Cây thuốc quanh ta

Thảo luận trong 'Nội trợ, Mẹo vặt' bởi EnCon, 31/7/2008.

Tags:
  1. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Chăm sóc tóc và da đầu lá cây truyền thống
    Cập nhật lúc 10h51" , ngày 28/09/2006


    (VnMedia) - Mỗi khi có vấn đề về tóc và da đầu, sử dụng liệu pháp thiên nhiên được ưu tiên chọn lựa bởi tính an toàn và hiệu quả mà vẫn đáp ứng được các nhu cầu làm đẹp tóc. Mỗi cây cỏ đều là vị dược liệu quí có công dụng riêng, đã được cổ nhân dùng hàng ngàn đời nay để chăm sóc tóc và da đầu.



    Hương nhu



    Cây Hương nhu trắng (tên khoa học là Ocimum gratissimum L.) có chứa tinh dầu hương nhu 0,6-0,8% trong đó chủ yếu làEugenol, ete metylic của eugenol, cacvarol, o-cymen, p-cymen, camphen, limonen, pinen.



    Theo đông y, hương nhu có tác dụng thông khiếu, làm ra mồ hôi, làm thông thoáng da đầu, nhẹ đầu, sảng khoái khi gội đầu, giúp tăng lưu thông khí huyết dưới da, kích thích mọc tóc mới. Khoa học hiện đại đã chứng minh tinh dầu hạt Hương nhu có tác dụng anti-oxydant, chống nhiễm khuẩn.



    Kinh nghiệm dùng hương nhu chữa trẻ em chậm mọc tóc: Hương nhu sắc với nước, cô đặc, trộn với mỡ lợn, bôi lên đầu.



    Tang bạch bì



    Cây dâu (Morus alba L.) thường được trồng để nuôi tằm và làm thuốc. Vỏ rễ cây dâu chứa các flavon: mulberrin, mullberochromen, cyclomulberin, cyclomulberochromen, acid hữu cơ, tanin, pectin và (-amirin, tinh dầu.



    Trong dân gian thường dùng cây dâu để chữa rụng tóc, làm chặt tóc, mọc tóc, đen tóc như sau:



    Tang bạch bì giã dập, ngâm nước, đun sôi nửa giờ, lọc lấy nước gội đầu chữa rụng tóc.



    Tang bạch bì cạo bỏ vỏ vàng, đổ nước vào ngâm, nấu sôi 5, 6 dạo, bỏ bã đi mà gọi đầu thì tóc luôn luôn bền chặt.



    Tang bạch bì, lá trắc bá đều 1 lạng, nấu nước tắm gôi trị tóc trên đầu không mọc được.



    Lá dâu và lá vừng hai vị bằng nhau, đổ nước vo gạo vào, nấu lên gội đầu 7 lần thì tóc dài được vài thước.



    Dầu mè cùng nấu với lá dâu, bỏ lá dâu đi, thường ngày xát vào, lâu lâu tóc mọc tốt như mây.



    Bồ kết



    Cây Bồ kết (Gleditschia australis Hemsl.) có chứa nhiều Saponin triterpenic là Gleditsaponin, australozid, các flavonoid: luteolin, saponaretin, vitexin, homoorientin và orientin.



    Bồ kết có tác dụng làm sạch nhẹ nhàng, thông khiếu. Kinh nghiệm dùng Bồ kết với tóc:



    Chữa trẻ em chốc đầu, rụng tóc: Bồ kết đốt ra than, tán nhỏ, rửa sạch vết chốc, rồi đắp than bồ kết lên.



    Bồ kết nướng trên than, bóc bỏ hạt, đun sôi vài dạo với nước. Thêm các lá cây khác như hương nhu, cứt lợn, mần trầu, lá bưởi,... mỗi thứ một nắm đun sôi, đổ ra pha với nước nguội gội đầu mượt tóc, sạch gầu, dầy tóc.



    Ngũ sắc (cỏ cứt lợn)




    Cây ngũ sắc (Ageratum conyzoides L.) có chứa tinh dầu: cadinen, caryophyllen, geratocromen, demetoxygerratocromen, cumarin. Dân gian thường dùng cây ngũ sắc phối hợp với bồ kết nấu nước gội đầu vừa thơm đầu vừa sạch tóc, sạch gàu, chống ngứa. Giã lá, hoa ngũ sắc với một ít muối, vắt lấy nước, nhỏ mũi chữa viêm mũi, viêm xoang.



    Mần trầu



    Cỏ mần trầu (Eleusine indica L.) có chứa acid cyanhydric. Là một vị thuốc mát, thường dùng để nấu nước gội đầu làm trơn tóc, mượt tóc. Kinh nghiệm dùng Cỏ mần trầu: Mần trầu, hương nhu, cỏ cứt lợn, mỗi thứ một nắm, 3 – 5 quả bồ kết nướng, bỏ hạt, nấu với nước dùng để gội đầu có tác dụng sạch gầu, suôn mượt tóc, chống rụng tóc.



    Nghệ




    Nghệ tươi đã được sử dụng từ cổ xưa đểbôi lên các mụn để đỡ sẹo, làm đẹp da; nước ép nghệ tươi được dùng bôi toàn thân phụ nữ mới sinh nở để làm kín lỗ chân lông, tránh gió, tránh phong lạnh, làm hồi sinh làn da tươi tắn, tránh rám da,... Khoa học hiện đại cũng đã chứng minh trong dịch chiết nghệ tươi có chứa Curcumin, monodesmetoxy curcumin, didesmetoxy curcumin, zingiberen, ceton sesquiterpenic, tumeron,... có tác dụng làm tái tạo tế bào da, chống oxy hoá, chống lão hoá da trước tuổi, chống viêm, giảm ngứa, kích thích liền da, tránh tạo sẹo,...



    Tất cả các công dụng của các loại lá cây truyền thống đã được các chuyên gia tập hợp trong Dầu gội Dược liệu Thái Dương 3 là sản phẩm độc đáo của công ty Sao Thái Dương phối hợp các dược liệu hiệp đồng tác dụng chăm sóc tóc và da đầu đặc biệt với các chức năng:



    Làm chặt chân tóc, chống rụng tóc, kích thích mọc tóc, hiệu quả cả với người bị hói.

    Chống ngứa, chống gàu.

    Dưỡng tóc, làm tóc suôn mềm lâu dài.

    Thoáng mát, sảng khoái da đầu.

