VĂN LANG SỬ TRUYỆN CÂU CHUYỆN HỒNG TRẦN CUỘC ĐỜI THANH VÂN 2003 Lê Văn An Cách đây 3 nghìn 6 trăm 34 năm Gồm 3 tập
VĂN LANG SỬ TRUYỆN CÂU CHUYỆN HỒNG TRẦN CUỘC ĐỜI THANH VÂN 2003 Lê Văn An QUYỂN 1 Cách đây 3 nghìn 6 trăm 34 năm ở vào thời Hùng Yên Lang. Đời thứ 19 Thời thượng Hùng Vương. Câu chuyện hồng trần cuộc đời Thanh Vân được kể lại như sau. Hùng Yên Lang lên ngôi quốc vương 1634 đến 1562 trước công nguyên. Thời ấy nền Quốc Đạo vô cùng hưng thịnh, giang sang thái bình, an lạc, no cơm ấm áo Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc. Hùng Yên Lang thường thuyết giáo dạy rằng: Dân tộc Văn Lang chúng ta là dân tộc con cháu Tiên Rồng. Giọt máu trong người chúng ta là giọt máu của Cha Trời, Địa Mẫu, Lạc Long Quân và Âu Cơ truyền xuống. Cây có cội nước có nguồn, loài chim có tổ con người có tông. Mất đi nguồn gốc Tiên Rồng, như cây không gốc như sông không nguồn, Dân tộc Văn Lang con cháu chúng ta luôn thờ mãi Cội Nguồn là thờ Cha Trời Mẹ Trời, Cha Lạc Long Quân Mẹ Âu Cơ. Với lòng thuận hiếu dân tộc Văn Lang chúng ta luôn được Cha Trời Mẹ Trời che chở phù hộ độ mạng. Khiến cho trên thuận dưới hòa đất nước yên bình, làm đâu được đấy dân giàu nước mạnh, khắp phương Đông không có đất nước nào sánh kịp. Với truyền thống đoàn kết, cùng nhau phấn đấu vương lên, sống theo Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp Quốc Tổ Vua Hùng đã truyền dạy. Quốc Tổ dạy: Thế gian là cõi tạm Thiên Đàng mới thật chánh quê. Người nào làm trái ý lời dạy của Đức Cha Trời không sống theo Hiến Pháp, Luật Pháp, Đạo Pháp, Văn Hóa Cội Nguồn, Truyền Thống Anh Linh Dân tộc, làm mất công bằng, bình đẳng, đàn áp những quyền cơ bản con người, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, thời sẽ bị Trời giáng họa. Các quan cũng như dân chúng, ăn lộc Trời hưởng phước Trời thời phải gương mẫu Đạo Đức trong đời sống, trong lối sống, trong lao động, trong công việc. Có lao động học tập thời mới có phát minh sáng tạo, nhờ phát minh sáng tạo thời xã hội mới văn minh, xã hội văn minh thời thói hư tật xấu mới được đẩy lùi. Một xã hội tốt đẹp phải loại bỏ những văn hóa độc hại nhơ bẩn, theo bước Cha Ông là có nghĩa theo về với Đạo với Đức. Sống đúng Hiến Pháp, Luật Pháp, hãy tự mình thắp sáng ngọn đuốc chân lý Chính Nghĩa, mà Ông Cha ta đã truyền dạy cho chúng ta. Truyền Đạo Đức cho thế hệ mai sau, đó là nghĩa vụ thiêng liêng mà Ông Cha ta đã giao phó cho chúng ta. Trong các nghĩa vụ thời nghĩa vụ làm trong sạch bộ máy chính quyền là nghĩa vụ cao cả nhất. Đất nước Văn Lang, Tổ Quốc Văn Lang là đất nước cộng đồng xã hội, Đại Đồng 100 bộ tộc anh em Bách Việt Văn Lang, chung sống cùng nhau hướng về Cội Nguồn thái bình an lạc. Đất nước Văn Lang không có kẻ thù chỉ có Đồng Bào anh em, Đó là lời Quốc Tổ dạy, chúng ta hãy nhớ lấy và làm theo, nhờ những lời truyền dạy nầy nên nước Văn Lang thái bình hưng thịnh Độc Lập kéo dài mãi mãi về sau. Các thời Thượng Hùng Vương nhờ nền Quốc Đạo nên thiên hạ thái bình no cơm ấm áo. Trời xanh xanh, đất xanh xanh Lúa, ngô, trải khắp, mây lành giăng giăng Dân lành cuộc sống dư ăn Thái bình thịnh vượng thường hằng ấm no Thờ Trời, Trời đải Trời cho Giàu sang trù phú hết lo đói nghèo Văn lang trải gấm phơi màu Non sông Tổ Quốc đất trời bình yên. Bắc Văn Lang nguyên là nước Xích Quỷ, nước có bảy Bộ phần lớn là đất Giao Chỉ. Không những bằng phẳng rộng lớn, đất đai màu mở dân cư đông đúc vô cùng. Kinh Đô Nam Kinh Xích Quỷ, ở phía Bắc nước Xích Quỷ phía nam sông Trường Giang chín thời vua Kinh Dương Vương nối tiếp nhau trị vì thiên hạ. Đến đời thứ 10 thời từ niên hiệu Kinh Dương Vương chuyển sang niên hiệu Hùng Vương. Nước Xích Quỷ trở thành nước Văn Lang mở rộng. Hơn một nữa dân số nước Xích Quỷ theo Quốc Tổ Vua Hùng di cư vào Trung Văn Lang, Nam Văn Lang, nhưng dân số vẩn còn khá đông ước định 196 nghìn 099 hộ dân số ước lượng 1 triệu 285 nghìn 239 người. Nước Văn Lang chia làm ba miền Bắc Văn Lang, Trung Văn Lang, Nam Văn Lang. Nước Văn Lang chia làm 23 Bộ nhưng về thời Hạ HùngVương chỉ còn