Câu Lạc Bộ đom đóm

Thảo luận trong 'Các CLB' bởi Le Khanh, 23/1/2007.

  1. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Tôi đã cân nhắc rất nhiều khi có ý tưởng thành lập một Câu lạc bộ mang tên Đom Đóm - và vì cũng không biết đưa vào đâu, nên đành phải cho vào Khu đã được Quy hoạch cho các CLB này, vì đây không phải là 1 CLB giải trí hay dùng để 888 ( nên có thể không phù hợp với tiêu chí chung của khu quy hoạch này) - Mà đây là một CLB dành cho các bậc cha mẹ đã có những "Thiên thần bất hạnh" là các em bé vì một lý do gì đó đã có tình trạng :"Chậm nói - hiếu động - kém chú ý - chậm khôn ..." và đặc biệt là tình trạng Tự Kỷ - Tôi biết là đã có nhiều tổ chức ( cá nhân và tập thể ) đã có sự quan tâm đến các trẻ Tự Kỷ, đã thành lập những CLB dành cho cha mẹ các em, để chia sẻ những thông tin về việc trị liệu cho các cháu ( tại Hà Nội và TP.HCM)
    Ngay trên diễn đàn này, tôi cũng đã từng góp ý, gửi thông tin đến cho một số cha mẹ có con như vậy - Nhưng có nhiều thông tin phải lập đi lập lại - có nhiều thông tin "cũ người mới ta" mà thường chỉ gửi với tính cách cá nhân, và nhất là tôi thường không nhận được những phản hồi để biết được những góp ý của mình có giúp ích gì cho các bậc cha mẹ đó hay không ? Vì vậy, Tôi đã nghĩ đến một Câu lạc bộ hay đúng hơn là 1 "khu vực dành riêng" cho các bậc cha mẹ và cả những ai quan tâm đến vấn đề này có thể tự do vào xem, tiếp nhận những thông tin cần thiết cho các thắc mắc hay nhu cầu của mình - và điều quan trọng hơn, là chia sẻ cho mọi người những kinh nghiệm của mình - tìm và gặp được những đồng cảm, để giảm đi những nỗi niềm cơ cực trong việc đi tìm một lối ra cho con mình .
    Một điều quan trọng hơn, đó là trong thời gian gần đây tôi có nhận được những thông tin và tài liệu mới nhất do cô em gái ở bên Mỹ gửi về - Bản thân cô ấy là bác sĩ nhi, qua định cư ở Mỹ đã học thêm về tâm lý và nhất là có một cậu con bị Tự Kỷ - trong 8 năm qua, cô đã tự nghiên cứu để tìm ra biện pháp hiệu quả chăm chữa cho con mình - đến nay đã đạt được một số kết quả tốt - Tôi đã đề nghị cô chia sẻ một số những kinh nghiệm của mình, và sẽ cùng tôi hình thành một cơ sở giúp cho các bậc cha mẹ tìm ra biện pháp hiệu quả cho con mình .
    Đó là một số lý do để tôi, bước đầu xây dựng một CLB trên Diễn đàn LCM để có thể là một nơi cung cấp cũng như đón nhận những thông tin hữu ích cho việc chăm sóc những cháu bé không bình thường - không chỉ là Tự Kỷ mà có thể là những vấn đề khác nữa .
    Một lý do nữa, là gần đây trên một số báo ( như TT, PN ) đã có những bài viết về trẻ tự kỷ đưa ra một vài quan điểm, mà theo những gì tôi được biết, là không chính xác hoặc có thể gây sự ngộ nhận cho bố mẹ các em - mà trong một xã hội đã có quá nhiều điều mập mờ và bất ổn , những quan điểm này có thể sẽ tạo ra những định hướng sai lệch cho việc trị liệu, khiến cho nhiều người có thể tốn thì giờ và tiền bạc một cách vô ích .
    Cuối cùng, sở dĩ tôi gọi đây là Câu lạc bộ Đom Đóm , vì cũng như ánh sáng của con đom đóm, khả năng của tôi là rất yếu ớt, kỹ năng của các trẻ tự kỷ cũng rất nhỏ bé . Nhưng trong bóng đêm, nó vẫn là một tia sáng đem lại chút xíu những hy vọng mong manh - và nếu như hàng trăm, hàng ngàn con đom đóm quy tụ lại, thì đó cũng sẽ là những ánh sáng rực rỡ và sinh động !
    Tôi hy vọng rằng, đây sẽ là nơi quy tụ của những con đóm đóm, là những bậc cha mẹ, với những khả năng còn nhiều hạn chế sẽ cùng nhau góp phần để giúp cho con em mình, cũng là những con đom đóm với những kỹ năng ít ỏi, có thể tìm được một định hướng tốt cho sau này
    Mong nhận được những đóng góp và tham gia của các bạn - bất kỳ ai, miễn là có thể xem mình là một chú đom đóm !
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Le Khanh
    Đang tải...


  2. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Bố khoai rất ủng hộ ý kiến của bác Lê Khanh đã lập ra topic này, mời tất cả các bố mẹ cùng tham gia thảo luận vấn đề này
     
  3. Cún con

    Cún con Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    26/2/2005
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Em rất ủng hộ ý tưởng của bác Lê Khanh về việc mở topic này. Em nghĩ nó sẽ giúp ích cho rất nhiều người đấy bác ạ.
     
  4. MeAnKhang

    MeAnKhang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/4/2006
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Lớn lên con tôi có thể thay đổi không ?

    Mẹ cháu thực sự rất mừng khi bác Lê Khanh đề suất CLB này vì mẹ cháu cũng có rất nhiều điều muốn hỏi và trao đổi về sự phát triển của con trai đầu lòng. Mẹ cháu cũng có tham khảo các trang về tự kỷ trên WTT nhưng thực sự không theo dõi từ đầu nên cũng rất khó.
    Khi nuôi cháu đầu lòng vì trong nhà không có đứa cháu nào để so sánh, hàng xóm thì cũng không tiếp xúc mấy nên mẹ cháu chỉ lờ mờ cảm thấy có điều gì hơi bất ổn ở con mình, nhưng chỉ khi cháu bắt đầu đi học lớp 1 và cháu thứ 2 được 1 tuổi, mẹ cháu mới thực sự cảm thấy lo lắng về sự khác biệt con trai đầu.
    - Cháu tên là An, khi có mang cháu được 3 tháng bị động thai mẹ cháu đã phải nằm viện 2 tháng và tiêm đủ loại nội tiết tố như HCG, progesteron, estadiol (có thể mẹ cháu nhớ không chính xác), sau đó nghỉ ở nhà hoàn toàn đến 38 tuần sinh cháu được 3,7kg.
    - Cháu bú mẹ hoàn toàn và tăng cân khá tốt nhưng có cái lạ là chỉ mới 1 tháng tuổi nhưng cứ bật nhạc không lời thì yên, hết mỗi bài là khóc ầm lên cho đến khi có bài tiếp theo.
    - 12 tháng cháu biết đi, 10 tháng cháu biết nói "bà bà" nhưng sau đó thì im tịt không nói gì cả đến 3 tuổi. Tuy không nói được nhưng cháu rất thích xem đĩa ca nhạc và tự học chữ,
    - 2 tuổi cháu nhận được hết các mặt chữ và xếp và viết đúng (chỉ viết chữ in) các cụm từ các chương trình xem trên tivi.
    - 3 tuổi cháu mới bắt đầu phát âm nhưng rất ngọng hấu như mẹ cháu không nhận ra được cháu nói gì và hầu như cháu chưa có khả năng tự làm các việc cá nhân
    - Phải nói thêm là cháu rất hiếu động, tay cứ vớ hết cái này đến cái kia người lớn bảo không nghe, bảo đưa các thứ thì cứ giữ chặt giằng lại. Nói chuyện với mọi người cháu rất tránh nhìn vào mắt, gọi mãi chẳng quay lại và đi đâu không bao giờ biết lạ, đến đâu cũng nghịch được.
    - 4 tuổi cháu nói được khá hơn , vẫn ngọng nhưng cháu có thể đọc các từ trên tivi, phụ đề phim và sách và viết lại ( ở nhà không ai dạy cháu cả)
    - gần 6 tuổi ở cháu nói khá hơn nhưng không biết diễn đạt ý, không biết kể chuyện nói chung là giao tiếp rất kém, và ở cháu bắt đầu xuất hiện hiện tượng dễ bị kích thích như xem gì hay thì cười ầm ý, hết một cái là cáu ném, phá các thứ, mặt rất căng thẳng, tim đập nhanh, hoặc thấy ai khóc lóc, nói to cháu cũng bị như vậy, có những lúc thì tự nhiên lại rơm rớm nước mắt.
    - Cháu đi học thì cô giáo có nhận xét là giao tiếp kém, hay bị bạn trêu vì còn dại nhưng học thì tiếp thu tốt, làm toán rất nhanh, tiếng Việt nhớ rất tốt tuy nhiên không tập trung nên viết ẩu, vở bẩn.
    - Một đặc điểm nữa của cháu là từ 3 tuổi trở đi cháu đã không đái dầm, đêm biết gọi mẹ cho đi nhưng từ khi đi học lại sinh ra đái dầm (đã 7, 8 tháng nay) đêm cháu ngủ rất say nếu mẹ gọi dạy đi đái thì không sao, mẹ cháu quên lại đái dầm

    Mẹ cháu đã một lần cho cháu đi Viện Nhi khám ( cách đay 6 tháng) BS kết luận là tăng động, giảm tập trung và tự kỷ dạng nhẹ cho thuốc nhưng mẹ cháu chưa cho uống vì thấy nhiều tác dụng phụ quá.
    mẹ cháu có tham khảo ý kiến của Mẹ Luti và thực hiện một số phương pháp rèn luyện cho cháu, mẹ cháu cảm thấy cháu có đỡ nhưng vẫn rất lo, không hiểu lớn lên cháu có thay đổi không.

    Mẹ cháu viết hơi dài xin được bác Lê Khanh và các bố mẹ có kiến thức về lĩnh vực này cho ý kiến giúp đỡ. Mẹ cháu rất cám ơn.
     
  5. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Rất vui khi được sự quan tâm của các bạn
    Tôi xin gửi đến các bạn một bài viết của tôi về Tình trạng tự kỷ để các bạn tham khảo - Còn trường hợp cháu An, mong nhận được ý kiến của các bạn, sau đó tôi sẽ đưa ra một vài đề nghị để chúng ta cùng thảo luận nhé.

    NHỮNG NGỘ NHẬN VỀ
    TRẺ TỰ KỶ

    Mặc dù đã được khám phá từ rất lâu, được đặt tên từ năm 1943 do nhà Tâm bệnh Lý L. Kanner, và đã được nghiên cứu rất kỹ lưỡng nhưng cho đến nay Tự Kỷ vẫn còn là một tình trạng rối nhiễu tâm lý gây ra ngộ nhận cho khá nhiều người, kể cả giới chuyên môn.

