CHăm sóc mẹ bé Hoàng Gia :KINH NGHIỆM CHĂM SÓC THAI KỲ NHƯ MẸ ĐỖ NHẬT NAM

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi mesusu2014, 30/7/2015.

  1. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    KINH NGHIỆM CHĂM SÓC THAI KỲ NHƯ MẸ ĐỖ NHẬT NAM – PHẦN 1


    Không ai có thể phủ nhận được những thành tích xuất sắc mà em đạt được đã vượt xa độ tuổi của em. Thành tích đó không thể không nhờ tới phương pháp nuôi dưỡng và giáo dục của bố mẹ em. Cùng tìm hiểu về kinh nghiệm chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam nhé.



    [​IMG]
    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam

    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam: Uống nhiều sữa
    Khi mang bầu bé Nam, chị Điệp bị ốm nghén nặng, ăn uống khó khăn nhưng chị vẫn cố gắng uống thật nhiều sữa vì tin rằng sữa sẽ bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé mà chế độ ăn uống, sinh hoạt thường ngày chưa cung cấp đủ.

    [​IMG]

    Chị em nào đã từng bị ốm nghén sẽ hiểu chỉ việc uống sữa cũng có thể trở nên rất kinh khủng khi chỉ cần ngửi mùi sữa là đã thấy buồn nôn. Nhưng các mẹ hãy cùng cố gắng ăn đủ dinh dưỡng để có thể dưỡng thai như mẹ Đỗ Nhật Nam các mẹ nhé.

    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam:Trò chuyện cùng con
    Trong suốt thời gian mang bầu, chị Điệp luôn suy nghĩ rằng con là một cá thể biết nghe, biết hiểu và có những suy nghĩ, cảm xúc riêng. Chính vì vậy, chị Điệp vẫn thường xuyên trò chuyện cùng con bất cứ khi nào có thể như lúc đi siêu thị, lúc lau dọn nhà cửa, rửa chén bát,… Khi gặp một món ăn ngon hay đồ vật đẹp, chị đều dành thời gian miêu tả cho con nghe vì tin rằng như thế sẽ giúp con sớm cảm nhận được thế giới xung quanh ngay khi còn trong bụng mẹ.

    [​IMG]
    Dưỡng thai như mẹ Đỗ Nhật Nam

    Khoảng thời gian mang thai bé Nam cũng là lúc chị theo chồng chuyển công tác sang Nhật. Ở nơi đất khách quê người không tránh khỏi những lúc nhớ nhà, khi đó con trai trong bụng lại trở thành người bạn thân thiết lắng nghe những tâm sự của mẹ. Chị cũng thường nói cho con nghe niềm mong mỏi con chào đời lành lặn, khỏe mạnh như thế nào.

    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam: Cho con nghe nhạc
    Sớm biết tác dụng của thai giáo bằng âm nhạc, chị Điệp tích cực cho con nghe nhạc từ sớm. Tuy nhiên, chị không đóng khuôn mình trong thể loại nhạc cổ điển như nhiều người khác mà cho con nghe thử nhiều loại nhạc khác nhau để xem con hợp với loại nhạc nào. Tuy nhiên, chị chọn nghe nhạc vào một giờ cố định mỗi ngày để rèn thói quen cho con. Chị Điệp cho biết bắt đầu từ tháng thứ 6, nếu ngày nào đến giờ nghe nhạc mà chưa thấy mẹ nghe là bé Nam sẽ đạp mạnh trong bụng như thể muốn “nhắc” mẹ.

    [​IMG]

    Mỗi người phụ nữ mang thai và mỗi đứa trẻ sắp chào đời đều đặc biệt theo cách của riêng mình. Do đó, không có “công thức” thai giáo nào đảm bảo sẽ phát huy tác dụng với mọi trường hợp. Phương pháp dưỡng thai như mẹ Đỗ Nhật Nam chỉ là một ví dụ điển hình để mẹ tham khảo. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn đúng, đó là tinh thần của người mẹ cần vui vẻ, phấn chấn thì thai nhi mới có thể phát triển khỏe mạnh, hoàn thiện.

    Nguồn: chamsocmebe
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mesusu2014
    Đang tải...


  2. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    CHĂM SÓC THAI KỲ NHƯ MẸ ĐỖ NHẬT NAM – PHẦN 2: CHỊ ĐIỆP VÀ QUÁ TRÌNH MANG BẦU BÉ NAM

    Có rất nhiều mẹ đã học hỏi và thực hiện phương pháp chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam để mong con mình sinh ra thông minh, tài giỏi. Tuy nhiên, chị Điệp chia sẻ, hai vợ chồng chị đều thực sự không kỳ vọng sau này con mình lớn lên sẽ thành thần đồng, thành dịch giả nhí nổi tiếng. Với anh chị, Nam lớn lên, khỏe mạnh, lành lặn, không ốm đau là điều hạnh phúc nhất.