có 15 Bộ. Thời Thượng Hùng Vương. Đời thứ 19 Hùng Yên Lang lên ngôi Quốc Vương 1634 - 1562 trước công nguyên. Phía Nam cách sông Âu không xa, từ lâu đã hình thành lên nhiều khu phố, buôn bán trao đổi hàng hóa dân chúng phần nhiều là giàu có. Làm nên ăn ra Nông nghiệp, Thương nghiệp, chăn tằm dệt vải, gốm sứ rất là thịnh vượng. Dọc theo hai bên sông Âu rất nhiều khu phố giàu có. Nhưng giàu có nhất vẩn là đô phố Thuận Yến Giang, Phúc Châu người qua kẻ lại lúc nào cũng tấp nập. Người chen sắc áo, hội đình chật ếm, hội hè như nem. Nhất là tòa lâu đài nguy nga rộng lớn, ngựa xe tấp nập nhưng đó không phải là tòa dinh thự của Vua Quan, mà là một Thương Gia giàu có nhất vùng. Người ta thường thấy nơi tòa lâu đài ấy, tà áo thước tha bóng hồng rực rỡ, đó là một mỹ nhân sắc nước hương trời không biết bao nhiêu người trằm trồ ca ngợi. Người chi mà đẹp lắm thay Nếu không Tiên Nữ cũng này Hằng Nga. Người thiếu nữ xinh đẹp lộng lẫy ấy không ai khác hơn là Thanh Vân. Thanh Vân con gái út, nhưng cũng là con gái lớn, vì người chị của cô sau cơn lâm bệnh nặng đã qua đời. Vị thương gia giàu có bậc nhất đô phố chỉ còn lại một cô con gái duy nhất là Thanh Vân mà thôi. Mỗi lần cô xuất hiện trước đám đông thời tiếng xì xào nổi lên không dứt, người chi cốt cách như Tiên. Mặt như hoa, da như tuyết luôn pha sắc hồng, lưng ong, ngực nở, mông tròn, chim sa cá lặng, đổ thành, nước nghiêng, hồ thu trong vét trời xanh, xuân sơn nhường chỗ, liễu cành kém xa. Tiếng như chim hót oanh ca, ai mà nhìn thấy không mê mới kỳ. Không biết bao nhiêu Vương quan công tử, cậu ấm nhà giàu đến dạm hỏi. Nhưng Cô không chọn được ai, Cô nổi tiếng là người khó tánh kén chọn, điều nầy làm cho cha Cô lo lắng không yên. Nhìn đàng đàn én xuất hiện dệt mộng đưa thoi trên bầu trời xanh lơ thăm thẳm, như báo hiệu mùa đông sắp tàn. Cây mai, cây đào trụi lá khoe mình đón xuân, thế là sắp thêm một tuổi, con người mới sanh ra cứ thêm một tuổi có nghĩa là đã đi lần về cõi tử. Thịnh Ông thương gia giàu nhưng lúc nào cũng buồn rười rượi, Thanh Vân nũng nịu nói: Thưa Cha, Cha buồn vì con chưa chịu lấy chồng sao? Con đi theo chồng thời Cha bầu bạn với ai, Mẹ con đã chết từ lâu. Con nghĩ Cha cũng lạ làm sao không cưới thêm má hai để khỏi cô đơn trên bước đường đời, nhất là tuổi về già không có con trai nối dõi. Thịnh Lão Gia nghe con nói thế không lấy gì làm giận vui vẽ nói đùa: Đêm nào Cha cũng thấy Mẹ con về ở với Cha thời làm sao Cha cưới má hai cho được. Hơn nữa thể xác Mẹ con tuy mất nhưng linh hồn mẹ con có mất đâu, cuộc đời con người như bóng câu vụt qua cửa sổ thoáng cái là trở về với cát bụi, Cha Mẹ sẽ gặp lại nhau. Con nhìn kìa tà tà bóng ngả về Tây, Cha đâu còn trẻ gì để Cha theo Mẹ cho trọn tình trọn nghĩa. Thanh Vân nghe Cha nói mà không khỏi thở dài: Tình nghĩa vợ chồng là như thế ư? Tốt đẹp như thế ư? Chung thủy thiêng liêng liêng cao đẹp làm sao. Thịnh Lão gia thấy Thanh vân có vẻ hơi buồn liền an ủi nói: Con yên trí mà đi lấy chồng. Chú Ba, Chú Tư con cũng gần ở đây ngày nào cũng qua chơi Con không thấy sao. Hơn nữa Cha cũng mơ có cháu ngoại lắm. Với vóc dáng mảnh mai đầy vẻ yêu kiều tiếng nói êm dịu như tiếng chim hót. Thanh vân nủng nịu nói với Cha: Con chưa muốn có chồng là vì Con sợ xa Cha lắm, người Cha yêu kính nhất của đời Con. Thịnh Lão Gia lúc nào cũng tỏ vẻ hài lòng về tài ăn nói dịu ngọt khéo léo của Con. Nhất là Lão nhìn Thanh Vân tuy lớn tuổi hơn 17 nhưng tính nết vẩn còn trẻ con lắm, thật hồn nhiên và trong sáng làm sao. Vuốt chồm râu đen nhánh dài thòm, ông nhìn người con gái út thân yêu, liền nhớ đến người chị xấu số của nó đã qua đời hơn mấy năm. Hai chị em nó giống Mẹ như đúc, phong tư tài mạo ai bì, tràng đầy phúc hậu, thuộc hàng tài danh. Mùa xuân đã đến, Thịnh gia buôn bán giao dịch người ra vào càng thêm tấp nập, người ăn kẻ ở Thịnh Gia lên đến hàng trăm người, tiền của vô ra như nước, châu báu ngọc ngà càng lúc càng nhiều. Nhưng cũng không bao giờ thấy đủ, được cái nầy thời mất cái kia. Được cảnh giàu sang phú quý của cải không