    Tự kỷ là một chứng bệnh ?
    Không chính xác ! Mặc dù đã được hệ thông phân loại ICD 10 ( 1992) của Pháp và sổ tay DSM IV của Hiệp hội Tâm Thần Mỹ xếp vào nhóm bệnh tâm thần : Loạn tâm trẻ em. Nhưng chúng ta không nên gọi đó là một chứng bệnh, vì hội chứng tự kỷ hay đúng hơn là các dạng rối loạn trong hiện tượng tự kỷ bao gồm đến 5 loại “ lộn xộn” khác nhau: Rối loạn tự kỷ sớm (Autistic Disorder) Hội chứng Aperger (Asperger’s Disorder) Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu (Pervasive Developmental Disorder – Not Otherwise Specified) Hội chứng Rett (Rett’s Disorder) và Rối loạn nhân cách tuổi bé tí (Childhood Disintegrative Disorder), mà mỗi tình trạng này lại có những biểu hiện khác nhau và cũng không thể sử dụng cùng một phương pháp trị liệu.
    Ngoài ra, điều quan trọng là khi chúng ta gọi đó là bệnh, có thể khiến cho nhiều người, nhất là các phụ huynh của trẻ Tự Kỷ có ngay một suy nghĩ trong đầu: Là bệnh nghĩa là có thuốc chữa ! từ đó có thể dẫn đến việc tìm kiếm một cách vô vọng những loại thuốc hay kỹ thuật trị liệu để mong mỏi con mình có thể bình thường trở lại. Trong khi đó, Tự kỷ vẫn còn là một thách thức lớn cho nền y học hiện đại vì cho đến nay, tình trạng này vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị hay một kỹ thuật trị liệu chuyên biệt nào.

    Trẻ trai dễ bị tự kỷ hơn trẻ gái ?
    Đúng ! Theo sự nghiên cứu của các nhà chuyên môn tại Thụy Điển, thì tỷ lệ trẻ bị tự kỷ là 4 nam/1 nữ . Tuy chiếm tỷ lệ ít hơn nhưng trẻ nữ lại thường bị nặng hơn và hơn nữa, do tính cách thụ động thường được coi là bình thường ở trẻ nữ nên khi thấy một bé gái ít nói, không thích tiếp xúc với người khác khi còn nhỏ, các phụ huynh thường bỏ qua vì thế các rối loạn ở trẻ nữ thường khó nhận biết hơn và việc chẩn đoán thường chậm trễ khiến cho việc trị liệu gặp nhiều khó khăn hơn.

    Thường cha mẹ của trẻ tự kỷ là nhà giàu hay có trình độ cao ?
    Không chính xác! Trong 16 công trình nghiên cứu ở Châu Mỹ, Châu Âu, Canada và Nhật Bản có 9 công trình cung cấp thông tin về nghề nghiệp của cha mẹ, nhưng không có công trình nào cho thấy trình độ hay khả năng tài chính của cha mẹ lại có ảnh hưởng đến tình trạng của trẻ. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào số trẻ đưa đến các bệnh viện hay các phòng tâm lý, thì có vẻ đây là bệnh của con nhà giàu hay người có học. Thực ra, đơn giản chỉ là do cha mẹ có điều kiện và ý thức đưa con đến khám, vì đây là một tình trạng không gây nguy hiểm về tính mạng, hơn nữa việc chăm sóc trị liệu lại chiếm nhiều thời gian và tiền bạc vì thế nhiều gia đình không đủ điều kiện để theo đuổi. Nhất là với các gia đình ở các tỉnh lẻ, vùng nông thôn, và họ cũng không biết đưa con đi đến đâu để khám.

    Đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này ?
    Đây là một vấn đề có nhiều quan điểm trái ngược nhau nhất, vì tình trạng Tự kỷ có đến 3 nguyên nhân đều được xem là chủ yếu nhưng lại không xác định được đâu là nguyên nhân chính, và đôi khi có những trường hợp không tìm ra được bất cứ nguyên nhân nào.
    Với nhà thần kinh học, tự kỷ là do những tổn thương rất nhỏ của não bộ. Trong cuốn Sinh lý thần kinh của chứng tự kỷ, khi nghiên cứu trên 6 bộ não của các trẻ tự kỷ cho thấy có các dị tật nhỏ li ti và có lẽ đã có trước khi các trẻ này sinh ra! Với các nhà di truyền học thì Tự kỷ có thể là do những biến dị của gien, còn với các nhà tâm lý thì lại cho rằng do những sang chấn tâm lý khi mang thai của người mẹ, nhất là do sự thiếu quan tâm trong giai đoạn sơ sinh có thể dẫn đến sự rối loạn này. Điều này khiến cho một số nhà chuyên môn cho rằng, nếu phát hiện và can thiệp sớm thì trẻ sẽ có khả năng ổn định, bình thường sau một thời gian trị liệu.
    Trên thực tế thì việc quan tâm chăm sóc, phát hiện và trị liệu sớm nếu tiến hành đúng cách sẽ giúp cho trẻ thích nghi tốt hơn, điều này có thể làm giảm bớt những rối loạn nhưng trẻ vẫn không thể ổn định để trở nên bình thường như những trẻ khác. Còn việc bỏ bê, không quan tâm thì không chỉ riêng tình trạng tự kỷ, mà với bất cứ rối nhiễu tâm lý nào cũng sẽ làm cho đối tượng trở nên khó khăn hơn, bất ổn hơn.
    Vì vậy, việc tiến hành hàng loạt các xét nghiệm chỉ có thể đạt được mục tiêu là loại trừ hoặc xác định các tổn thương thực thể trên hệ thần kinh và các giác quan như nghe, nói … để có thể có cái nhìn rõ ràng hơn về tình trạng của trẻ, chứ không giúp ích gì nhiều cho việc điều trị.

    Các biện pháp trị liệu hiện nay sẽ giúp gì cho trẻ Tự Kỷ ?
    Khi đưa trẻ Tự Kỷ đến các nhà chuyên môn, thường phụ huynh mong muốn nhận được đề nghị trị liệu bằng thuốc hay bằng một liệu pháp nào đó trong một khoảng thời gian rõ ràng. Thường thì họ sẽ thất vọng, vì với những nhà chuyên môn hiểu rõ về tình trạng Tự kỷ thì họ sẽ nhấn mạnh đến vai trò của phụ huynh, hay nói một cách khác, trong việc trị liệu thì phụ huynh mới chính là người thực hiện các biện pháp được áp dụng tại gia đình họ, còn nhà chuyên môn chỉ có thể tác động và điều chỉnh các liệu pháp đã hướng dẫn cho phụ huynh.Điều này khiến cho phụ huynh dễ rơi vào những suy nghĩ hay hành động không đúng như :
    - Thất vọng và bỏ mặc trẻ sau một vài cố gắng đưa con đến trong một vài buổi.
    - Đi tìm những biện pháp không thể thẩm tra nhưng lại được nhà trị liệu cam đoan giúp cho trẻ khỏi bệnh.
    - Quan tâm chiều chuộng, bỏ cả các công việc hàng ngày và “huy động” cả gia đình tham gia chăm sóc một cách thái quá đối với trẻ.
    Trong khi đó, một hoạt động trị liệu khá thích hợp là đưa trẻ đến các phòng trị liệu về Tâm Vận Động hàng tuần. Tuy nhiên chỉ nên xem đó là một biện pháp giúp trẻ tự do hoạt động để cảm thấy thoải mái hơn, trút bỏ những gì lo lắng và giúp cho nhà chuyên môn đánh giá lại những gì mà trẻ đã được hướng dẫn tại gia đình trong thời gian qua mà thôi. Đây là một hoạt động cần thiết, nhưng nếu phụ huynh không muốn hay không thể áp dụng những biện pháp chăm sóc với một tiến trình hợp lý nhằm tạo mối quan hệ với trẻ tại gia đình, thì việc “trị liệu” tại các phòng trị liệu này sẽ không có tác dụng nhiều.
    Hiện nay, các nhà chuyên môn thường đề nghị một tiến trình trị liệu bao gồm các lĩnh vực:
    - Xây dựng một lịch biểu hoạt động hàng ngày cho trẻ, đó là liệu pháp hoạt động
    - Cung cấp những món ăn thích hợp, giảm chất béo, đường… gọi là liệu pháp dinh dưỡng
    - Tác động bằng các biện pháp trị liệu tâm lý chủ yếu là tâm vận động và điều chỉnh ngôn ngữ. Đây là vai trò của các nhà chuyên môn.
    - Trong một số trường hợp, sẽ bổ xung thêm một số thuốc bổ đặc hiệu để kích thích hệ thần kinh cho trẻ.
    Tuy nhiên, chương trình trị liệu cho trẻ chỉ có thể tiến hành sau khi nhà chuyên môn hiểu rõ về tình trạng của trẻ với sự cộng tác tích cực của phụ huynh, và đó là một chương trình cá nhân, nghĩa là chỉ thích hợp cho chính đứa trẻ đó và thường sẽ kéo dài trong nhiều năm. Không thể có một biện pháp chung cho mọi đứa trẻ và kết quả là một điều rất khó xác định.
    Cv. Tl Lê Khanh
     
  6. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Về Nguyên nhân

    Đến nay vẫn có nhiều giả thiết về hội chứng tự kỷ ở trẻ em. Xu thế do căn nguyên nội sinh đang được nghiên cứu nhiều ở Mỹ, thể hiện ở việc theo dõi kích thước phát triển của sọ não ở trẻ tự kỷ; tuy nhiên, nguyên nhân phát động ra hội chứng tự kỷ trong thực tế bao giờ cũng gắn liền với sự hụt hẫng trong quan hệ mẹ - con.

    Trong tiền sử của các trẻ tự kỷ đều có liên quan đến việc trẻ bị thiếu hụt tình cảm âm yếm, chăm sóc vỗ về của mẹ khi còn rất bé khiến sự lo hãi làm biến đổi nhân cách từ rất sớm ở trẻ thơ. Hiện nay nhiều phụ nữ sinh con xong đã phải lao vào công việc, giao phó con cho người giúp việc, dành quá ít thời gian để chăm sóc con nên tỷ lệ trẻ bị hội chứng tự kỷ ngày càng nhiều - một mối lo ngại cho tương lai của con trẻ.

