Mình đọc được thông tin này sợ quá nên up lên để các mẹ tham khảo Lê Thu Phương: Phòng tránh bệnh sởi bằng cách thường xuyên đun lá mùi già tắm cho bé.kể cả khi bé bị rồi vẫn tắm cho bé để kích thích mọc nhanh và nhanh lặn cm nhé.(ko có cây mùi già có thể thay bằng hạt mùi)rất hiệu nghiệm. rockcandy Bố mình làm ở viện Nhi bảo chưa năm nào trẻ con chết vì dịch nhiều như năm nay, bệnh viện quá tải, con số lên báo là đã giảm đi rất nhiều rồi. Cứ nghĩ các bé nhỏ xíu mà ốm, bệnh, rồi mất thấy tội và thương vô cùng con mình đc 5 tháng mình ko dám cho đi chơi xa hoặc đến chỗ đông người, lúc nào cũng chỉ cầu mong con khỏe mạnh ko ốm đau, thời tiết miền Bắc độc quá, đến ng lớn cũng dễ bệnh chứ nói gì trẻ con, đang dịch lại giao mùa nên các mẹ cố giữ cho con, cho ăn thêm đồ tăng đề kháng, chứ để bị ốm thời điểm này mà vào viện rất dễ bị lây chéo, nguy hiểm vô cùng. mecunkhanhan Con mình là nhập viện trong đợt cao điểm của sởi ở Nhi và bé cũng không qua được, con số 25 kia chỉ là 1 ngày thôi ấy chứ. Đêm nào cũng nghe tiếng khóc của các mẹ mất con, đau lòng lắm, có đêm cao điểm 1 phòng điều trị thì 1 nửa các bé ra đi, còn bình thường thì cứ 3-6 bé . Mà đợt này toàn rơi vào các bé từ 3 tháng đến 18 tháng ấy, nhiều nhất là tầm 10 tháng. Mà cứ sởi xong là 100% biến chứng phổi chứ. Bác sỹ Nhi bảo là năm nay sởi biến chứng rất lạ và độc 40 năm mới gặp mà không có thuốc để chữa. Một loại sởi mọc trong nữa là các bé cứ sốt mà ko cắt được cơn rồi vi rut xâm nhập luôn vào phổi mới ghê. Mà xét nghiệm thì 65% là âm tính với sởi. Họ còn xin dịch để gửi sang nước ngoài nghiên cứu nữa. Mình có tiền mà không cứu được con đấy, đau lòng quá đi. chú mèo tam thể Cháu mình đây, trường hợp thứ 2, đau xót lắm các mẹ ạ. Con bị phổi, đã hồi phục được nhiều, rồi ban nổi lên, thế là chỉ sau 4 ngày, con không còn sức chiến đấu nữa. Con mới 6 tháng tuổi, lại là con hiếm muộn. Lúc đưa con về, trong phòng còn mấy cháu cũng nằm đấy, người nhà đang chờ đón về, còn phòng cấp cứu thì đông nghịt. Chẳng lẽ không có cách nào sao. phuonghoa2204 Nhà em là nạn nhân của nạn dịch sởi năm nay đây các mẹ ạ. Viết những dòng này mà cổ họng vẫn còn nghẹn. Chị gái em sinh đôi 1 trai, 1 gái. Cháu gái do bị nhiễm sởi quá nặng mà không qua khỏi. Em ở BV Nhi trung ương đúng 10 ngày thì chứng kiến thảm kịch đúng cả 10 ngày. Kinh khủng đến mức không ai có thể tưởng tượng được, các cháu bé ra đi vì sởi quá nhanh, quá nhiều không kịp trở tay. Có hai nguyên nhân chính dẫn đến tử vọng như sau: thứ nhất là do sởi (theo như lời bác sĩ trưởng khoa hô hấp có nói với các mẹ thì sởi năm nay có tính ác rất mạnh), rồi dẫn đến biến chứng sau sởi gây ra suy phổi; thứ hai là suy phổi (do mấy tháng vừa qua thời tiết tại khu vực phía Bắc quá độc), sau đó bị lây sởi dẫn đến sởi chạy vào phổi. Hai trường hợp em vừa kể trên đều nguy hiểm như nhau. Bé gái nhà