Cha mẹ nên vào Internet cùng con "Những phụ huynh không biết sử dụng Internet sẽ khiến con cái càng dễ tiếp cận mặt trái của thế giới số", các nhà nghiên cứu tại trường Kinh tế London (LSE) khẳng định. Sonia Livingstone, chuyên gia tâm lý xã hội tại LSE, cho biết nhiều học sinh hiện nay sống phụ thuộc vào mạng Internet. Họ lên mạng để lấy thông tin, trợ giúp làm bài tập hoặc tìm định hướng nghề nghiệp. Do đó, thật nguy hiểm nếu cha mẹ bị tụt hậu trước công nghệ phổ biến này. Livingstone phát biểu: "Không biết sử dụng và khai thác Internet một cách tốt nhất sẽ gây phản tác dụng trong cách giáo dục của phụ huynh và cơ hội việc làm cũng như triển vọng của chính con cái họ". Những người cấm con mình vào Internet quá nhiều chỉ làm chúng càng ít nhận thức được những mối nguy hiểm online đang rình rập, như từ các chatroom, diễn đàn... Nghiên cứu của LSE kêu gọi cha mẹ hãy làm cầu nối cho con cái mình cũng như dành nhiều thời gian online cùng con hơn. Nhiều bậc phụ huynh thiếu hụt những kỹ năng cơ bản để giúp con mình sử dụng Internet. 1/5 số người được hỏi thừa nhận họ không biết làm cách nào để khuyên con trẻ truy cập web an toàn. Nhưng có tới 85% mong đợi cần có những quy định luật pháp nghiêm ngặt hơn về nạn khiêu dâm trên mạng. Nghiên cứu của LSE diễn ra trong vòng hai năm, đối tượng điều tra là 1.511 trẻ em từ 9 đến 19 tuổi và 906 bậc phụ huynh về việc sử dụng Internet. P.Thúy (theo BBC) Nguồn: VNExpress
Ôi ! sao mà làm cha mẹ thời @ khó thế nhỉ ? Vừa phải là nhà tâm lý - nhà giáo dục, bây giờ lại còn phải biết về vi tính, biết vào ra internet như đi shoping nữa. Ngay cả chuyện xem TV cũng phải biết cách giúp con tiếp cận với những cảnh HOT và tỉnh táo trước các quảng cáo nữa chứ ! Học - học nữa - học mãi ! đâu phải chỉ có học sinh bị quá tải đâu, mà còn những bậc cha mẹ nữa đấy, nhất là các vị mong muốn trở thành cha mẹ tài năng ( giống như HS giỏi cấp TP !) - Làm sao có thể : Vừa đủ thôi - bây giờ ?
Hay là cứ để con cái chúng ta trở thành hư hỏng và thất bại, điều đó sẽ dễ dàng hơn rất nhiều đối với chúng ta. Nhưng: Hậu quả là chúng ta sẽ đau đầu, xấu hổ, cảm thấy không hoàn thành trách nhiệm, cảm thấy cuộc sống trở nên vô nghĩa...
Vần đề cũng thật nan giải đó mycheese, chị đang định cho cháu vào net ở nhà và mình có thể hướng cho cháu truy cập vào những trang lành mạnh nhưng có người bảo là sẽ hối hận không kịp vì có lúc mình không có mặt các cháu sẽ vô những trang không lành mạnh thì biết làm thế nào (chị có hai con trai 12t và 7t).Đắn đo mãi không biết nên làm thế nào cho ổn????? và cháu mê mãi với máy cả ngày thì cũng không ổn.....phân vân lắm
Chị nên cài một chương trình chặn các trang không lành mạnh . Phần mềm có tên là Spy Sweeper thì phải.