làm gì tiêu xài cho hết, thời vợ chết sớm không có con trai nối dõi nối dòng. Còn nhà người ta nghèo nhưng vợ chồng sống đến răng long đầu bạc, con cháu đầy đàn đông vui, ông đã nhận thức ra nhà nghèo cũng có cái quý của nhà nghèo, mà nhà giàu nhiều khi mơ ước cũng không được. Thịnh Lão Gia là người luôn luôn tôn trọng sự tự do, tôn trọng sự quyết định lựa chọn của mỗi con người. Và đối với Thanh Vân ông cũng thế, luôn luôn tôn trọng sự quyết định của con. Nhưng ông không khỏi lo lắng cho tuổi xuân con gái cứ mãi trôi qua, nói đến xuân người thời không bao giờ lặp lại. Thiên hương sắc thắm trời cho Thời gian đâu thể không lo phai tàn Hỏi người trong khắp thế gian Hoa già hoa cũng phai tàn sắc hoa. Cho đến một hôm, trải qua bao ngày tháng thơ lặng ác tà, hè lại trở về trên nhành phượng đỏ, sen pha sắc hồng. Thanh Vân nói với Cha: Thưa Cha lâu lắm Con chưa về thăm quê Ngoại con nhớ Ngoại lắm. Thịnh Lão Gia nghe con nói thế, nét mặt ông bổng già đi như lo lắng điều gì, ông nói: Mấy năm nay thời tiết rất khác thường, Con thấy đó vừa rồi có trận mưa trái mùa khủng khiếp nước sông còn lớn lắm. Con biết rồi đường về quê Ngoại qua nhiều sông lớn. Thanh Vân thấy Cha lúc nào cũng lo lắng cho mình thời cảm động, nhìn Cha có vẻ già đi Thanh Vân thương Cha vô cùng, để an ủi Cha Thanh Vân nói: Không sao đâu Cha, con người vốn sanh ra đều có số có phần, kiếp nạn là do nhân duyên nhiều kiếp trước, có muốn tránh cũng không thoát khỏi được đâu. Theo con nghĩ trời đã mưa lớn như thế thời không còn mưa lớn nữa đâu. Nếu Cha cảm thấy lo lắng thời Con chờ dịp khác vậy. Thịnh Lão Gia rất hiểu Con gái lão tuy con bé nói thế, nhưng lòng nó buồn lắm có khi buồn đến hằng mấy tháng, tính con bé là thế mà. Nói về Thịnh Lão Gia vốn biết Thanh Vân ưa thích Hoa Mai khi mùa xuân về, Hoa Sen khi mùa hạ đến. Nên trong khu vườn nhà rộng lớn, ông cho người trồng rất nhiều Mai, cũng như cho xây nhiều hồ Sen. Quê ngoại Thanh Vân ở Đông Hải Châu nhiều loại hoa sen rất đẹp. Thịnh Lão Gia vuốt chồm râu ngẩm nghĩ: Có lẽ con bé nhớ Ngoại vì lâu lắm rồi chưa về thăm Ngoại. Nhân dịp hè nầy về quê Ngoại thưởng thức Hoa Sen. Thịnh Lão Gia nghĩ Thanh Vân nói cũng có lý, nay là mùa hè nào phải cuối thu sang đông, mà có mưa bão lớn thôi thời để cho nó về thăm Ngoại vậy, chọn mấy người giỏi võ cũng như giỏi bơi lội là không có gì xảy ra đâu. Hơn nữa bạn bè giao dịch làm ăn buôn bán cùng khắp, có gì xảy ra cũng không thiếu người sẽ giúp đở. Thịnh Lão Gia đã nghĩ thông suốt liền nở nụ cười gượng ông vui vẻ nói: Con là đứa con yêu quý nhất của Cha, nên Cha mới cẩn thận cân nhắc nếu có bề gì thời Cha ân hận suốt đời, Con biết rồi hiện giờ Cha chỉ có một mình Con là đứa Con duy nhất. Trên đường về quê ngoại Con phải hết sức cẩn thận, tuy đất nước thái bình, nhưng cũng không ít người thấy sắc thấy vàng, thời lóa cả mắt không còn kể gì đến nhân tính làm càng làm ẩu, thời khổ cho Con. Thanh Vân thấy Cha đồng ý bằng lòng cho về thăm quê Ngoại nét mặt liền rạng rỡ tươi như hoa mùa xuân hừng sáng. Thanh Vân nắm lấy tay Cha như nắm lấy một tình thương vô hạn nói: Con cảm ơn Cha. Nhìn Thanh Vân vui vẻ mặt tươi như hoa buổi sáng Thịnh Lão Gia cũng cảm thấy vui theo. Vì sự an toàn cho Thanh Vân, Thịnh Lão Gia sắp xếp vô cùng chu đáo, nào là xe ngựa, nào là người hầu cẩn thận hầu bảo đảm cho một chuyến đi xa của Con. Nói về Thanh Vân mai là ngày về thăm quê ngoại nên trằn trọc mãi ngủ không được. Thanh vân cứ mãi vẩn vơ suy nghĩ hơn bảy năm rồi còn gì, quê Ngoại đẹp lắm. Bến nước bờ tre đầm gợn sóng Mênh mông đồng ruộng cánh cò bay Thong thả ngư ông buông mẻ lưới Mục đồng thổi sáo, bóng chiều sa Lòng quê êm ả vời con nước Khói dậy lều tranh ánh trăng soi Quây quần bếp lửa nghe ấm áp Hạnh phúc trào dân, tiếng hát ca Ôi miền quê ngoại, miền yêu mến Gió đàn, quê hát rộn thiết tha. Thanh Vân nghĩ: Không biết Ngoại còn khỏe mạnh như ngày xưa không, hồi đó mình còn nhỏ chạy nhảy tung tăng, ôi sen trắng, sen đỏ, sen hồng, đẹp lắm. Nghe luồng gió lạnh Thanh Vân nhìn ra cửa sổ thấy