    Dưỡng da đầu, làm nền tảng cơ sở cho tóc khoẻ, tóc đẹp
    Nguồn :vnmedia.vn
     
    Đang tải...


  2. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Hoa ngọc lan chữa ho
    Cập nhật lúc 08h52" , ngày 26/09/2006





    Để chữa ho, có thể lấy 30 g hoa ngọc lan hấp cách thủy với 40 g mật o­ng, lấy nước uống. Ngoài ra, ngọc lan còn được dùng chữa nhiều chứng bệnh khác như viêm phế quản, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều...

    Ngọc lan là cây thân gỗ khá lớn, có khi cao tới 25-30 m, tuy nhiên người ta có thể chiết cành trồng vào chậu làm cây cảnh. Lá to màu lục tươi, có lá bắp dính thành ống bao lấy chồi. Mùa hoa vào tháng 5-8. Hoa mọc thành từng bông ở nách lá phía trên ngọn, có nhiều cánh dài, mảnh, mùi thơm dịu.

    Nhiều bộ phận của cây ngọc lan có tác dụng làm thuốc:

    Hoa: Thu hái khi mới chớm nở, dùng tươi hoặc phơi sấy nhẹ cho khô. Dược liệu có vị đắng, cay, tính ấm dùng chữa ho, viêm mũi, xoang.

    Chữa ho: Lấy 30 g hấp cách thủy với 40 g mật o­ng, lấy nước uống.

    Chữa đau bụng kinh ở phụ nữ: Ngọc lan 20 g, ý dĩ nhân 30 g, hạt đậu ván trắng 30 g, hạt mã đề 5 g sắc uống trong ngày.

    Chữa viêm mũi, xoang, có chảy nước mũi: Hoa ngọc lan còn xanh sấy khô giòn, tán bột mịn đựng vào lọ nút kín, mở lọ để ngửi và hít mạnh để bột thuốc bay vào mũi, ngày 2-3 lần, rất hiệu quả.

    Lá: Dùng chữa viêm phế quản mạn tính ở người già. Lấy lá ngọc lan 30 g, lá cây dừa 30 g thái nhỏ phơi khô, giun đất đã chế biến 5 g dùng sắc uống.

    Ngoài ra, lá ngọc lan (bánh tẻ) rửa sạch, giã nát, đắp chữa mụn nhọt sưng tấy...

    Vỏ thân cây: Lấy vỏ thân cây cạo sạch lớp vỏ mỏng bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, dùng sống hoặc tẩm giấm sao vàng. Lấy 30 g sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2 lần trong ngày để chữa sốt, kinh nguyệt không đều, đại tiện khó.
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  3. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    SỨC KHOẺ -> Y HỌC CỔ TRUYỀN

    Bưởi chữa đau bụng, khó tiêu
    Cập nhật lúc 10h19" , ngày 11/09/2006





    Để chữa đau bụng, đầy bụng do lạnh, lấy lá bưởi non luộc chín hay nướng chín đắp vào rốn khi còn nóng.

    Bưởi là cây đa năng; lá, hoa, quả đều có thể dùng làm thực phẩm, làm thuốc. Trong Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã viết: “Bưởi làm cho thư thái, trị được nôn nghén khi có thai, chữa lười ăn, đau bụng, tích rượu ăn không tiêu”; “vỏ bưởi có trừ đờm, hòa huyết, giảm đau, đau ruột, tiêu phù thũng, khi dùng bỏ cùi trắng lấy vỏ vàng sao dùng”.

    Chữa đau dạ dày: Lấy một vốc hạt bưởi rửa sạch cho vào cốc thủy tinh, rót nước sôi vào, đậy kín, sau 2-3 giờ lấy nước uống. Có thể thêm ít đường cho dễ uống. Uống liên tục nhiều ngày.

    Chữa đau bụng, ăn không tiêu: Sắc nước vỏ bưởi uống, ngày dùng 4-12 g dưới dạng thuốc sắc.

    Chữa trĩ: Rễ bưởi đào rửa sạch, thái nhỏ (20 g/ngày) sắc uống.

    Chữa sa bìu tinh hoàn, bìu đau tức: Bưởi non mới hình thành hạt: 1 quả, gọt vỏ sao vàng, hạ thổ nấu nước uống. Dùng vài ngày.

    Chữa đau bụng do lách to: Vỏ bưởi 12 g sắc với 1 bát nước, còn nửa bát. Uống liên tục một tuần.

    Ngoài ra, nước ép múi bưởi được dùng làm thuốc chữa tiêu khát (đái tháo nhạt), thiếu vitamin C. Tầm gửi cây bưởi được dùng chữa các bệnh khớp, ăn uống khó tiêu.

    Lưu ý: Nước ép bưởi khi dùng chung với thuốc tây có thể không tốt cho sức khỏe vì nó chứa furanocoumarin - một chất có thể ảnh hưởng lên quá trình hấp thụ dược phẩm.

    Các nhà nghiên cứu cũng khuyên không đánh răng ngay sau khi ăn bưởi, vì các loại quả chua chứa nhiều axít nên dễ làm yếu men răng và gây mòn cổ răng
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  4. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Phòng và trị bệnh bằng hoa
    Cập nhật lúc 09h25" , ngày 05/09/2006


    Hoa cúc có thể trị bệnh cao huyết áp. Ảnh: SXC


    Dược thảo trong y học cổ truyền được sử dụng với 3 mục đích: trị bệnh phòng bệnh, và tăng cường sức khỏe. Người ta có thể sử dụng toàn bộ cây hoặc từng bộ phận của cây, như củ rễ, lá, thân, vỏ rễ, vỏ quả, hoa... Nói đến hoa, chúng ta thường nghĩ đến vẻ đẹp, mùi hương của hoa, nhưng sẽ lý thú hơn khi nhắc đến công dụng của hoa trong việc phòng và trị bệnh.


    1. Hoa cúc: Có thể sử dụng với dạng nấu nước uống như nước giải khát hoặc sắc uống để chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau mắt, cao huyết áp, sốt. Mỗi ngày có thể dùng 10-16g dưới dạng thuốc sắc, ngâm rượu uống, hoặc giã nát đắp mụn nhọt.

    2. Hoa lài: Thường dùng ướp trà uống hoặc dùng 2-4g hoa khô sắc uống chữa kiết lị, chữa mất ngủ hoặc dùng để rửa mắt.

    3. Hoa sứ: Có tác dụng hạ huyết áp, chữa ho, tiêu đờm, tiêu thũng, liều dùng 6-12g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Người ta còn dùng nước sắc hoa sứ chữa cảm sốt, kiết lị. Một số ghi nhận ở Lào cho thấy hoa sứ còn có tác dụng chữa viêm tắc động mạch, ở Campuchia chữa hắc lào.