em bị trường hợp thứ 2, và bé trai bị trường hợp thứ nhất. Bé trai trộm vía hiện đã qua giai đoạn nguy kịch, tuy nhiên hiện một bên phổi vẫn đang bị tổn thương rất nặng do vi rút phá. Cháu vẫn đang tiếp tục hàng ngày phải chịu đựng những cơn ho, và nỗi đau từ những mũi tiêm kháng sinh liều cao vào cơ thể. Chính vì vậy, theo kinh nghiệm của em các mẹ nên quan sát biểu hiện của con (do trình độ máy móc của VN còn rất kém, đến khi bé bị nổi nốt khắp người (đỉnh điểm là toàn bộ cơ thể) thì đến lúc đó mới xét nghiệm được máu có virut sởi hay không) và hết sức bình tĩnh cũng như tỉnh táo. Đặc biệt, cần cách ly con tuyệt đối với môi trường có nhiều nguy cơ nhiễm bệnh.Gia đình em đã mất đi một sinh linh bé nhỏ trong đợt sởi này, và hiện tại Khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện nhi TW còn rất nhiều sinh linh thoi thóp ở đó nên em mong các mẹ hãy sáng suốt và bảo vệ các con. Avatar của be_bu be_bu http://www.otofun.net/threads/66529...thang-tuoi-ve-noi-vinh-hang-vi-soi-tai-nhi-tw Nghẹn đắng lòng đưa tiễn cháu 4 tháng tuổi về nơi vĩnh hằng ..vì Sởi tại nhi TW. Tại Nhi TW, theo thống kê của bệnh viện, từ đầu năm đến nay có khoảng 25 trường hợp các cháu nhỏ mất vì sởi tại bệnh viện. Nhưng theo vợ chồng chú em nói, nếu thống kế các trường hợp BV trả về trong tình trạng thở bằng ống thớ như con em khoảng 150 -160 cháu ạ. Số lượng này Viện Nhi không thống kế, không có báo cáo đâu ạ. Thông tin chú em nói là có cơ sở bởi vì 2 vợ chồng cô chú ấy túc trực bên con ngày đêm hơn 3 tháng tại viện. Trên xe cùng đi với em lên viếng cháu, có chị bạn là giáo viên trường mầm non Dịch Vọng chia sẻ: Cơ quan chị có 2 trương hợp các cháu cũng vừa mất vì bệnh sởi, hàng nhóm nhà chị ở Tây mỗ, Từ Liêm cùng vừa có một cháu 1 tuổi mất vì sởi... đến nhà chú em, ông bà nội cháu cho biết, cùng xóm cũng có 1 cháu mất trước 2 ngày, Viện Nhi trả về sử dụng ống thở.... tất cả cũng đều nhiễm sởi tại Nhi TW Đưa cháu đi khám vì bệnh khác). Em nghe mà hoảng quá, chân tay tự nhiên bủn rủn..em cũng có F1 gần 3 tuổi. Duong NhanL Cm ra chợ, chỗ bán hạt rau hỏi mua hạt mùi về tắm sớir cho con là họ bán mà. Mang về lấy độ gần bát con bọc trong khăn mỏng rồi cho vào đun, đun ít nc cho đặc rồi lấy nc đó độ chén cho con uống còn lại dùng để lau người cho con. Bạch Dương Ham Vui Minh đang mang bầu mà ông chú làm ở viện sản cũng nhac phải cẩn thận tránh chỗ đông ng . Bệnh viện chứ ko riêng j các bé. Kim Anh Anh: 25 bé tử vong vì bị sởi.