Thông tin: Cha Mẹ Nên Làm Gì Để Tăng Đề Kháng Cho Bé?

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi chinhvu1989, 22/9/2022.

  1. chinhvu1989

    chinhvu1989 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    5/1/2021
    Bài viết:
    871
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Cha mẹ nên làm gì để tăng đề kháng cho bé? Bài viết bên dưới sẽ mách ba mẹ một số phương pháp hiệu quả cho con, cùng tham khảo ngay nhé!

    1. Vai trò của sức đề kháng đối với quá trình phát triển của bé
    Cha-me-nen-lam-gi-de-tang-de-khang-cho-be-herokid-gold-1.jpg
    Vai trò của sức đề kháng đối với sự phát triển của bé
    Sức đề kháng được ví như một hàng rào miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tật, giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh. Nếu sức đề kháng yếu sẽ khiến bé thường xuyên ốm vặt do hệ miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện, đồng thời suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên. Một số bệnh lý thường gặp ở những bé có sức đề kháng yếu như dị ứng, viêm mũi họng, cảm cúm, viêm phổi, viêm phế quản và các bệnh rối loạn đường tiêu hoá như tiêu chảy, táo bón,...

    Ngoài ra, những bé bị suy dinh dưỡng lại có hệ miễn dịch suy yếu sẽ càng dễ mắc bệnh hơn, làm cho bé ngày càng biếng ăn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não mà còn dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, còi xương. Vì thế, tăng sức đề kháng là việc làm thiết yếu để có hệ miễn dịch tốt, tạo điều kiện thuận lợi cho bé phát triển một cách tốt nhất và hạn chế tối đa mắc bệnh.

    2. Cha mẹ nên làm gì để tăng đề kháng cho bé?
    Cha-me-nen-lam-gi-de-tang-de-khang-cho-be-herokid-gold-2.png
    Giải pháp nâng cao sức đề kháng cho bé
    Kết hợp hiệu quả chế độ dinh dưỡng hằng ngày với các biện pháp chăm sóc, phòng tránh bệnh là chìa khóa giúp tăng đề kháng cho trẻ.
    • Khuyến khích cho trẻ bé bú sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời
    Trẻ nên được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì theo nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh, sữa mẹ giúp trẻ tăng sức đề kháng một cách tốt nhất để ngăn ngừa dị ứng và bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi vi khuẩn gây hại, hỗ trợ hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện. Những dưỡng chất có trong sữa mẹ bảo vệ bé chống lại sự nhiễm trùng và nâng cao hệ miễn dịch một cách hiệu quả.
    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối và hợp lý
    Cho bé uống đủ nước:

    Uống đủ nước cũng là một trong những cách tăng sức đề kháng cho bé, giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất. Theo khuyến cáo của chuyên gia, lượng nước trung bình mỗi ngày cho từng độ tuổi như sau:

    Bé từ 0 – 6 tháng tuổi: 700 ml
    Bé từ 7 – 12 tháng tuổi: 800 ml
    Bé từ 1 – 3 tuổi: 1300 ml

    Bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng vào thực đơn của bé
    Bữa ăn cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm đạm, đường bột, chất béo và chất xơ. Cần tăng cường bổ sung Vitamin A, C, E, kẽm giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng, tốt cho hệ tiêu hoá, giúp trẻ ăn ngon miệng và hấp thu tốt hơn. Vitamin có chứa nhiều trong các loại hoa quả, rau củ, trái cây (chanh, cam, bưởi,...). Và các thực phẩm giàu kẽm như: thịt bò, các loại ngũ cốc, tôm, cua, gan động vật,...

    Đa dạng thực đơn và trang trí bắt mắt các bữa ăn
    Thay đổi thực đơn và nấu đa dạng các món ăn bằng cách kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau để tạo khẩu vị mới mẻ cho bé. Đồng thời, trang trí món ăn bắt mắt để kích thích sự tò mò khiến bé cảm thấy thích thú và hào hứng hơn trong bữa ăn. Mẹ có thể biến tấu các món ăn thành những hình thù lạ lẫm đáng yêu như chú thỏ, gấu, chú cá hay chú ếch ngộ nghĩnh,...

    Cân đối khẩu phần ăn của bé
    Cân đối khẩu phần của trẻ về số lượng và số bữa phù hợp với từng độ tuổi. Tránh cho ăn quá nhiều và quá no khiến trẻ khó chịu dẫn đến trẻ sợ ăn.
    • Xây dựng lối sống và môi trường sống lành mạnh
    Đảm bảo chất lượng giấc ngủ của bé: Chất lượng giấc ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể và não bộ. Do đó, ngủ ngon, ngủ đủ giấc sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho cơ thể và não bộ của trẻ, đồng thời giúp nâng cao khả năng miễn dịch, tăng cường đề kháng. Ba mẹ nên tập cho bé thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Tránh thức khuya vì thức khuya là thói quen xấu có thể gây hại cho hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng các thiết bị điện tử thì ba mẹ nên khuyến khích trẻ đọc sách, nghe nhạc,...trước khi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn.
    Tăng cường vận động và tập thể dục thể thao: Nghiên cứu cho thấy rằng việc tập thể dục thường xuyên giúp làm tăng số lượng các tế bào miễn dịch tự nhiên cho cơ thể. Do đó, ba mẹ nên khuyến khích bé tham gia các hoạt động thể chất như: đi dạo, đạp xe, chơi thể thao,...
    Xây dựng môi trường sống trong lành: Tạo cho bé thói quen giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa thông thoáng. Giữ bé tránh xa tuyệt đối khói thuốc lá vì khói thuốc lá ảnh hưởng cực kỳ tiêu cực đến sức đề kháng và sức khỏe của bé.
    • Tiêm ngừa đầy đủ theo chỉ định
    Bên cạnh tăng sức đề kháng thông qua chế độ dinh dưỡng và lối sống, ba mẹ cần quan tâm đến tiêm chủng cho bé đầy đủ. Vaccine có tác dụng kích thích cơ thể tạo kháng thể hoặc cung cấp kháng thể, từ đó bé có được miễn dịch với tác nhân gây bệnh. Chính vì thế, tiêm ngừa đầy đủ và đúng lịch là cách tăng sức đề kháng cho trẻ hữu hiệu.

    Bên cạnh đó, ba mẹ có thể kết hợp bổ sung các thực phẩm chức năng tăng đề kháng cho trẻ. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm với nguồn gốc khác nhau, ba mẹ cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi cho trẻ sử dụng. Ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn cho con các sản phẩm có thành phần chiết suất tự nhiên an toàn và lành tính như: thảo mộc Amomum Fruit, hồng sâm Hàn Quốc, Hovenia, Kế sữa,...nhé.

    Hy vọng những phương pháp tăng cường sức đề kháng trên sẽ hữu ích cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con trẻ. Chúc con yêu luôn vui vẻ và khỏe mạnh!
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chinhvu1989
    Đang tải...


Chia sẻ trang này