Mọi người thử phần mềm này xem http://www.cyberpatrol.com/ phần mềm này cũng được đánh giá cao http://internet-filter-review.toptenreviews.com/contentprotect-software.html
Tôi thấy bài báo này nói đúng đấy, chúng ta không thể cấm trẻ sử dụng internet được. Nếu bố mẹ cũng biết cách sử dụng để cùng làm với trẻ và hướng dẫn chúng thì tốt quá. Tôi nghĩ nếu việc này cũng không quá xa vời với các cha mẹ ở thành phố vì học vi tính đến mức giỏi thì khó, chứ học để biết cách sử dụng thì chắc cũng không đến nỗi đúng không ạ. Biện pháp "cấm" và "cách ly" rõ ràng là không hiệu quả vì theo kinh nghiệm của tôi, lúc trẻ còn nhỏ thì cấm còn có tác dụng nhưng đến tuổi vị thành niên, sự ngăn cấm và cách ly của cha mẹ nếu thiếu những giải thích hợp lý thì chỉ có thể đẩy trẻ đến việc dùng một cách giấu diếm, vụng trộm và đến lúc ấy cha mẹ khó lòng mà kiểm soát được vì internet nếu không có ở nhà thì cũng có nhan nhản ở khắp nơi mà. Cái kiểu "nắng hạn gặp mưa rào" là điều kinh khủng nhất của trẻ ở tuổi vị thành niên và tuổi thanh niên mới lớn. Hơn nữa, internet, nếu sử dụng theo nghĩa tích cực, là một cửa sổ góp phần mở rộng tầm nhìn cho trẻ (và cho tất cả mọi người). Theo tôi : -Nếu có điều kiện, bắt đầu từ lúc trẻ vào lớp 1, thỉnh thoảng nhân dịp cần, cha mẹ có thể hướng dẫn cho trẻ cách tìm tư liệu mà trẻ cần để mở rộng bài học ở trường..Trong quá trình ấy, cha mẹ nên tận dụng chỉ cho con tác dụng tích cực của internet, dần dần trẻ lớn hơn một chút thì nên giải thích cho trẻ biết tại sao không nên sử dựng những trang web không lành mạnh. Đừng quá hoảng sợ trước những trang web này, giải thích từ từ cho trẻ hiểu, đặt ra những giới hạn cho trẻ.... - Ngoài ra, một điều hết sức quan trọng là không được để cho trẻ "chìm ngập" trong internet mà quên công việc chính ở trường, và quên rằng cuộc sống còn bao điều thú vị khác nữa, những cuộc đi chơi chung với cả gia đình, thói quen đọc sách, các mối quan hệ bạn bè, tham gia sắp đặt nhà cửa với cha mẹ, tham gia làm bếp... Xin được chia sẽ và học tập kinh nghiệm của nhiều người Mẹ Luti
Để giúp đỡ con tránh xa cái xấu có hai cách -- Trực tiếp: Theo dõi, bám sát, nhắc nhở, hạn chế, kiểm soát. Với internet cũng vậy, các biện pháp trên đều nên sử dụng. Mọi người cũng đã bàn rồi cha mẹ phải bám sát, sử dụng phần mềm, v.v... -- Gián tiếp: Truyền đạt cho con các nhân cách, giá trị đạo đức, các chuẩn mực xã hội. Một khi những nhân cách, chuẩn mực và giá trị này ngấm vào người đứa trẻ thì tự nó sẽ biết tránh xa những gì xấu không phù hợp với các giá trị sẵn có trong nó. Tất nhiên chúng ta sẽ phải áp dụng cả hai cách, nhưng tôi tin chắc rằng đầu tư vào cách thứ hai sẽ mang lại hiệu quả lâu dài hơn. Từ topic này tôi lại nẩy ra ý định mở một topic khác, bàn về vấn đề giáo dục nhân cách cho trẻ em, để có thể hiểu được mình cần quan tâm tới những gì khi giáo dục nhân cách cho con cái. Mọi người thấy sao?