đó chỉ là con số của 1 tuần thôi,còn bao nhiêu nữa bị giấu nhẹm đi rồi.bệnh viện quad tải,bsi,y tá làm việc k có ngày nghỉ...bà bộ trưởng vẫn đủng đỉnh"sởi trong tầm kiểm soát" M chưa từng thấy con người nào vô lương tâm như bà này. Cọp Con Hôm trước m xem thời sự thấy bảo có trường hợp tiêm 1 mũi rồi vẫn bị. Mà bé m cũng mới 1 mũi. Sợ quá cm nhỉ? Lâm An A: Các mẹ ơi zai mình 2 tuổi cũng mới tiêm dc 1 mũi. Hum nay thấy trên mặt con thế này đang lo lắm ạ. K biết có phải sởi k? Con đang sốt nhẹ Angel Bella: Hôm qua m mới đc nghe 1 a bạn làm trong bộ y tế kể ko phải là gần 30 trẻ tử vong do sởi như báo chì viết đâu mà đến 300 trẻ r, cứ 100 ca vào thì chỉ có 10 trẻ đỡ còn lại bị nặng và bvien ko cứu đc. Vì cam kết vs WHO nên phải giấu nhẹm sự thật. Nghe xog mà m sợ vô cùng. Đungs là dịch năm nay khủng khiếp quá. Huhu Không Cần Tiền : " mn nói biến chứng hay không là do nhận thức của phụ huynh " là chưa chính xác trong lúc này bởi chính phó viện Nhi TƯ nói rằng : năm nay dịch sởi khác hoàn toàn mọi năm , trẻ đưa vào viện mới chỉ sốt thôi , chưa kịp phát nốt mà tấn công thẳng vào phổi , bv trở tay ko kịp nên các con mới đi và trong 100 trẻ đang pải dùng ống thở ở viện thì đến quá nửa chưa biết thế nào . Haixxxxxx Thanhbinh Pham: Sang Vinmec nằm đi, bên nhi quá tải, dễ nhiễm trùng bệnh viện nữa, mình ngày xưa cũng bị nhưng tự khỏi vì chả biết sao nữa, hồi 8 9 tháng cũng bị thì phải, thế mà thấy bảo vẫn bồng bế đi chơi bt chả khóc chả sao cả, vì dc bú từ lọt lòng đến 2 tuổi rưỡi. - Bệnh Sởi: triệu chứng, biến chứng và cách chăm sóc cho bé. - Cách phòng và chữa bệnh sởi bằng hạt mùi: Mình thấy nhiều mẹ mua hạt mùi già để phòng sởi cho con quá, mẹ nào có thông tin thêm về sử dụng hạt mùi cũng như những cách phòng và điều trị sởi thì update thêm nhé: - Hạt mùi rất nhẹ nên các mẹ chỉ cần mua từ 2-500gr là đủ dùng rồi ( Mình thấy các mẹ trên đây toàn hỏi mua cả 1kg thì nhiều lắm dùng ko hết đâu, để lâu bị hỏng sẽ mất mùi) Nếu mua được hạt mùi giống vụ trước tết năm nay thì tôt nhất ( Giá chắc khoảng 180-200k/kg) - Để phòng sởi thì hạt mùi già các mẹ mua về lấy ra 1 nắm nhỏ rồi cho vào khắn xô của con ý nhé hoặc nhà mẹ nào có túi lọc thì bỏ vào nấu nước tắm cho con ( Nên tắm 1 lần/ tuần) - Các mẹ có thể cho con uống 1 thìa nhỏ nước hạt mùi nhé - Ngoài ra khi bé đã có dấu hiệu hoặc mắc sởi, các mẹ rang hạt mùi lên sau đó bọc vào vải xô chấm 1 chút r*** nhẹ và lau cho con từ trên xuống dưới, việc này giúp cho các nốt sởi mọc nhanh hơn để tránh các biến chứng cho con. Đây là chút chia sẻ của mình, mẹ nào có phương pháp nào nữa thì update mọi ng cùng tham khảo nhé Zero: vì chưa rõ nguyên nhân gây bệnh sởi là do từ môi trường hay do chính vaccine, thêm nữa là virus này rất lạ chưa có thuốc để chữa (theo bạn mecunkhanhan) nên tôi khuyên các bạn đừng vội đưa cháu đi tiêm vaccine, thay vào đó nên tìm đến những phòng khám tư hoặc dùng biện pháp chữa sởi bằng lá mùi già (hoặc bằng hạt mùi). Và đặc biệt là: Các kụ/mợ có con nhỏ nếu chẳng may có mắc bệnh nào đó, hãy đề phòng, cân nhắc thật kỹ trước khi đưa con nhỏ đến điều trị tại Nhi TW tại thời điểm này. Nếu có phương án thay thế, hoặc chờ được đến khi hết dịch sởi hãy cho con đến nhi TW. Theo một nghiên cứu và một hình