    4. Hoa hồng: Có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, giải độc, dùng để chữa kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ho viêm họng, lở loét mồm, liều dùng 3-6g/ngày dưới dạng thuốc sắc. Tinh dầu hoa hồng pha nước tắm có tác dụng an thần.

    5. Hoa hòe: Vị đắng trong hoa hòe có từ 6-30% là rutin, một chất làm bền thành mạch, người ta thường sử dụng để điều trị trong cao huyết áp, ngăn ngừa tình trạng xuất huyết do vỡ mao mạch, điều trị ho ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam. Liều dùng 5-20g mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc. Có thể sao khô để dành pha uống như nước trà. Hiện nay hoa hòe được bào chế thành dạng thuốc viên, hàm lượng 0,02g, ngày uống 3 lần/ngày, mỗi lần uống 1 viên.

    Một vài loại hoa ít được người sử dụng quan tâm, nhưng cũng là vị thuốc:

    - Hoa dâm bụt: Dùng lá và hoa giã nhỏ trộn với muối đắp lên mụn nhọt sẽ giúp giảm đau và chóng vỡ mủ. Ở Malaysia, người ra dùng hoa pha nước uống như uống trà để thông tiểu và chữa mẩn ngứa.

    - Hoa mồng gà: Sắc uống mỗi ngày từ 8-16g, chữa đi tiêu ra máu, hoặc dùng 10g hoa sấy khô, tán nhỏ, chia nhiều lần uống trong ngày. Mỗi lần uống 1-2g chữa lị ra máu, tiêu ra máu, kinh nguyệt kéo dài.


    6. Kim ngân hoa: Thường được trồng làm cảnh hoặc hàng rào, mọc nhiều ở vùng núi miền Bắc và Tây Nguyên, có tác dụng tiêu độc, trị ghẻ lở, nhọt độc ngứa, dị ứng, thấp khớp, một số nghiên cứu chứng minh nước sắc hoa kim ngân có tác dụng kháng sinh đối với tụ cầu khuẩn, vi khuẩn thương hàn...

    7. Hoa bưởi: Tinh dầu hoa bưởi có rất nhiều thành phần, có thể đến 41 thành phần. Người ta nhận thấy tinh dầu hoa bưởi có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm (phế cầu), tụ cầu vàng...

    8. Hoa cam: Dùng để pha chế thuốc theo đơn, hoa cam chứa nhiều tinh dầu, có tính kháng khuẩn nhưng kém hơn tinh dầu vỏ quả, có thể dùng nước hoa cam uống để làm êm dịu thần kinh.

    9. Hoa khế: Dùng chung với lá khế, cành non, nấu sôi dùng để xông hoặc tắm chữa lở loét, dị ứng.

    Ngoài ra, người ta còn sử dụng hoa như một loại thực phẩm: hoa chuối làm gỏi, làm rau ăn sống; hoa thiên lý xào hoặc nấu canh với thịt; dùng nước sắc hoa hồng, hoa cúc ướp thịt để nướng hoặc để hầm giúp êm dịu thần kinh dễ ngủ.

    Tuy nhiên, có những loại hoa có độc phải được bác sĩ chuyên khoa kê toa hoặc hướng dẫn sử dụng như hoa cà độc dược dùng để chữa ho hen, chống co thắt chữa các cơn đau dạ dày, nôn ói, có thể sắc uống, thuốc bột hoặc cuộn tròn thành điếu để hút; hoa sói dùng để ướp trà uống, cần lưu tâm về liều lượng, có thể gây độc
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  5. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Cách dùng cây nha đam chữa bệnh
    Cập nhật lúc 14h05" , ngày 31/08/2006





    Aloe Vera - trong tiếng Việt gọi là cây Lô Hội, Long Tu hay Nha Đam. Cây Aloe Vera thuộc dương, tính hàn, vị hơi đắng, không độc. Người ta thường dùng cây này để trị vết thương bị bỏng, các vết thương ngoài da và tàn nhang.

    Dưới đây là một vài công thức pha chế để trị bệnh:

    Bệnh xơ gan cổ chướng: Lấy một nắm cây Aloe Vera gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nửa lít mật o­ng nguyên chất.

    Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều, lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn), mỗi lần uống chừng 20 ml (1 muỗng canh).

    Uống liên tục nhiều tháng bệnh sẽ thuyên giảm khả quan hoặc khỏi hoàn toàn.

    Lưu ý không có thêm rượu cho người bị bệnh gan.

    Bệnh tiểu đường và cao áp huyết

    + Cách thứ nhất: Lấy một nắm lá Aloe Vera gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nấu sôi để nguội. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.

    + Cách thứ hai: Lấy một nắm lá Aloe Vera nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.

    + Cách thứ ba: Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá Aloe Vera gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan.

    Những người bị huyết áp mà không bị tiểu đường thì có thể ăn với đường nguyên chất hoặc đường phèn. Người bị tiểu đường nhưng áp huyết cao thì ăn với muối
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  6. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    SỨC KHOẺ -> Y HỌC CỔ TRUYỀN

    Đậu ván trắng làm thuốc
    Cập nhật lúc 09h34" , ngày 29/08/2006





    Nếu trẻ nhỏ đổ mồ hôi trộm hoặc ra nhiều mồ hôi, lấy đậu ván trắng sao chín, tán mịn; ngày uống 5-10 g, chiêu bột thuốc bằng nước sôi để nguội; liên tục trong nhiều ngày sẽ khỏi.

    Đậu ván trắng được trồng ở khắp nơi để lấy quả non ăn, còn quả già thường lấy hạt để làm thuốc.

    Trong Đông y, đậu ván trắng thường gọi là bạch biển đậu hoặc biển đậu. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, bạch biển đậu có tác dụng chống nôn mửa do ngộ độc thức ăn, điều trị viêm dạ dày và viêm ruột cấp tính.

    Theo Đông y, bạch biển đậu được dùng chữa các chứng đau bụng, xích bạch đới, giải độc rượu, thịt cá có độc.

    Một số bài thuốc

    Trúng nắng: Biểu hiện là phát sốt, phiền táo, tiểu tiện không thông. Lấy đậu ván trắng để cả vỏ 50g, sắc kỹ với nước, chắt lấy nước, để nguội, chia thành 2 phần uống trong ngày.