    Ở phần 1 của loạt bài Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam, Chăm sóc mẹ bé Hoàng Gia đã đề cập tới các phương pháp chị sử dụng. Trong phần này, các mẹ sẽ cùng nghe chị Điệp chia sẻ về thời gian chị mang thai bé Nam và cách thức chị thực hiện những phương pháp dưỡng thai trong thai kỳ của mình nhé.

    [​IMG]
    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam

    Nhiều người nói, bé Đỗ Nhật Nam là con nhà nòi, được kế thừa tố chất của bố mẹ, đều là giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội (bố Nam là Tiến sĩ Ngôn ngữ học, mẹ Nam là giảng viên Khoa Giáo dục đặc biệt), nên việc Đỗ Nhật Nam rất thông minh và nổi tiếng bởi khả năng ngôn ngữ đặc biệt của mình, không phải điều không lý giải được.Tuy nhiên, để góp phần vào sự vượt trội về trí tuệ của Nhật Nam, không thể không nhắc đến vai trò của người mẹ, chị Phan Thị Hồ Điệp.

    Chị Hồ Điệp kể, thời gian mang thai bé Nam là khoảng thời gian chị theo chồng sang Nhật. Khi đó chồng chị – anh Đỗ Xuân Thảo đang giảng dạy tại Đại học Osaka. Chị Hồ Điệp kể, lúc đó chị chỉ ở nhà và tình cờ đọc cuốn sách về phương pháp thai giáo và thử áp dụng. Chị không quá kỳ vọng mình sẽ thành công mà gần như là một cách để mình đỡ buồn trong những ngày mang bầu.

    Theo cách chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam, chị uống sữa, rất nhiều sữa, vì theo thai giáo, uống nhiều sữa sẽ bổ sung tốt những chất dinh dưỡng mà mẹ thiếu. Bất kể lúc nào không ăn được, chị cố gắng thay bằng sữa, dù cho việc uống sữa trong giai đoạn bị nghén cũng kinh khủng không kém việc ăn uống.

    [​IMG]
    Dưỡng thai như mẹ Đỗ Nhật Nam

    Chị luôn tin rằng hai mẹ con có thần giao cách cảm với nhau. Đứa trẻ ở trong bụng mẹ, chắc chắn sẽ có sự liên lạc với mẹ bằng một cách nào đó. Nên chị đặc biệt chú trọng đến việc nói chuyện với con, bất kể lúc nào, bất kể vui buồn.

    Chị coi con như một người bạn, chứ không phải là một bào thai trong bụng. Chị kể cho con mọi chuyện, từ chuyện vui đến chuyện buồn, từ chuyện nhớ Việt Nam, đến chuyện nhớ ông bà, đến chuyện chị mong mỏi bé Nam ra đời như thế nào. Chị kể cho con chị đang dọn nhà, đang nấu ăn, đang rửa bát.

    Khi chuẩn bị đi chợ, chị nhắc: “Con ơi, chuẩn bị dậy đi chợ”. Trên đường đi thấy cái gì hay, đẹp, chị cũng dừng lại miêu tả, giải thích cho con. Khi đến siêu thị, dù mua gì hay muốn con ăn gì cùng mẹ, chị cũng miêu tả cho con nghe, chị miêu tả sao cho thật hấp dẫn và tin như vậy sẽ làm con thích những món ăn đó.

    Sách thai giáo có nói khi mang bầu, mẹ nên nghe nhạc. Chị cũng dành thời gian để nghe nhạc. Nhưng sách thường nói là nên nghe nhạc cổ điển. Chị thì không cứng nhắc như thế. Chị nghĩ âm nhạc nào cũng có những cái hay, cũng có những ưu điểm, và mỗi người đều thích nghe một loại nhạc khác nhau, không nhất thiết phải là nhạc cổ điển.

    Chị tin con chị cũng như chị, nên chị thích gì nghe nấy, đôi lúc nghe cả nhạc Rock, để thử xem biết đâu con sẽ nói cho chị biết đâu là loại nhạc con thích nhất. Có điều chị thường nghe vào một giờ cố định, để rèn thói quen cho con.

    Chị Hồ Điệp nhớ lại, không biết có phải vì Nam cảm nhận được âm nhạc từ trong bụng mẹ không hay là do chị tưởng tượng mà chị thấy đến khoảng tháng thứ sáu, nếu hôm nào, chỉ cần đến giờ nghe nhạc mà chị chưa nghe là Nam đã đạp rất quyết liệt. Đến lúc mẹ bật nhạc lên nghe, Nam lại nằm im ngoan ngoãn.