ảnh cập nhật từ cháu bé ngay sau tiêm vaccine sởi tôi gửi các bạn tham khảo: 1. Từ Gia đình Gianelonni. Họ nói rằng vắc-xin sởi có hiệu quả nhưng sự thật là dịch xảy ra trong quần thể chủng ngừa lên đến 99,7% mà không có lời giải thích hợp lý. Bài viết chi tiết về nghiên cứu đã có tại đây: Cha mẹ thân yêu các bạn đang bị lừa dối 2. Từ Vaccination Information Network (VINE) Đây là hình ảnh hiện lên trên thông tin mới của tôi qua một người bạn. Nó khiến tôi sợ hãi và quan tâm rất nhiều. Cập nhật tình trạng con của bạn tôi: "L sẽ thấy tốt hơn sau khi bị dị ứng với việc tiêm vaccine sởi. Các bác sỹ cho biết phản ứng này là tốt vì vaccine đã làm việc..." Ôi trời ... điều này làm cho tôi sợ hãi và buồn. 1) Đây không phải là một " phản ứng dị ứng ". Đó là bệnh sởi. Tôi tìm hình ảnh trên google - chúng giống hệt nhau ! Một bác sĩ sẽ gọi nó là một phản ứng dị ứng và cảm thấy tốt về kết quả thì thực sự khủng khiếp . 2) Và đứa bé này sẽ truyền bệnh cho những đứa bé khác như là một kết quả của việc tiêm phòng để chứng minh rằng vắc-xin giữ cho virus sống. 3) Bạn có nghĩ rằng điều này đã được báo cáo hệ thống VAERS (Báo cáo những bất lợi sau khi tiêm vaccine)? Tôi nghĩ là không! Các bác sĩ sẽ cho biết đó là một điều tốt, không phải là một điều xấu! 4) Bạn có nghĩ rằng trường hợp này sẽ được cập nhật vào việc phân tích thống kê các trường hợp bệnh sởi? Từ một đứa trẻ tiêm vaccine phòng sởi mà bị sởi? Không ! Nó sẽ làm rối loạn bảng thống kê của họ? Cập nhật về dịch sởi tại VN Quá tải do sởi, phòng BS thành buồng bệnh Tất cả phòng làm việc của lãnh đạo và bác sỹ của khoa Truyền nhiễm - BV Nhi Trung ương đều được trưng dụng làm buồng bệnh nhưng các cháu vẫn phải nằm ghép 2-3 người/giường. BV Nhi TƯ vốn dĩ đã luôn quá tải, nhưng có mặt ở khoa Truyền nhiễm – BV Nhi Trung ương vào tối 10/4, chứng kiến cảnh quá tải khủng khiếp khi toàn bộ khoa này hiện dành riêng cho bệnh nhân sởi mới hiểu được vì sao lãnh đạo BV này phải “kêu cứu” Bộ Y tế để tìm cách tháo gỡ vì tình trạng quá tải đã đến mức không thể chịu đựng được. Quá tải giường bệnh đã tăng gấp đôi nhưng quá tải lượng công việc thì đã tăng gấp 3 vì nhiều bệnh nhân nặng, cán bộ y tế làm việc quần quật trong tình trạng quá tải suốt hơn 1 tháng nay. Đến gần 9 giờ 30 tối mà vẫn có bác sỹ chưa được ăn cơm tối. Trong khi đó, ngoài phòng khám, số bệnh nhi đến khám cấp cứu vẫn rất đông. Trong khi BV đang ‘oằn mình’ chống chọi với dịch sởi bùng phát với nhiều ca nặng, diễn biến bất thường so với mọi năm thì Bộ Y tế vẫn khẳng định dịch sởi năm nay không có gì bất thường, “vẫn nằm trong tầm kiểm soát”. Chùm ảnh PV VietNamNet ghi nhận tại khoa Truyền nhiễm và khoa khám bệnh – BV Nhi TƯ tối 10/4: Cả khoa Truyền nhiễm được dành để phục vụ điều trị bệnh nhân sởi. Thời điểm này các cháu đều phải nằm ghép 2-3 cháu/giường Buồng bệnh này có diện tích khoảng 