    Theo GS. Phạm Kim, Sức khoẻ & Đời sống

    Bé nhà bạn khi ở lớp cảm thấy bất ổn không tự tin trong giao tiếp, cảm thấy có 1 cái gì đó rất muốn với các bạn nhưng lại không giám giao tiếp với bạn, thích chơi 1 mình hơn là chơi với các bạn cũng có thể do thiếu tính tự phát hay sự tưởng tượng .
    Trong gia đình : bố mẹ nên thường xuyên bằng nhiều cách để tạo ra không khí vui vẻ trong nhà, 1 không khí thật ấm cúng, với bệnh này thì chủ yếu điều trị bằng tâm lý hơn là thuốc men. Bố mẹ hãy cùng chơi với con cái, cùng ngồi học cùng con tạo ra sự gần gũi với con, đặc biệt bố mẹ tránh va chạm cãi cọ trước mặt con trẻ cũng gây tổn thương tâm lý cho con. Bố mẹ hãy luôn lắng nghe để thấu hiểu con mình
    Cũng có thể trong quá trình mang thai như bạn đã nói : khi có mang cháu được 3 tháng bị động thai mẹ cháu đã phải nằm viện 2 tháng và tiêm đủ loại nội tiết tố như HCG, progesteron, estadiol (có thể mẹ cháu nhớ không chính xác), sau đó nghỉ ở nhà hoàn toàn đến 38 tuần sinh cháu được 3,7kg. cũng là yếu tố ảnh hưởng đến bệnh của cọn

    Việc điều trị cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các nhà tâm lý học, tâm thần nhi, cô giáo ở trường và các trường chuyên dạy những trẻ này. Khi mà nhà tâm lý tìm ra nguyên nhân cụ thể của bệnh bạn có thể điều trị cho bé theo những hướng đó, tìm hiểu xem sở thích của bé là gì, để từ đó có thể cho bé đi học thêm về môn đó : chẳng hạn như vẽ, hát, nhac...nhằm mục đích cho bé tiếp xúc với bạn bè, tăng giao tiếp, ham học, sáng tạo ...
    Bạn cũng cần kết hợp với thầy cô trên lớp để thầy cô biết về bênh jcủa cháu để có thể can thiệp trong những trường hợp cần thiết, động viên, giúp đỡ cháu trong giao tiếp, học tập; tránh việc thầy cô quát mắng, doạ nạt, chê trách nhiều sẽ làm nguy cơ chữa bệnh khó khăn hơn .
    Điều quan trọng Gia đình & Nhà trường luôn thấu hiểu, luôn lắng nghe cháu và tạo ra được không khí vui tươi
     
  7. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Bài tham khảo thêm tại vnexpress

    Con bạn có mắc bệnh tự kỷ?

    Bệnh thường xuất hiện từ trước 3 tuổi. Trong 2 năm đầu đời, trẻ có thể phát triển, vận động tương đối bình thường; sau đó các khả năng đã có lại mất dần đi. Cha mẹ thường đưa con đi khám vì thấy cháu như bị điếc (gọi không trả lời) hoặc chậm nói.

    Nếu chú ý, phụ huynh sẽ nhận thấy những biểu hiện bất thường xuất hiện khá sớm từ khi trẻ mới 10-12 tháng tuổi. Trẻ hầu như thờ ơ, ít đòi hỏi chăm sóc hoặc luôn bứt rứt, quấy khóc, khó ngủ, ít cười hoặc không cười, không phát âm khi được dỗ nựng, ánh mắt đờ đẫn, không tinh nhanh. Khi đến 2-3 tuổi, các biểu hiện của tự kỷ dần dần bộc lộ rõ trong 3 lĩnh vực:

    Tương tác xã hội: Trẻ không nhìn vào mắt người khác khi giao tiếp, nét mặt thờ ơ, vô cảm; chỉ chơi tha thẩn một mình, không chơi với các trẻ khác, không thích khoe những thứ mình thích với mọi người. Một số trẻ lại gắn bó lệ thuộc với 1-2 người thân, thường là mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc. Khi cần một đồ vật gì ở cao hoặc xa, trẻ cầm tay người thân đến chỗ đồ vật và xem đó là “công cụ để nối dài tay” cho mình. Trẻ chỉ biết đến nhu cầu bản thân mà không quan tâm đến người xung quanh. Trong khi chơi đùa, trẻ không biết chơi tương tác, không biết luật của trò chơi, không biết chơi “giả vờ” mang tính xã hội.

    Ngôn ngữ: Trẻ chậm nói, chỉ nói một số từ đơn điệu, không nói được câu dài hoàn chỉnh. Một số trẻ không nói được từ nào rõ ràng mà chỉ nói những từ, những âm vô nghĩa, người khác nghe không hiểu. Ngoài ra, một số trẻ còn nói lắp, nói định hình một vài câu từ hoặc nói nhại người khác. Trẻ không hiểu ý nghĩa của từ, của lời nói; thường không biết bắt đầu câu chuyện với người khác thế nào và cũng không biết duy trì cuộc nói chuyện. Vì vậy, nhiều người cho rằng trẻ như một người từ hành tinh khác đến và xa lạ với thực tại.

    Hành vi: Trẻ có những hành vi định hình lặp lại vô nghĩa, nhiều khi làm rất lâu một cách thích thú những việc như: giơ tay nhìn bàn tay, ngắm sàn nhà, vỗ tay, vê hoặc xoắn vặn tay, quay tròn, lắc lư người, cười một mình... Trẻ thích chơi với một số đồ vật trong nhiều giờ như: giở xem tranh ảnh ở tạp chí, tháo các đồ vật nhỏ ra rồi tự lắp lại, cầm chong chóng quay, xoay tròn một đồ vật, lăn bóng qua lại... Trẻ không biết dùng đồ chơi theo đúng chức năng của nó. Một số trẻ có trí nhớ máy móc rất tốt, biết điều khiển tivi, đài, video rất thành thạo, do vậy bố mẹ lại cho rằng con mình “thông minh”.

    Có trẻ thích ăn những món nhất định; một số cảm thấy bứt rứt, khó chịu nếu trật tự trong phòng bị thay đổi. Nhiều bệnh nhi rất nhạy cảm với âm nhạc, thích nghe nhạc và nhún nhảy theo, hoặc chăm chú theo dõi các chương trình quảng cáo...

    Tùy thuộc vào sự biểu hiện của các triệu chứng mà người ta phân loại tự kỷ làm các mức độ nhẹ, vừa và nặng. Khoảng 70-80% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ, 20-25% bị động kinh kèm theo. Số khác có thể tăng hoạt động, hung tính... Tỷ lệ mắc tự kỷ là 4-10/10.000 trẻ em, trẻ trai mắc nhiều hơn trẻ gái (gấp 3-4 lần). Bệnh nhi có thể lực bình thường nhưng hay bối rối, lo lắng, bi quan.

    Nguyên nhân gây chứng tự kỷ đến nay vẫn chưa được xác định đầy đủ. Qua các nghiên cứu, nhiều nhà khoa học cho rằng tự kỷ là do di truyền bởi nhiều gene. Bên cạnh đó có những yếu tố khác như mẹ bị bệnh rubeolla khi mang thai, trẻ bị sang chấn não khi sinh, bệnh lý xơ cứng củ... Xem xét não của trẻ, các nhà nghiên cứu nhận thấy có một số bất thường ở bán cầu não trái, thùy thái dương, hệ Limbic và tiểu não. Nếu gia đình ít cho trẻ giao tiếp với bên ngoài thì mức độ tự kỷ của trẻ càng nặng hơn.

    Trẻ tự kỷ cần được điều trị sớm ngay từ khi phát hiện bệnh, hư cần được đánh giá, hướng dẫn tập luyện bởi đội ngũ nhiều chuyên gia như bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ tâm thần nhi, nhà tâm lý, cán bộ phục hồi chức năng, nhà trị liệu ngôn ngữ, giáo viên giáo dục đặc biệt. Bố mẹ trẻ cần kết hợp chặt chẽ với các nhà chuyên môn để tạo hiệu quả tốt trong việc tập luyện.

    Trong chương trình giáo dục đặc biệt, trẻ được huấn luyện các kỹ năng giao tiếp (như chú ý, bắt chước, tiếp nhận và thể hiện ngôn ngữ, tự chăm sóc, kỹ năng xã hội, kỹ năng trước khi đến trường...). Các chuyên gia cũng giúp bệnh nhi huấn luyện hành vi (tìm nguyên nhân để giảm bớt hoặc làm mất đi những hành vi không thích hợp, dạy trẻ kỹ năng học tập), huấn luyện điều hòa các giác quan. Đặc biệt, họ dạy trẻ tập trung nhìn vào vật và vào mắt người giao tiếp, chơi các trò chơi trị liệu...

    Bố mẹ nên cho trẻ theo học các lớp đặc biệt (ở Hà Nội đã có một số lớp nằm trong chương trình giáo dục hòa nhập) hoặc các trung tâm phục hồi chức năng, song song với tập luyện tại nhà. Chương trình dạy phải phù hợp với mỗi trẻ và tạo được sự hứng thú. Những trẻ có hành vi tăng động, hung tính hoặc có cơn động kinh..., cần được điều trị bằng thuốc hướng thần.

    Ở tuổi đến trường, một số trẻ tự kỷ có sự cải thiện nhất định. Với trường hợp nhẹ, việc điều trị sớm và tích cực sẽ giúp trẻ có được những kỹ năng xã hội và thích nghi dần dần, sau này có thể học tập và có nghề nghiệp, sống đỡ phụ thuộc vào người thân.

    Bài tham khảo thêm tại vnexpress
     
  8. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Trường hợp của cháu An, theo tôi thì cháu có những nét rối loạn của tình trạng Tự Kỷ hơn là hội chứng Tăng động, kém chú ý ( HDD ) vì vậy việc mà bố mẹ nên làm là xây dựng một chương trình hoạt động tại gia đình - hướng dẫn cháu những công việc nhà ( cùng làm việc với cháu ) - xây dựng một Lịch hoạt động - và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để cho trẻ dùng thêm các Vitamin C, B1 , B6 - đặc biệt là dầu cá , bạn cũng nên xem xét việc cho trẻ uống sữa và ăn các loại bột để giảm thiểu trong mức độ cho phép .
    Tôi không có thông tin nhiều về các lớp đặc biệt cũng như những trung tâm trị liệu dành cho trẻ Tự Kỷ tại Hà Nội nhưng qua một số bố mẹ có trao đổi với tôi, thì ở HN ( cũng như tại TP.HCM ) chưa có những cơ sở giáo dục và trị liệu thích hợp cho trẻ tự kỷ ( chỉ có các trường dành cho trẻ chậm khôn - và trẻ tự kỷ được học chung ) Điều này cũng dễ hiểu, vì việc GD trẻ TK nếu vận dụng một cách đúng đắn thì đó là một kế hoạch cá nhân đặc hiệu - nghĩa là do chính cha mẹ áp dụng và chỉ áp dụng trên chính đứa trẻ đó thôi - Các chuyên gia chỉ có vai trò hướng dẫn cha mẹ một số kỹ năng, phương pháp - còn vận dụng như thế nào, bao nhiêu lần với mức độ ( nhiều ít, nặng nhẹ ) như thế nào là tuỳ vào sự tính toán và cảm nhận của bố mẹ - Chính vì vậy, mà ngay cả với một số nhà tâm lý và bác sĩ rất giỏi cũng có thể làm cho bố mẹ các trẻ thất vọng ( vì họ đã đặt niềm tin và kỳ vọng vào các vị này quá nhiều )
    Còn về một cơ sở có thể quy tụ được một ê kíp gồm : Bs tâm thần nhi, nhà tâm lý, nhân viên xã hội, chuyên viên tâm vận động, chuyên viên chỉnh âm, giáo dục viên đặc biệt để cùng phối hợp với nhau, đưa ra một biện pháp ( hay một kế hoạch trị liệu ) thì hình như là chưa có ở VN .
    Tôi chỉ xin nói thêm : Ngay tại Mỹ, nơi mà Tự Kỷ được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, có một đội ngũ chuyên gia hùng hậu, có những cơ sở, trung tâm trang bị trên cả tuyệt vời, thì bố mẹ vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp con ổn định hơn - hiểu biết một số kỹ năng và có khả năng giao tiếp với mọi người - Còn về suy nghĩ :
    Trị liệu sớm > hết sớm > hoà nhập với xã hội,
    theo tôi, đó là điều cực khó chỉ có thể với các cháu bị nhẹ ( mà với tự kỷ thì không có chuyện nhẹ, vì nếu nhẹ thì không phải là tự kỷ - mà chỉ nên gọi là có những nét của tự kỷ ) . Chúng ta có thể suy nghĩ khác đi :
    Trị liệu đúng > có nhiều kỹ năng tốt, giao tiếp được < xã hội chấp nhận
    có nghĩa là xã hội nên cúi xuống tạo ra những môi trường thích hợp và chấp nhận một số nét " kỳ cục" của trẻ Tự kỷ hơn là cố gắng thúc ép trẻ tự kỷ phải vươn lên tầm cao của 1 trẻ bình thường ( đi học, có nghề nghiệp )
    Đây cũng là một suy nghĩ nên dành cho cả trẻ chậm phát triển nữa .
     