    [​IMG]

    Bất cứ ông bố, bà mẹ nào chị nghĩ cũng đều mơ ước về một tương lai đẹp cho đứa con của mình từ khi con còn trong bụng mẹ. Nhưng khi mang bầu, chị Hồ Điệp nghén kinh khủng, sức khỏe rất yếu. Mang thai Nam đến tháng thứ 3 thì chị ốm nặng.

    Chính vì quãng thời gian mang bầu rất hãi hùng như thế, chị cũng có lúc nghĩ khôn nghĩ dại và chỉ cầu trời sao cho con mình sinh ra được khỏe mạnh, lành lặn. Anh Đỗ Xuân Thảo cũng luôn nói, chỉ cần khỏe mạnh thôi, khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông. Vì thế mà khi sinh Nam xong, việc đầu tiên mà bố Thảo làm là cầm ngón tay lên đếm, rồi thở phào vì thấy con mình hoàn toàn lành lặn.

    Cả bố Thảo và mẹ Điệp đều thực sự không kỳ vọng sau này con mình lớn lên sẽ thành thần đồng, thành dịch giả nhí nổi tiếng. Với anh chị, Nam lớn lên, khỏe mạnh, lành lặn, không ốm đau là vui rồi.

    Chị Hồ Điệp kể, mùa đông ở Nhật rất khắc nghiệt và là một thử thách lớn với cả hai mẹ con chị. Nam bị bệnh về đường hô hấp nên mùa đông hay bị ốm. Mỗi lần Nam ốm, vợ chồng chị đều mất ăn mất ngủ. Những lúc đó, chị nhìn các bà mẹ Nhật, mà thấy ngưỡng mộ vô cùng.

    [​IMG]

    Trong mắt chị Hồ Điệp, những bà mẹ Nhật Bản rất tuyệt vời. Họ yêu chồng con và phụng sự với một tình yêu lớn lao. Điều chị cảm phục là các bà mẹ Nhật rất chú trọng việc dạy con cách giữ thể diện của bản thân khi ở nơi công cộng hay nói cách khác là dạy con biết tôn trọng người khác.

    Trong công viên, khi một đứa trẻ giành đồ chơi của trẻ khác, các bà mẹ Nhật sẽ ngay lập tức bắt con dừng lại chứ không cho phép trẻ tự giải quyết theo kiểu, bạn nào nhanh tay hơn sẽ được.

    Các bà mẹ cũng rất bản lĩnh khi chăm sóc con. Họ không hề lo lắng (hoặc cố tỏ ra không lo lắng) khi con bị ngã. Trời lạnh nhưng họ không mặc nhiều quần áo cho con mà để trẻ cứ tự chơi lăn lê bò toài trên sân.

    Chị Hồ Điệp đã thực sự rất ấn tượng khi nhìn cảnh những bà mẹ trùm khăn, áo, mũ kín bưng, xuýt xoa co cụm nói chuyện với nhau trong khi những đứa con ăn mặc đơn giản, thậm chí là quần cộc chơi cát trên sân với nhau.

    Ở Nhật, hàng sáng, chị vẫn thường đứng từ trên ban công nhìn những em nhỏ mặc quần đùi, trong gió rét xếp hàng đứng đợi xe đến lớp. Các em ấy đều từ những ngôi nhà biệt thự quanh đó, có xe hơi xịn, nhưng vẫn tự đến trường. Những hình ảnh ấy tác động đến chị rất nhiều khi dạy con sau này.

    Mỗi lần bé Nam ốm, hay mỗi lần bối rối trong cách dạy con, chị đều nghĩ đến câu chuyện của các bà mẹ Nhật, mà dặn mình phải là một bà mẹ dù tình cảm, nhưng cũng phải đủ cứng rắn, can đảm, để rèn luyện con sống mạnh mẽ, tự lập, không phụ thuộc vào cha mẹ.

    Nguồn: chamsocmebe
     
  3. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    CHĂM SÓC THAI KỲ NHƯ MẸ ĐỖ NHẬT NAM – PHẦN 3: TẦM QUAN TRỌNG CỦA THAI GIÁO


    Trong thời gian mang bầu bé Nam, chị Điệp đang sống ở Nhật Bản và chị đã chịu tác động rất nhiều về phương pháp thai giáo ở nước này. Trong phần 3 của loạt bài “Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam” chúng ta sẽ đi tìm hiểu kĩ hơn về những tác dụng của thai giáo trong việc dưỡng thai các mẹ nhé.