chị hằng mờ nhạc về Tây. Gương nga mờ nhạc đầu non Sao lòng cứ mãi bâng khuâng thế nầy Về quê thăm có mấy ngày Vẩn vơ không ngủ ôi nầy vẩn vơ. Thanh Vân không hiểu là mình nhớ ngoại, hay là xa nhà nhớ Cha mà đêm nay không hề chợp mắt. Tiếng gà rộn rã thi đua Hừng đông bừng dậy xa xa chân trời Gió như réo gọi con người Đã tàn cơn mộng hết rồi đêm đen. Khu dinh thự nguy nga rộng lớn đã phá tan đi sự yên tỉnh bỡi tiếng ồn ào của xe ngựa lẫn tiếng chào hỏi của những người làm việc. Ánh bình minh không như mội ngày yếu ớt xuyên vào cửa sổ, như báo rằng dậy đi Thanh Vân, nhưng Thanh Vân vẩn còn nằm ì ra đó ngáp lên, ngáp xuống. Tiếng Thịnh Lão Gia vang lên: Nay là ngày về quê Ngoại thế mà giờ nầy con bé vẩn chưa dậy, đúng là ăn chưa no lo chưa tới. Thanh Vân xuất hiện nói: Con dậy từ lâu rồi. Cô nhìn thấy trước sân thấy một chiếc xe ngựa không kém gì bậc Vương quan cùng những người hầu đã chờ sẳn ở đó. Nhìn sự chửng bị chu đáo của Cha, lo lắng của Cha. Thanh Vân càng thêm hiểu tình thương của Cha dành cho Cô như là núi cao biển cả không gì đền đáp nổi. Thanh Vân vào phòng trang điểm sơ sài nhưng cũng đủ làm cho người ta ngơ ngẩn khi Thanh Vân vội vã bước ra. Thịnh Lão Gia nhìn Thanh Vân hôm nay trông lộng lẫy làm sao, có lẽ là do bộ đồ tơ lụa quý hiếm may theo kiểu đời mới thoát ly những sự ràng buộc tầm thường, mà người phụ nữ chỉ biết khép mình sau bức tường của những gì cũ kĩ lạc hậu lỗi thời. Thanh Vân như nàng Tiên từ biệt Cha lên xe ngựa cùng số tỳ tùng xuất phát ra đi, Thịnh Lão Gia nhìn theo chiếc xe ngựa cho đến khi mất hút, ông cứ mãi linh cảm như có điều gì không may đến với Con. Đây nói về Thanh Vân như cánh chim bay về miền quê sông nước. Rộng đồng xanh tận chân trời Hiu hiu gió thổi cánh cò bay xa Đường mòn theo lối chân quê Nao nao sông nước lũy tre điệp trùng. Thanh Vân đang chìm mình theo miền quê sông nước, đồng ruộng lũy tre hầu như không hay biết tiếng xe ngựa lạch cạch trên bước đường dài. Bổng tiếng nói vang lên: Cô Chủ. Thanh Vân nói: Kiều My, đừng gọi chị là cô chủ nữa, hãy gọi là chị Vân. Kiều My nói: Dạ em hiểu rồi. Chị Vân chúng ta sắp đến con sông lớn rồi đó kìa bến đò sông Âu. Thanh Vân, Kiều My lúc nào cũng tâm đầu ý hợp nói cười cười không bao lâu thời tới bến đò sông Âu. Bến đò sông Âu tuy vài ngôi nhà đơn sơ nhưng cũng buôn bán ra phếch, kiểu cách lắm. Bến đò sông Âu không kém gì bến đò sông Lạc, khách qua lại đông nườm nượp, nhưng vì trận mưa lớn vừa qua sông nước chảy xiết, nên cũng thưa thớt ít người qua lại vì bầu trời vẩn còn âm u. Nơi bến đò sông Âu cũng có nhiều tay anh chị đao búa, thấy Thanh Vân, Kiều My đẹp tựa hằng nga thời thèm nhỏ dãi mấy lần định ra tay, nhưng nhìn thấy những tay theo hầu, toàn là những tay đệ nhất kiếm đao thời ớn lạnh. Kiều My thuê chiếc thuyền to nhất, chở riêng những người theo Thanh Vân qua sông. Thuyền đang xuôi theo dòng nước ra đến giữa sông, thời bầu trời bổng trở nên khác lạ mây đen kéo tới đen nghịt, sau đó là gió to sóng lớn sấm sét rền trời rền đất. Thế là một cơn mưa trút xuống lớn chưa từng thấy. Những người chèo thuyền hốt hoảng la lớn: Nguy cơ tới nơi rồi! Thanh Vân cũng kinh hồn bạc vía, nhưng sau đó lấy lại bình tỉnh la lớn: Hãy niệm mẹ Âu Cơ cứu chúng ta. Ào ào nước đổ gió to Sông Âu cuồn cuộn sóng xô ầm ầm Khắp nơi trắng xóa một màu Chỉ nghe nước chảy, nước tràn nước dân. Nói về Thịnh Lão Gia khi Thanh Vân rời khỏi khu dinh Thự, thời tâm hồn cứ mãi không yên liền cho người phi ngựa dò la xem thử Thanh Vân đi đến đâu rồi. Thịnh Lão Gia bổng thấy một nỗi buồn cô đơn kỳ lạ. Lặng nhìn căn nhà con gái thấy vắng hiu quạnh quẽ làm sao. Bóng hồng vừa mới đi xa Căn nhà quạnh quẽ còn pha sắc buồn. Thịnh Lão Gia thấy trời đất mỗi lúc một xấu đi mây đen mỗi lúc một nhiều không bao lâu thời phủ kín bầu trời trong lòng nỗi lên kinh hãi, tiếp theo đó là sấm sét ầm ầm cuồng phong nổi dậy những cơn mưa thi nhau trút xuống xối xã lớn chưa từng thấy. Thịnh Lão Gia vô cùng nóng ruột chờ đợi thông tin, trong cơn mưa một bóng người xuất hiện. Thịnh