  9. MeAnKhang

    MeAnKhang Thành viên chính thức

    Tham gia:
    19/4/2006
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Tình trạng của cháu An hiện tại.

    Mẹ cháu xin cảm ơn các ý kiến của Ba Lê Khanh và bố Khoai.
    Mẹ cháu cũng đã rất lo lắng về tình trạng của cháu, mẹ cháu cũng đọc đọc khá nhiều tài liệu trên mạng và báo in về tình trạng của cháu và đã tham khảo ý kiến của Mẹ Luti từ hồi tháng 4/2006 (lúc cháu chưa đi học ở trường, mới bắt đầu học thêm ở nhà cô giáo). Hồi đó hầu như cháu đền nhà cô cứ chạy linh tinh, chỉ biết hỏi gì trả lời nấy hoặc đòi các thứ bằng những câu cụt lủn như "chơi máy tính", "ăn cơm đi", xem phim hoạt hình cười oang oang, hết phim là ném điều khiển, lăn ra nhà, tắt quạt, lật ghế.. nhất là chào hỏi, nói chuyện không bao giờ nhìn vào mắt người đối diện.
    Theo lời khuyên của mẹ Luti và các tài liệu tham khảo, bố mẹ và ông bà cháu cũng đã rất cố gắng dạy cháu cách nói, trình bày vấn đề, giảm xem phim hoạt hình, động viên cháu làm nhưng cái cháu thích như gấp thủ công, làm toán, yêu cầu cháu nhìn vào mắt khi chào hỏi, nói chuyện, mỗi khi cháu bị kích thích thì ôm cháu vào lòng, hỏi han cho cháu nguôi dần, ở lớp mẹ cháu cũng có nói chuyện với các bạn để các bạn yêu và chơi với bạn An ...
    Hiện giờ sau học kỳ I, mẹ cháu thấy cháu đã có nhiều tiến bộ, ở lớp kỷ luật tốt,đã biết nói "Mẹ ơi cho con chơi máy tính ạ", đi học về đã nhớ nói với mẹ những cái cô dặn, bảo lấy các thứ trên cao đã biết nói "Tủ cao quá, con thấp không với tới được", chào hỏi đã chịu nhìn vào mắt người đối diện, đi chơi đã biết dắt tay mẹ, nghe mẹ điều khiển... về việc cá nhân đã biết tự đi tất, mặc quần áo, đánh răng còn ăn uống thì cháu đã biết tự phục vụ từ khi 2 tuổi rồi.
    Mẹ cháu rất muốn được các bố mẹ tư vấn thêm ở tuổi cháu (6,5 tuổi) với tình trạng của cháu có được các tiến bộ như vậy mẹ cháu có thể hy vọng về tương lai tốt đẹp cho cháu không và mẹ cháu cần phải làm gì nữa để tốt hơn cho cháu. Rất mong được các bố mẹ góp ý cho mẹ cháu. Mẹ cháu xin cám ơn.
     
  10. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Kích thích "Tư duy không lời" của trẻ có nguy cơ Tự kỷ

    Kích thích "Tư duy không lời" của trẻ có nguy cơ Tự kỷ…


    Từ 2-3 tháng cho đến giai đoạn 2-3 tuổi, trước khi ngôn ngữ xuất hiện, một trẻ bình thường đã biết vận dụng một cách tự phát 3 giác quan Thị Thính và Xúc giác để khám phá môi trường chung quanh. Môi trường này bao gồm những đồ vật cụ thể trong tầm tay của trẻ, cũng như những khuôn mặt người thân trong gia đình.

    Một cách đặc biệt, xuyên qua vai trò trung gian và sự gần gũi của mẹ, trẻ sẽ ngày ngày lặp đi lặp lại những kinh nghiệm giác quan như: nhìn với mắt, nghe với tai, cũng như vui đùa, tiếp cận với tay chân hay là làn da của mình. Nhờ vào đó, trẻ đã bắt đầu phát huy tư duy và khả năng hiểu biết bằng cách thu hóa và hội nhập một số tin tức – tuy còn rất hạn chế - về cuộc sống đang diễn ra 2 bên cạnh.

    Khoảng 2-3 tuổi, khi ngôn ngữ đã xuất hiện, trẻ đã có thêm một phương tiện hữu hiệu nữa trong khuynh hướng mở các hoạt động và những quan hệ cá nhân. Nói một cách khác, từ đây, trẻ có thể diễn tả và biểu đạt ra những nhận thức và hiểu biết nội tâm, cũng như chia sẻ, trao đổi và đồng cảm với những tâm tình và ý định của người khác. Sáu lãnh vực cảm giác, vận động, xúc động, quan hệ, tư duy và ngôn ngữ bấy giờ giao thoa chằng chịt, cũng như tác động và phát huy lẫn nhau.

    Trên tinh thần và ý hướng đó, khi trẻ nào đó vừa bộc lộ một vài dấu hiệu báo động về "nguy cơ Chậm phát triển hay Tự kỷ" – còn đang mập mờ và không chính xác – chúng ta nên "Can thiệp sớm" bằng cách tổ chức một cách đều đặn, những hoạt động có tính "Kích thích" với những xu hướng và hình thức:

    - Chiều hướng thứ nhất: Những hoạt động như: Bắt chước, Vận động thô, Vận động tinh, Phối hợp mắt và tay…

    - Chiều hướng thứ 2: Những trò chơi nhằm kích thích hoạt động "Nhận thức" hay còn mang tên "Tư duy không lời".

    Hy vọng trong tương lai gần, tôi sẽ lần lượt giới thiệu cho cha mẹ và giáo viên một số hoạt động cụ thể, nhằm kích thích trẻ trong những lãnh vực như bắt chước, vận động hay là phối hợp mắt và tay…còn trong khuôn khổ của bài này, tôi chỉ trình bày một vài bài học thuộc chiều hướng thứ 2, với những bước đi lên cụ thể và có trình tự từ dễ đến khó.

    ***

    Trò chơi 1: Xếp hay tập hợp lại 2 đơn vị hoàn toàn giống nhau:


    Đặt trước mặt trẻ 2 chiếc đĩa bằng giấy và bảo: "Con hãy xếp chúng lại với nhau".

    Nếu trẻ còn phân vân, cha mẹ hay thầy cô làm thử một lần cho trẻ thấy. Sau đó, tách rời các đĩa ra từng chiếc một và đặt để mỗi đĩa ở một nơi, và lặp lại lời chỉ dẫn. Nếu trẻ thành công, hãy khen. Nếu trẻ chưa làm được, chúng ta cầm tay hướng dẫn. Sau đó, làm bằng điệu bộ cho đến khi trẻ làm được.

    Trò chơi 2: Xếp 3 chiếc đĩa giấy lại với nhau:

    Chúng ta hãy hướng dẫn và đi theo các bước như trên.

    Trò chơi 3: Thả 2 hạt cườm hoàn toàn giống nhau vào bình hay hộp nhựa trong suốt.

    Yêu cầu: Cũng có thể dùng 2 khối vuông nhỏ, hay là 2 hạt đậu lớn. Chiếc bình hay hộp cần có miệng rộng.

    Sau lời chỉ dẫn, chúng ta hãy làm mẫu một lần. Khi trẻ tự làm được với 2 hạt, chúng ta có thể tăng số lượng dần dần, từ 2 đến 5 hạt.

    Trò chơi 4: Tách rời 2 ly nhựa hay 2 đĩa giấy.

    Đặt trước mặt trẻ 2 chiếc đĩa hay 2 ly nhựa chồng lên nhau và yêu cầu: “Con hãy tách 2 chiếc ly này ra”.

    Hãy làm mẫu một lần. Với trẻ còn khó khăn, hãy cầm tay hướng dẫn, sau đó chỉ dùng động tác và lời nói. Khi trẻ làm được với 2 chiếc, chúng ta có thể tăng dần lên tới 5 chiếc.

    Trò chơi 5: Lựa chọn và xếp lại những vật tương tự.

    Đặt trước mặt trẻ một khay nhựa chứa nhiều hạt cườm, và một khay khác có nhiều khối vuông hay là một thứ khác tương tự. Đưa cho trẻ một hạt cườm và bảo: “Con hãy nhặt những hạt cườm như thế này”. Sau đó, đưa thêm một khối vuông và bảo trẻ bỏ khối vuông vào khay có những khối vuông.

    Sau khi trẻ đã hiểu cách làm, chúng ta có thể đưa cho bé:

    - lần thứ nhất: 2 hạt cườm và 1 khối vuông,
    - lần thứ 2: 2 hạt cườm và 2 khối vuông,
    - lần thứ ba: 3 hạt cườm và 3 khối vuông trộn lẫn vào nhau,
    - lần thứ tư: nhiều hạt cườm và khối vuông, với số lượng không đồng đều nhau.

    Trò chơi 6: Chúng ta sử dụng 2 loại vật dụng khác nhau để sắp xếp vào trong 2 hộp hoặc 2 khay giống nhau.

    Đặt để trước mặt trẻ 3 chiếc xe ô-tô nhỏ và 3 hạt cườm (hoặc viên bi), cùng với 2 khay hay là 2 hộp nhựa. Bảo trẻ xếp xe ô-tô vào một hộp, và xếp hạt cườm vào một hộp khác.
    Hãy làm mẫu một lần và lặp lại lời chỉ dẫn. Sau khi trẻ làm được, hãy tăng dần độ khó:

    - lần thứ nhất: đưa cho trẻ 4 ô-tô và 4 hạt cườm,
    - lần thứ 2: tăng dần lên tới 6 đơn vị, trong mỗi loại,
    - Sau cùng, dùng 3 vật dụng khác nhau, với 3 chiếc hộp hoàn toàn giống nhau.

    Trò chơi 7: Sắp xếp bằng cách so sánh 3 hình khối với 3 hình thể khác nhau và 3 kích thước khác nhau.
    Đặt trước mặt trẻ 3 tấm bìa có vẽ sẵn 3 hình khác nhau: tròn, vuông và tam giác với 3 kích thước khác nhau.
    Đưa cho trẻ 3 hình khối với 3 hình thể tròn, vuông và tam giác. Bảo trẻ xếp khối tròn lên tấm bìa có hình tròn, khối vuông trên tấm bìa có hình vuông và khối tam giác trên tấm bìa có hình tam giác.