    Thai giáo ở Nhật Bản luôn được các mẹ bầu đề cao và thực hiện rất nghiêm túc. Nhờ ảnh hưởng điều đó, chị Hồ Điệp thực hiện thường xuyên và đều đặn việc thai giáo trong suốt quá trình mang bầu Nam. Có lẽ nhờ thế, nên khi sinh ra, Nam đã có được một khả năng ngôn ngữ nhạy bén, một tình thương yêu con người da diết. Và điều đó giải thích vì sao hầu hết các mẹ bầu Việt Nam đều đang thực hiện theo cách chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam.

    [​IMG]
    Đỗ Nhật Nam được chọn phát biểu trước hội nghị quốc tế

    • Tác dụng của thai giáo
    Thai giáo không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là những bài học dành cho thai nhi trước khi ra đời, mà ở ý nghĩa rộng hơn chính là những bài học đầu tiên mà người mẹ gửi gắm tình yêu thương của mình dành cho bé thông qua trò chuyện, tạo ra môi trường tốt nhất về sức khỏe và tinh thần dành cho em bé ở trong bụng để cả mẹ và bé cùng nhau hưởng thụ những thàng ngày mang thai hạnh phúc.

    [​IMG]
    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam – Thai giáo

    Tuy nhiên, các chuyên gia về giáo dục và các bác sĩ đều khẳng định thai giáo không phải mục đích để giúp trẻ có trí tuệ thông minh. Bởi vì việc trẻ có trí tuệ thông minh còn tùy thuộc vào yếu tố di truyền, môi trường nuôi dạy sau này mà bé tiếp nhận, vào tình yêu thương mà cha mẹ dành cho bé mới là cánh cửa giúp bé mở ra khả năng của bản thân và có động lực để cố gắng.

    Hầu hết các nhà giáo dục đều đưa ra những tác dụng chung của thai giáo đó là:

    1. Giúp bé sinh ra ít khóc đêm và có nhịp sinh hoạt đúng giờ
    2. Giúp bé khỏe mạnh, ngoan ngoãn, vui tươi và hoạt bát
    3. Tăng sợi dây tình cảm giữa mẹ và bé
    4. Không nhút nhát khi gặp người lạ hay ở chốn đông người
    5. Tự lập khi không có cha mẹ ở bên
    6. Khi sinh ra bé vẫn nhớ những kí ức đã từng được mẹ nói, mẹ nhìn khi còn mang thai
    Để làm được điều đó thì tất cả các bác sĩ và nhà giáo dục đều khuyến khích rằng thai giáo tốt nhất mà cha mẹ nên làm đó là tạo cho mình thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc, trò chuyện tích cực cùng bé trong bụng, giữ cho tâm lí luôn thoải mái và lạc quan.

    • Hãy tạo cho mình thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc
    Thai giáo đầu tiên và quan trọng nhất chính là tạo cho mình thói quen sinh hoạt ăn uống đúng giờ, ngủ sớm và dậy sớm, ngủ đủ giấc mỗi ngày. Mỗi ngày hãy ngủ đủ 8 tiếng, ăn đúng giờ, vận động, để tâm lí luôn thoải mái.

    [​IMG]

    Khi thai nhi bước sang tuần thứ 28 là lúc em bé trong bụng phát triển rất mạnh về thính giác và thị giác nên bắt đầu phân biệt được sáng tối. Muốn em bé khi sinh ra ngoan ngoãn và ít khóc đêm thì ngay từ những tuần này trở đi các mẹ hãy tạo cho mình thói quen sinh hoạt đúng giờ giấc như ngủ sớm, dậy sớm, ăn uống đúng giờ, và tránh thức khuya hoặc ở những nơi quá sáng và ồn ào khi về đêm. Nếu được hình thành thói quen sinh hoạt như vậy thì ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ bé sẽ nhớ được rằng vào buổi sáng và ban ngày thì có ánh sáng, ban đêm thì tối để từ đó hình thành thói quen thức và ngủ có quy tắc cho mình. Hơn nữa, ứng với mỗi giai đoạn của thai kì người mẹ cũng cần thay đổi thói quen ăn uống để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé, đồng thời tăng các bài tập thể dục hoặc vận động cho phù hợp.
     
  4. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    CHĂM SÓC THAI KỲ NHƯ MẸ ĐỖ NHẬT NAM – PHẦN 4: CÁC PHƯƠNG THỨC THAI GIÁO

    Trong phần 4 của loạt bài “Chăm sóc thai kỳ như mẹ đỗ Nhật Nam” chúng ta tiếp tục tìm hiểu về vai trò của thai giáo cũng như các phương thức thực hiện để có thể thai giáo tốt nhât cho con yêu các mẹ nhé.