Rất đồng ý với TanNg về hai cách đặc biệt là cách thứ hai. Mình cũng đồng ý luôn về việc mở thêm mục giáo dục nhân cách. Mình đang tham gia dịch quyển giáo dục "ý thức về giá trị bản thân" nên sẽ sẵn sàng đóng góp. Chờ TanNg mở đầu đấy. mẹ Luti
Bác Tanng ạ , đây là cái điều mà tôi đã mong đợi từ lâu rồi. Việc giáo dục nhân cách cho trẻ con nói riêng và cho cả các bạn trẻ nói chung là một điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Chỉ có điều - Nhân cách được hiểu theo nhiều " Cách ", dưới nhiều lăng kính khác nhau - vì vậy, điều quan trọng là chúng ta sẽ nhìn dưới lăng kính gì ? Hiện nay, có một từ thời thượng đó là " kỹ năng sống" và nhiều nhà giáo dục - xã hội - tâm lý, kêu gọi phải gấp rút giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em - Nhưng có nhiều người chưa hiểu, không hiểu hay hiểu sai về kỹ năng sống cũng hô hào GD Kỹ năng sống với những mục đích khác nhau. Vì vậy, chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu ? Phải làm như thế nào ? Tôi mong muốn là chúng ta có thể làm một cái gì đó thiết thực hơn là chỉ ngôì " mà bàn cãi suông " ! Chờ đợi và hy vọng !
Cách đây khoảng gần chục năm, tôi có đọc quyển "Seven Habits of highly effective people", có một đoạn khởi đầu đề cập tới chính vấn đề bác Khanh đang nói, đó là "đạo đức nhân cách và đạo đức cá nhân", đề cập tới việc "kỹ năng sống" được đào tạo quá kỹ, mà bỏ quên "nhân cách" - các hòn đá tảng tạo nên con người. Chúng ta phải làm gì? Nói chung thì có vẻ to tát quá, nên tôi chỉ cố gắng làm việc nhỏ. Có lẽ việc đầu tiên là cố gắng giáo dục con mình theo hướng nhân cách. Cách đây vài tháng tôi cũng có bỏ sức tìm hiểu về vấn đề này, và thấy khá nhiều tài liệu trên internet. Nhưng gặp khó khăn là chuyên môn của mình rất hạn chế, thậm chí có thể nói là không có chuyên môn, mặt khác thời gian cũng ít nên đã dừng lại không tìm hiểu tiếp nữa. Chúng ta có thể làm gì? Có lẽ việc đầu tiên cần làm là hiểu được thế nào nghĩa là "nhân cách" và chia sẻ cho những người khác.
Đề tài của các bác thú vị quá! Đó cũng chính là sứ mạng của những người làm cha mẹ! Và em cũng rất háo hức được đọc bản dịch cuốn "ý thức về giá trị bản thân" của mẹ Luti. Đúng đấy, em thấy rất hợp lý!
Trước khi bàn về cách " làm thế nào để giáo dục nhân cách cho trẻ" thì có lẽ chúng ta cũng nên trao đổi qua các V/đ sau : Thế nào là nhân cách - làm sao xây dựng và hình thành giá trị bản thân cho cha mẹ - Nhân cách của cha mẹ được thể hiện như thế nào ? Hay nói một cách khác : Để giáo dục nhân cách cho trẻ, Phụ huynh phải có và phải hiểu về nhân cách cái đã. Còn làm thế nào để có, làm thế nào để hiểu, đó chính là nhiệm vụ của chúng ta, mà diễn đàn LCM sẽ là nơi trao đổi, trình bầy, sau đó thực hành và lượng giá - đúc kết.... không biết như thế có được không ?