10 mét vuông, theo thiết kế chỉ kê được 2 giường nhưng vì quá đông nên đã phải kê thành 5 giường. Cộng thêm ít nhất 10 người nhà chăm sóc, căn phòng chật chội này thường xuyên chứa 20 người. Phòng của bác sỹ cũng được trưng dụng để làm phòng bệnh cho 5 bệnh nhi. Chỉ tính từ sáng tới 9 giờ tối ngày 10/4 đã có 17 bệnh nhi nhập viện điều trị sởi, từ 9 giờ tối tới qua đêm 10/4, rạng sáng 11/4 sẽ tiếp tục còn vài tua bệnh nhân nhập viện sau đợt khám lúc tối và nửa đêm Người mẹ mệt mỏi thiếp đi bên cạnh giường bệnh của con. Cháu bé này đang bị phát ban nặng do mắc sởi Theo quy định, mỗi bệnh nhi chỉ có một người vào chăm sóc. Bên ngoài hành lang là ánh mắt lo âu của người nhà các bé Ngay cả phòng phó trưởng khoa cũng được trưng dụng để trở thành phòng điều trị cho bệnh nhi. Từ hơn một tháng nay, Phó trưởng khoa Đỗ Thiện Hải cùng 3 bác sỹ khác phải chuyển phòng làm việc xuống kho chứa đồ cũ của khoa để lấy chỗ kê thêm giường bệnh cho các cháu. Phòng của các bác sỹ cũng được thu lại, 9 bác sỹ nữ hiện được xếp chung vào một phòng để tăng diện tích điều trị Khoa Đông y bên cạnh khoa Truyền nhiễm cũng trở thành buồng bệnh điều trị cho bệnh nhi mắc sởi. Hiện tại, khoa Truyền nhiễm đang điều trị cho khoảng 210 cháu (với khoảng 50 cháu nặng phải thở ôxy). Trong khi đó, khả năng thu dung của khoa chỉ khoảng 110 giường. “Quá tải về số lượng thì gấp đôi, nhưng về công việc thì phải gấp 3 vì nhiều ca nặng, cán bộ y tế không còn lúc nghỉ ngơi”, bác sỹ Hải cho biết. Ở khoa cấp cứu các cháu cũng phải nằm ghép 2 người/giường. Mỗi cọc ôxy được chia làm 2-3 nhánh để đủ cho các cháu thở. Bé Nguyễn Lê Hải Anh 13 tháng tuổi, chưa tiêm vắc xin sởi, hiện nằm chung giường với một bé khác bị sởi nặng, ban đỏ khắp người, có dấu hiệu suy hô hấp. Cứ bỏ ôxy ra là bé khó thở. Mẹ bé cho biết bé mệt mỏi khó chịu nên quấy khóc rất nhiều Từ hơn một tháng nay, các bác sỹ, điều dưỡng của khoa Truyền nhiễm làm việc cật lực: Từ sáng tới 12h30 trưa vẫn chưa xong việc, 9h30 tối có người vẫn chưa được ăn cơm. Đêm cũng thức trắng để trực vì lượng bệnh nhân nhập viện vẫn không ngừng xuất hiện. Điều dưỡng Hồ Thị Bích dù có bầu 4 tháng nhưng vẫn phải đi làm. Chị Bích cho biết chị đã tiêm vắc xin sởi song cũng rất lo lắng vì nguy cơ mắc bệnh không phải không có. Đợt vừa rồi chị bị ốm một thời gian vì công việc quá nhiều. Đi làm khi đang mang bầu giữa lúc dịch sởi đang hoành hành, chị cho biết cả gia đình lo lắng nhưng không thể khác được vì công việc quá nhiều. May mắn chồng chị cũng làm cùng ngành nên có sự cảm thông, chia sẻ Lượng công việc quá lớn, lại kéo dài triền miên suốt hơn 1 tháng qua khiến cán bộ y tế của khoa Truyền nhiễm rất vất vả. Khoa còn phải huy động thêm 7 máy thở, 1 máy chụp XQ di động, máy siêu âm tại giường mang từ nơi khác về … để kịp thời phục vụ người bệnh. Trong khi đó, bên ngoài phòng khám, dù đã 