Toàn Quốc: Cco Là Gì? Làm Gì Để Trở Thành Một Cco?

Thảo luận trong 'Việc làm' bởi HRChannels, 16/1/2020.

  1. HRChannels

    HRChannels Thành viên chính thức

    Tham gia:
    8/11/2019
    Bài viết:
    287
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    [​IMG]
    Khi gõ từ CCO trên Google Search, ta thấy 38.600.000 kết quả. Tuy nhiên, CCO là gì? CCO nên được hiểu đúng theo vị trí doanh nghiệp là gì? Vị trí CCO có ý nghĩa như thế nào cho doanh nghiệp? Làm thế nào để trở thành một CCO?

    Để tìm được lời giải đáp cho tất cả những câu hỏi trên, bạn đọc hãy cùng đọc bài viết dưới đây của HRchannels về vị trí của CCO trong doanh nghiệp và bí kíp để trở thành một CCO chuyên nghiệp nhé.

    I. Khái niệm CCO theo vị trí trong doanh nghiệp
    Trên công cụ tìm kiếm Google, CCO được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau.

    CCO được hiểu là Giám sát trưởng chịu trách nhiệm thiết kế, quản lý và giám sát các hoạt động nội bộ trong công ty.

    Tuy nhiên, khái niệm CCO trong doanh nghiệp thường được hiểu là viết tắt của cụm từ Chief Customer Officer – Giám đốc kinh doanh hay Giám đốc bán hàng hoặc Giám đốc khách hàng – vị trí cấp cao trong doanh nghiệp chỉ đứng sau vị trí CEO, giám đốc điều hành.

    Trải qua rất nhiều tên gọi Chief Client Officer, Chief Experience Officer, Executive Vice President, Chief Global Customer, Marketing Officer, CCO đảm nhiệm vai trò vô cùng thiết yếu trong hoạt động điều hành của doanh nghiệp.

    Bất kể doanh nghiệp nào cũng đang cạnh tranh nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Chính vì vậy, một giám đốc kinh doanh cần sát cánh cùng CEO và giám đốc Marketing nhằm hiện thực hóa các kế hoạch kinh doanh nhằm tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, gia cố vị thế của thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng.

    [​IMG]

    II. Làm thế nào để trở thành một CCO?
    1. Nhiệm vụ chính của CCO là gì?
    Dưới đây là các những nhiệm vụ chính của một Giám đốc kinh doanh:

    • Tiếp nhận và xử lý các câu hỏi và thắc mắc của khách hàng
    “Khách hàng là thượng đế” nên Giám đốc kinh doanh chịu trách nhiệm thu nhận những phản hồi về những khó khăn cũng như những góp ý của khách hàng từ bộ phận Kinh doanh đồng thời phối hợp với bộ phận sản xuất giải quyết nhanh chóng những phản hồi đó nhằm làm hài lòng khách hàng và cải tiến chất lượng của sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

    • Lập kế hoạch kinh doanh
    “Chiếc chìa khóa vàng” của một kế hoạch kinh doanh hiệu quả chính là bản tóm tắt hoạt động kinh doanh chi tiết. Bạn cần biết doanh nghiệp đã đi được bao nhiêu “nước cờ” và những “nước cờ đó” đã có kết quả ra sao, doanh số bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi và tỷ lệ hài lòng của khách hàng trong tháng đó ra sao?

    Bên cạnh đó, trong kế hoạch kinh doanh, CCO cũng cần đề cập đến ý tưởng kinh doanh, thị trường mục tiêu, chiến lược Marketing quảng bá sản phẩm, ngân sách tài chính hiện tại, “diện mạo tài chính” trong tương lai.

    Nếu CCO không thể đưa ra kế hoạch kinh doanh rõ ràng thì doanh nghiệp bạn rất dễ “lạc lối” trong khủng hoảng bởi các phòng ban trong doanh nghiệp cần nắm rõ mục tiêu kinh doanh cũng như “đầu ra” của từng khâu cụ thể để phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện một mục tiêu chung.