Thế nào là nhân cách - làm sao xây dựng và hình thành giá trị bản thân cho cha mẹ - Nhân cách của cha mẹ được thể hiện như thế nào ? Hay nói một cách khác : Để giáo dục nhân cách cho trẻ, Phụ huynh phải có và phải hiểu về nhân cách cái đã. Còn làm thế nào để có, làm thế nào để hiểu, đó chính là nhiệm vụ của chúng ta, mà diễn đàn LCM sẽ là nơi trao đổi, trình bầy, sau đó thực hành và lượng giá - đúc kết.... Nhân cách của mình là tấm gương thực tế nhất phải không ạ? Vậy mới biết làm cha me không phải dễ,nhiều khi mình vẫn còn thật nhiều thiếu sót trong cuộc sống hằng ngày,những va chạm mà mình cần phải khắc phục và không nên cho tụi trẻ chứng kiến dù là những chuyện nhỏ nhặt nhất ,mình cần phải học hỏi thật nhiều từ trang LCM này. Cám ơn tất cả mẹ Luti.Anh lê khanh,bhlien,TanNg ,em sẽ chờ để học hỏi thêm để nuôi dạy các cháu tốt hơn
Thông báo với các bác là đã tìm được một số site khá hay về nhân cách, tuy vậy số lượng tài liệu không nhiều, mà đang hỗn độn và nhiều cái mới lạ quá nên chưa kịp sắp xếp. Một vài thông tin sơ bộ thế này. Nhân cách có sáu cực (6 pillars) bao gồm -- Trustworthiness -- Respect -- Responsibility -- Fairness -- Caring -- Citizenship Chưa đọc kỹ và lĩnh hội nên chưa dám dịch. Tôi đã nhặt một số link về đây http://bongbambee.blogspot.com/ mọi người có thể vào đó tham khảo, hoặc search với các key word: character count, six pillars
Bác Tanng dùng chữ tây khá rõ ràng, còn nếu hiểu theo tiếng Việt thì nhân cách bao gồm một số yếu tố như cá tính, phẩm chất, tư cách, lòng tự trọng, ý thức về bản thân... Nhưng có hai khái niệm nổi bật nhất : Đó là tính cá biệt ( không phải HS cá biệt đâu ) hay tính độc nhất vô nhị ( không có 2 người có nhân cách giống nhau ) và các kiểu ứng xử đặc trưng ( cũng mang tính cá thể ). Như vậy, việc xây dựng nhân cách phải do chính bản thân người đó hình thành nhân cách riêng cho mình, thông qua các tác động của : - Sinh học : Các yếu tố bẩm sinh ( như cơ thể khoẻ mạnh, phát triển nhanh, hay phản ứng chậm chạp, thụ động ...) ngoài ra còn có những tác động do bệnh tật, tai nạn (liên quan đến não bộ ).cũng có những ảnh hưởng. - Môi trường : tác động của hoàn cảnh địa lý ( sống ở vùng đất khắc nghiệt sẽ có những suy nghĩ và phản ứng khác với người sống ở vùng mầu mỡ, dễ chịu ... thành phố khác nông thôn ..) Nhưng môi trường xã hội mới đóng vai trò quan trọng, trong đó sự giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội đã có những đóng góp lớn lao đến việc hình thành nhân cách . Con hai yếu tố cũng không kém phần quan trọng là là ý thức tự giáo dục và tổ chức các hoạt động cá nhân. Chính hai yếu tố này, vừa giúp con người xây dựng nhân cách riêng cho mình, vừa giúp nhân cách đứng vững được trước những tác động xấu của xã hội. Đây chính là 2 điểm yếu nhất của hệ thống giáo dục hiện nay. Đa phần những thanh thiếu niên và một số người trưởng thành đã không có khả năng tự giáo dục và tổ chức hoạt động cá nhân ( tự mình lên kế hoạch cho cuộc đời mình ) vì chịu ảnh hưởng nặng nề của lối học từ chương ( thày đọc trò ghi ) và môi trường không khuyến khích sáng kiến ( bao nhiêu sáng kiến, sáng1 tạo khoa học và văn học đã bị vuì dập ). Dần dần, chỉ còn cách bám vào tập thể ( ai sao tui vậy ) và nghĩ đến chuyện giáo dục nhân cách cho con thì cũng biết dựa vào ngoại viện ( sách báo, hệ thống giáo dục " xịn " ) mà không thể phát huy nội lực của chính bản thân mình ( Lời nói gió bay - gương lành lôi cuốn ) để giúp cho chính con mình cũng sẽ có được nội lực để nói không với cái xấu ( chứ không phải chỉ bằng những khâủ hiệu, bích chương vô hồn ) . Bước đầu là vậy - dần dần mình sẽ cùng nhau tìm cách để làm sao có thể " tu luyện " được 72 thành công lực để giúp cho con trẻ " antivirus ". Trước những làn sóng : Chạy theo các danh hiệu ảo, xây dựng lòng tự tin ảo ( bằng cách xài điện thoại di động xịn, quần áo hàng hiệu, bôi kem chống mụn, dầu gội đầu chống muỗi - vì đậu vào sẽ trượt té vỡ đầu ..v.. )
Ðề: Cha mẹ nên vào Internet cùng con đôi khi cũng nên để mọi thứ tự nhiên với trẻ một chút, trẻ sẽ sáng tạo hơn