Lão Gia vừa thấy người đó liền hối hả hỏi ngay: Con bé đi đến đâu rồi, hãy biểu nó quay về gấp. Người ấy giọng run run nói: Thưa Lão Gia, Cô Chủ đã xuống thuyền qua sông rồi. Thịnh Lão Gia nghe xong thời mắt hoa đầu choáng ngả sấp xuống nền nhà không còn biết gì nữa. Làm cho ai nấy đều hốt hoảng xúm nhau cứu ông chủ. Ngoài trời mưa to gió lớn gào thét càng lúc càng dữ dội. Khi Ông tỉnh dậy thời mưa to gió lớn không còn, Ông nào có biết trận mưa kéo dài hơn ba ngày ba đêm, dân chúng bị cuốn trôi bỏ mạng rất nhiều. Thịnh lão Gia vừa tỉnh dậy thời hỏi ngay: Ta đã bất tỉnh bao lâu? Thưa Anh cả: Anh đã bất tỉnh hơn năm ngày năm đêm rồi. Thịnh Lão Gia giật mình hỏi lại: Chú Ba, Chú Tư nói sao, tôi đả bất tỉnh đến năm hôm rồi sao? Chú Ba, Chú Tư thưa: Vâng đúng vậy Anh cả. Thịnh Lão Gia lại hỏi: Hai chú dò la tin tức con bé không? Chú Ba, Chú Tư nói: Thưa anh cả nước vẩn còn ngập mênh mông lớn quá, chưa dò hỏi gì được. Thịnh Lão Gia nghe xong chỉ biết thở dài. Rồi im lặng một sự im lặng cô đơn, đôi dòng lệ cứ chảy dài theo đôi má vợ mất, con mất, nay tới Thanh Vân ra đi không bao giờ trở lại thời còn nỗi buồn nào hơn nữa. Trong phút chốc nỗi già nua chợt đến nhanh, đầu Thịnh Lão Gia lốm đốm thêm nhiều tóc bạc. Căn nhà rộng lớn vẩn như ngày nào, nhưng giờ đây sao mà đầy vẻ âm u. Dòng Tộc, Họ Hàng, anh em người ăn kẻ ở vẩn đông đúc nhưng Thịnh Lão Gia vẩn thấy cô đơn, sự cô đơn chìm đắm trong mùa đông lạnh giá, không thấy ánh sáng mặt trời. Một nỗi cô đơn mất đi sự sống của những tháng ngày còn lại. Ở cùng thời Thịnh Lão Gia, ở bộ Ninh Hải dân chúng vẩn còn thưa thớt không như Bộ Giao Chỉ, độ khoảng 167.776 hộ, nhưng chỉ có Huyện Hải Hậu, Đông Hải Châu là đông dân nhất, lại có nhiều sông hồ kinh rạch chảy qua. Nổi tiếng vùng đông bắc Bộ Ninh Hải nầy có vị quan Bố Chính tên là Chí Nhân. Vị quan nổi tiếng là mẫu mực thanh liêm, hết lòng lo cho dân cho nước, tiếng thơm bay xa lan khắp dân chúng. Dân chúng Huyện Hải Hậu coi quan Bố Chính như là Cha Mẹ của mình. Hàng năm Quan Bố Chính Chí Nhân đều được ở Bộ ở Châu khen thưởng, gia đình Quan Bố Chính Chí Nhân đang sống yên ổn, thời có công văn ở Bộ ra lệnh, Quan Bố Chính Chí Nhân đi diệt con Quỉ râu xanh. Nhận được bức công văn, Chí Nhân đọc cho Mẹ cùng Vợ nghe, Chí Nhân là người chí hiếu chuyện gì cũng thông qua Mẹ. Bức công văn nội dung như sau: Con Quỉ Râu Xanh xuất hiện đã lâu, làm hại dân lành không biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt đã tử nạn vì con Quỉ ấy. Hùng vương ra chiếu chỉ mỗi Bộ chọn ra một người tiêu diệt con Quỉ Râu Xanh. Bộ Ninh Hải không thể tìm đâu ra người tài để diệt trừ con Quỉ đành phải lệnh cho quan Bố Chính diệt trừ con quỉ cứu dân thoát kiếp nạn. Việc nầy Bộ đã báo cáo lên Quốc Vương rồi Quan Bố Chính chóng thi hành mệnh lệnh. Đọc xong công lệnh cho Mẹ và Vợ nghe Chí Nhân lấy làm vui mừng hỏi: Ý Mẹ ra sao? Mẹ chỉ dạy cho con rõ. Mẹ Chí Nhân nói: Việc nầy con còn hỏi Mẹ sao, con là quan triều đình thời con cũng phải hiểu khi Nước cần Dân tiến cử, thời phải hết lòng mà phụng sự trọn đạo Hiếu Trung. Đây là niềm vinh dự cho gia đình Ta, con cứ yên tâm lên đường mà diệt trừ yêu tinh quỉ quái. Bừng bừng khí phách chí nam nhi Diệt quỉ trừ yêu có ngại gì Một kiếm tung hoành nơi trận địa Rừng đao núi kiếm có sợ chi. Thế là quan Bố Chính Chí Nhân một mình một ngựa lên đường, đi suốt ngày lẩn đêm nhắm dãy núi Hùng Phong Sơn phi tới. Nói về con Quỉ Râu Xanh mấy ngày nay no bụng ngày nào cũng nuốt hơn năm mạng. Nhìn bộ mình đầy lông lá, hai con mắt to như hai cái chum luôn luôn phóng ra những tia yêu quang khủng khiếp. Mười móng vuốt nhọn hoắt dài hơn thước cong vút đến ghê sợ. Con Quỉ Râu Xanh mài răng chờ đợi ăn thịt người cuối cùng đó là Chí Nhân. Chí Nhân đã nhìn thấy ngọn núi Quỉ cao chót vót trong dãy Hùng Phong Sơn. Con Quỉ Râu Xanh hình như đánh hơi được người mới đến. Liền bay xuống ăn thịt, Chí Nhân thấy một đám mây đen cuồn cuộn phủ tới liền biết đó là con Quỉ Râu Xanh, phi thân bay lên không trung, rút kiếm chém vào