3 tháng cuối: Cao Huyết Áp Ở Bà Bầu Tháng Cuối Có Nguy Hiểm Không?

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi satchobabauchelaferrforte, 17/5/2022.

  1. satchobabauchelaferrforte

    satchobabauchelaferrforte Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    12/9/2020
    Bài viết:
    1,238
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    38
    Huyết áp cao khi mang thai có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa sức khỏe sản phụ, một trong những hậu quả nặng nề nhất là tiền sản giật. Do đó, nhận biết sớm các dấu hiệu của huyết áp cao, thực hiện biện pháp phòng tránh là điều mẹ nên làm ngay.

    Vì sao mẹ bị cao huyết áp khi mang thai?
    Những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị huyết áp cao tháng cuối thai kỳ bao gồm:
    • Thừa cân, béo phì, tăng cân quá mức khi mang thai gây tiềm ẩn tình trạng tăng huyết áp thai kỳ.
    • Lối sống không khoa học, ít vận động làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp của mẹ bầu.
    • Phụ nữ mắc huyết áp cao trước khi mang thai có thể tiếp tục gặp tình trạng này trong quá trình bầu bí, gọi là tăng huyết áp mãn tính.
    • Sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, rượu bia hay hút thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ cao huyết áp của mẹ bầu.
    • Phụ nữ mang thai trên 40 tuổi, mang thai nhiều lần, đa thai..
    • Lịch sử gia đình có người bị cao huyết áp, tâm lý căng thẳng cao độ trong công việc.. và các lý do khác cũng dẫn tới tình trạng này.
    Dấu hiệu bà bầu bị huyết áp cao trong thai kỳ

    Bà bầu và gia đình cần theo dõi cẩn thận, thăm khám theo lịch hẹn đều đặn để nhận biết những dấu hiệu biểu hiện của cao huyết áp. Một số dấu hiệu cụ thể dễ dàng nhận biết như sau:
    • Triệu chứng sưng phù toàn thân, da mềm, khi ấn xuống có dấu lõm và không đàn hồi như triệu chứng phù nề sinh lý bình thường khi mang thai.
    • Thể tích dịch cơ thể tăng khiến cho cân nặng của mẹ tăng lên nhanh chóng, chức năng thận suy giảm.
    • Gây ra các biến chứng như tiền sản giật với mức đo trên 140/90 mmHg, đạm trong nước tiểu trên 300mg/24 giờ.
    • Dấu hiệu tiền sản giật nặng trên 160/110 mmHg, đạm trong nước tiểu 5g/24 giờ, cùng với các triệu chứng đi kèm như đau đầu, hoa mắt, tăng men gan, suy thận. Nếu mẹ gặp tình trạng tiền sản giật nặng thì cần được đưa đi cấp cứu ngay để tránh đe dọa tới tính mạng của cả mẹ và thai nhi trong bụng.
    >>Xem thêm: biểu hiện bà bầu thiếu sắt
    Cao huyết áp khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

    Chuyên gia cho biết tình trạng huyết áp cao của mẹ bầu tháng cuối được xếp vào mức nguy hiểm và cần theo dõi sát sao, bởi giai đoạn mang thai trong những tháng cuối nếu mẹ bị huyết áp cao có thể làm tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch, thận và đột quỵ.

    Bên cạnh đó, huyết áp cao khi mang thai tháng cuối có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hiểm như:
    • Hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi, cắt giảm nguồn dinh dưỡng cung cấp cho bé qua nhau thai.
    • Nguy cơ cao khiến mẹ bị tiền sản giật, thông thường xảy ra ở phụ nữ mang thai bị huyết áp cao mãn tính.
    • Khi nhau thai không cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho bé, mẹ có thể sinh non.
    • Nhau bong non xảy ra với trường hợp nhau thai tách ra khỏi tử cung, gây nguy hiểm cho mẹ.
    • Huyết áp cao khi mang thai tháng cuối khiến mẹ có thể phải sinh mổ, tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe như nhiễm trùng, mất máu, tổn thương nội tạng.
    >>Xem thêm: thuốc sắt cho bà bầu giúp ngừa thiếu máu trong và sau sinh

    Cách phòng ngừa cao huyết áp cho mẹ bầu

    Cách tốt nhất để ngừa các biến chứng nguy hiểm cho thai kỳ thì mẹ cần có những biện pháp phòng tránh từ trước và trong suốt các giai đoạn bầu bí để giảm nguy cơ mắc bệnh:
    • Phụ nữ nên sinh con khi trẻ tuổi, bởi sau 40 tuổi thì tình trạng cao huyết áp có nguy cơ xảy ra lớn hơn.
    • Với những chị em phụ nữ thừa cân, béo phì thì cần thực hiện các kế hoạch giảm cân trước khi mang thai.
    • Bổ sung đầy đủ các vi chất cần thiết, đặc biệt là sắt và canxi cho bà bầu. Đặc biệt là canxi. Bởi thiếu canxi là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp của mẹ bầu. Bên cạnh đó, cần chú ý cách uống sắt canxi đúng cách: uống sắt canxi lúc nào, sau khi uống sắt không nên ăn gì, uống sắt sau canxi bao lâu, … để đảm bảo cơ thể hấp thu tốt nhất.
    • Áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau xanh.. hạn chế ăn nhiều đồ có đường, đồ ngọt để tránh bị đái tháo đường thai kỳ. Nếu mẹ đang mang thai mà mắc bệnh đái tháo đường thì cần kiểm soát lượng đường huyết cho tốt.
    • Thả lỏng bản thân với những sở thích riêng như nghe nhạc, nghỉ ngơi thư giãn.. giảm bớt áp lực trong công việc và cuộc sống.
    • Chế độ ăn cần cân bằng giữa các nhóm chất dinh dưỡng, kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao đều đặn để đề phòng tăng huyết áp
    >>Xem thêm: thuốc canxi cho bà bầu giúp ngừa cao huyết áp, loãng xương

    Mong rằng mẹ bầu tháng cuối có sức khỏe tốt để chuẩn bị tốt mọi thứ cho cuộc vượt cạn thành công!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi satchobabauchelaferrforte
    Đang tải...


Chia sẻ trang này