Cập Nhật Phác Đồ Nhi Khoa Điều Trị Táo Bón Ở Trẻ

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minhphuong9201, 9/4/2021.

  1. minhphuong9201

    minhphuong9201 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    4/8/2020
    Bài viết:
    294
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Táo bón là triệu chứng mà rất nhiều trẻ em mắc phải. Nếu để tình trạng táo bón kéo dài và không được điều trị triệt để sẽ khiến trẻ đầy chướng bụng, biếng ăn và giảm hấp thụ dinh dưỡng. Phác đồ nhi khoa điều trị táo bón cập nhật dưới đây sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ và đẩy lùi tình trạng táo bón ở trẻ hiệu quả
    1. Tiêu chuẩn chẩn đoán táo bón ở trẻ em
    1.1. Táo bón cơ năng
    Táo bón cơ năng là dạng táo bón mà thường có tới 90 – 95% trẻ gặp phải. Là tình trạng táo bón mà trẻ không cho thấy bất thường về thể chất sau xét nghiệm, nhưng có vấn đề trong chức năng của hệ thống tiêu hoá, mà trong trường hợp này là chức năng ruột già.
    Có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau, trong vòng 1 tháng đối với trẻ <4 tuổi hoặc trong vòng 2 tháng đối với trẻ > 4 tuổi:
    • Đi ngoài ít hơn 3 lần/1 tuần.
    • Trẻ bị són phân ít nhất 1 lần/ tuần
    • Thời gian đi ngoài mỗi lần rất lâu, kéo dài hơn 30 phút.
    • Tiền sử nhịn đi ngoài hoặc ứ phân rất nhiều (do nhịn).
    • Có tiền sử đi ngoài đau, đi ngoài khó khăn, phải gồng mình khi đi ngoài
    • Có khối phân lớn trong trực tràng.
    • Tiền sử đi ngoài phân to
    • Ngoài ra có 1 số triệu chứng đi kèm như: Chán ăn, đau bụng, chướng bụng, khó tiêu( sẽ giảm khi trẻ đi ngoài được).
    1.2. Táo bón thực thể

    Là chứng táo bón do những nguyên nhân gây tổn thương bên trong và bên ngoài đường tiêu hóa do di truyền hoặc bệnh lý: Vị trí hậu môn có lỗ dò, nứt kẽ hậu môn., thăm trực tràng, sự co dãn tự động của cơ thắt hậu môn, hẹp trực tràng…

    Một số dấu hiệu nhận biết táo bón thực thể ở trẻ:
    • Táo bón xuất hiện ở trẻ dưới 1 tuổi.
    • Chậm phân su.
    • Bóng trực tràng rỗng.
    • Có máu trong phân.
    • Không có sự nín nhịn đi ngoài.
    • Không đi ngoài són.
    • Xuất hiện triệu chứng ngoài ruột.
    • Bất thường sắc tố.
    • Bệnh liên quan đến bàng quang.
    • Không đáp ứng với điều trị thông thường.
    • Cơ thắt hậu môn chặt.
    • Chậm phát triển.
    2. Biện pháp trị táo bón ở trẻ
    2.1. Nguyên tắc trị táo bón
    Tùy vào độ tuổi và khả năng dung nạp thuốc của trẻ mà có phác đồ điều trị táo bón cho trẻ sẽ được điều chỉnh. Tuy nhiên, việc điều trị táo bón của trẻ cần tuân theo nguyên tắc sau đây:

    Đưa ra chẩn đoán chính xác:
    Dựa vào những triệu chứng đã trình bày ở trên, cần xác định rõ trẻ có thực sự bị táo bón hay không? Bị táo bón loại nào, cơ năng hay thực thế? Xác định nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý tiếp theo.

    Cải thiện và loại bỏ triệu chứng táo bón.
    Triệu chứng hay gặp nhất ở trẻ đó là thay đổi bất thường khuôn phân, hình thái phân, phân tồn ứ gặp khó khăn trong việc đi ngoài. Vì vậy, cần sử dụng những loại thuốc nhuận tràng, tháo phân để khắc phục sớm tình trạng này, giúp trẻ giảm đau đớn, dễ đi đại tiện hơn.

    Riêng đối với táo bón thực thể, cần có những can thiệp như phẫu thuật để loại bỏ những triệu chứng cũng như căn nguyên gây bệnh.

    Phục hồi chức năng tiêu hóa tự nhiên.
    Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, điều chỉnh lượng nước bổ sung, tạo thói quen vận động và đi tiêu.

    Nếu thay đổi trên không giúp trẻ cải thiện, dùng thuốc hỗ trợ với liều điều trị duy trì sẽ giúp trẻ hình thành thói quen đại tiện đều đặn.

    Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho hệ tiêu hóa như Probiotic (vi khuẩn có lợi), Prebiotic (chất xơ hòa tan), vitamin C, khoáng chất giúp tiêu hóa hoàn toàn thức ăn.