đám mây đen cuồn cuộn phủ tới. Con Quỉ vì xem thường đối thủ trúng liền một kiếm đứt mất một cánh tay, máu phụt ra đỏ cả khu rừng con Quỉ Râu Xanh đau đớn rú lên rung chuyển đất trời. Thế là trận chiến giữa con Quỉ Râu Xanh kéo dài ba ngày ba đêm cuối cùng Chí Nhân cũng diệt được con Quỉ râu xanh ấy. Tuy thắng trận nhưng Chí Nhân cũng đã bị thương rất nặng, may là ông vẩn trở về nhà được trước sự hoan hô thám phục của dân chúng tiếng tăm Chí Nhân từ đó lừng lẫy khắp nơi. Được sự quan tâm của triều đình Chí Nhân được các thầy thuốc tài giỏi khắp nơi đến chửa trị nhưng không khỏi và Ông đã qua đời. Chí Nhân qua đời để lại bao nỗi buồn thương tiếc cho gia đình cũng như bà con dân Huyện Hải Hậu. Cuộc đời làm quan thanh liêm, hết mực thương dân nên gia đình Bố Chánh không có gì là khá giả lắm. Ông chết đi để lại gánh nặng đè lên người hóa phụ, Mẹ chồng vì quá thương con nên lâm bịnh nặng đột quỵ nằm một chỗ. Liễu Huệ mất chồng đã khó khăn giờ lại thêm chồng chất khó khăn. Nói về mẹ Chí Nhân từ khi đột quỵ đến giờ bà nhìn thấy con dâu trăm bề cơ cực. Con dâu lúc nào cũng hết lòng phụng sự cho Bà mà không có một chút than van. Bà lấy làm cảm động cầm tay con dâu nước mắt ràng rụa nói: Liễu Huệ con dâu của Mẹ tốt bụng quá, tiếc rằng thằng Chí Nhân có được người vợ tốt như thế nầy không sống để mà hưởng phúc. Chí Nhân chết còn quá trẻ để lại Con cô độc một mình, trong khi bụng mang dạ chửa. Liễu Huệ vừa đút cháo cho mẹ ăn, vừa an ủi. Liễu Huệ nói: Chí Nhân về trời thời còn có Con, Con là con dâu của Mẹ cũng là con của Mẹ. Mẹ chuẩn bị có cháu nội nữa, Mẹ cứ yên tâm mà trị bệnh. Mẹ Chí Nhân nghe Liễu Huệ nói thế thời an ủi vô cùng. Liễu Huệ ngày ngày thay chồng sớm hôm lo cho Mẹ. Nét đẹp tâm hồn đẹp biết bao Lòng Vàng Đức Hạnh sáng hơn sao Tuổi xuân con đã dân cho mẹ Khốn khổ trăm bề cảnh lao đao. Một hôm Liễu Huệ đi chợ về, nhìn thấy mấy thằng ăn trộm từ trong nhà vọt ra. Liễu Huệ la làng: Ăn trộm! Ăn trộm! Bà con lối xóm nghe chạy tới thời bọn ăn trộm trốn đi hết rồi, dân làng hỏi: Bọn chúng là ai thế? Báo Quan, báo Quan. Nhưng nào ai trả lời được bọn chúng là ai. Liễu Huệ chạy nhanh đến chỗ cất bạc cất vàng thời điến cả người, bọn trộm lấy đi tất cả rồi, Liễu Huệ không dám nói với Mẹ chồng sợ Mẹ chồng biết thời bịnh nặng thêm. Tai ương dồn dập liên miên Họa chồng lên họa hết phương sống còn Trần gian bể khổ mịt mù Tai bay họa gỡi khốn cùng lao đao. Nói về Liễu Huệ đến Huyện Nha nhờ truy tìm ăn trộm, Huyện Nha là nơi Chí Nhân thường làm việc, nơi mà Liễu Huệ vẩn thường lui tới, vừa đến cổng Huyện Liễu Huệ đứng sững lại vô cùng kinh ngạc, vì nơi đây mới lạ hoàn toàn, Liễu Huệ nhìn hai tên gác cổng như hai tên bợm cũng mới nốt. Liễu Huệ lẩm bẩm: Vật đổi sao dời, thay đổi nhanh quá nhanh đến nỗi không thể nào ngờ được. Cũng phải thôi Quan Huyện hôm nay nào phải Chí Trung của mình, mà là Ông Quan Bố Chính Truy Huyện mới. Ông Ta là tay háo sắc đã mấy lần đến nhà Liễu Huệ thăm viếng hương khói Chí Nhân, nhưng thật ra Ông Ta đến là để nhìn Liễu Huệ, vì Liễu Huệ quá đẹp Ông Ta chưa từng thấy bao giờ. Ông Ta ao ước được ôm Liễu Huệ một lần có chết cũng được, Liễu Huệ là người thông minh chỉ nhìn sơ qua cũng biết là tay háo sắc tiểu nhân và người nầy sẽ làm hại dân chúng, cũng như lập mưu lập kế hảm hại đời mình. Nhà Liễu Huệ đến Nha Huyện rất gần chỉ hơn dặm. Liễu Huệ đến Nha Huyện, nhưng cứ chần chừ mãi không muốn bước vào cổng vì nó xa lạ quá nhưng không lẽ tới đây rồi về, thôi thì vào vậy tới đâu hay tới đó. Hai tên lính gác cổng thấy Liễu Huệ đẹp quá, chúng như con Mèo nhìn thấy miếng mở, với bộ dạng muốn ăn tươi nốt sống con mồi. Liễu Huệ rùng mình nghĩ: Chúng là hai tên lính canh cửa, mà còn như thế xem ra chúng được Ông Chủ huấn luyện tỉ mỉ. Hai tên lính gác cổng mà còn như thế, thời Ông Quan Tri Huyện không nói cũng biết là tay háo sắc dê xồm như thế nào rồi. Bốn con mắt hau háu nhìn Liễu Huệ đi vào cổng bước thẳng vào Huyện Nha, hai tên gác cổng liền cuối đầu chào, như nói rằng bà là người có phúc sẽ được quan