    Viêm ruột cấp tính: Đậu ván trắng nghiền thành bột mịn, ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 12 g, dùng nước ấm chiêu thuốc. Hoặc dùng đậu ván trắng 30-60 g, sắc với nước, chia thành 3 phần uống trong ngày.

    Viêm ruột cấp tính, lỵ: Hoa đậu ván trắng 60 g, sao đen, sắc với nước, chia 2 lần uống trong ngày.

    Phù thũng: Đậu ván trắng sao vàng, tán thành bột mịn; ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10 g; trẻ nhỏ tùy theo tuổi giảm bớt liều lượng.

    Bạch đới, kinh nguyệt thất thường: Phụ nữ bị khí hư ngứa âm đạo, đau ngang thắt lưng, tức bụng dưới, bạch đới tiết ra chất nhầy trắng như bột sắn có thể dùng:

    - Đậu ván trắng sao chín, tán mịn; ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 g, hòa với nước đun sôi hoặc với nước cơm uống, liên tục trong nhiều ngày.

    - Hoa đậu ván trắng sấy khô, tán thành bột mịn, ngày uống 2-3 lần vào lúc đói bụng, mỗi lần uống 8 g, dùng nước cơm chiêu thuốc.

    Động thai: Phụ nữ đang mang thai, do bị ngã hoặc uống nhầm thuốc mà bị động thai, có thể lấy đậu ván trắng sống 30 g nghiền mịn, uống cùng với nước cơm, hoặc sắc kỹ với nước uống.

    Trẻ nhỏ kém ăn: Hoa đậu ván trắng 15-20 g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống hằng ngày, liên tục trong nhiều ngày.

    Giải độc: Ăn phải thịt gia cầm, tôm, cá... có độc, dẫn tới dị ứng hoặc ngộ độc, có thể dùng đậu ván trắng để chữa trị theo các phương pháp như sau:

    - Đậu ván trắng tươi 30 quả, giã nát, hòa với nước sôi để nguội uống.

    - Lấy một vốc đậu ván trắng sống (khoảng 20 g), hòa với nước sôi để nguội nghiền mịn, uống vào sẽ khỏi.

    - Đậu ván trắng rang chín, nghiền thành bột mịn, hòa với nước sôi để nguội uống ngày 3 lần, mỗi lần 12 g, liên tục trong nhiều ngày, có tác dụng giải độc rất tốt
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  7. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    SỨC KHOẺ -> Y HỌC CỔ TRUYỀN

    7 bài thuốc từ đu đủ
    Cập nhật lúc 09h02" , ngày 25/08/2006





    Đu đủ có thể coi là "thần dược", bởi nhiều bộ phận của cây đu đủ không những được dùng làm thức ăn mà còn được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh, như bệnh tim, chứng mất ngủ, hay hồi hộp, đau lưng mỏi gối, viêm dạ dày mãn tính...

    Nếu bạn bị chứng ít ngủ, hay hồi hộp, hãy lấy đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100 g; xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật o­ng cho đủ ngọt, uống cách ngày.

    Trong 100 g đu đủ có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.

    Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

    Người ta còn dùng nhiều bộ phận của cây đu đủ để làm thức ăn và làm thuốc. Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.

    Dân gian dùng hạt đu đủ đực chữa hen phế quản bằng cách chưng hoặc hấp cơm cho trẻ uống. Có công trình nghiên cứu còn cho rằng hạt đu đủ có thể chữa bệnh tim...

    Ở Ấn Độ, Srilanka và Mailaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng ngừa thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng đó nữa.

    Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, tác dụng trên là do nhựa đu đủ đã phá hủy progesterol là trợ thai tố. Khi vào cơ thể, tác dụng của nhựa sẽ tăng mạnh 25 lần so với khi ở ngoài.

    Một số bài thuốc:

    - Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.

    - Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.

    - Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.

    - Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.

    - Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo.

    - Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  8. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Mướp đắng vị thuốc chống ung thư
    Cập nhật lúc 13h45" , ngày 14/08/2006





    Các nhà khoa học đã phát hiện trong mướp đắng có một loại protein hoạt tính, có khả năng phòng ngừa ung thư rất hiệu quả. Loại protein này kích thích hệ miễn dịch, loại trừ độc tố trong cơ thể.

    Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt, trúng nắng, kiết lỵ, u nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt...

    Dưới đây là một số bài thuốc từ mướp đắng:

    - Mụn nhọt, rôm sẩy: Dây mướp đắng đun sôi để nguội dùng để tắm sẽ hết rôm sẩy và mụn nhọt.

    - Hạ nhiệt, sáng mắt, giải độc: Mướp đắng 1 lượng vừa đủ, phơi hoặc sấy khô, mỗi ngày dùng 15g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 - 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

    - Tiểu đường: Lấy lá mướp đắng đun lấy nước, nước này có tác dụng hạ nhiệt và rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường.

    Bên cạnh đó, từ mướp đắng ta có thể chế biến thành các món ăn ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng như: mướp đắng nhồi nhân đậu hũ với nấm mèo, mướp đắng xào.

    Những món ăn này có tác dụng tăng cường sức khoẻ và đặc biệt rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  9. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Chanh giải cảm và làm đẹp
    Cập nhật lúc 11h43" , ngày 11/08/2006





    Để chữa cảm, cúm, nhức đầu, lấy lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu mỗi thứ 50 g, bạc hà 20 g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu với nước đến sôi, rồi xông cho ra mồ hôi.

    Chữa ho: Rễ chanh 10 g, vỏ rễ dâu 10 g, lá trắc bá 8 g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày.

    Nếu ho lâu ngày, dùng hạt chanh, hạt quất, lá thạch xương bồ mỗi thứ 10 g, mật gà đen 1 cái dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.

    Viêm phế quản, mất tiếng (nhất là ở trẻ nhỏ): Lấy hạt chanh 10 g, hoa đu đủ đực 15 g, lá hẹ 15 g, nước 200 ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước, thêm mật o­ng hoặc đường kính, uống làm 2-3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.

    Viêm họng, ho: Lấy lát chanh ngậm với ít muối, nuốt nước dần dần.

    Chữa ho gà: Rễ chanh 12 g, lá chua me đất hoa vàng 10 g, lá hẹ 8 g, lá xương sông 8 g, hạt mướp đắng 5 g, phèn phi 2 g, sắc lấy nước đặc, thêm đường uống. Hoặc: Lá chanh, lá táo, rễ cỏ gà mỗi thứ 4 g, vỏ quýt 1 g, vỏ trứng gà 1 quả, sắc uống một lần trong ngày.

