'Cascadeur' trên giảng đường

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi mycheese, 8/5/2006.

  1. mycheese

    mycheese Mai Chi

    Tham gia:
    28/9/2004
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    281
    Điểm thành tích:
    153
    Học lấy bằng cấp, chạy theo thành tích để hợp thức hoá việc thăng chức, tăng lương đã làm nảy sinh tình trạng "học thuê, thi mướn". Những trường hợp này được thi vị hoá và gọi là những "cascadeur" (người đóng thế) trên giảng đường.

    Nguyễn Thu Hằng (năm thứ 3, Báo in) lúc đầu chỉ là đi học cho cô em họ vì cô này đang có mang sắp sinh. Cô em tha thiết nhờ chị "rủ lòng thương", Hằng nhận lời. Địa chỉ lớp học là giảng đường C - ĐH Thương mại HN.

    Để có thể được trụ học lâu dài, cô em đã phải chạy vạy, nhờ vả từ lớp trưởng đến lớp phó. Dù đã khá giống nhau về ngoại hình nhưng để yên tâm khi sinh nở, cô em không ngần ngại đi quét lại ảnh sinh viên.

    Trước khi đi học, Hằng phải tập chữ ký của em để còn ký vào bài kiểm tra. Quan trọng hơn cả là phải nhớ "cơ cấu" gia đình chồng em mình để tiện bề trả lời khi gặp phải thày "hắc xì dầu".

    Rồi Thu Hằng thành "cascadeur" trên giảng đường từ đấy. Sau khi hoàn thành khóa học cho đứa em, Hằng bước vào hàng ngũ những "cascadeur" học chuyên nghiệp lúc nào không hay. Hợp đồng đầu tiên của cô là đi học cho sếp của cô em bên lớp tại chức kinh tế. Dù không hiểu gì các môn học nhưng đến lớp học thì học, chơi thì chơi làm cho Hằng thấy thoải mái và thích thú.

    Trường hợp của Đức Khải lại khác. Cậu đi học cho trưởng phòng của mình. Sếp đã từng bảo nhân viên của mình: "Anh đi học chỉ như vịt nghe sấm, tốn thời gian lắm mà không được gì vào đầu cả. Chú đi học giúp anh, công việc của chú khỏi lo". Thế là Khải vui vẻ nhận lời ngay vì đó là "cơ hội" trốn việc, lại vừa nhận lương 2 lầ mỗi tháng.

    Vòng qua các lớp chuyên tu, tại chức ở các trường như ĐH Bách khoa, ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế, mỗi lớp phải có tới cả chục "cascadeur" chuyên nghiệp và bán chuyên. Có người mới chập chững vào "nghề", có người nhiều nhất thì có thâm niên gần chục năm. Con đường đến với "nghề" này chẳng ai giống ai cả. Lúc đầu chỉ là đi học hộ người thân, người quen rồi "tiếng lành đồn xa" mà xây dựng danh tính và thương hiệu.

    Những người đi học đa số là những sinh viên "viêm màng túi" triền miên, là những "tiểu thư" nông thôn khao khát đổi đời, khao khát tiền mua sắm, trưng diện. Nhưng họ còn là những sinh viên mà sau khi ra trường chưa xin được việc, tạm thời "làm thuê" cho các sếp, các anh chị. Có người học cho hai đến ba người một lúc, có người học trọn gói cho hẳn một người là 4 buổi/tuần, có người chỉ học cho mỗi người một buổi, vị chi một tuần học cho 4 người.

    Lương lậu thì cũng kha khá, chẳng thế mà Thanh Bình (Khách sạn du lịch - ĐH Thương mại) tuyên bố hùng hồn: "Nghề học thuê thu nhập ổn định vô cùng. Giá học thuê 20.000-40.000 đồng/buổi, tuỳ theo đối tượng. Một tháng mình cố gắng cũng được 600.000-800.000 đồng, có thể nhiều hơn".

    "Cascadeur" thi

    Không chỉ học thuê mà các sinh viên còn thi thuê. Đối tượng thi thuê khá đa dạng. Nếu là chính quy thì phải cẩn thận, gặp phải thầy nghiêm thì "teo" ngay. Nhưng bù lại văn bằng hai, tại chức, chuyên tu thì ok ngay, cứ vô tư mà thi, mà làm bài. Nhưng không phải môn nào cũng dễ dàng qua ngay được. Học thì đi được, chứ thi thì phải đúng ngành, đúng người. Có môn không biết thì đành phải "phái" quân đi thi hộ. Giá sòng phẳng do hai bên quy định, quan trọng là phải thi qua.

    Như Phan Thảo (sinh viên năm thứ hai) có câu chuyện dở khóc dở cười. Vốn là dân khối C thì làm sao biết đến môn toán cao cấp là gì, xác suất thống kê là sao? Thế là cô nàng đành tập hợp quân ở nhà mình để giải bài rồi "tuồn" vào. Nhưng hôm thi đó gặp đúng thầy "hắc", không cho ra, thế là hai bên phải điện thoại cho nhau. May mà đối tượng thi tóc dài, nhận điện thoại ngon lành. Sau 120 phút loay hoay, cuối cùng, cô nàng cũng chép xong 3 bài trong tổng số 5 bài thi, nhưng đi tong hai card điện thoại 100.000 đồng.

    Việc chán học, chất lượng học kém không chỉ xảy ra ở các lớp chuyên tu, tại chức mà ở ngay cả những lớp cao học. Tuấn Hùng đang học lớp cao học chuyên ngành ĐH Bách khoa nói: "Học lên tiến sĩ bây giờ đơn giản lắm, chỉ cần vài chục triệu là được thôi". Không ít trường hợp trong quá trình học không biết gì, nhưng điểm vẫn 8-9 ngon lành, đơn giản là chép nguyên xi từ người giỏi.

    Chính cơ chế thoáng ở các lớp học tại chức làm cho việc học và điểm số "thoải mái". Nhiều sinh viên cuối kỳ có mỗi một việc là đi "chùa thầy" (tức đến nhà thầy, cô giáo bộ môn để chạy điểm). Vào mùa thi hay lễ tết, nhà của thầy, cô giáo đông vui, nhộn nhịp hẳn. Người trước, kẻ sau thay nhau vào với gói to, gói nhỏ. Có thầy trực tiếp ra nhận, nhưng có thầy ngại, để mẹ mình nhận quà. Điều quan trọng là sinh viên phải tự ghi tên mình trong phong bì để thầy tiện "theo dõi".

    ( Theo Lao động)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mycheese
    Đang tải...


Chia sẻ trang này