho trẻ ra chỗ thoáng khí, không khí trong lành; cho uống nhiều nước hoặc hít hơi nước làm đờm loãng ra sẽ dễ thở.

    Nếu cơn hen nhẹ, cho dùng các thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh như: ventolin, atrovent, bricanyl... Các loại thuốc này có thể dùng ở dạng khí dung, bình xịt định liều, thuốc dạng viên hoặc siro. Liều lượng thuốc dùng tùy theo lứa tuổi và cân nặng của trẻ, theo chỉ định của bác sĩ.

    Nếu cơn hen nặng, phải cho trẻ dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh ventolin khí dung hoặc xịt theo chỉ dẫn của bác sĩ, và phải đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa ngay.

    Biến chứng của hen phế quản hết sức nặng nề

    Hen là bệnh mãn tính thường tiến triển từng đợt cấp khi có nhiễm trùng hô hấp, sau mỗi đợt, bệnh diễn biến nặng hơn và nguy hiểm hơn. Hen phế quản ở trẻ có thể dẫn đến xẹp phổi, giãn phế nang đa tiểu thùy, tràn khí màng phổi, bệnh tâm phế mạn tính, suy hô hấp, thậm chí ngưng hô hấp kèm theo tổn thương não… Do vậy, để tránh những biến chứng nguy hiểm do hen phế quản gây ra, việc chẩn đoán, điều trị sớm và xử trí kịp thời khi trẻ lên cơn suyễn là vô cùng quan trọng.

    [​IMG]

    Làm thế nào để phòng bệnh, tránh làm bệnh nặng thêm?

    Cần tránh những yếu tố làm khởi phát cơn hen: Trong phòng ngủ của trẻ không dùng thảm, không nuôi súc vật, không hút thuốc lá, không để hoa tươi; không cho trẻ dùng các đồ chơi làm từ bông, lông, sợi, tránh xa phấn hoa… Cần giữ nơi ở thoáng mát. Hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm công nghiệp có các chất bảo quản, các thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá biển...

    Hen phế quản không di truyền, thông thường, cha mẹ chỉ di truyền cho con yếu tố cơ địa dễ mắc hen. Do vậy, cần tránh những yếu tố làm khởi phát cơn hen như đã nói ở trên. Cần phải theo dõi trẻ để phát hiện xem những loại thức ăn nào, những loại trái cây hay hoa nào… hay làm cho trẻ phát sinh cơn ho hen để kiêng, tránh xa.

    Cần tăng sức đề kháng cho trẻ bằng cách tiêm đủ vaccine chống cúm theo lịch. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng có thể cho trẻ uống thuốc Tây có tác dụng tăng cường tác dụng bảo vệ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm khuẩn hô hấp tái phát, là nguyên nhân khởi phát những đợt hen cấp nặng nề. Hoặc các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như Bảo Khí Nhi để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa tái phát hen phế quản rất hiệu quả. Sản phẩm với các thành phần dược liệu quý như cỏ Xạ Hương nhập khẩu từ Pháp và Thụy Sỹ, Húng chanh Ấn Độ, Bách Bộ và Tỳ Bà Diệp giúp các bé tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị giảm tình trạng viêmđường hô hấp, giảm tình trạng khó thở và phòng ngừa cơn hen tái phát nhiều lần.

    http://hohaptreem.vn/benh-ho-hap-tre-em/39/nhung-nguyen-nhan-va-trieu-chung-dien-hinh-cua-benh-hen-phe-quan

    (st)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi benhhohap_treem
    Đang tải...


  2. demlammatkyoryo

    demlammatkyoryo Thành viên chính thức

    Tham gia:
    31/5/2015
    Bài viết:
    167
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    28
    đánh dấu bài này, phương pháp hay cho các mẹ chăm bé
     

Chia sẻ trang này