9 giờ đêm nhưng khoa cấp cứu vẫn đông đúc người đưa con đến khám Lấy máu xét nghiệm cho bệnh nhi Cảnh chờ đợi trong phòng lấy máu xét nghiệm của khoa cấp cứu lúc gần 10 giờ đêm ngày 10/4 10 giờ đêm nhưng khu vực đón tiếp bệnh nhân cấp cứu vẫn ùn ùn người đến. Theo thống kê sơ bộ, chỉ tính từ 4h30 chiều tới 9h30 tối ngày 10/4 đã có trên 250 lượt bệnh nhân tới khám tại BV Nhi Trung ương. Nguồn http://vietnamnet.vn Đã có 25 trẻ chết, sởi biến chứng nguy hiểm thế nào? Bệnh sởi tuy có thể điều trị tại nhà nhưng một khi đã biến chứng thì rất nguy hiểm.Đã có hàng chục trẻ tử vong do biến chứng của căn bệnh này. Do đó, phụ huynh cần nhận biết các dấu hiệu khi con bị biến chứng để kịp thời đưa tới bệnh viện. 10% ca bệnh sởi bị biến chứng Chưa bao giờ diễn biến bệnh sởi phức tạp như hiện nay. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) Bệnh viện Nhi Trung ương tại Hà Nội đang quá tải bệnh nhi sởi, 25 trẻ đã tử vong do biến chứng của căn bệnh này. Tại TP.HCM cũng đã bắt đầu xuất hiện vài ca tử vong kỳ hậu sởi, thậm chí bệnh còn lây lan luôn cả trong cộng đồng bệnh nhi nội trú. Lượng bệnh nhi sởi phải nhập viện không ngừng gia tăng tại các bệnh viện. Thanh Huyền. Trước tình trạng trên, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM đã cảnh báo các dấu hiệu của bệnh sởi giúp phụ huynh nhận biết khi bệnh trở nặng, nhằm có những quyết định kịp thời, tránh tử vong cho trẻ. Trẻ mắc sởi sẽ trải qua 4 thời kỳ là ủ bệnh, khởi phát, toàn phát và phục hồi. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 7 – 10 ngày (bệnh nhi có thể sốt nhẹ). Thời kỳ khởi phát của bệnh sởi kéo dài từ 3 – 5 ngày. Trong giai đoạn này bệnh nhi sốt từ 39 – 40 độ, các triệu chứng kèm theo dễ gặp như đổ ghèn mắt, viêm hô hấp… Thời kỳ toàn phát, bệnh nhi sẽ bị nổi ban, ban đầu nổi từ sau tai sau đó lan lên mặt và xuống ngực, bụng. Nếu trẻ được chăm sóc tốt, không có biến chứng các vết ban sẽ lặn dần sau 2 – 3 ngày. Kể từ khi bệnh khởi phát tới lúc khỏi khoảng 1 tuần – 10 ngày. Tuy nhiên, theo ghi nhận tại Khoa Nhiễm của Bệnh viện Nhi Đồng 1, 10% số bệnh nhi sởi nội trú bị biến chứng. Do đó, phụ huynh cần đưa trẻ tới bệnh viện ngay khi thấy con bị sởi và xuất hiện các triệu chứng thở nhanh, chảy mủ tai, lơ mơ, đi cầu ra máu, co giật. Bệnh sởi nếu xuất hiện ở trẻ dưới 2 tuổi có thể gây ra biến chứng viêm phổi nặng, suy dinh dưỡng. Còn nếu bệnh xảy ra ở người lớn thì các biến chứng dễ gặp là viêm cơ tim, viêm não. Bác sĩ Khanh cho rằng, bệnh nhân sởi có thể tử vong do các nguyên nhân: Có sẵn bệnh nền, suy dinh dưỡng, thiếu máu. Đối với trẻ em, hệ miễn dịch chưa ổn định nên rất dễ bị sung huyết, xuất tiết dịch ở mũi, họng… Siêu vi sởi là một dạng đặc biệt, có đặc điểm vào một giai đoạn sẽ gây ra dịch ở niêm mạc mũi, mắt, miệng. Khi bệnh nhân bị bội nhiễm vi khuẩn ở đâu thì sẽ gây ra các biến chứng tổn