    [​IMG]

    Thai giáo chính là trò chuyện giữa em bé và ba mẹ

    Giọng nói của cha mẹ chính là âm thanh tuyệt vời nhất mà em bé muốn nghe và càng được lặp đi lặp lại thì em bé sẽ càng thích. Ngay từ tuần thứ 20 trở đi thính giác của thai nhi đã phát triển và em bé trong bụng đã nghe được âm thanh bên ngoài nên cha mẹ hãy tích cực trò chuyện với bé ở trong bụng. Thông qua não người mẹ những gì mẹ đang nghĩ đến hoặc ám thị muốn nhắn nhủ tới bé sẽ được bé cảm nhận. Trò chuyện giữa mẹ và bé sẽ giúp cho sợi dây tình cảm giữa mẹ và con gắn kết ngay từ khi còn trong bụng mẹ, bé sẽ cảm nhận được đầy đủ tình yêu thương của mẹ. Và chính từ việc cảm nhận tình yêu thương đó mới là điều kiện đầu tiên giúp bé phát huy về trí tuệ sau này.

    [​IMG]
    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam: trò chuyện cùng thai nhi

    Mỗi ngày mẹ hãy thường xuyên nói với bé rằng “mẹ yêu bé”, thường xuyên hỏi han xem bé có khỏe hay không, hoặc là hãy nói những lời động viên mong bé sẽ sinh ra thật khỏe mạnh, hay là nói cho bé nghe những việc hàng ngày mẹ làm, thời tiết hôm nay ra sao…Những điều tưởng chừng như đơn giản ấy nhưng lại có hiệu quả rất tuyệt vời vì nó giúp bé sinh ra khỏe mạnh, giúp bé phát triển khả năng ngôn ngữ ngay từ khi còn trong bụng mẹ, đồng thời nó còn giúp tinh thần người mẹ trở nên thoải mái, giảm bớt lo lắng.

    Hãy cùng chồng tích cực tham gia vào phương pháp thai giáo

    Bình thường em bé sẽ nghe được âm thanh nói chuyện bình thường ở khoảng 200~1000Hz sẽ ở cường độ âm trầm 30-40 dB. Và sóng có tần số thấp thì sẽ dễ dàng truyền trong nước ối hơn là sóng tần số cao. Đó là lí do em bé sẽ thích nghe giọng nói nhẹ nhàng, âm trầm và không thích tiếng cãi nhau là vậy. Nếu so sánh tần số sóng âm của nam và nữ thì sóng âm của nam trầm hơn của nữ, do đó thai nhi thích nghe song âm ở tần số thấp ở bố nhiều hơn, đồng thời thích nghe nhạc cổ điển cũng là vì lí do đó. Vì thế thực tế có nhiều bé khi còn ở trong bụng mẹ được nghe giọng trò chuyện của bố nhiều thì khi sinh ra sẽ quấn quýt với bố là vậy.

    [​IMG]

    Các ông bố hãy tích cực nói chuyện với bé như xoa bụng bé và trò chuyện như hỏi han xem bé có khỏe không, thường xuyên nói với bé là bố rất là yêu bé, chào hỏi bé khi đi làm và đi về nhà… Việc làm này không chỉ giúp sợi dây tình cảm vợ chồng thêm khăng khít mà em bé trong bụng sẽ dần quen với giọng của bố và sẽ yêu bố hơn.

    Tâm trạng thoải mái của mẹ chính là môi trường thai giáo tốt nhất dành cho bé

    Có rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cơ thể mẹ không khỏe hoặc tâm trạng không vui thì em bé trong bụng cũng cảm nhận được rõ điều đó. Nếu như người mẹ nào thường xuyên mệt mỏi, cáu giận hoặc vợ chồng thường cãi nhau thì em bé khi sinh ra sẽ có xu hướng cũng sẽ dễ nổi cáu hoặc không nghe lời. Vì thế đừng để bản thân bị stress mà hãy thường xuyên thay đổi không khí hoặc tâm trạng bằng cách nghe nhạc, đi dạo, xem tranh ảnh, làm những gì mà bản thân thích. Có rất nhiều bà mẹ ở Nhật đã nói rằng những bài tập thai giáo như vận động, tập trung nói chuyện với bé, nghe nhạc…là liều thuốc hữu hiệu giúp họ giảm bớt stress do những bất an sinh ra trong quá trình mang thai, đồng thời nó giúp họ tập trung tinh thần đến em bé trong bụng khiến họ thấy thời kì mang thai thực sự là hạnh phúc.

