Thông tin: Cấy Ghép Tế Bào Gốc Trong Điều Trị Ung Thư

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi IIMS Việt Nam, 10/1/2022.

  1. IIMS Việt Nam

    IIMS Việt Nam Thành viên mới

    Tham gia:
    20/7/2021
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    6
    Các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị hay xạ trị liều cao thường phá hủy cả những tế bào gốc trong tủy xương giúp sản sinh ra máu. Đây là những tế bào đặc biệt, nắm giữ vai trò quan trọng bởi chúng phát triển thành những loại tế bào máu khác nhau. Cấy ghép tế bào gốc giúp những bệnh nhân điều trị ung thư có thể tái tạo lại các tế bào máu. Những loại tế bào máu chính là:

    • Tế bào bạch cầu: một phần của hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
    • Tế bào hồng cầu: vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
    • Tiểu cầu: giúp đông máu.
    1. Các phương pháp cấy ghép tế bào gốc
    Trong cấy ghép tế bào gốc, bạn nhận những tế bào gốc khỏe mạnh thông qua hình thức truyền tĩnh mạch. Khi chúng xâm nhập vào máu, các tế bào gốc sẽ di chuyển đến tủy xương, nơi chúng sẽ thay thế các tế bào đã bị phá hủy bởi các phương pháp điều trị như xạ trị hay hóa trị liều cao. Tế bào gốc tạo máu được cấy ghép có thể đến từ tủy xương, mạch máu hoặc dây rốn. Các phương pháp cấy ghép có thể là:

    • Ghép tế bào gốc tự thân (tự ghép), có nghĩa là tế bào gốc đến từ chính bệnh nhân.
    • Ghép tế bào gốc đồng loại (dị ghép), tức là tế bào gốc đến từ người khác. Người hiến tặng có thể là người cùng huyết thống hoặc không.
    • Ghép đồng gen tức cấy tế bào gốc đến từ anh/chị em sinh đôi với bệnh nhân.
    Để giảm thiểu tối đa những tác dụng phụ và cải thiện cơ hội thành công của dị ghép, tế bào gốc của người hiến tặng phải phù hợp với tế bào gốc của bệnh nhân.

    [​IMG]

    2. Quá trình ghép tế bào gốc
    Điều kiện hóa trước ghép:

    Các xét nghiệm trước ghép: Bạn sẽ được lấy máu xét nghiệm để đảm bảo đủ điều kiện ghép, bao gồm:

    • Phân tích huyết học, nhóm máu, phết máu ngoại biên
    • Sinh hóa: AST, ALT, creatinin, glucose, ion đồ, bilirubin TP/TT, LDH, acid uric, cholesterol, triglycerid,...
    • Đông máu: PT, APTT, Fibrinogen,
    • Bilan siêu vi/ kí sinh trùng: HBV, HCV, HIV, HTLV, CMV, EBV, giang mai, sốt rét, Toxoplasma Gondii
    • Chẩn đoán hình ảnh: X-quang tim phổi thẳng, siêu âm tim-bụng, ECG
    • Tổng phân tích nước tiểu
    Điều kiện hóa sẽ được thực hiện ngay trước ngày ghép và tùy theo phác đồ có thể kéo dài từ 5 – 7 ngày.

    Ngày ghép:

    • Sau khi hoàn tất phác đồ điều kiện hóa, bác sĩ sẽ tiến hành truyền tế bào gốc vào cơ thể bệnh nhân.
    • Tế bào gốc đông lạnh để lưu trữ sẽ được rã đông trước khi truyền vào cơ thể bệnh nhân.
    • Quá trình truyền có thể kéo dài từ 30 phút đến vài giờ đồng hồ, tùy thể tích đơn vị tế bào gốc.
    • Phản ứng trong quá trình truyền tế bào gốc ít xảy ra, nếu có như đau bụng, rát họng thường là do độc tính của chất DMSO bảo quản tế bảo gốc và được theo dõi bởi các bác sĩ và điều dưỡng.
    Quá trình mọc mảnh ghép:

    • Tế bào gốc di chuyển đến tủy xương và biệt hóa thành các tế bào máu. Quá trình này gọi là mọc mảnh ghép.
    • Sau ghép, bác sĩ sẽ theo dõi công thức máu của bệnh nhân thường xuyên để xác định thời điểm mọc mảnh ghép.
    • Bệnh nhân được sử dụng thuốc kích thích tủy xương để thúc đẩy mọc mảnh ghép.
    • Xét nghiệm Chimerism là tỉ lệ tế bào người hiến trong cơ thể bệnh nhân, thường được thực hiện khoảng 1 tháng sau ghép.
    3. Ghép tế bào gốc tạo máu điều trị những bệnh nào?
    Ghép tự thân: Bệnh ung thư ác tính như đa u tủy xương, u lympho Hodgkin, u lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi cấp tiền tủy bào, v.v.

    Ghép đồng loài:

    • Bệnh ác tính: Lơ-xê-mi cấp dòng tủy và lympho, u lympho Hodgkin, U lympho không Hodgkin, Lơ-xê-mi kinh dòng bạch cầu hạt, Hội chứng rối loạn sinh tủy;
    • Bệnh lành tính: Suy tủy xương, Đái huyết sắc tố kịch phát ban đêm, Thiếu máu Fanconi, Thalassemia, Thiếu máu Diamond-Blackfan,...
    4. Cấy ghép tế bào gốc chống lại ung thư như thế nào?
    Cấy ghép tế bào gốc không chống lại ung thư một cách trực tiếp. Thay vào đó, chúng giúp bạn hồi phục khả năng tái tạo tế bào gốc sau quá trình điều trị bằng xạ trị hoặc hóa trị liều cao.

    Tuy nhiên, với bệnh đa u tủy và một số loại bệnh bạch cầu, cấy ghép tế bào gốc có thể hoạt động chống ung thư một cách trực tiếp. Điều này xảy ra do một hiệu ứng được gọi là mảnh ghép chống lại khối u (trong trường hợp cấy ghép dị hợp). Mảnh ghép chống lại khối u xảy ra khi những tế bào bạch cầu từ người hiến tặng tấn công bất kì tế bào ung thư nào còn trong cơ thể bạn (khối u) sau khi điều trị liều cao. Hiệu ứng này góp phần giúp các phương pháp điều trị ung thư trở nên hiệu quả hơn.

    5. Cấy ghép tế bào gốc có thể gây ra tác dụng phụ
    • Nhiễm trùng: Các phương pháp điều trị ung thư liều cao trước khi cấy ghép tế bào gốc có thể gây ra những vấn đề như chảy máu hay gia tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong thời gian tế bào gốc của người hiến chưa mọc, hệ miễn dịch của cơ thể người bệnh suy yếu, nguy cơ nhiễm trùng rất cao. Vì vậy, hãy tham vấn ý kiến của các bác sĩ về những tác dụng phụ có thể xảy ra cũng như mức độ nghiêm trọng của chúng.
    • Thiếu máu, xuất huyết: Xảy ra khi mảnh ghép chưa mọc, cơ thể người bệnh chưa tạo được đủ các tế bào máu, dẫn đến thiếu hồng cầu và tiểu cầu.
    • Bệnh mảnh ghép chống chủ: Tế bào gốc của người hiến tặng nhận ra tế bào trong cơ thể bạn là ngoại lai và tấn công các mô lành của người bệnh. Bệnh có thể xảy ra cấp tính hoặc mặn tính và biểu hiện trên da, hệ tiêu hóa, hệ gan mật, hệ tiết niệu,... Người bệnh cần phải uống thuốc ức chế miễn dịch một thời gian dài sau ghép để ngừa biến chứng này.
    • Thải ghép: Tế bào gốc của người hiến không mọc được trong cơ thể người bệnh hoặc bị đào thải sau khi đã mọc mảnh ghép.
    Tế bào gốc tạo máu của người hiến tặng càng giống với tế bào gốc của bạn thì khả năng bạn mắc bệnh mảnh ghép chống chủ càng ít. Bác sĩ cũng có thể cố gắng ngăn ngừa bằng cách cho bạn dùng thuốc để ức chế miễn dịch.