thương ở đó. Khó vì dân “ngại” vắc xin Hiện nay, trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi Đồng 2 có 78 ca sởi nội trú. Hiện nay bệnh sởi đã lây lan luôn cả trong cộng đồng bệnh nhân nội trú. Nhiều bệnh nhân hậu sởi (sau khi bị sởi vài tuần) bị viêm phổi nặng, vài ca đã không qua khỏi và tử vong. Phụ huynh từ chối vắc xin miễn phí, đưa con đi chích dịch vụ có nguy cơ làm vắc xin dịch vụ trở nên khan hiếm. Ảnh: Thanh Huyền. Còn tại bệnh viện Nhi Đồng 1, hiện trung bình mỗi tuần có 90 bệnh nhân nhập viện do bị sởi. Có vài trường hợp bị biến chứng viêm phổi, một trường hợp khá nặng đang thở máy. Các ca bệnh sởi trong tháng 3 tại bệnh viện này đã tăng gấp 1,5 lần so với tháng 2. Con số thống kê toàn TP.HCM cho thấy trong 14 tuần đầu tiên của năm 2014, lượng trẻ mắc sởi thường là 815 ca (tăng 708 ca so với cùng kỳ năm 2013), sởi bị viêm phổi là 365 ca (tăng 67 ca). Như vậy, tổng số cùng kỳ năm ngoái TP.HCM có 405 ca sởi, còn năm nay là 1.180 ca sởi. Đặc biệt, nếu năm 2013, trẻ bị sởi đa số dưới 3 tuổi, nay lứa tuổi bị bệnh có khuynh hướng gia tăng, thậm chí trẻ chưa tới tuổi chích ngừa sởi cũng…dính bệnh. Để ngăn chặn dịch sởi bùng phát trong cộng đồng, ngành y tế TP. kêu gọi phụ huynh hãy cho con đi chích ngừa đầy đủ. Đã có 100 nghìn liều vắc xin ngừa sởi được chuẩn bị đủ để đáp ứng cho tất cả các trẻ em chưa chích hoặc chích nhưng chưa đủ liều. Tuy nhiên, chiến dịch chích ngừa sởi bổ sung lần này gặp phải khó khăn do nhiều phụ huynh từ chối vắc xin miễn phí, muốn cho con chích dịch vụ. Thực tế cho thấy 91% trẻ bị sởi do chưa chích ngừa hoặc chích chưa đủ liều. Tâm lý “ngại” vắc xin của người dân đang góp phần làm cho dịch bệnh khó khống chế. Tại BV Nhi Trung ương, số trẻ mắc sởi biến chứng cũng rất nhiều khi có tới 50/210 cháu phải thở ô xy, bị suy hô hấp, có cháu bé hình ảnh chụp phổi cho thấy phổi trắng xóa. Trong số trẻ mắc sởi có nhiều trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng và cả trẻ đã đến tuổi tiêm phòng nhưng chưa được tiêm do bị ốm, do lo ngại việc tiêm chủng có thể gây tai biến. Th.S., B.S. Đỗ Thiện Hải, phó trưởng khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương) cho biết để ngăn chặn bệnh sởi, một biện pháp hiệu quả là hạn chế tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Có những trẻ không đi đâu nhưng vẫn mắc sởi. Khi người thân vào phòng bệnh thăm trẻ mắc bệnh sởi rồi ra về, người đó đã mang theo virus sởi và ngược lại, khi vào các buồng bệnh khác, người thân có thể mang theo virus sởi vào và gây bệnh cho trẻ. Vì thế, để hạn chế bệnh lây lan, bác sỹ khuyến cáo nên hạn chế vào thăm người bệnh, nếu ra về cần tiến hành khử trùng bằng cách tắm giặt sạch sẽ, thay quần áo mặc vào viện, nhỏ nước muối sinh lý vào họng, mũi, … để sát khuẩn. Virus sởi có thể sống trong môi trường bình thường từ 3-4 giờ đồng hồ. Cẩm Quyên