    [​IMG]

    Nghe nhạc là một việc làm rất hiệu quả giúp thư giãn đầu óc nhưng đừng chăm chăm nghĩ rằng mình phải nghe nhạc cổ điển để cho con thông minh nếu như bản thân không thích. Mặc dù nhạc cổ điển có tần số sóng thấp nằm trong khoảng mà thai nhi có thể nghe được, nhưng điều quan trong hơn đó là chỉ khi người mẹ thích nghe nhạc đó thì tự bản thân sẽ tiết ra hooc môn để em bé trong bụng cũng tiếp nhận được tiếng nhạc. Nhưng nếu bản thân mà bị ép buộc phải nghe nhạc mà mình không thích thì sẽ chỉ đem đến tác dụng ngược lại là tạo sự ức chế cho bản thân dẫn đến tiết ra hooc môn không có lợi cho quá trình tiếp thu nhạc của bé. Vì thế hãy nghe nhạc nào mà bản thân mình cảm thấy thích, nếu được thì hãy hát thành lời để em bé trong bụng cùng nghe bởi mẹ vui thì bé mới vui và tâm trạng vui tươi, lạc quan của mẹ mới chính là môi trường thai giáo tốt nhất dành cho bé.

    Hi vọng bài viết này sẽ giúp các mẹ có cái nhìn tường tận hơn về thai giáo từ đó có cách nhìn và phương pháp vận dụng đúng cách chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam các mẹ nhé.

    Nguồn: chamsocmebe
     
  5. gia1612

    gia1612

    Tham gia:
    7/10/2013
    Bài viết:
    13,549
    Đã được thích:
    2,378
    Điểm thành tích:
    863
    để con thông m thì nhiều yếu tố lắm
     
  6. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    đúng là có nhiều yếu tố mà bạn , nhưng khai thác tốt ở các khía cạnh đều tăng khả năng giúp con thông minh bạn nhé :)
     
  7. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    CHĂM SÓC THAI KỲ NHƯ MẸ ĐỖ NHẬT NAM – PHẦN 5: HƯỚNG DẪN TẬP THAI GIÁO GIỮA MẸ VÀ BÉ


    Trong phần 5 của loạt bài “Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam”, các mẹ sẽ cùng học và thực hành phương pháp ám thi và kết hợp với hít thở trong khi trò chuyện với bé nhé.


    Trong cuốn sách “Thai giáo” của mình tác giả Shichida Makoto đã giới thiệu bài tập mẹ và bé trò chuyện cùng nhau để giúp truyền tải tình cảm và suy nghĩ của mẹ dành cho bé thông qua phương pháp ám thị kết hợp với hít thở như sau:

    [​IMG]
    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam: tư thế thực hiện thai giáo

    Mỗi ngày hãy dành 10-15 phút buổi sáng và tối để trạng thái tinh thần thoải mái nhất và tập trung nói chuyện với em bé trong bụng. Để mình ở tư thế giống như ngồi thiền khoanh hai chân lại, buông lỏng hai vai và đặt tay vào bụng để cảm nhận em bé hoặc là đặt tay lên đùi lòng bàn tay ngửa. Tiếp đến, nhắm mắt lại tưởng tưởng mình đang đưa ý thức lên trên đỉnh đầu và giữ tâm trạng bình ổn, thoải mái. Sau đó là tưởng tượng đến vùng mắt, mũi và miệng để loại bỏ hết căng thẳng rồi từ từ hít thở đều đều. Hãy tự nói với bản thân mình rằng tâm trạng của mình lúc này rất thoải mái, rồi dần dần trong suy nghĩ hãy liên tưởng đến hình ảnh em bé trong bụng. Hãy nhắn nhủ với bé những điều bạn suy nghĩ như “mẹ rất vui vì có con xuất hiện trên đời, bố mẹ rất yêu con”, hay là “con của mẹ hãy sinh ra thật khỏe mạnh nhé”, hoặc nhắn nhủ bất kỳ điều gì bạn mong muốn ở bé.

    [​IMG]

    Rất nhiều câu chuyện thực tế đã chứng tỏ rằng khi sinh ra em bé vẫn nhớ những gì được mẹ cho nhìn thấy khi còn trong bụng mẹ. Bởi vì từ tuần thứ 28 trở đi thị giác của bé đã rất phát triển còn thính giác thì đã phát triển trước đó 8 tuần nên lúc này bé có thể nhìn thấy những gì bên ngoài thông qua rốn của người mẹ hoặc qua bộ não của mẹ. Các bác sĩ khuyên rằng hãy thường xuyên xem những tranh ảnh đẹp, những tác phẩm hội họa nổi tiếng hoặc là đi thăm những nơi có phong cảnh đẹp rồi nói cho bé nghe. Em bé sẽ hiểu và cảm nhận rõ những gì mẹ kể và mẹ đã xem. Chính vì thế mà có rất nhiều các em bé Nhật khi được hỏi lại kí ức trong bụng mẹ đã nhớ lại được rằng trong bụng mẹ rất tối, đầy nước nhưng rất ấm áp. Có trường hợp có em thì khi được mẹ đọc lại cho nghe những cuốn truyện khi còn mang thai, hoặc được dẫn đến những nơi mà hồi mang thai mẹ hay đi chơi đều nói rằng con đã nghe truyện này khi còn trong bụng mẹ đấy, hoặc con đã từng nhìn thấy cảnh này rồi…

    Các mẹ hãy dành thời gian tập luyện để có thể chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam, nuôi con thông minh từ trong bụng mẹ các mẹ nhé.
     