    Làm mẫu một lần với tiến trình:

    - lần thứ nhất: dùng 3 hình khối có 3 màu khác nhau. Trên mỗi tấm bìa có hình vẽ được tô màu giống như hình khối.
    - lần thứ 2: dùng lại 3 hình khối có 3 màu khác nhau. Trên mỗi tấm bìa, chỉ tô màu theo màu của hình khối, các đường khung của hình vẽ mà thôi.
    - lần thứ ba: không tô màu các đường khung của hình vẽ trên tấm bìa, chỉ có đường khung màu đen trên cả 3 tấm giấy.

    Trò chơi 8: Phân phối đồng đều

    Đưa cho trẻ 2 hạt cườm và 2 ly nhựa hoàn toàn giống nhau. Bảo trẻ bỏ vào trong mỗi ly nhựa một hạt cườm. Làm mẫu một lần cho trẻ thấy. Bảo trẻ: “Con hãy bỏ một hạt cườm vào một ly nhựa”. Nếu trẻ bỏ cả 2 hạt vào trong một ly duy nhất, chúng ta vừa đưa tay làm dấu và vừa nói “không phải”. Làm lại cho đến khi trẻ làm được.

    Sau khi trẻ thành công với 2 hạt cườm và 2 ly, chúng ta có thể tăng lên 3, rồi 4, 5. Với bao nhiêu hạt đậu, chúng ta dùng bấy nhiêu ly nhựa. Nếu trẻ đã biết bên trái và bên phải, hãy bảo trẻ bắt đầu bên trái và lần lượt đi qua phải. Tuy nhiên, chúng ta không nên cố gắng với cách làm này đối với trẻ còn khó khăn.

    Trò chơi 9: Dùng các hộp đựng trứng trong siêu thị.

    Để trẻ lặp lại tác động phân phối trên với các loại hộp đựng trứng trong các siêu thị:

    - lần thứ nhất: dùng hộp có 6 ô và trao cho trẻ 6 hạt cườm, nói: “Hãy đặt vào trong mỗi ô 1 hạt cườm”. Ban đầu, để cho trẻ tự làm, dần thử đề nghị làm từ trái qua phải. Xong hàng trên, đi xuống hàng dưới. Tuy nhiên với trẻ chưa xác định được trái và mặt, trên và dưới, chúng ta không nên quá cố gắng.
    - lần thứ 2, sau khi trẻ thành tựu công việc với hộp trứng có 6 ô, chúng ta trao cho trẻ hộp trứng có 12 ô với 12 hạt cườm. Thể thức tiến hành hoàn toàn giống như trên.

    Trò chơi 10: Phân phối và xếp loại bằng cách so sánh và phân biệt 2 màu sắc khác nhau (xếp loại theo một tiêu chuẩn)

    Yêu cầu: Trong trò này, chúng ta dùng những vật dụng hoàn toàn giống nhau về hình thức và kích thước, chỉ khác nhau về màu sắc. Ban đầu dùng 2 màu sắc khác biệt như màu đỏ và màu xanh dương.

    Tiến hành: Trao cho trẻ 2 quả bóng, một đỏ và một xanh dương cùng 2 hộp màu đỏ và xanh dương. Nói: “Con hãy bỏ quả đỏ vào hộp đỏ, quả xanh vào hộp xanh”.
    Sau khi trẻ làm được với 2 đơn vị, chúng ta có thể tăng dần tới 7 đơn vị với 7 màu khác nhau.
    Từ lần thứ 2 hay thứ 3 trở đi, không dùng loại hộp có màu sắc thích hợp với vật dụng được phân chia, chỉ dùng một loại hộp giống nhau cho bất cứ màu nào. Vật dùng để xếp loại, theo tiêu chuẩn màu sắc có thể là những đồ chơi nhỏ như: xe ôtô, máy bay, hạt bi…

    Trò chơi 11: Trò chơi lô-tô.

    Sau khi trẻ đã có khả năng so sánh và xếp lại với nhau 2 đồ vật cụ thể hoàn toàn giống nhau, chúng ta sử dụng 2 hình ảnh hoàn toàn giống nhau để chơi trò lô-tô. Một tấm giấy cứng và lớn có nhiều hình ảnh được sắp xếp theo hàng và theo cột. Bên cạnh có những tấm hình ảnh riêng biệt. Yêu cầu trẻ chọn 1 hình ảnh rời và tìm 1 ô vuông trên khung mẫu có hình ảnh hoàn toàn giống như vậy, và đặt chúng chồng lên.

    Thay vì mua sắm những trò chơi lô-tô có sẵn trong các siêu thị, cha mẹ hoặc giáo viên có thể tự làm những tấm lô-tô với các hình ảnh quen thuộc và có cỡ lớn thích hợp với trẻ. Có thể dùng:

    - lô-tô về màu sắc,
    - lô-tô về loài vật,
    - lô-tô về các vật dụng quen thuộc,
    - lô-tô về vị trí,
    - lô-tô về các loại hoa.

    Mỗi khung mẫu có 4 hoặc 6 ô hay là nhiều hơn, tùy vào lứa tuổi và mức độ phát triển của trẻ.

    Trò chơi 12: So sánh và xếp loại theo tiêu chuẩn lớn nhỏ (cấp 1)

    Ban đầu chúng ta khởi sự với những khối vuông. Đưa cho trẻ 2 khối vuông với kích thước khác nhau, yêu cầu trẻ xếp một khối vuông lớn vào trong một hộp có sẵn một vài khối vuông lớn. Sau đó, xếp khối vuông nhỏ vào hộp thứ 2 có sẵn một vài khối vuông nhỏ.

    Lặp đi lặp lại 2 hoặc 3 lần. Sau mỗi lần, thay đổi chỗ các hộp, cho đến khi trẻ thuần thục.

    Kính chúc mọi người thành công.

    Trích
    NGUYỄN Văn Thành
    Lausanne, Thụy Sĩ
    (Sưu tầm từ Chứng Tự kỷ)
     
  11. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Kích thích "Tư duy không lời" của trẻ có nguy cơ Tự kỷ… (Tiếp)

    Trò chơi 13: So sánh và xếp loại theo cỡ (cấp 2)

    Trong trò 12, trẻ sắp xếp chỉ 2 khối vuông. Ở cấp 2 này, trẻ có nhiều đơn vị lớn và nhỏ trộn lẫn. Ban đầu, trong mỗi hộp có sẵn một khối làm mẫu. Khi trẻ đã hiểu thế nào là lớn và nhỏ, chỉ có 2 hộp trống, để trẻ chọn lựa hộp nào dành cho cỡ lớn, hộp nào dành cho cỡ nhỏ.

    Những vật liệu được dùng có thể là khối vuông, bóng, nút áo…

    Trò chơi 14: Xếp loại theo cỡ (cấp ba)

    Ở cấp ba này chúng ta có thể dùng các loại hộp có nắp đậy. Hình thức các hộp giống nhau nhưng kích thước khác nhau. Trao cho trẻ 2 hộp và 2 chiếc nắp đậy khác nhau và bảo: “Con hãy lấy nắp đậy các chiếc hộp lại. Mỗi hộp có một chiếc nắp riêng”.

    - Lần thứ nhất, chọn 2 cỡ rất khác nhau và dễ phân biệt,
    - Lần thứ 2, chọn 2 cỡ gần khác nhau,
    - Lần thứ ba, chọn 2 cỡ gần tương tự.

    Trò chơi 15: Xếp loại theo cỡ (cấp bốn)

    Dùng 2 ly nhựa có 2 cỡ khác nhau và bảo trẻ: “Con hãy lồng ly nhỏ vào trong ly lớn.”

    Ban đầu, dùng 2 ly có 2 cỡ rất khác nhau. Lần thứ 2, thêm 1 chiếc ly có cỡ trung bình. Lần thứ ba, tăng số lượng lên 4 và nhiều hơn. Vật liệu được dùng để xếp loại có thể dùng những vòng tròn, những loại trứng, những con búp-bê của Nga.

    Trò chơi 16: Nhận biết tiếng kêu của động vật

    Có 3 cách:

    - Cách thứ nhất, làm một tiếng kêu như: “gâu gâu, meo meo, cúc cù cu…” rồi hỏi trẻ: “Con vật nào kêu như thế?”. Trẻ sẽ tìm một trong 3 con vật bằng gỗ hay cao-su có sẵn trước mặt và đưa lên.

    - Cách thứ 2, cầm con vật bằng gỗ và hỏi: “Con vật này kêu thế nào?”. Trẻ cần bắt chước tiếng kêu của con vật đó.

    - Cách thứ ba, đưa lên hình ảnh của con vật và yêu cầu trẻ làm tiếng kêu.

    Hãy bắt đầu với những con vật quen thuộc và gần gũi như gà, vịt, chó, mèo, lợn…

    Trò chơi 17: Nhận ra những âm thanh

    Bắt đầu với những dụng cụ thông thường như chuông, còi, lúc-lắc, trống, sáo...

    - Bước thứ nhất: để sẵn trước mặt trẻ 2 hoặc 3 dụng cụ quen thuộc. Đằng sau một tấm màn, thầy hoặc cô có một bộ dụng cụ giống hệt. Thầy cô thổi một tiếng sáo. Sau đó yêu cầu trẻ: “Hãy phát ra một âm thanh giống như cô”. Nếu trẻ làm đúng, khen thưởng ngay. Nếu trẻ làm sai, khuyến khích trẻ hãy lắng nghe hoặc cất tấm màn che để cho trẻ thấy dụng cụ trên tay của chúng ta để bắt chước.

    - Bước thứ hai: Sau khi trẻ đã thành công bước thứ nhất, chúng ta đưa lên hình ảnh của dụng cụ và yêu cầu trẻ phát ra một âm thanh, với dụng cụ có sẵn ở trước mặt.

    - Bước thứ ba là trở lại với tấm màn che để giúp trẻ lắng nghe và phát ra một âm thanh tương tự.

    - Bước thứ tư, chúng ta cất đi những vật dụng cụ thể, và yêu cầu trẻ làm một cử điệu như rung chuông, thổi sáo…khi nhận ra âm thanh của chuông và ống sáo.

    Trò chơi 18: Chuẩn bị học vẽ và học viết
    Trên mặt tấm bảng trước mặt trẻ, chúng ta treo sẵn thành hàng một số hình ảnh quen thuộc mà trẻ đã như cuốn sách, chiếc bàn, trái banh lớn, cái chén, cái đĩa, con mèo…

    Hỏi: “Chiếc bàn nằm ở đâu? Con hãy lên lấy bút màu làm một dấu x ở bên dưới.”

    Chúng ta cũng có thể thêm: dấu x màu đỏ ở dưới hình chiếc bàn, dấu x màu vàng dưới hình con mèo…, để trẻ có thể nhận ra các bút màu khác nhau.