    Chữa rắn cắn: Rễ chanh 8 g, hạt chanh 4 g, gừng 2 g, phèn chua 2 g, giã nhỏ, thêm 100 ml nước sôi, lọc kỹ, uống làm hai lần, cách nhau 2 giờ.

    Chữa sốt cao ở trẻ em: Vỏ quả chanh giã nhỏ, gói vào vải sạch, xoa miết khắp người như kiểu đánh gió; kết hợp uống nhiều nước dịch chanh.

    Chống nhăn da: Nước quả chanh 5-10 giọt, đánh nhuyễn với lòng trắng trứng gà (1 quả), bôi lên mặt, sẽ làm mất nếp nhăn trên da.

    Tẩy chất nhờn trên tóc: Nước quả chanh trộn với nước ép quả dâu tây, dùng chải tóc và bôi lên da đầu, sau đó gội sạch, thích hợp với tóc dầu.

    Chữa táo bón: Lấy hạt chanh vừa tách khỏi múi 10-20 g ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ, chất nhầy bao quanh hạt sẽ nở và lan ra, tạo thành một dung dịch đặc sánh, thêm đường mà uống.
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  10. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    SỨC KHOẺ -> Y HỌC CỔ TRUYỀN

    Chanh giải cảm và làm đẹp
    Cập nhật lúc 11h43" , ngày 11/08/2006





    Để chữa cảm, cúm, nhức đầu, lấy lá chanh, lá bưởi, lá tre, cúc tần, hương nhu mỗi thứ 50 g, bạc hà 20 g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả dùng tươi cho vào nồi nấu với nước đến sôi, rồi xông cho ra mồ hôi.

    Chữa ho: Rễ chanh 10 g, vỏ rễ dâu 10 g, lá trắc bá 8 g, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 200 ml nước còn 50 ml, uống trong ngày.

    Nếu ho lâu ngày, dùng hạt chanh, hạt quất, lá thạch xương bồ mỗi thứ 10 g, mật gà đen 1 cái dùng tươi, giã nhỏ, thêm đường, hấp cơm, uống làm 2-3 lần trong ngày.

    Viêm phế quản, mất tiếng (nhất là ở trẻ nhỏ): Lấy hạt chanh 10 g, hoa đu đủ đực 15 g, lá hẹ 15 g, nước 200 ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước, thêm mật o­ng hoặc đường kính, uống làm 2-3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.

    Viêm họng, ho: Lấy lát chanh ngậm với ít muối, nuốt nước dần dần.

    Chữa ho gà: Rễ chanh 12 g, lá chua me đất hoa vàng 10 g, lá hẹ 8 g, lá xương sông 8 g, hạt mướp đắng 5 g, phèn phi 2 g, sắc lấy nước đặc, thêm đường uống. Hoặc: Lá chanh, lá táo, rễ cỏ gà mỗi thứ 4 g, vỏ quýt 1 g, vỏ trứng gà 1 quả, sắc uống một lần trong ngày.

    Chữa rắn cắn: Rễ chanh 8 g, hạt chanh 4 g, gừng 2 g, phèn chua 2 g, giã nhỏ, thêm 100 ml nước sôi, lọc kỹ, uống làm hai lần, cách nhau 2 giờ.

    Chữa sốt cao ở trẻ em: Vỏ quả chanh giã nhỏ, gói vào vải sạch, xoa miết khắp người như kiểu đánh gió; kết hợp uống nhiều nước dịch chanh.

    Chống nhăn da: Nước quả chanh 5-10 giọt, đánh nhuyễn với lòng trắng trứng gà (1 quả), bôi lên mặt, sẽ làm mất nếp nhăn trên da.

    Tẩy chất nhờn trên tóc: Nước quả chanh trộn với nước ép quả dâu tây, dùng chải tóc và bôi lên da đầu, sau đó gội sạch, thích hợp với tóc dầu.

    Chữa táo bón: Lấy hạt chanh vừa tách khỏi múi 10-20 g ngâm ngay vào một chén nước nóng trong vài giờ, chất nhầy bao quanh hạt sẽ nở và lan ra, tạo thành một dung dịch đặc sánh, thêm đường mà uống
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  11. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Trà thảo mộc chống ung thư vú
    Cập nhật lúc 15h24" , ngày 03/08/2006





    Nghiên cứu dựa trên 4400 phụ nữ trong vòng 6 năm cho thấy, uống trà thảo mộc thường xuyên giảm nguy cơ ung thứ vú đến một nửa.

    Khi phân tích chế độ ăn của nhóm người này, những người thường xuyên uống trà thảo mộc nguy cơ mắc bệnh giảm 57% so với những người ít khi dùng trà thảo mộc.

    Tác dụng của trà thảo mộc chứa chất flavonoid, có tác dụng chống ôxy hóa và trung hòa các gốc tự do (là những chất theo thời gian sẽ gây tổn thương cho cơ thể).

    Theo nghiên cứu này, uống trà thông thường, cafe, nước hoa quả hay rượu không có mối liên hệ nào liên quan đến sự phát triển của căn bệnh này.

    Tại Anh, cứ 9 phụ nữ thì 1 người mắc bệnh ung thư vú. Qua cuộc điều tra này, các nhà khoa học khuyên phụ nữ nên uống trà thảo mộc hàng ngày như trà xanh, trà artiso, trà gừng, trà bạc hà, trà hoa cúc.


    (Theo VTV)
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  12. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Lại ớt này :
    Công dụng đặc biệt của ớt
    Cập nhật lúc 10h05" , ngày 03/08/2006





    Có lẽ ít ai biết, ngoài vai trò là gia vị khó thiếu trong các món ăn, ớt còn là một vị thuốc chữa bệnh rụng tóc rất hữu hiệu, và thêm nhiều công dụng đặc biệt khác nữa.

    Để chữa bệnh hói, rụng tóc, có thể ngâm ớt tươi nguyên quả với rượu trắng khoảng từ 10-20 ngày. Sau đó dùng rượu này bôi lên vùng bị rụng tóc. Kết quả sẽ rất khả quan.

    Ngoài ra, theo các nghiên cứu mới đây, trong ớt có chất capsicain kích thích não bộ sản xuất ra chất endorphin, một morphin nội sinh có tác dụng giảm đau, đặc biệt có ích cho người bị viêm khớp mãn tính và ung thư.