    6. Chi phí cấy ghép tế bào gốc
    Cấy ghép tế bào gốc là một thủ tục phức tạp và tốn kém. Hầu hết các chương trình bảo hiểm chi trả một số chi phí cấy ghép cho một số loại ung thư.

    7. Cấy ghép tế bào gốc mất bao lâu?
    Cấy ghép tế bào gốc có thể mất đến vài tháng để hoàn thành. Quá trình được bắt đầu cùng với việc điều trị hóa trị hay xạ trị liều cao hoặc kết hợp cả hai. Sau đó, bạn sẽ có một vài ngày để nghỉ ngơi.

    Tiếp theo, bạn sẽ được truyền tế bào gốc tạo máu. Tế bào gốc sẽ được cung cấp thông qua đường tĩnh mạch trung tâm. Quá trình này giống như được truyền máu. Mất từ 1 – 5 giờ để hoàn tất quá trình nhận tế bào gốc.

    Sau khi nhận tế bào gốc, bạn sẽ bắt đầu quá trình hồi phục. Trong thời gian này, bạn đợi các tế bào máu tái tạo nên những tế bào mới.

    Ngay cả khi số lượng tế bào máu của bạn trở lại bình thường, hệ thống miễn dịch của bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để hồi phục hoàn toàn – Vài tháng đối với cấy ghép tự thân và 1-2 năm đối với cấy ghép dị sinh hoặc cộng sinh.

    8. Làm thế nào để biết quá trình cấy ghép hoạt động tốt hay không?
    Các bác sĩ sẽ theo dõi quá trình các tế bào mới được tạo thành bằng cách kiểm tra công thức máu thường xuyên. Khi các tế bào gốc mới được cấy ghép tạo ra các tế bào mới, số lượng tế bào máu sẽ tăng lên.

    Trong thời gian này, bệnh nhân cần tuân thủ một số việc sau để phòng tránh nhiễm trùng:

    • Rửa tay đều đặn, vệ sinh răng miệng, tắm hàng ngày
    • Ăn chín, uống sôi, tức thức ăn đã được nấu kĩ và nước đun sôi để nguội. Tránh thức ăn không đảm bảo vệ sinh.
    • Tránh tiếp xúc với những nguồn bệnh lây nhiễm khác như sởi, thủy đậu, cúm, v.v.
    Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời, sẽ tăng nguy cơ của phản ứng mảnh ghép chống chủ.

    Xem thêm:



    [​IMG]

    Khi nào bạn nên sử dụng dịch vụ Ý kiến y tế thứ 2:

    • Cảm thấy lo lắng, nghi ngờ về kết quả chẩn đoán hiện tại
    • Được chẩn đoán mắc bệnh lạ/ bệnh hiếm gặp
    • Được chỉ định các biện pháp điều trị lớn và quan trọng, có can thiệp như phẫu thuật
    • Mong muốn được tìm hiểu kĩ hơn về tình trạng bệnh cũng như phương pháp điều trị tiên tiến trên thế giới
    • Sau một thời gian điều trị, tình trạng bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc trầm trọng thêm
    Lợi ích khi sử dụng dịch vụ Ý KIẾN Y TẾ THỨ 2:

    • Bệnh nhân không phải lo lắng về khoảng cách địa lý hay việc di chuyển, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo dịch bệnh trong cộng đồng.
    • Bệnh nhân được đánh giá lại toàn bộ bệnh án và phương án điều trị (nếu có trước đây), giảm thiểu tối đa những sai sót, rủi ro không đáng có.
    • Bệnh nhân được tham vấn ý kiến chuyên khoa từ những chuyên gia y tế hàng đầu tại Nhật Bản.
    • Bệnh nhân có thể tiếp cận với quốc gia nằm trong TOP hệ thống y tế tốt nhất trên thế giới, tham khảo về những phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại nhất trên thế giới, tăng tỉ lệ điều trị thành công.
    • Bệnh nhân được hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc liên quan về tình trạng sức khỏe.
    • Bệnh nhân có thể tiết kiệm được chi phí, thời gian đáng kể.

    [​IMG]



    Tham khảo:

     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi IIMS Việt Nam
    Đang tải...


Chia sẻ trang này