trên chăm sóc chu đáo. Liễu Huệ bước vào sân Nha rồi tiến thẳng vào nơi làm việc của Chí Trung ngày nào. Nơi đây hầu như thay đổi hoàn toàn cả sự bố trí lẫn màu sắc, vị Quan Bố Chánh Tri Huyện ngồi chễm chệ trên chiếc ghế bành sang trọng chạm Rồng trổ Phụng, trông thật uy nghiêm, ai nhìn thấy cũng phải khiếp sợ trước uy quyền của Ông Ta. Nhìn cái mũi tẹt, mắt cặp lương ti hí, da mặt sần sùi như tổ ong lúc nào cũng hích hích hai lỗ mũi như hai ống giang đánh hơi mùi lạ. Mười những ngón tay như quả chuối ngự đeo đầy nhẫn thể hiện mình là tay giàu có quyền thế. Với bộ mặt sàm sở chăm chăm nhìn Liễu Huệ như cú vọ dều hâu, với kiểu mô đênh áo quần lòe loẹt của những bà diêm chúa trùm sò nơi đàn điếm. Vị Quan mới trông giống Ma Cô pha trò ngộ nghĩnh làm sao, chẳng khác gì một chú hề trên sân khấu. Làm cho khán giả lúc nào cũng ôm bụng mà cười, nhìn sơ qua tính cách, nhân cách, âu phục cũng biết là tay chẳng hiểu gì Nhân Cách, Đạo Đức của một vị Quan, mà chỉ phô bày vẻ ăn chơi vô độ trác tán của bọn lưu manh. Liễu Huệ nghĩ: Cũng phải thôi nghe đâu nói vị quan mới chẳng học hành gì cho ra phết, nhưng nhờ gia đình giàu có lại có quyền thế nhờ Ông Bác làm quan lớn, nên mới bổ nhiệm về đây làm Quan Bố Chánh Tri Huyện. Nhìn cử chỉ đón tiếp, nửa treo nửa ghẹo dành cho khách quý. Những hành vi lố bịch đê tiện, cũng đã tố cáo một tên đầu trộm đuôi cướp ngồi đây, nhưng làm như ra vẻ oai phong đánh lừa sự nhầm lẫn, của những người dân thiếu hiểu biết. Liễu Huệ đã nhận ra chân tướng từ lâu nhưng làm như không hay không biết, chấp tay lễ phép ngọt ngào thưa rằng: Thưa Huyện Quan nhà tôi vừa bị mất một số vàng bạc, chúng là những tên trộm chuyên nghiệp có tổ chức, xin Huyện Quan ra ơn tri nả bắt chúng trị tội, trả lại số vàng bạc cho gia đình tôi thời gia đình tôi cảm ơn vô hạn. Vị Quan Huyện hau háu nhìn Liễu Huệ nói: Cái gì giúp đở gia đình tôi, phải nói là giúp đở gia đình em phải là thân thiện hơn không. Liễu Huệ chỉ biết thở dài ngao ngán, nhưng vẩn nói ngọt: Em xin cảm ơn Huyện Quan. Nói xong Liễu Huệ vội vã rút lui, đi được mấy bước Liễu Huệ quay đầu nhìn lại thấy cặp mắt giả té lửa đứng tròng, với bộ mặt chênh vênh sinh động như con khỉ ăn phải ớt trông phát ghét làm sao. Liễu Huệ trở về nhà với lòng buồn rười rượi. Còn lại chút tài sản Liễu Huệ đêm ra bán lần bán hồi rồi cũng hết sạch, Liễu Huệ không biết phải làm sao kiếm ra bạc chữa bệnh cho Mẹ, khi Mẹ càng ngày càng nặng phần thì bụng mang dạ chửa gần ngày sanh đẻ. Nói về Liễu Huệ vì quyết tâm chạy chữa cho Mẹ nên lần lần bán sạch những đồ quý giá trong nhà nói chung là không còn gì nữa để mà bán, Liễu Huệ chua xót biết làm sao đây. Cái khổ nào hơn cái khổ nầy Chỉ cần chén cháo cũng khó thay Nhìn con trong bụng rơi nước mắt Nhìn mẹ đau nằm mắt đắng cay Có phải kiếp xưa mình ở ác Nhân quả luân hồi kiếp trả vay Cuối xin Trời cao thương soi xét Thoát nạn thời tu kiếp ăn chay. Nhìn con dâu gần ngày sanh nở mà cứ nhịn cháo cho bà Liễu Huệ ốm đi thấy rõ, nằm trên gường bệnh bà tuôn rơi nước mắt than rằng. Gia đình nầy đã mắc tội chi Khốn khổ đau thương nạn li bì Nếu cứu được con tôi xin thế Núi đao biển lửa cũng xin đi. Liễu Huệ đang quét nhà trông có vẻ yếu ớt vì cơn đói hoành hành dữ dội, quay lại nhìn thấy nước mắt Mẹ ràng rụa thời kinh hãi tưởng là Mẹ sắp ra đi liền chạy tới nắm tay Mẹ khóc. Mẹ ơi, Mẹ đừng có chết đi Gia đình tuy khổ có hề chi Mùa đông chấm dứt xuân sẽ tới Cháu nội ra đời hết sầu bi. Mẹ ơi Mẹ đừng bỏ con mà đi, Liễu Huệ khóc nức nở bà nắm tay con dâu nói: Mẹ chưa chết đâu khi chưa thấy cháu nội của Mẹ. Nghe nhắc đến đứa cháu nội Liễu Huệ bổng thấy trong mình chuyển dạ cơn đau nổi lên thời kinh hãi biết mình sấp sanh. Biết làm sao đây biết làm sao đây. Trời hỡi Trời ơi cứu giúp con Cô đơn chuyển dạ thắt ruột gan Khốn nguy đến lúc càng thêm khốn Sanh tử kề bên phút bàng hoàng. Bổng có tiếng vang lên: Có ai ở nhà không có quà từ Kinh Thành đến. Liễu Huệ mừng quá vội ôm bụng chạy ra nói: Có tôi đây, có tôi đây. Liễu Huệ đi như không muốn nổi, bà khách