    Hàm lượng các hoạt chất tự nhiên chứa trong ớt có khả năng tác động tích cực đến glucose và các hóa chất khác của não bộ, giúp cho giấc ngủ tới nhanh và sâu hơn.

    Ngoài ra trong ớt còn chứa rất nhiều vitamin như vitamin C, B1, B2, acid citric, acid malic, beta caroten...

    - Giảm đau do ung thư, đau khớp: ăn 5-10g ớt mỗi ngày.

    - Ăn uống khó tiêu: Ta có thể dùng ớt làm gia vị hàng ngày trong bữa ăn, người bệnh sẽ không khó tiêu nữa.

    - Khản cổ: Khi bị khản cổ, có thể dùng ớt làm nước súc miệng sẽ thấy rất hiệu quả.

    - Chữa rắn, rết cắn: Lấy lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức thì bỏ đi. Ngày đắp 1-2 lần cho đến khi hết đau. Thường chỉ 15-30 phút thì hết đau.

    Ngoài ra ớt còn có thể chữa được chứng đau lưng, đau khớp, viêm khớp mãn tính và bệnh chàm
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  13. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    lang khô chống gan nhiễm mỡ
    Cập nhật lúc 09h31" , ngày 12/07/2006





    Khoai lang phơi khô chứa những chất rất quý với cơ thể, trong đó có vitamin chống nhiễm mỡ. Việc thiếu vitamin này có thể dẫn đến hỗn loạn chuyển hoá gan, nhiễm mỡ gan, xơ gan.

    Khoai lang là loại thực phẩm giàu các chất mangan, canxi, vitamin A, B, choline...

    Lá rau lang là loại rau dân giã vừa ngon, vừa mát, bổ. Để phòng chống béo phì, có thể ăn củ và rau lang luộc. Tuy nhiên, không nên ăn quá thường xuyên vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.

    Trong ngọn dây khoai lang đỏ có một chất gần giống như insulin, do đó, người bị bệnh đái tháo đường nếu ăn dây khoai lang đỏ thường xuyên sẽ có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả.

    Ngoài ra, khoai lang còn có tác dụng nhuận tràng, chữa táo bón. Củ khoai lang là một thức ăn tốt với những người bị suy yếu gan.

    Những người bị di tinh, nước tiểu đục dùng khoai lang khô tán bột uống mỗi ngày 20 g vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Uống liên tục vài ba tuần sẽ có hiệu quả tốt.

    Phụ nữ kinh nguyệt không đều, máu xấu thường ăn khoai lang mỗi tháng 15-20 ngày. Ăn vài tháng sẽ có hiệu quả tốt.

    Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó, khi luộc, cần bảo vệ phần vỏ không bị xây xát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.

    Trong khoai lang có chất đường, ăn nhiều, nhất là khi đói, sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu để phá huỷ chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống một ít nước gừng.

    Khoai lang là vị thuốc, món ăn bổ dưỡng cho nhiều đối tượng, nhưng người bị tiêu chảy, viêm dạ dày, đường huyết thấp nên hạn chế ăn khoai lang
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  14. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Lá xương sông trị nhiều bệnh
    Cập nhật lúc 14h44" , ngày 10/07/2006


    Lá xương sông.


    Khi bị chảy máu cam, bạn chỉ cần lấy một chiếc lá xương sông vò nát, nhét vào lỗ mũi đang chảy máu. Máu sẽ cầm ngay, rất công hiệu.


    Các bài thuốc đơn giản khác từ rau xương sông:

    Nổi mẩn khắp người (kiểu mề đay): Lá xương sông, lá khế lượng bằng nhau, lá me đất bằng nửa lá khế. Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, hòa nước uống, bã xoa ngoài.

    Cảm sốt, ho, đầy bụng: Lá xương sông 15-20 g, nước 500 ml, sắc còn 250 ml, chia 2-3 lần uống trong ngày; hoặc rửa sạch hãm như hãm nước chè tươi, uống nhiều lần trong ngày.

    Vết thương đang chảy máu: Lấy một nắm lá xương sông rửa sạch, giã nhuyễn, đắp vào sẽ cầm máu ngay, vết thương chóng lành.

    Trẻ sốt cao: Dùng lá xương sông, lá me đất lượng bằng nhau rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho trẻ uống, còn bã đắp lên đỉnh đầu, trán và xoa khắp người.

    Đau nhức, thấp khớp: Lấy 1 nắm lá xương sông, rửa sạch, giã nát, xào nóng, bọc vải mỏng chườm, đắp vào nơi sưng đau sẽ khỏi.

    Trẻ lên sởi kèm ho, sốt kéo dài: Lá xương sông, lá me đất, vỏ rễ dâu, địa cốt bì, kinh giới, mỗi thứ 8-10 g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. Nếu đi tiêu lỏng, phân sống thì giảm lá me đất
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  15. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    SỨC KHOẺ -> Y HỌC CỔ TRUYỀN

    Nước giải khát chữa bệnh từ quả mướp
    Cập nhật lúc 02h04" , ngày 05/07/2006





    Từ mướp, bạn có thể chế nước giải khát cho người cao huyết áp, viêm thận, viêm gan: Mướp tươi 300 g, táo tây 200 g, chanh 50 g; mướp và táo ép lấy nước, hòa với nước chanh và ít đường phèn. Nước này mát bổ, lợi tiểu, giúp hạ huyết áp, cân bằng gan.

    Mướp, theo dược học cổ truyền, có công dụng sinh tân dịch, chống ho, thanh nhiệt, làm tan đờm, mát máu, giải độc, an thai, thông sữa. Nó được dùng chữa các chứng bệnh như sốt cao phiền khát, viêm họng, viêm phế quản, trĩ, băng lậu, khí hư, viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang, viêm bể thận, mụn nhọt, ung thũng, sản phụ sữa không thông, táo bón...

    Ngoài canh mướp, bạn có thể chế biến các món dược thiện khác từ loại quả này:

    Mướp tươi 500 g, đường trắng vừa đủ. Mướp rửa thật sạch, cắt nhỏ, ép lấy nước (dùng máy ép là tốt nhất) rồi hòa với đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: Thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm, trị ho.

    Mướp tươi 500 g, khổ qua 200 g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khổ qua bỏ ruột, rửa sạch, thái vụn rồi ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Giải nắng nóng, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, chữa ho.

    Mướp tươi 500 g, khế 200 g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp gọt vỏ, khế rửa sạch, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Hóa đàm, tiêu viêm, chống ho. Đây là loại đồ uống rất giàu sinh tố và vi lượng, dùng làm nước giải khát mùa hè rất tốt.