    Trò chơi 19: Ý thức về sơ đồ thân thể

    Bảo trẻ: “Hãy nhìn và làm theo”:
    - đưa 2 tay lên cao,
    - đưa 2 tay đụng đầu,
    - đưa tay mặt đụng trán,
    - đưa tay trái đụng tai trái,
    - ngồi xuống,
    - đứng lên,
    - đưa 2 tay đụng mặt đất,
    - đưa tay mặt đụng vai bên trái,
    - đưa tay trái đụng tai bên mặt,
    - đưa 2 tay đụng đầu gối…

    Sau khi trẻ đã biết bắt chước và nhận biết các phần của thân thể, cho trẻ làm và ra yêu cầu. Người hướng dẫn cũng nên bắt chước. Cuối cùng, chỉ ra yêu cầu để trẻ làm, hoặc cũng có thể cho cho trẻ ra lệnh, mình thực thi.

    Trò chơi 20: Xếp thành đôi

    Chúng ta bày một cách lộn xộn những chiếc giày, chiếc dép và chiếc vớ. Bảo trẻ sắp xếp lại thành đôi đúng chỗ và thích hợp, theo cỡ, theo màu, theo hình thức…

    Trò chơi 21: Kết ráp những thành phần lại với nhau của một tấm hình.

    Chọn trong báo những tấm hình lớn, cắt và dán vào những tấm bìa dày. Sau đó lại cắt ra thành 4-5 mảnh. Bảo trẻ kết ráp các mảnh lại với nhau cho đúng vị trí. Nếu trẻ lúng túng, lấy một tấm hình giống vậy để làm mẫu. Dần dần, cất mẫu đi để trẻ có thể hình dung, phỏng đoán, tìm kiếm.
    Khi trẻ đã làm quen với cách làm, có thể chọn nhiều nội dung, với số lượng các mảnh càng ngày càng tăng.

    Trò chơi 23: Đo dung lượng

    Dùng các cốc nhựa trong suốt và ghi ở ngoài một lằn mức rõ ràng. Bảo trẻ rót nước vào ly cho đến lằn mức được ấn định trên mỗi ly. Thay vào nước, chúng ta có thể dùng các loại hạt khác nhau hoặc cát biển…

    Trò chơi 24: Sắp xếp các hình theo thứ tự thời gian

    Với máy ảnh, chúng ta có thể tạo nên những bộ hình ảnh từ 3 đến 4 tấm để trẻ sắp xếp từ trái sang phải, theo trình tự thời gian.

    Ví dụ: tấm thứ nhất, con đi tiệm; tấm thứ 2, con mua một cây kem nơi bà bán hàng; tấm thứ ba con trả tiền; tấm thứ bốn con bắt đầu ăn kem; tấm thứ năm, con chỉ còn một nửa cây kem.

    ***

    Với 24 trò chơi trên, các bậc cha mẹ hay giáo viên trong các trường và lớp học chuyên môn đều có thể sử dụng để giúp trẻ phát huy tư duy “không lời”. Mục tiêu chính là dưới hình thức vui chơi, chúng ta với những dụng cụ có sẵn trong tầm tay có thể làm rất nhiều điều giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong học tập và phát triển tư duy. Chúng ta có thể vừa làm, vừa chơi và nhất là tạo sự hứng khởi cho trẻ và con cái của chúng ta.

    Với 24 trò chơi, tôi không tham vọng “tát cạn” mọi khó khăn và vấn đề của trẻ. Tuy nhiên, dựa vào đó, mỗi cha mẹ, cũng như mỗi giáo viên có thể sáng tạo, với tất cả trí thông minh và lòng thương yêu rộng lớn của mình với mục tiêu “CHO trẻ, VÌ trẻ và VỚI trẻ”.

    Kính chúc mọi người thành công.

    Trích
    NGUYỄN Văn Thành
    Lausanne, Thụy Sĩ
    (Sưu tầm từ Chứng Tự kỷ)
     
  12. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Một số cuốn sách về "Chứng tự kỷ"

    Children with Autism: A Parent’s Guide (2nd Ed.). (Trẻ Em Mắc Bệnh Tự Kỷ: Tập Hướng Dẫn Dành Cho Phụ Huynh (Phiên Bản Thứ Nhì).)

    Tác giả: Michael D. Powers.
    ISBN 1890627046.
    Tháng Sáu 2000.

    “Là một cuốn sách dành cho cả các bậc cha mẹ đang đương đầu với bệnh trạng mới được chẩn đoán của con mình lẫn các chuyên viên có kinh nghiệm, Trẻ Em Mắc Bệnh Tự Kỷ là một cuốn sách tham khảo không thể thiếu trong tủ sách."

    Learning to Live with High Functioning Autism: A Parent’s Guide for Professionals. (Học Cách Ðương Ðầu Với Bệnh Tự Kỷ Loại Nhẹ: Tập Hướng Dẫn Của Một Bậc Phụ Huynh Dành Cho Các Chuyên Viên.)

    Tác giả: Mike Stanton,
    Nxb: Jessica Kingsley;
    ISBN: 1853029157.
    Tháng Năm 2000.

    “Căn cứ vào kinh nghiệm của chính tác giả với con trai và các học sinh của mình, và so sánh với câu chuyện của những người khác, nhằm cung cấp cho những người có liên quan một bức tranh mô tả chân thực về cuộc sống của người mắc bệnh tự kỷ."


    Oasis Guide to Asperger Syndrome: Advice, support, insight and inspiration. (Tập Hướng Dẫn của Oasis về Hội Chứng Asperger: Lời khuyên, nguồn hỗ trợ, sự hiểu biết sâu sắc và cảm hứng.)

    Tác giả: Patricia Romanowski Bashe và Barbara L. Kirby.
    Nxb Crown.
    ISBN:060960811
    8.2001.

    “Những tác giả này đào sâu vào thế giới tối tăm và thường bị hiểu lầm của những người bị rối loạn sự phát triển toàn thân, trong đó có lẽ chứng rối loạn được biết đến nhiều nhất là bệnh tự kỷ. Cuốn sách tập trung vào Hội Chứng Asperger (tiếng Anh viết tắt là AS) với lời văn rõ ràng, ấm áp và chiều sâu đáng kinh ngạc.)
     
  13. Bố khoai

    Bố khoai Thành viên tích cực

    Tham gia:
    8/5/2006
    Bài viết:
    656
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Giấc ngủ của con bạn

    Nếu con bạn có thể ngủ ngoan suốt đêm mà không mơ hoảng, khóc la, quẫy đạp hay thức giấc nửa đêm, thì bạn thêm một lần nữa là người hạnh phúc.


    + Bé của bạn cần ngủ khoảng 10 - 12 giờ mỗi ngày. Ngủ quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt cho não của con bạn. Ban đêm bé có thể ngủ từ 10g đến 7g sáng hôm sau (9 giờ) và ban ngày có thể ngủ từ 12g30 đến 2g30 (2 giờ), tổng cộng khoảng 11 giờ.
    + Phòng ngủ của bé nên thoáng mát vừa đủ, sạch và an toàn. Nên để đèn ngủ cho bé, vì các bé của chúng ta thường sợ bóng tối.
    + Bạn nên cho bé đi ngủ đúng giờ, nếu vì lý do gì đó, bé ngủ trễ hơn thường ngày, bạn cũng đừng cho bé dậy trễ hơn, vì như thế sẽ làm xáo trộn giấc ngủ sau.
    + Nếu bé không ngủ trưa, cũng đừng cho bé ngủ quá sớm vào buổi tối vì như thế bé sẽ thức giấc vào nửa đêm, điều đó càng làm cho bé và bạn thêm mệt mỏi.
    + Nếu bé đã thức dậy nửa đêm, bé sẽ khó ngủ lại được trước chu kỳ ngủ sau, tức là khoảng 1 tiếng rưỡi - 2 tiếng sau đó. Nên bạn đừng cố dỗ cho bé ngủ lại ngay, điều đó chỉ làm cho bạn thêm tức giận vì quá mệt mỏi và càng làm bé bị kích thích hơn, nghĩa là khó ngủ lại hơn.
    Nếu bé không đói và không đau, thì bạn chỉ cần giữ bé trên giường, trong yên tĩnh, bé sẽ tự ngủ lại. Nếu bạn chắc rằng phòng ngủ an toàn và không thể thức đến lúc bé tự ngủ lại, bạn cứ ngủ trước. Bất cứ lúc nào bạn cảm thấy không thể chịu đựng được nữa, hãy tìm một người khác thay ca giúp bạn. Đừng bao giờ quát nạt bé hay đánh bé trong lúc bạn đang nóng giận, mất bình tĩnh hay thiếu kềm chế, điều đó để lại ấn tượng xấu cho bé.
    + Đừng cho bé uống canxi, vitamin C hoặc multivitamin sau 4 giờ chiều.
    + Trước giờ đi ngủ 1 tiếng, bạn nhớ đừng cho bé ăn quá no, hoặc để bé bị đói. Đừng cho bé uống quá nhiều nước. Đừng để bé bị kích thích nhiều như khóc la, cười giỡn, vận động mạnh.
    + Nếu bé của bạn bị đổ mồ hôi lưng, đầu nhiều hơn mức bình thường mà không do thời tiết nóng bức, có thể bé bị thiếu canxi. Bạn có thể ngâm chân bé vào nước ấm trong khoảng 5 - 15 phút
    vào buổi tối, trước khi đi ngủ.
    + Lúc đưa bé vào giường, bạn nên massage toàn thân cho bé trong khoảng 5 - 15 phút, bé sẽ có một giấc ngủ sâu hơn.
    + Vào những ngày thời tiết xấu, bé có thể bị đau nhức tay, chân, các khớp xương, đau cơ, bạn nên xoa một ít dầu khuynh diệp vào lòng bàn tay, bàn chân bé và xoa bóp lâu hơn bình thường.
    + Những ngày bé ít vận đông, bé sẽ ngủ khó hơn và ít hơn.
    + Nếu bé đi chơi xa nhà, bạn nên chấp nhận sự xáo trộn việc ăn, ngủ của bé, đừng quá cứng nhắc, có thể sẽ tốt hơn, nhưng cũng có thể sẽ xấu hơn.


    Sưu tầm từ Chứng tự kỷ
     
  14. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Cám ơn Bố Khoai rất nhiều về những tài liệu mà bác đã đóng góp - đặc biệt là của Tác giả Nguyễn Văn Thành - đây là 1 học giả có những nghiên cứu rất sâu về tâm lý trẻ em - đặc biệt là quan hệ mẹ con và phương pháp tâm vận động - trong 1 thời gian nữa, tôi sẽ giới thiệu những thông tin này để chúng ta cùng tham khảo .
     
