Thông tin: Chăm sóc bé bị nhiệt miệng, loét miệng

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi Mẹ gâu1, 16/12/2014.

  1. Mẹ gâu1

    Mẹ gâu1 Thành viên mới

    Tham gia:
    9/5/2014
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Trong dân gian hay gọi loét miệng là nhiệt miệng, tức là trong cơ thể bị nóng, phát ra nhiệt gây loét niêm mạc miệng. Và nhiệt miệng là hiện tượng thường xảy ra quanh năm ở các bé. Thông thường nhiệt miệng, loét miệng khiến cho bé rất khó chịu, chảy nước miếng nhiều, do đau miệng khi ăn nên bé gầy sút do không ăn được hoặc ăn rất ít. Vậy mẹ nên làm gì khi bé bị nhiệt miệng?

    Các vết loét trong miệng thường có màu trắng hay vàng, được bao quanh bằng quầng màu đỏ, xuất hiện ở trên lưỡi, môi, lợi hay bên trong má. Đây chỉ là một bệnh lý thuộc về răng miệng chứ không phải là dấu hiệu của một căn bệnh nguy hiểm nào cả nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, các vết loét thường gây ra cảm giác đau đớn, nhất là khi bé ăn uống, thậm chí nếu mọc thành đám lớn còn gây sốt.

    Nguyên nhân gây loét miệng thường là do thiếu hụt vitamin, đặc biệt là vitamin B12, vitamin C và chất sắt; thiếu cân bằng hormon, mắc bệnh đường ruột; vệ sinh răng miệng không đúng cách, bị viêm nhiễm vùng khoang miệng; dị ứng thức ăn; stress…

    Tuy nhiên, mẹ cũng cần cẩn thận quan sát và lưu ý nếu thấy bên cạnh vết loét miệng bé nổi thêm các nốt phòng ở tay, chân hoặc mông kèm theo sốt thì rất có nguy cơ bé bị mắc bệnh Tay, Chân, Miệng hoặc Thuỷ Đậu. Lúc này, cần đưa bé đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

    Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ nên cho bé ăn thức ăn lỏng, nhuyễn (cháo, súp, bột dinh dưỡng), không nóng, không cay, không chua và tốt nhất là hợp với khẩu vị thường ngày của con. Ngoài đánh răng ngày 2 lần mẹ nên thường xuyên cho bé súc miệng với nước muối sinh lý để làm sạch khoang miệng. Mẹ cũng nên cho bé uống nhiều nước, tăng thêm rau và trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, rau cải trong khẩu phần ăn của bé để bổ sung chất, giúp bé mau lành.

    Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều loại kem, thuốc bôi trị nhiệt miệng cho bé nhưng các mẹ rất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc bôi vì cơ địa và nguyên nhân gây bệnh ở mỗi bé mỗi khác. Không nên tùy ý dùng thuốc có thể gây dị ứng hay những biến chứng không mong muốn cho con.

    Chăm sóc con khi bị nhiệt miệng cần hết sức kiên trì vì bé đau rát, quấy khóc, không chịu ăn, uống thuốc, không cho kiểm tra miệng, dễ nôn trớ khiến sút cân rất nhanh và lâu khỏi bệnh. Vì vậy, mẹ cần kiên trì nhẹ nhàng và phải theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng, giải nhiệt kịp thời giúp bé lành nhanh ổ loét; rút ngắn tối đa số ngày bệnh để bé nhanh chóng phục hồi và ăn uống bình thường lại nhé.

    Chúc bé khoẻ mẹ vui ^^
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mẹ gâu1
    Đang tải...


  2. bocau1208

    bocau1208 Thành viên kỳ cựu

    Tham gia:
    18/9/2014
    Bài viết:
    8,884
    Đã được thích:
    1,180
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Chăm sóc bé bị nhiệt miệng, loét miệng

    mẹ cần kiên trì nhẹ nhàng và phải theo dõi tình trạng sức khoẻ của bé thường xuyên để bổ sung dinh dưỡng, giải nhiệt kịp thời giúp bé lành nhanh ổ loét; rút ngắn tối đa số ngày bệnh để bé nhanh chóng phục hồi và ăn uống bình thường lại nhé.
     
    Mẹ gâu1 thích bài này.
  3. hathanh1101

    hathanh1101 Thành viên tích cực

    Tham gia:
    17/11/2014
    Bài viết:
    666
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Chăm sóc bé bị nhiệt miệng, loét miệng

    Về mùa nóng bé thường hay bị chứng này . Khi bé bị nhiệt miệng, mẹ có thể dùng mật ong để chữa bệnh cho bé. Cho bé ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển trong dân gian và được nhiều mẹ sử dụng để chữa nhiệt miệng. Mẹ cần để ý và theo dõi tình trạng bệnh của bé để chữa trị phù hợp kịp thời cho bé nhanh khỏi.
     
  4. dindin

    dindin Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/7/2011
    Bài viết:
    933
    Đã được thích:
    138
    Điểm thành tích:
    83
    Ðề: Chăm sóc bé bị nhiệt miệng, loét miệng

    bé nhà e lại bị nhiệt vào mùa đông ạ. E cho uống Tametop , nước đỗ đen và rau diếp cá, 3 ngày là khỏi. Hì
     

Chia sẻ trang này