    • Xây dựng lợi thế cạnh tranh
    Bất kể doanh nghiệp nào cũng cần có đối thủ cạnh tranh trong ngành nghề đang hoạt động. Phải thừa nhận rằng đối thủ cạnh tranh là chất xúc tác cần thiết cho việc luôn đổi mới các kế hoạch kinh doanh theo tiêu chí cá nhân hóa và tối ưu hóa tính năng tùy chỉnh theo yêu cầu đa dạng của người tiêu dùng.

    Chính vì vậy, giám đốc kinh doanh cần xác định các đối thủ trực tiếp và đối thủ gián tiếp và các chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp đối thủ để highlight lợi thế của doanh nghiệp. Từ đó, CCO sẽ cùng CEO và giám đốc các bộ phận phối hợp cho ra các sản phẩm “đẹp, độc, lạ” phục vụ người tiêu dùng ở mọi độ tuổi và sở thích.

    [​IMG]

    • Chịu trách nhiệm về hiệu quả bán hàng của sản phẩm
    Hiệu quả bán hàng của sản phẩm là “đầu ra” cho kế hoạch kinh doanh của Giám đốc kinh doanh. Không chỉ cần đạt KPI về doanh số, CCO còn cần giữ chân khách hàng tiềm năng, tìm kiếm thêm khách hàng mới bởi đó chính là ánh xạ của phản hồi tốt đẹp về sản phẩm của công ty.

    Suy cho cùng, giá trị thương hiệu cải thiện thì sự gia tăng doanh số cũng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

    • Tuyển dụng nhân sự mới cho bộ phận kinh doanh và marketing
    Kế hoạch kinh doanh đổi mới liên tục cũng là bàn đạp cho việc “thay máu” nhân sự phòng Kinh doanh và Marketing và người đảm trách việc này không ai khác ngoài CCO – “cha đẻ” của các kế hoạch kinh doanh.

    Ở góc độ chuyên môn, CCO phối hợp cùng giám đốc nhân sự trong việc đưa ra các câu hỏi tình huống thử thách kinh nghiệm thực tế của nhân viên kinh doanh và nhân viên Marketing để chọn lựa những nhân tài thực sự “cùng chung chí hướng” với đội ngũ nhân sự cao cấp cốt cán của tổ chức.

    2. Những kỹ năng cần thiết để trở thành CCO là gì?
    Giám đốc kinh doanh cần sở hữu các kỹ năng sau:

    • Chủ động tạo ra giá trị
    Thay vì tìm kiếm và phát triển phân khúc khách hàng, CCO trong thời đại kỹ thuật số 4.0, nơi mà trí tuệ nhân tạo AI đang lên ngôi là người “tạo ra khách hàng”. Điều đó đồng nghĩa với việc Giám đốc khách hàng cần phát huy các chiến thuật thu hút khách hàng, khiến khách hàng tin tưởng vào giá trị thương hiệu doanh nghiệp đã, đang và sẽ tạo dựng.

    Giám đốc kinh doanh là người luôn đón đầu các xu thế đang “hot” trên thị trường, dẫn dắt và định hình nhu cầu của khách hàng, thuyết phục khách hàng tin dùng sản phẩm.

    Có thể nói, giữa thời kỳ ngành dịch vụ đang phát triển như vũ bão, rất cần những CCO “đủ tâm và đủ tầm” để xây cầu nối vững chắc giữa khách hàng và doanh nghiệp.

    • Hiểu biết về thị trường, chiến lược quản trị – “bậc thầy” của các thủ thuật bán hàng
    CCO là một nhà lãnh đạo “chỉ đâu đánh đấy” mọi kế hoạch kinh doanh bởi vậy giám đốc bán hàng phải thông thạo các thuật ngữ chuyên ngành quản trị kinh doanh như các chỉ số tăng trưởng, quản trị thương hiệu – sở hữu trí tuệ, quản trị chiến lược,… và đặc điểm kinh tế ngành và thị trường sản phẩm.

    • Giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả
    Công việc của CCO cần phối hợp với CEO, Giám đốc Marketing, Giám đốc thương hiệu đồng thời là kênh trung gian của khách hàng và đối tác. Bởi vậy, CCO cần tương tác với đồng nghiệp, khách hàng và các đối tác hiệu quả thông qua lời nói và văn bản để đảm bảo mục tiêu chung của tổ chức.

    Đồng thời kỹ năng giao tiếp giúp CCO cải thiện mối quan hệ tốt đẹp và bền vững giữa người mua hàng và người bán hàng. Điều này có lợi cho việc duy trì số lượng khách hàng “ruột” và tỷ lệ chuyển đổi khách hàng sẽ tỷ lệ thuận với niềm tin về uy tín của doanh nghiệp và các dòng sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

    [​IMG]

    >> Xem thêm: Câu hỏi phỏng vấn giám đốc kinh doanh ( CCO)

    • Bậc thầy lắng nghe và thuyết phục
    CCO vừa là đối tác tin cậy vừa là người bạn “tâm đầu ý hợp” của khách hàng. Theo Stan Slap, CEO của công ty tư vấn văn hóa doanh nghiệp ở Mỹ: “Khách hàng và công chúng không tin tưởng công ty, họ tin tưởng con người”.

    Bởi vậy, cũng giống như vai trò của bất kỳ nhân viên kinh doanh nào, CCO cũng cần trở thành người bạn tin cậy “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” khách hàng bởi triết lý “khách hàng là thượng đế” chưa bao giờ vơi cạn giá trị ở chốn thương trường.

    • Chuyên viên sáng tạo
    Tưởng chừng như kinh doanh là làm việc với những con số khô khan nhưng đó là công việc cần sự linh hoạt và khối óc sáng tạo. Thời đại kinh doanh 4.0 vừa là cơ hội vừa là thách thức của các doanh nghiệp, thôi thúc các ý tưởng khác biệt và luôn thay đổi không ngừng để cho ra đời các sản phẩm tích hợp các tính năng đa dạng và bao bì bắt mắt.

    Vì vậy, sáng tạo là yếu tố cần có của một CCO đồng thời cũng là nơi bắt nguồn cho sự trường tồn vô tận của doanh nghiệp. Ngừng sáng tạo đồng nghĩa với việc kết liễu sự sống của một doanh nghiệp bởi nó không đủ sức để cạnh tranh với những doanh nghiệp khác.

    [​IMG]

    • Chuyên gia lập kế hoạch
    Để dẫn dắt “con thuyền” doanh nghiệp đi đúng hướng và vượt qua mọi sóng gió trong thị trường kinh doanh đầy biến động, CCO cần thành thạo kỹ năng lập kế hoạch. Từ đó, các KPI đều được “cán mốc” triệt để và thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả của kế hoạch kinh doanh và năng suất của từng phòng ban trong doanh nghiệp.

    Trên đây là bài viết của HRchannels về CCO, Giám đốc kinh doanh cùng vai trò quan trọng của vị trí đầu não này trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hi vọng các thông tin trên đây HRchannels hữu ích với bạn đọc đang ấp ủ hoài bão trở thành một CCO chuyên nghiệp.

    Nếu bạn đọc có bất cứ đề xuất hoặc câu hỏi nào cần HRchannels giải đáp, xin hãy tham gia vào phần bình luận ở phía cuối bài viết nhé.

    HRChannels - Great Solution. Great People!

    Headhunter HRChannels - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

    Hotline: 08. 3636. 1080

    Email: sales@hrchannels.com / tuyendung@hrchannels.com

    Website: www.hrchannels.com

    Địa chỉ: Tầng 10, CIT Building, Ngõ 15 Duy Tân - Cầu Giấy - Hà Nội
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi HRChannels
    Đang tải...


Chia sẻ trang này