1. Tổng quan về cấu trúc câu tiếng Anh Đa số trong chúng ta đều đã học qua danh từ, động từ, tính từ trong Anh ngữ. Cho đến một số cấu trúc câu tiếng Anh điều kiện, câu so sánh, câu cầu khiến, mệnh đề quan hệ,… Tuy nhiên, người học vẫn chưa biết cách viết ra được câu tiếng Anh cho đúng với ngữ pháp. Đó là bởi họ không biết cách lắp ráp các yếu tố trên lại với nhau để hình thành một câu hoàn chỉnh. Đừng quá lo lắng, bài viết sau sẽ giới thiệu đến bạn những cấu trúc câu trong tiếng Anh hay sử dụng. Để việc học ngữ pháp không còn là điều khó khăn và cản đường bạn đi đến thành công. Nếu bạn đang cần học những câu thông dụng. Đừng bỏ qua 80 cấu trúc tiếng Anh ghi nhớ vỏn vẹn trong 30 ngày nhé. 2. Cấu trúc câu tiếng Anh là gì? Cấu trúc câu tiếng Anh chính là những trật tự từ hay cụm từ đã được quy định nhằm tạo nên một câu có nghĩa. Có khá nhiều cấu trúc câu đa dạng và những câu thông dụng sẽ được người bản ngữ nói thường ngày. Hơn nữa, người học thường sẽ gặp các dạng câu trong lúc giao tiếp hay trong các bài kiểm tra. Vậy nên, nắm được ngữ pháp cấu trúc câu sẽ giúp bạn học tập hiệu quả, có chọn lọc, tối ưu được thời gian hơn. Sau đây là tổng hợp một số cấu trúc câu phổ biến mà bạn cần nắm chắc khi học Anh ngữ. 3. Những cấu trúc câu tiếng Anh bạn cần ghi nhớ kỹ 3.1. Câu điều kiện trong tiếng Anh loại 1, 2, 3 3.1.1. Thế nào là câu điều kiện? Trong Anh ngữ, câu điều kiện (Conditional sentences) là dạng câu diễn đạt và giải thích cho sự việc nào đó khi điều kiện nói sẽ xảy ra. Đa số những câu điều kiện đều chứa từ “if” và một câu sẽ có hai mệnh đề liên tiếp. Theo đó, với mệnh đề chính thường gọi là mệnh đề kết quả. Còn mệnh đề chứa “if” là mệnh đề điều kiện nói lên điều kiện để mệnh đề chính kết quả thành sự thật. Thường thì mệnh đề chứa “if” và điều kiện sẽ lần lượt đứng theo thứ tự trước-sau. Trong đó, dạng cấu trúc câu điều kiện có 3 loại và tương ứng với từng cách sử dụng riêng. Có cách chia thì động từ cũng sẽ khác nhau cho cả hai mệnh đề. Để ghi nhớ sâu hơn, cùng xem tất tần tật các loại câu điều kiện từ A đến Z giúp người học nắm chắc kiến thức. 3 loại câu điều kiện tiếng Anh cơ bản 3.1.2. Những dạng câu điều kiện hay gặp Đầu tiên là câu điều kiện loại 1, là dạng câu được sử dụng khi có điều kiện bất kỳ làm cho sự việc đó có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Công thức của câu điều kiện loại 1 như sau: if + thì hiện tại đơn, will + động từ nguyên mẫu. Trong cấu trúc câu điều kiện trong tiếng Anh, câu điều kiện 2 là dạng câu được sử dụng khi có một điều kiện nào đó làm cho sự việc không thể xảy ra ở trong hiện tại. Công thức của câu điều kiện loại 2 như sau: if + thì quá khứ đơn, would + động từ nguyên mẫu. Còn với câu điều kiện loại 3 được sử dụng nếu như có điều kiện nào đó làm cho một sự việc không thể xảy ra ở trong quá khứ. Công thức của câu điều kiện loại 3 như sau: if + thì quá khứ hoàn thành, would + have + V3/V-ed. 3.2. Các dạng cấu trúc so sánh tiếng Anh 3.2.1. Khái niệm câu so sánh tiếng Anh Những loại câu so sánh trong tiếng Anh (Comparisons sentences) giúp người học có thể so sánh vật này cùng với vật khác. Thêm vào đó, ngữ pháp tiếng Anh thì chỉ có tính từ (adj) cũng như trạng từ (adv) mới khả năng áp dụng so sánh. Tất cả các loại từ khác sẽ không có dạng câu so sánh. 3.2.3. Có mấy hình thức câu so sánh trong Anh ngữ? Bên cạnh các kiến thức về ngữ pháp thì câu so sánh thường được dùng phổ biến. Không những có mục đích là so sánh thông thường mà loại câu này còn muốn nhấn mạnh thêm hàm ý trong câu. Có 3 loại cấu trúc so sánh: so sánh bằng- hơn-nhất. Dưới đây là định nghĩa và công thức ứng với từng loại. Đầu tiên, so sánh bằng được định nghĩa là so sánh vật này bằng vật kia, vật này như vật kia. Với công thức tổng quan là: S + V + as + (adj/ adv) + as. Với so sánh hơn được dùng khi bạn so sánh cái này hơn cái kia. Công thức của loại này là: S + V + (Adj/Adv) + “-er” + than. So sánh nhất được dùng trong trường hợp khi bạn so sánh vật này hơn tất cả những vật khác. Công thức so