  8. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    CHĂM SÓC THAI KỲ NHƯ MẸ ĐỖ NHẬT NAM – PHẦN 6: HẠNH PHÚC VÌ NAM ĐÃ BIẾT YÊU THƯƠNG

    Trong phần 6 của loạt bài “Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam”, các mẹ sẽ hiểu hơn về Đỗ Nhật Nam – một cậu bé với ngọn lửa của tình yêu thương luôn hiện rõ trong con người em.


    Nam từ bé đã có khả năng ngôn ngữ. Nam nói rất nhanh và nói rất sõi, không hề bị ngọng như nhiều trẻ nhỏ khác. Có nhiều câu nói của Nam ở mỗi độ tuổi đều rất đáng yêu và ngộ nghĩnh. Khi Nam 1 tuổi rưỡi, lần đầu tiên em được xuống hầm địa đạo Củ Chi, bà ngoại đang bế Nam, thấy hầm địa đạo tối bà ngoại kêu sợ quá, Nam ôm chặt bà và nói “Bà đừng sợ, nơi hầm tối là nơi sáng nhất”.

    [​IMG]

    Khi đó, mọi người cùng ồ lên ngạc nhiên. Không ai có thể nghĩ là một cậu bé con có thể vận dung thơ đúng chỗ như thế. Nhưng chị thì không ngạc nhiên lắm vì ở nhà, hai mẹ con thường chơi trò đào hầm. Chị chui vào chăn cùng Nam và đọc cho Nam nghe câu thơ đó, vì thế Nam nhớ và trong hoàn cảnh tương tự, Nam lập tức vận dụng ngay.

    Từ lúc ở Nhật, Nam vẫn còn bé nhưng đã có suy nghĩ rất người lớn. Có lần chị Điệp giải thích cho con về các bộ phận trong cơ thể, chị bảo “Cái miệng để ăn, cái tai để nghe, cái mũi để ngửi, thế mẹ đố Nam, cái rốn để làm gì?” Nhật Nam trả lời ngay “Dạ, để nhắc là con đã được sinh ra vì khi con nằm trong bụng mẹ, con nói với mẹ bằng cái rốn. Có cái rốn thì không ai quên được bụng mẹ mình.”

    Chị Điệp kể rằng, Nhật Nam là một cậu bé sống rất tình cảm. Những ngày mùa đông ở Hà Nội, gương nhà tắm mờ hơi nước, hàng ngày sau khi tắm xong, Nhật Nam luôn vẽ trái tim và ghi bằng tiếng Anh câu “Con yêu mẹ” để mỗi khi mẹ Nhật Nam vào sau luôn luôn thấy câu ấy.

    [​IMG]
    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam: cậu bé có tình thương yêu da diết

    Nam thừa hưởng rất nhiều từ bố: tinh thần làm việc, sự cần cù và yêu khoa học, trái tim nhân hậu, luôn yêu thương mọi người và sống rất có trách nhiệm. Ở nhà, tuy là mẹ nhưng nhiều lúc chị thấy con trai nhỏ của mình mới là người lớn, người trưởng thành.

    Nam rất ý chí, đã làm gì là cực kỳ bản lĩnh và quyết tâm. Nam vui vẻ, lạc quan ít khi buồn hoặc giận dỗi. Điều này Nam hơn hẳn mẹ vì mẹ rất hay nản chí. Có những lúc chị Điệp ốm, mệt hay lo lắng chuyện gì đó, Nam ôm mẹ và nói: “Mẹ đừng lo, con sẽ bảo vệ mẹ. Mẹ đừng buồn vì không có con gái. Con sẽ làm mọi việc con gái làm được cho mẹ”. Những câu nói đó của Đỗ Nhật Nam làm mẹ Điệp vừa hạnh phúc, vừa cảm động vừa tự hào về đứa con nhỏ tuổi nhưng rất biết quan tâm đến người xung quanh.

    Đỗ Nhật Nam không chỉ quan tâm đến bố mẹ, không chỉ yêu quý ông bà mà còn rất biết yêu quý những người xung quanh. Trong một lần do chẩn đoán nhầm, bác sĩ đã nghi ngờ Nhật Nam bị bệnh ung thư và đưa Nam vào khoa ung bướu bệnh viện Nhi Trung ương.