  15. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Xin gửi đến các bạn một bài viết ngắn về hình vẽ trẻ em - đây là một biện pháp tìm hiểu và hỗ trợ tâm lý trẻ rất hay - Hy vọng sẽ là một gợi ý cho các bạn

    KHÁM PHÁ TRẺ EM QUA HÌNH VẼ

    HÌNH VẼ CHO BIẾT GÌ :
    Cách đây hơn hai thế kỷ, vào năm 1887 một nhà phê bình hội họa là Corrado Rici đã tìm thấy ở hình vẽ trẻ em một ý nghĩa mang tính cách thông tin. Như vậy ngoài giá trị mỹ thuật thì hình vẽ của trẻ em nhất là hình vẽ con người, được xem như là một thông điệp không những nói lên những mong ước, cái nhìn của trẻ về thế giới xung quanh mà còn cho phép chúng ta tìm hiểu được khả năng và một phần nào các suy nghĩ nội tâm của các em.
    Nhà tâm lý F. Goodenough (1926) đã nhận thấy, những chi tiết trên hình vẽ cơ thể một con người có sự tương ứng với khả năng thông minh của các em, Sau đó Machover vào những năm 1949 đưa ra nhận xét về nhân cách của đứa trẻ thông qua hình vẽ.
    Ngoài bản thân đã được đứa trẻ đồng nhất hóa với hình vẽ trên trang giấy, những hình vẽ những người chung quanh trẻ như bố mẹ, anh chị … cũng mang lại một giá trị nhất định trong việc đánh giá mối quan hệ của trẻ và gia đình của nó, điều này cho đến ngày nay vẫn được các nhà tâm lý lâm sàng vận dụng. Có thể nói rằng, đây là một giá trị tốt nhất của hình vẽ trẻ em.

    NHỮNG HÌNH VẼ NGƯỜI :
    Nếu xét về mặt tâm lý thì hình vẽ tiến triển theo sự phát triển của trí lực. Khi lên 2 tuổi, một em bé có thể cầm bút vẽ. Thực chất đây chỉ là khua tay không có ý đồ vẽ, và đường vẽ thường vượt ra ngoài tờ giấy. Dần dần em bé có ý đồ vẽ, nhưng chưa hình thành. Đây là giai đoạn vẽ nguệch ngoạc, thông qua nét vẽ dễ dàng hay gãy khúc có thể suy đoán tính tình của em bé.
    Đến ba tuổi, trẻ đã biết vẽ hình người: một vòng tròn với hai que diêm dưới thể hiện đầu mặt và hai chân; có thể thêm hai cánh tay. Đó là hình “người nòng nọc”, không có thân. Trẻ lớn lên bổ sung dần các chi tiết: lúc đầu mắt, miệng, tóc tai rồi đến các ngón tay ngón chân, rốn, và thường vẽ những khuy áo trước khi vẽ thân; sau mới có ngực và bụng, cuối cùng là cổ và đầu gối, khuỷu tay.
    Sau 6 tuổi các em bé vẽ hình người đầy đủ các bộ phận. Trước 10 – 11 tuổi, các biến đổi trong hình vẽ ở từng lứa tuổi, hoặc những khác nhau trong hình vẽ của các trẻ cùng lứa tuổi liên hệ mật thiết đến trình độ trí tuệ của trẻ nhiều hơn là năng khiếu vẽ của trẻ.
    Từ 5 đến 10 tuổi, các biểu hiện trong hình vẽ khác nhau rất rõ ràng ở từng lứa tuổi, cho nên có thể lấy đó làm tiêu chuẩn để đo lường trí tuệ. Trước 5 tuổi, nhiều trẻ chưa quen dùng bút chì và giấy, nên các hình vẽ đầu tiên chưa có ý nghĩa bao nhiêu về mặt trí tuệ. Nhưng đối với trẻ lớn hơn, hình vẽ trở thành một phương tiện diễn đạt tương đối hoàn chỉnh và có thể trở thành một năng khiếu chuyên biệt.
    Hình người theo lứa tuổi:
    3 tuổi: Bắt đầu vẽ hình người, một hình tròn có thêm 2 nét phía dưới.
    4 tuổi: Trong hình tròn có 2 chấm là 2 mắt.
    5 tuổi: Bắt đầu vẽ thân mình bằng một vòng tròn giữa, vòng tròn của cái đầu và hai chân. Có thêm mũi và miệng.
    6 tuổi: Vẽ thêm cánh tay.
    7 tuổi: Cánh tay và chân được vẽ bằng 2 nét khác nhau, đàn ông và đàn bà bằng chi tiết quần áo, hay tóc.
    8 tuổi: Vẽ có cổ.
    9 tuổi: Nhiều chi tiết hơn và trình độ phối hợp tốt hơn.
    HÌNH VẼ LÀ MỘT LIỆU PHÁP :
    Từ việc phóng chiếu bản thân, phóng chiếu những ước mơ, những ức chế lên hình vẽ, đứa trẻ cảm thấy mình được giải tỏa, được tuôn ra những dồn nén và điều này giúp trẻ thoải mái hơn, ổn định hơn và từ đó, người ta nghĩ rằng hình vẽ có một giá trị về phương diện trị liệu tâm lý.
    Trong lãnh vực giáo dục tật học, tại các trường giáo dục đặc biệt, các trẻ chậm khôn (chậm phát triển trí tuệ) cũng đã được các giáo viên cho vẽ vừa để giải trí, vừa để tìm hiểu thêm những khả năng của trẻ, các giáo viên đã nhận xét là các em thường vẽ những hình nguệch ngoạc với các màu chủ yếu là xám, đen, nâu .
    Một thân mình hình vuông, gắn thêm một cái đầu tròn, hai cánh tay thò ra không đều hai bên... Tác giả hình vẽ này là một cậu học trò lớp 4 (9 tuổi), với “tội danh” đái dầm, học yếu, trí tuệ kém so với độ tuổi. Bảo em vẽ gia đình, cũng vẫn những hình vuông ấy: ba, má, em trai... Còn em đâu? Em không vẽ - Một thái độ thay cho câu trả lời: “Em chỉ là một con số không”!
    Một cậu bé thân hình to lớn, mập mạp, nhưng lại vẽ những hình người ốm như que củi. Phải chăng em không muốn bộc lộ bản thân? Hình vẽ về bản thân em có cái đầu là một “vòng tròn trống rỗng” còn những người thân trong gia đình thì có đủ cả mặt mũi. Trong hình, em cũng vẽ mình đứng cách xa với bố mẹ.
    Như vậy ta thấy có rất nhiều điều trẻ em muốn bày tỏ, nhưng không nói được thành lời, mà chỉ giải bày qua hình vẽ. Do vậy, cho trẻ vẽ vừa là cách giúp chúng ta thăm dò tâm hồn trẻ, vừa là phương tiện giúp trẻ giải tỏa các uẩn ức nội tâm, giúp trẻ tìm lại chính mình bằng sự tự tin và nội lực vốn có.
    Nói theo các nhà phân tâm học, thì những hình vẽ và giấc mơ của trẻ em có thể biểu hiện những ước muốn và nguyện vọng chưa được giải quyết trong thực tế.
    Có một câu nói của Saint Exupéry : “ Cái gì làm cho sa mạc đẹp ra, ấy là nó che dấu một cái giếng ở đâu đó … “ (Le petit Prince). Hình vẽ trẻ em cũng thế, nó làm cho thế giới nội tâm của các em trở nên phong phú hơn, đẹp hơn vì khó hiểu hơn, đây chính là điều mà chúng ta cần khám phá để giúp cho các em và cho chính chúng ta .
     
  16. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Lâu quá không vào thăm CLB
    Có một bài sưu tầm được xin chia sẻ với mọi người

    GIÚP TRẺ BIỂU LỘ CẢM XÚC
    Trẻ luôn luôn bị chi phối bởi các mối quan hệ đa dạng, có thể đó là những quan hệ thuận tiện hoặc gây khó khăn cho sự thích nghi của các em. Trong quá trình thích nghi để phát triển, trẻ em thường đối mặt với những tác động môi trường bên ngoài. Các tác động này sẽ có thể làm các em bối rối, tức giận, thích thú khoan khoái hay tự hào, hạnh phúc… Chính các cảm xúc như vậy đã có tác dụng làm đa dạng cuộc sống, làm tâm hồn các em thêm rộng mở và đặc biệt là giúp các em có điều kiện thể hiện và tự đánh giá được chính mình.
    Cảm xúc của con người thực chất là những phản ứng xuất hiện bất kỳ lúc nào khi các tác động có liên quan đến nhu cầu cá nhân mình. Rất khó khăn để xác định rằng cảm xúc có phù hợp với mong đợi của chúng ta hay không. Cảm xúc của con người không thể được ngăn chặn mà chỉ có thể điều khiển, điều chỉnh theo các khuynh hướng của con người lúc đó. Đối với trẻ em, đều này rất có ý nghĩa vì khi các em biểu lộ cảm xúc thì chúng ta mới biết phản ứng thật sự của các em và có thể giúp các em điều chỉnh cảm xúc lúc đó và sau đó. Một khi cảm xúc được bộc lộ thì đời sống tình cảm mới có cơ hội được phát huy và hướng đến sự lành mạnh và tích cực trong sinh hoạt.
    Nhiều bậc cha mẹ, người lớn có khuynh hướng chỉ muốn con em mình bộc lộ những cảm xúc phù hợp với sự mong đợi, không muốn các cháu biểu lộ sự giận dữ, khó chịu hay buồn bã… Có thể điều này do kỳ vọng về một con người hòa nhã, thân thiện hay ngoan ngoãn. Nhưng không phải lúc nào trẻ em cũng vui tươi hoặc dịu dàng, cũng khong phải giận dữ hay buồn bã là những điều cần phải dẹp bỏ. Cảm xúc thật một khi không được trải nghiệm sẽ bị dồn nén vào tâm hồn, dễ gây căng thẳng và dẫn đến tình trạng mất cân bằng trong đời sống tình cảm sau này. Trẻ em không bộc lộ được cảm xúc có thể trở thành những người đơn điệu, khô khan và thậm chí vô cảm. Hãy để các em biểu lộ cảm xúc thật sự của mình dưới tác động giáo dục của người lớn để giúp các em tự điều chỉnh và thích nghi. Hãy giúp các em biết vui, biết buồn, biết giận dữ, biết sợ hãi để các em có ý thức không làm người khác sợ hãi hoặc buồn chán.
    Người lớn trân trọng cảm xúc, hiểu được cảm xúc của các em bằng việc chia sẻ những cảm xúc ấy trong điều kiện có thể, và thông qua mối quan hệ để định hướng phản ứng tiếp theo. Trong thời đại văn minh khan hiếm thì giờ hiện nay, rất khó để dạy các em vui buồn thông qua những câu hò, câu ca dao đầy ắp tình người, mà có thể thông qua chính cảm xúc của người lớn trước các tác động, trước các tình huống trong gia đình, trong nhà trường và cộng đồng. Giúp các em biết vui bằng chính các thành tích của mình, các kết quả lớn trong học tập hoặc các kết quả trong quá trình phụ giúp việc nhà, trong việc đỡ đần bố mẹ hoặc nâng đỡ anh chị em. Người lớn cũng có thể dạy các em biết buồn trước các biến cố sau sắc nào đó, biết chia sẻ những nỗi đau, sự mất mát của một người thân quen hay láng giềng thân thiện… Người lớn cũng có thể giúp các em bày tỏ sự ủng hộ hay phản đối một hành vi, một công việc cụ thể nào đó.
    Ngày nay, trong một thế giới biến đổi từng ngày, trong một môi trường chứa đựng nhiều ẩn số, các bậc cha mẹ khó có thể theo dõi và kiểm soát được những trạng thái tinh thần của các em, khó có thể hình dung được sự biểu lộ cảm xúc của trẻ em sẽ mang tính ổn định đến chừng nào, do đó một trong những phương pháp kiểm soát là lần bước theo những cảm xúc thệt của trẻ. Nhiều trẻ em đã sớm bộc lộ tính hung hăng và ích kỷ khi “kinh nghiệm” về việc thất bại quá ít, các em ít biết bày tỏ sự yêu thương, kính trọng người lớn vì cảm xúc quá nghèo nàn và môi trường biểu lộ quá hạn hẹp.
    Giúp trẻ em bộc lộ được cảm xúc, người lớn đã giúp các em sống hồn nhiên hơn với lứa tuổi vốn rất ngây thơ trong việc đánh giá cuộc đời. Chúng ta cần dạy các em biết sống, biết hướng đến tương lai, biết nghĩ đến cuộc sống thực tế nhưng đừng bắt các em phải có những suy nghĩ như người lớn, đừng yêu cầu các em phải có những hành động như người lớn khi điều đó chỉ làm các em thêm lo toan và “già” đi trước tuổi. Bộc lộ được cảm xúc, trẻ sẽ có thể tự điều chỉnh được hành vi của mình với sự hướng dẫn của người lớn, đó là một hình thức giáo dục thật hay, và do đó trẻ sẽ hoàn thiện được nhân cách của mình thông qua mối quan hệ với môi trường bằng hoạt động đa dạng.