sánh nhất: S + V + the + Adj/Adv + -est. Để hiểu rõ hơn về so sánh bằng, so sánh hơn và so sánh nhất, đừng bỏ lỡ. 3.3. Câu cầu khiến trong Anh ngữ là gì? Cách dùng Dạng câu cầu khiến (Causative form) hay còn được gọi là câu mệnh lệnh trong tiếng Anh. Cấu trúc câu này được sử dụng khi người nói muốn thể hiện mệnh lệnh (commands), đề nghị (suggestions), yêu cầu (requests), mong muốn, nhờ ai đó giúp đỡ, cho phép hoặc cấm đoán, thực hiện một việc làm gì đó,… Trong đó, dạng câu cầu khiến sẽ được phân ra làm 2 loại chính là thể chủ động (active) và thể bị động (passive). Một số những dạng cấu trúc câu cầu khiến mà bạn có thể sẽ gặp phải như: let, make, get, have, help,… Chúng ta sẽ có 6 cách sử dụng câu cầu khiến trong các tình huống thực tế như sau: Sử dụng để đưa ra yêu cầu hay mệnh lệnh cho một ai đó; Dùng để mời chào một ai đó; Sử dụng với mục đích hướng dẫn cho người khác; Sử dụng để đưa ra thông báo hay cảnh báo; Được dùng để đưa ra những lời khuyên đến một ai đó; Nếu sử dụng kèm theo với “do” giúp cho sắc thái của câu thêm phần lịch sự hoặc đó là một vấn đề khá nghiêm trọng. Khái niệm câu cầu khiến và cách dùng 4. 100 cấu trúc tiếng Anh cơ bản thường gặp trong tiếng Anh Pass away (qua đời) Kay passed away because of his cancer. (Kay qua đời vì bệnh ung thư của anh ấy.) Pay for sth (trả giá cho việc gì) I have to pay for my laziness many things. ( tôi đã phải trả giá cho sự lười biếng của mình bằng rất nhiều thứ.) Put an end to sth (chấm dứt việc gì đó) I and May put an end to all hatred of us. (tôi và May chấm dứt tất cả các hiềm khích giữa chúng tôi.) Look forward to sth (mong đợi làm việc gì đó: thường sử dụng cuối thư hoặc email) I am looking forward to go camping with friends tomorrow . ( tôi đang mong chờ chuyến cắm trại cùng bạn bè vào ngày mai.) Provide sb with sth (cung cấp cho ai cái gì ) Please provide us with some balloons for birthday party.(Vui lòng cung cấp cho chúng tôi một ít bóng bay cho bữa tiệc sinh nhật.) Lend sb sth(cho ai mượn cái gì ) He will lend John his book. (anh ấy sẽ cho John mượn sách.) Make sb do sth(bắt ai làm gì) Nina made her children go swimming. (Nina bắt các con của cô ấy đi bơi.) Plan to do sth (có dự định làm gì đó) We plan to go Da Lat on our vacation. (chúng tôi có dự định đi Đà Lạt vào kì nghỉ của chúng tôi.) Invite sb to do sth (mời ai làm gì đó) John invited me to travel with his family in Da Nang next week. (John mời tôi cùng đi du lịch với gia đình anh ấy ở Đà Nẵng vào tuần tới.) Offer sb sth (đề nghị/mời ai cái gì đó) I offered my parents a delicious dinner. (tôi mời bố mẹ một bữa tối ngon miệng.) Keep one’s promise (giữ lời hứa) Steve keeps his promise to go to my birthday party. (Steve giữ lời hứa sẽ tới tiệc sinh nhật của tôi.) Be able to do sth (có khả năng làm gì ) Mary is able to run over 1000m. (Mary có thể chạy hơn 1000m.) Can’t stand/help/bear/resist + v-ing (không chịu/nhịn nổi) Tom can’t stand seeing his girlfriend cry. (Tom không thể chịu nổi nhìn bạn gái của anh ấy khóc.) Be good at sth (giỏi làm việc gì đó) Bin is very good at lying. (Bin rất giỏi nói dối.) Be keen on sth/sb (mặn mà/đam mê với một điều gì đó/ai đó) Ann is keen on her job. (Ann rất đam mê công việc của cô ấy.) Had better do sth (nên làm gì) You had better not care what they say. (bạn không nên quan tâm những gì họ nói.) Prefer sth to sth (thích cái gì hơn cái gì) I prefer milk tea to coffee. (tôi thích khoai lang hơn khoai tây.) Apologize for doing sth (xin lỗi vì đã làm gì) Mary apologized for calling back late. (Mary xin lỗi vì đã gọi lại muộn.) Suggest sb (should) do sth (gợi ý ai làm gì) My teacher sugested me should go to library. (cô giáo tôi gợi ý tôi nên tới thư viện.) Would rather sb did sth (muốn ai đó làm gì đó) I would rather him understood what I have suffered. (tôi muốn anh ấy hiểu những gì tôi đã phải chịu đựng.) Xem thêm 100+ cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh tại đây: https://patadovietnam.edu.vn/blog/vocab-grammar/cau-truc-cau-tieng-anh/