    Mướp tươi 500 g, củ cải 200 g, đường trắng lượng vừa đủ. Mướp và củ cải gọt vỏ, thái vụn, ép lấy nước, hòa đường trắng, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: Lợi tiểu, hóa đàm, tiêu viêm, mát họng.

    Mướp tươi 500 g, rau cần tây 100 g, một chút muối ăn. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái miếng; rau cần rửa sạch, cắt đoạn; hai thứ đem ép lấy nước, lọc qua vải sạch, pha thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Cân bằng gan, hạ huyết áp, thanh nhiệt, nhuận phế, hóa đàm, tiêu viêm, chống ho.

    Mướp tươi 500 g, nước dừa 500 ml. Mướp gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, ép lấy nước, hòa với nước dừa, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: Giải nắng nóng, làm sáng mắt, hóa đàm, tiêu viêm, cầm ho.

    Mướp tươi 100 g, sữa bò tươi 500 ml. Mướp gọt vỏ rửa sạch, thái vụn rồi ép lấy nước, hòa với sữa tươi, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Bồi bổ sức khỏe, thanh nhiệt, hóa đàm, tiêu viêm.

    Mướp tươi 200 g, hành tây 20 g. Mướp và hành tây bỏ vỏ, thái vụn, ép lấy nước, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Giải độc, sung dương, hóa đàm, tiêu viêm, cầm ho.

    Lưu ý: Những người tỳ vị hư yếu, hay đau bụng, đại tiện phân lỏng hoặc nát thì không nên ăn. Những người liệt dương không được ăn nhiều
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  16. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Chữa tiêu chảy trong dân gian
    Cập nhật lúc 10h41" , ngày 01/06/2006


    Gạo rang vàng cùng một số nguyên liệu sẽ giúp điều trị tiêu chảy hiệu quả


    Bệnh tiêu chảy thường hay mắc phải vào mùa hè do ăn quá nhiều thức ăn lạnh hoặc chín tái hay sống. Ngay khi mới chớm bệnh, các bài thuốc dân gian được xem là phương thuốc rất hiệu nghiệm.




    - Gạo: 10g sao vàng. Lá ngải cứu khô: 15g. Đường đỏ: 10g. Cho tất cả vào ấm đun rồi đổ ngập nước chờ sôi mấy phút rồi nhấc xuống để hơi nguội uống hết một lần. Mỗi ngày chỉ cần uống một lần, sau hai ngày sẽ thấy hiệu quả.



    - Lá củ cải tươi: 120g. Trần bì: 30g. Hai thứ lá này bỏ đun chung chắt lấy hai bát con nước dùng uống hai lần/ ngày. Sau 2-3 ngày dùng thuốc, bệnh sẽ khỏi.



    - Lá lựu tươi: 30g. Gừng tuơi: 12g. Muối ăn: 3g. Sắc lấy hai bát con nước rồi chia uống hai lần/ ngày.



    - Đường đỏ hoà tan trong nước ấm, uống với 4 hạt tiêu. Uống trong 2-3 ngày, mỗi ngày 3 lần sẽ thấy khỏi bệnh.



    - Gừng tươi: 100g (hoặc gừng khô 30 g). Lá chè khô: 5 g. Hai thứ này đun chung với 800g nước cho đến khi còn 2/3 số nước rồi đổ thêm 15g dấm gạo, chia uống 3 lần/ ngày. Sau khi dùng 1- 2 liều sẽ khỏi ngay.



    Lưu ý, theo Đông y khi bị tiêu chảy không nên dùng tỏi bởi nó sẽ kích thích thành ruộtkhiến các mạch máu càng dễ xung huyết dẫn đến phù khiến cho dịch mô tuôn nhiều vào ruột khiến bệnh nặng thêm
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  17. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Chữa ho bằng bài thuốc Đông y đơn giản
    Cập nhật lúc 10h00" , ngày 29/05/2006


    Bạc hà


    Bạn có thể chữa ho bằng các vị thuốc dễ kiếm như tía tô, chanh, bạc hà, rau má... với cách chế biến cực kỳ đơn giản.

    Theo Đông y, chia ho làm hai thể bệnh: ho do ngoại cảm và ho do nội thương.

    Ho do ngoại cảm

    Cảm lạnh (phong hàn): Sốt, sợ lạnh, đau đầu, ho, đờm lỏng, ngạt mũi. Dùng lá tía tô 20 g, lá xương xông 12 g, gừng tươi 8 g, lá hẹ 12 g, kinh giới 8 g, đổ 600 ml, sắc lấy 200 ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.

    Cảm cúm viêm họng (phong nhiệt): Sốt nhưng không sợ lạnh, khát, ho, đờm màu vàng. Dùng lá dâu, rau má mỗi vị 12 g; cúc hoa, bạc hà, rễ chanh, lá hẹ mỗi vị 8 g; kim ngân 16 g, đổ 600 ml, sắc lấy 200 ml. Người lớn chia ra uống làm 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống 3-5 ngày.

    Ho do nội thương

    Ho kéo dài không rõ nguyên nhân ở người gầy (phế âm hư): Ho khan không có đờm, họng khô, đau hoặc có ra máu, người háo nóng, mệt mỏi. Dùng rau má 20 g; lá chanh, lá tre mỗi vị 12 g; vỏ rễ dâu (sao mật) 16 g; quả dành dành (sao vàng), cam thảo dây mỗi vị 8 g. Đổ 500 ml nước, sắc lấy 200 ml; người lớn chia ra uống 2 lần, trẻ em, tùy tuổi mà chia uống từ 3 đến 5 lần.

    Viêm phế quản mạn tính (tỳ dương hư): Ho đờm nhiều, khi gặp lạnh hoặc về mùa rét ho càng nhiều, ăn uống càng kém, mệt mỏi, chân tay lạnh, trong người cảm giác lạnh, sợ lạnh. Dùng vỏ quýt phơi khô sao lên, bán hạ chế, hạt cải củ, hạt tử tô mỗi vị 12 g; cam thảo dây, gừng tươi mỗi vị 8 g. Tất cả cho vào nồi đổ 500 ml nước, sắc lấy 250 ml; người lớn chia uống 3 lần lúc đói và trước khi đi ngủ. Trẻ em tùy tuổi, chia uống 4-5 lần.