    + T.S ĐINH PHƯƠNG DUY
    + Báo khoa học phổ thông số 745/2004
     
  17. văn uyên

    văn uyên Thành viên chính thức

    Tham gia:
    7/12/2005
    Bài viết:
    208
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    18
    Anh Khanh ơi,liệu chỉ gặp 1 lần bác sĩ tâm lý có thể chẩn đoán chính xác là trẻ có bị tự kỷ hay không?hay là phải qua vài lần tiếp xúc thì kết luận mới là chính xác,con em cũng đang trong trường hợp đó,em rất lo,em phải làm thế nào,cho bé kiểm tra lại hay tin vào kết luận của bác sĩ.Cho em lời khuyên anh Khanh nhé.Cảm ơn anh
     
  18. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Chỉ gặp một lần thì khó mà có thể kết luận là trẻ có bị tự kỷ hay không - Vì Tự kỷ không phải là một tật bệnh với những triệu chứng rõ ràng, mà nó là một tình trạng ( Hội chứng ) với khá nhiều mức độ và biểu hiện khác nhau - phải qua thăm khám nhiều lần và trao đổi cặn kẽ với bố mẹ về quá trình sinh nở, các biểu hiện sau sinh - các rối loạn trong giao tiếp sau 3 tuổi, thì mới có thể đưa ra một vài nhận định - Việc chữa trị không tuỳ thuộc vào nhà chuyên môn nhiều, mà phải dựa vào những cách nhìn nhận và chăm sóc của bố mẹ -điều này đòi hỏi nghị lực - tình yêu con và sự kiên trì .
     
  19. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Xin gửi đến Văn Uyên một tài liệu nhỏ về Hội Chứng Tự Kỷ nhé

    TỰ KỶ (Autisme)
    Tự kỷ là rối nhiễu nặng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Khái niệm tự kỷ dần dần được làm rõ thông qua các cuộc tranh luận dưới nhiều góc độ khác nhau. Ngày nay người ta đã thống nhất hiểu khái niệm tự kỷ một cách mềm dẻo theo nghĩa rộng với một tập hợp các biểu hiện lâm sàng. Các tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tự kỷ được thay đổi thường xuyên cho phù hợp với tình hình thực tế. Vì thế, bản chất những bất thường cũng như những biểu hiện đặc trưng của bệnh tự kỷ vẫn luôn là điều bí ẩn cần được khám phá.
    Từ tự kỷ (Autisme) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “do chính tôi”. Trong tác phẩm “Nhóm tâm thần phân liệt” xuất bản năm 1911, bác sĩ tâm thần Bleuer lần đầu tiên sử dụng từ tự kỷ để mô tả sự mất liên lạc với thế giới hiện thực, khó giao tiếp với người khác trong căn bệnh tâm thần phân liệt ở người lớn. Nhiều tác giả khác đã tiếp nối cách của Bleuer coi bệnh tự kỷ như là một triệu chứng quan trọng không đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt ở trẻ em. Đến năm 1943, trong tác phẩm “Rối loạn liên hệ và cảm xúc ở bệnh tự kỷ” nhà tâm thần người Mỹ Kanner mô tả “Bệnh tự kỷ sớm ở trẻ em” là sự không có khả năng thiết lập mối liên hệ cảm xúc với thế giới bên ngoài.
    1. Biểu hiện của bệnh tự kỷ:
    o Theo Kanner, bệnh tự kỷ được mô tả bằng một tập hợp các dấu hiệu:
    1. Khởi phát sớm: Trong khoảng 2 năm đầu sau khi sinh.
    2. Cách ly hoàn toàn: Đứa trẻ thờ ơ, không quan tâm đến mọi người cũng như các đồ vật xung quanh.
    3. Nhu cầu ổn định: Có nghĩa là một sự cần thiết gây dựng và duy trì một sự ổn định tuyệt đối của môi trường sống.
    4. Các hành vi dập khuôn, có nghĩa lặp đi, lặp lại các hành động như di chuyển tay trước mặt, đi bằng các đầu ngón chân một cách máy móc. Tự xoay vòng tròn hoặc lắc lư cơ thể.
    5. Những rối nhiễu về ngôn ngữ: Đứa trẻ không nói hoặc nói những từ vô nghĩa mà người khác không hiểu. Trẻ nhai lại, lặp lại lời của người khác.
    o Năm 1957, Mahler miêu tả tổ hợp nhiễu tâm bằng việc nhấn mạnh các yếu tố đặc trưng: Khởi phát trong 2 năm đầu cuộc sống, không có giai đoạn phát triển bình thường, biểu hiện ở việc quá nhạy cảm với tiếng động hoặc rối loạn giấc ngủ. Ở một vài thời điểm mấu chốt trong quá trình phát triển có sự thiếu thống nhất tổ hợp cảm xúc cá nhân ở người mẹ.
    Tổ hợp nhiễu tâm biểu hiện ở một khối lo hãi bị phân rã ở câu trả lời từ những kinh nghiệm phân tách mẹ con. Tổ hợp nhiễu tâm còn biểu hiện ở sự tan rã nhân cách với sự thiếu hụt một vài chức năng ngôn ngữ và những biểu hiện nhiễu tâm.
    o Theo Tustin: Năm 1957 nhà tâm thần học người Anh F.Tustin dẫ miêu tả bệnh tự kỷ trong tác phẩm “Tự kỷ và nhiễu tâm ở trẻ em”. Ông đã phân loại bệnh tự kỷ làm 3 nhóm:
    - Nhóm1: Tự kỷ tiên phát: Đó là sự kéo dài những dấu hiệu bất bình thường ở trẻ. Những dấu hiệu bất bình thường đầu tiên được phát hiện ở trẻ chính là đứa trẻ không phân biệt được cơ thể của nó và mẹ nó cũng như giới hạn thân thể của nó. Bộ máy tâm trí hoạt động ở mức độ tối thiểu.
    - Nhóm2: Tự kỷ thứ phát: Các dấu hiệu tự kỷ của dạng này dựa theo cách mô tả của Kanner tự kỷ thứ phát bao gồm tất cả các dấu hiệu của tự kỷ tiên phát nhưng ở mức độ rõ nét hơn. Dấu hiệu nổi bật là đứa trẻ không phân biệt được những cái thuộc về bản thân nó và những cái không thuộc về bản thân nó.
    - Nhóm3: Tự kỷ thứ phát thoái triển: Đây là biểu hiện dưới một dạng khác của tâm thần phân liệt trẻ em. Sau một quá trình phát triển êm ả đột nhiên đứa trẻ có những biểu hiện thụt lùi. Sự phong phú trong tư duy, suy nghĩ của trẻ chuyển sang những nhạy cảm của cơ thể.
    o Các tảc giả của Pháp như M.Soudé, D.Houzel đã đưa ra những dấu hiệu chẩn đoán sớm sự phát triển nhiễu tâm trẻ em bao gồm: Sự khó thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với thế giới xung quanh (người,vật...). Cụ thể: Trẻ không bú, không ngủ yên giấc, hay ngọ nguậy hoặc ngược lại đứa trẻ quá trầm lặng, đặt đâu nằm đấy, ít cử động. Không chú ý hoặc chú ý thái quá đến một vài đồ chơi nào đó.
    2. Sự hình thành bệnh tự kỷ (căn nguyên bệnh tự kỷ).
    Căn nguyên bệnh tự kỷ là một tập hợp đa nhân tố. Rất khó phân biệt các yếu tố thực thể và các yếu tố tâm lý. Tuỳ vào trường hợp cụ thể mà có thể yếu tố này hay yếu tố khác sẽ chiếm ưu thế.
    Nghiên cứu trong lĩnh vực di truyền chỉ ra rằng hiện tượng tự kỷ tăng lên đáng kể trong những gia đình có tiền sử mắc bệnh này. Phương pháp nghiên cứu những cặp song sinh cho thấy chẩn đoán trẻ tự kỷ ở những trẻ sinh đôi cùng trứng cao hơn hẳn ở những trẻ sinh đôi khác trứng. Tuy nhiên cần phải nói rằng sự ảnh hưởng của các yếu tố di truyền không mang tính quyết định bởi nhiều trường hợp yếu tố môi trường có ảnh hưởng to lớn hơn yếu tố tự nhiên, thiên bẩm.
    Một dặc điểm khác cần nhấn mạnh là tỷ lệ mắc chứng tự kỷ ở trẻ trai thường cao hơn 3 hoặc 4 lần so với trẻ gái.
    Như vậy theo các tác giả tự kỷ là một hội chứng bao gồm tập hợp một loạt các triệu chứng. Nguyên nhân,nguồn gốc của hiện tượng này rất đa dạng, phức tạp. Không thể phân tích, chẩn đoán bệnh tự kỷ theo kiểu nhân quả, đơn tuyến.
    3. Chăm chữa trẻ tự kỷ.
    Ở các nước Châu âu trẻ tự kỷ thường được chăm sóc trong các Bệnh viện ban ngày. Qúa trình trị liệu có sự kết hợp nhiều chuyên ngành khác nhau. Hoạt động giáo dục giúp trẻ nhận biết được những điều thiết yếu của cuộc sống cũng như cách hoà nhập trong nhóm. Công việc giáo dục hoặc giáo dục lại thường được tổ chức phù hợp với khả năng của trẻ. Ngoài ra còn có các giờ trị liệu tâm lý và sự chăm sóc của các Bác sĩ tâm thần.Hoạt động dậy trẻ tự kỷ tập trung vào việc thay đổi các hành vi của trẻ. Phương pháp điều kiện hoá thường được sử dụng mặc dù có vẻ chưa thoả đáng.
    Phạm Đức Chuẩn (lược dịch)
     
  20. haihanamtrung

    haihanamtrung Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    19/5/2009
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Em rất ủng hộ ý tưởng của bác Lê Khanh về việc mở topic này. Em nghĩ nó sẽ giúp ích cho rất nhiều người đấy bác ạ.
    __________________
     

Chia sẻ trang này