nhìn thấy Liễu Huệ liền la lớn: Sắp sanh rồi, sắp sanh rồi. Bà khách la lớn: Có ai giúp đở không? Liễu Huệ sắp sanh rồi, Liễu Huệ sắp sanh rồi. Người hàng xốm nghe bà khách la lớn liền cùng nhau chạy tới, kẻ lo chuyện nầy người lo chuyện kia, thật may thay cho Liễu Huệ, bà khách ấy chính là bà mụ giỏi nhất Hải Châu, bạn thân nhất của Liễu Huệ từ thuở ấu thơ. Liễu Huệ như nhìn thấy cứu tinh xuất hiện, biết là con mình sẽ ra đời bình yên. Khi ấy bà con chạy đến cũng đông, có người nói Liễu Huệ chưa ăn gì nên yếu lắm, họ nào có biết Liễu Huệ nhịn đói tới mấy ngày rồi, Liễu Huệ lúc nào cũng nghĩ cho mẹ, không bao giờ nghĩ tới bản thân. Chỉ cần kéo dài thêm mấy ngày nữa Liễu Huệ có lẽ ngã quỵ mất, vì nhịn tất cả phần cháo ít ỏi cho Mẹ. Có người nói: Tôi mới nấu nồi cháo gà ở nhà để tôi về múc mang qua. Nhìn những người hàng xốm tốt bụng kẻ lo điều nầy người giúp điều kia, ba chân bốn cẳng chạy về nhà múc cháo. Bà khách nghĩ không gì qua ăn ở hiền lành nên bà con lối xốm mới tận tâm như vậy, Liễu Huệ ăn xong bác cháo liền thấy sức lực tràn đầy mạnh hẳn lên. Bà khách như chợt hiểu, vì nhìn thấy trong nhà chẳng còn gì, có lẽ Liễu Huệ nhịn tất cả phần ăn cho mẹ. Bà cầm tay Huệ nói: Mầy cừ lắm không khác gì hồi còn nhỏ lúc nào cũng hy sinh cho người khác không nghĩ đến thân mình, về điểm nầy tao học hỏi mầy nhiều lắm. Liễu Huệ tuy cơn đau mỗi lúc một dữ dội nhưng sắc mặt lúc nào cũng tươi như hoa nỗi lo lắng sanh con biến mất như chẳng có chuyện gì xãy ra. Nói về bà Mẹ Chí Nhân đang nằm trên giường bệnh nghe tiếng trẻ con bậc khóc, thời mừng rở nói: Sanh rồi, Liễu Huệ sanh rồi, không hiểu là trai hay gái. Bổng Bà nghe có người nói: Liễu Huệ sanh thằng con trai khôi ngô tuấn tú giống hệt như cha nó, thằng bé kháu khỉnh tội làm sao. Bà chấp tay khấn vái: Cảm ơn Cha Trời Lạc Long Quân, Mẹ Âu Cơ đã ban cho bà một thằng cháu nội. Không ngờ bà quá xúc động làm tăng huyết áp quá cao dẫn đến nhồi mạch máu cơ tim đột ngột qua đời. Sau ba ngày Liễu Huệ mới biết Mẹ chồng đã chết. Liễu Huệ là người can đảm luôn luôn đối mặt với sự thật, cũng đoán được phần nào vì sao Mẹ chồng đột ngột qua đời. Liễu Huệ rơi nước mắt thở dài nói với bà khách Hạ Thu: Mẹ chồng tôi trước đây cũng vì quá xúc động trước cái chết của Chí Nhân dẫn tới đột quỵ toàn thân tê liệt nằm một chỗ. Nay Mẹ thấy Tôi sanh được cháu trai nội lại một lần nữa quá xúc động nên dẫn tới lìa đời ra đi. Liễu Huệ vừa nói vừa cố dằn lương tâm lắng bớt đi cơn xúc động. Tiếng đồn Liễu Huệ mới sanh, Bà Cụ lại qua đời làng trên xốm dưới thương xót ngậm ngùi già trẻ gái trai lũ lượt kéo đến lo đám tang cho Bà Cụ, tuy không linh đình nhưng thật ấm cúng. Thương người, người lại thương ta Giúp người, người lại giúp ta Đạo Trời Ở đời cuộc sống ở đời Cứu người người cứu có thời sai chi. Đây nói về bà khách bạn thân của Liễu Huệ ở lại giúp Liễu huệ hơn cả tuần, Liễu Huệ kể lại tất cả nổi khổ từ khi Chí Nhân chết, ăn trộm vào nhà cho đến ông Quan Huyện mới dê xồm cho người khách nghe. Nghe xong bà khách nói với Liễu Huệ: Tôi quyết báo cáo lên Bộ, nhờ Cha chồng tôi tâu lên Quốc Vương tốm cổ tay háo sắc cường hào ác bá nầy chuyên lạm dụng quyền chức làm hại Dân hại Nước. À xưa rày vì lo bận chuyện tôi quên mất chuyện đến đây Bộ có gỡi thông điệp cho Chồng Tôi, Chồng Tôi sai Tôi đêm cái nầy đến trao cho gia đình Liễu Huệ. Liễu Huệ nhận thông điệp báo tin rồi nói: Cảm ơn Hạ Thu. Thì ra người khách giúp đở Liệu Huệ vượt qua tai kiếp chính là Hạ Thu người bạn thân thời thơ ấu của Liễu Huệ. Liễu Huệ nhận thông điệp báo tin mở thông điệp ra nói gì trong đó thời thấy Bộ thông báo là hơn tháng nữa có quan triều đình từ Kinh Đô Văn Lang đến, phong tặng vàng bạc cũng như phong sắc chỉ của triều đình cho Dòng Họ Chí. Nhận được thông tin nầy Liễu Huệ vô cùng mừng rở vì có vàng bạc xoay xở để nuôi con. Cuộc hội ngộ nào cũng phải đến lúc chia tay, Hạ Thu từ biệt người bạn thân trải qua không biết bao nhiêu là hoạn nạn, trở về Châu Phủ. Lúc Chí Nhân lâm bệnh vợ chồng Hạ Thu cũng đã có đến mấy lần.