    Để phòng các bệnh nhiễm khuẩn hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, mùa hè không nên dùng quạt mạnh quạt thẳng vào người, đang đi nắng nóng không nên vào phòng lạnh ngay. Người bệnh mạn tính cần chú ý bồi dưỡng sức khỏe để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  18. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Rau muống tập 2:
    Rau muống - vị thuốc giải độc
    Cập nhật lúc 10h33" , ngày 18/05/2006





    Nếu bị ngộ độc nấm, lá ngón, thủy ngân, trong lúc chờ đi bệnh viện, tạm thời lấy rau muống tươi (1 kg rửa sạch) giã nát, vắt lấy nước uống. Thuốc sẽ có tác dụng giải độc nhất định.

    Ngoài ra, những người bị ngộ độc sắn (say sắn) cũng có thể uống nước rau muống giã nát, sẽ khỏi say và giải độc.

    Một số tác dụng khác của rau muống:

    Sinh da thịt: Khi bị mụn nhọt lở loét miệng lõm sâu, ăn rau muống có thể làm cho mụn chóng lành da thịt đầy lên. Tuy nhiên, người bị vết thương rách da có cơ địa sẹo lồi nên kiêng ăn rau muống trong quá trình liền sẹo.

    Chữa viêm lưỡi, miệng, môi do thiếu vitamin B12: Nấu canh rau muống 100 g với hành tươi 50 g, ăn với cơm hằng ngày, nếu bị viêm nhẹ thì sau 3-5 ngày là khỏi.

    Chữa ho ra máu: Rau muống và củ cải tươi lượng bằng nhau, giã nát, vắt lấy khoảng 150 ml nước, thêm một ít mật o­ng quấy đều uống.

    Chữa chảy máu cam: Lấy cuộng rau muống giã nát, thêm ít đường hoặc mật o­ng rồi hòa thêm nước sôi uống, một lát máu cam sẽ cầm.

    Chữa đại tiện hoặc tiểu tiện ra máu: Lấy lá hoặc cuộng non rau muống giã nát, trộn thêm một ít mật o­ng uống, rất công hiệu.

    Chữa táo bón: Rau muống có tác dụng nhuận tràng, khi bị táo bón có thể uống nước rau muống luộc thay cho nước khi khát.

    Cải thiện bệnh tiểu đường: Lấy 100 g rau muống tía rửa sạch và thái nhỏ, thịt lợn nạc 100 g băm nhỏ, củ năn (củ mã thầy) gọt bỏ vỏ rửa sạch. Cho 100 g gạo vào nồi nấu chín thành cháo, sau đó bỏ rau muống, thịt và củ năn vào nấu tiếp đến khi thịt chín là được. Khi ăn có thể cho thêm muối, hành, gừng. Thứ cháo này có công dụng rất tốt với người bị tiểu đường, ngoài ra nó còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và cầm máu
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  19. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Bài thuốc từ quả bơ
    Cập nhật lúc 14h38" , ngày 16/05/2006





    Theo Đông y quả bơ có vị ngọt bùi, tính mát, nhiều chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, làm cân bằng thần kinh, phục hồi sức khoẻ, giúp an thai và ổn định dạ dày, gan mật…

    Một số bài thuốc từ quả bơ

    Chữa đau dạ dầy

    Quả bơ 300g. Nghệ vàng 150g. Mật o­ng 50ml.

    Cách dùng: Lấy thịt qủa bơ hấp chín, sấy khô. Nghệ vàng phơi khô, tán nhỏ thành bột mịn, dùng mật o­ng luyện thành viên bằng khoảng hạt ngô, phơi khô, ngày uống hai lần, mỗi lần 5 viên với nước sôi để nguội.

    Bài thuốc giúp cân bằng thần kinh

    Quả bơ: 200g. Hoa nhài 50g. Mật o­ng 30g.

    Cách dùng: Thịt quả bơ hấp chín, phơi khô cùng với hoa nhài rồi tán thành bột mịn, trộn cùng mật o­ng viên thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 5 viên, uống với nước sôi để nguội.

    Ngoài ra, trong quả bơ còn có nhiều vitamin A, C,E, sắt, kali, niacin, protein, dầu là nguồn là nguồn dinh dưỡng quý cho tóc. Bạn có thể dùng lòng trắng trứng trộn với thịt quả bơ và dầu oliu để tạo thành một hợp chất sền sệt thoa quyện vào tóc. Sau khi bôi xong, bạn ngồi chờ khoảng 30 phút, sau đó gội đầu bằng dầu gội đầu bình thường
    Nguồn :vnmedia.vn
     
  20. EnCon

    EnCon Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    15/8/2007
    Bài viết:
    1,320
    Đã được thích:
    358
    Điểm thành tích:
    123
    Chữa bong gân, đau lưng bằng lá hoa đại
    Cập nhật lúc 09h44" , ngày 15/05/2006





    Cây hoa đại còn được gọi là cây bông sứ, cây chăm-pa. Lá của nó có thể dùng đắp chữa chứng bong gân hoặc đau lưng do tuổi già.

    Khi nghi ngờ có gãy xương, sai khớp, nên đi khám, chụp X-quang để xác định chẩn đoán và can thiệp kịp thời bằng y học hiện đại. Nhưng nếu chỉ bị bong gân hoặc đau lưng do tuổi già, lại không có điều kiện tiếp xúc kịp thời với y học hiện đại thì bài thuốc Nam sau đây rất hữu ích:

    Dùng lá cây bông sứ rửa sạch, giã nhuyễn, trộn với một ít muối ăn rồi đắp lên chỗ sưng do bong gân. Dùng lá bông sứ khác hơ lửa cho héo và đắp lên phía ngoài của lá giã nhuyễn lúc nãy, lấy băng hoặc vải sạch băng lại để giữ thuốc. Làm như vậy ngày 1-3 lần trong vòng 1-2 ngày (tùy theo bệnh nặng hay nhẹ) là khỏi.

    Nếu bị đau thắt lưng do tuổi già, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, chấn thương hoặc hội chứng thắt lưng hông, cũng làm thuốc như cách trên. Ở vùng thắt lưng khó băng thuốc, nên dùng băng keo to bản dán chặt thuốc lại.

    Nếu đã làm thuốc mà vẫn không khỏi hoặc khớp sưng to, biến dạng và có cử động bất thường nghi sai khớp hoặc gãy xương, cần đến ngay bệnh viện để được kiểm tra bằng X-quang và can thiệp ngoại khoa kịp thời
    Nguồn :vnmedia.vn
     

Chia sẻ trang này