    Phòng ngừa và tránh táo bón tái phát ở trẻ:
    Cân bằng chế độ dinh dưỡng bằng cách cho trẻ ăn đầy đủ, cân đối thành phần dinh dưỡng, chế độ ăn giàu chất xơ từ rau xanh, quả chín và uống đủ nước.

    Tăng cường vận động cho bé, các bài tập massage.

    Duy trì cho trẻ thói quen tập đi đại tiện hàng ngày vào một giờ nhất định.

    2.2. Các biện pháp điều trị nội khoa

    Điều trị nội khoa là phương pháp sử dụng thuốc trong điều trị táo bón cho trẻ như thuốc bơm hậu môn, thụt tháo hoặc thuốc nhuận tràng uống. Các loại thuốc này thường được sử dụng trong điều trị táo bón cơ năng cho trẻ.

    Các loại thuốc được sử dụng dùng để loại phân tồn ứ, cải thiện khuôn phân, giảm đầy chướng bụng, giúp trẻ dễ đại tiện hơn.

    Thuốc thụt tháo phân, làm trơn
    Nhóm thuốc này thường có 2 dạng: dạng đường uống và dạng bôi trơn trực tràng, hậu môn.

    • Đối với thuốc đường uống: Chúng không bị tiêu hoá bởi hệ tiêu hoá, có tác dụng bao quanh trực tràng làm trơn niêm mạc ruột. Đồng thời ngăn chặn sự tái hấp thu nước từ niêm mạc ruột. Do đó giúp khối phân dễ di chuyển trong lòng ruột.
    Thuốc sử dụng: PEG (Poly ethylene glycol): 1 – 1,5g/1kg/ngày x 3 ngày (uống).

    • Đối với thuốc dạng bôi trơn, thụt tháo:
    Thụt hậu môn: Phosphate soda enemas (Fleet): trẻ > 2 tuổi.

    Dầu paraffin: trẻ > 1 tuổi: 15- 30ml/tuổi (năm) chia 2 lần.

    Nhóm thuốc tạo khối
    Nhóm thuốc này chứa các chất xơ (từ vỏ, hạt, củ). Khi uống vào thuốc sẽ hút nước từ ruột, làm cho phân mềm và lớn hơn, tạo nhu động ruột bình thường để đẩy phân.

    Hoạt chất Methylcellulose (biệt dược Citrucel). Đây là chất xơ không độc hại, không gây dị ứng và không gây kích ứng.

    Liều dùng Citrucel ở trẻ em: 0,5g x 1-3 lần/ngày.

    Thuốc này thường phát huy tác dụng sau 1-3 ngày. Vì thuốc hút nhiều nước nên phải đảm bảo cho trẻ uống đủ nước như chỉ dẫn.

    Nhóm thuốc làm mềm phân
    Loại thuốc này không thúc đẩy nhu động ruột nhưng giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm hơn và có thể tống ra ngoài mà không cần rặn, nhờ đó trẻ đi tiêu dễ dàng hơn.

    Hoạt chất docusate, biệt dược nogarlax dạng dung dịch uống 12,5 mg/ml

    Chỉ dùng loại thuốc này cho trẻ em trên 6 tháng tuổi bị táo bón mãn tính

    • Đối với trẻ từ 6 tháng đến 2 tuổi: mỗi lần uống 12,5mg, ngày 3 lần.
    • Trẻ từ 2 đến 12 tuổi: mỗi lần uống 12,5 đến 25 mg, ngày 3 lần.
    Liều không được vượt quá 120mg một ngày.

    Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu

    Thuốc có tác dụng giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng lượng nước trong lòng ruột, giúp phân mềm hơn và dễ tống ra ngoài. Các loại thuốc sử dụng:

    • Sorbitol : 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.
    • Lactulose: 1- 3ml/kg/ngày, chia 2 lần.
    Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích
    Nhóm này có tác dụng kích thích để cơ đại tràng co bóp, làm tăng nhu động ruột, khiến phân được đẩy ra ngoài nhanh hơn. Thuốc cần 8-12 giờ để phát huy tác dụng.

    Thuốc có thể dùng đường uống hoặc đường hậu môn vì thuốc tác dụng trực tiếp lên thành ruột.

    • Hoạt chất Bisacodyl( biệt dược Dulcolax) chỉ định dùng cho trẻ ≥ 2 tuổi:
    Đối với đường hậu môn 0,5 – 1 viên đạn 10mg/lần.

    Đối với đường uống 1 – 3 viên nén 5mg/lần.

    • Senna dạng Siro (7,5 mg / 5 ml):
    Trẻ 1 tháng đến 4 tuổi: 2,5–10 ml một lần mỗi ngày

    Trẻ em lớn hơn 4 tuổi: 2,5–20 ml một lần mỗi ngày
    Xem thêm nguồn: Cập nhật phác đồ Nhi khoa điều trị táo bón - FHI
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhphuong9201
    Đang tải...


  2. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,349
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    tìm hiểu những pháp đồ như này để biết hướng điều trị khi trẻ mắc phải
     

Chia sẻ trang này