    Đỗ Nhật Nam đã có những ngày sống bên cạnh các bệnh nhân ung thư nhí, gần gũi với các bạn có hoàn cảnh bất hạnh. Mấy tháng sau, Nam ra khỏi viện sau khi đã xác định là không hề bị bệnh, nhưng chính những ngày tháng sống chung với các bạn nhí bị bệnh đã thôi thúc Nhật Nam viết cuốn tự truyện “Lớp 1 ơi lớp 1” (sau này đổi tên thành “Tớ đã học tiếng Anh như thế nào?”) với mục đích góp tiền cho các bạn khoa ung bướu chữa bệnh.

    Từ sau lần nhập viện hụt đó, Nhật Nam luôn dành tình cảm đặc biệt cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Mỗi lần đi đến đâu có đặt hòm từ thiện, dù là đang mải chơi hay đang vội, Nhật Nam đều không quên xin tiền bố mẹ bỏ vào đó.

    Nam rất thưỡng uyên đến thăm các bạn bệnh nhi, nhưng có lần, cách đây không lâu, khi mẹ rủ đi, Nam từ chối. Nam bảo: “Có lẽ con không nên đi đâu mẹ ạ. Việc con đi chỉ làm cho bố mẹ các bạn bệnh nhi buồn thêm. Con thấy họ nhìn con với ánh mắt rất buồn…”

    [​IMG]

    Những suy nghĩ chín chắn, trưởng thành và trái tim nhân hậu của Nam là điều khiến mẹ Hồ Điệp hạnh phúc và tự hào hơn cả, tự hào hơn cả những thành tích mà Nhật Nam đạt được trong học tập, bởi dù có trở thành ai trong tương lai thì trước hết, Nhật Nam đã trở thành một người tốt thực thụ.
     
  9. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    CHĂM SÓC THAI KỲ NHƯ MẸ ĐỖ NHẬT NAM – PHẦN 7: BỐ MẸ ĐÃ YÊU CON NHƯ THẾ


    Như đã nói trong phần 6 của loạt bài Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam, Nam là một cậu bé có tâm hồn đẹp và có tình yêu thương da diết. Điều đó được thể hiện trong từng câu chữ của em. Cùng đọc bài thơ “Bố mẹ đã yêu con như thế” của Nam nhé.


    Bài thơ này được Đỗ Nhật Nam viết sau khi em đọc được tâm sự của bố mình đăng tải trên trang cá nhân của ông về quá trình nuôi dạy con cái và tình cảm của người làm cha làm mẹ dành cho con của mình. Đó là sự lo lắng từ lúc con còn thơ bé cho đến khi con bắt đầu lớn khôn và đi du học, tình cảm bố mẹ dành cho Nhật Nam là vô bờ bến.

    [​IMG]
    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam: Bố mẹ đã yêu con như thế

    Sau khi đọc được lời tâm sự của bố, Đỗ Nhật Nam đã viết bài thơ Bố me đã yêu con như thế đăng tải trên Facebook. Bài thơ được nhiều người chia sẻ với sự mến phục về sự hiếu thảo, biết suy nghĩ của một cậu bé sinh năm 2001.

    Bố mẹ đã yêu con như thế

    Hồi con nhỏ xíu xiu

    Bố thường ôm rồi hỏi

    Nam ơi, Nam cứng cỏi

    Nói xem yêu ai nào

    Rồi bố mẹ “mời chào”

    Bố đây này, yêu bố

    Chẳng cần con phải cố

    Nói yêu mẹ làm gì

    Mẹ lập tức so bì

    Yêu mẹ đương nhiên nhé

    Nam của mẹ tuy bé

    Mà hiểu hết mọi điều.

    Con không biết phải chiều

    Bên mẹ hay bên bố

    Thành ra không dám cố

    Nói yêu ai, hì hì.

    Con sẽ ôm tức thì

    Cả mẹ luôn với bố

    Nhà mình đi chơi phố

    Quên hết chuyện “tranh giành”

    Con dần lớn trưởng thành

    Vẫn chuyện vui xưa cũ

    Không có hồi ngã ngũ

    Yêu ai nào? Ai hơn?

    Bố ơi, nào con thơm

    Con thì thầm, thỏ thẻ

    Con đỡ đần chia sẻ

    Dọc con đường tương lai.

    Mẹ ơi suốt dặm dài

    Con không dời bên mẹ

    Nghe lời ru se sẽ

    Mẹ vỗ về chở che

    Nắng mới lọt qua khe

    Mở ngàn tia mắt lá

    Nhìn trời xanh yêu quá

    Lòng bỗng vui nhiệm màu.

    Con thành như cây cầu

    Bắc nhịp thương nhịp nhớ

    Của tình yêu “bên nớ”

    Lại gửi về “bên ni”

    Nhịp thời gian trôi đi

    Con đếm đo từng khắc

    Thấm tình yêu vững chắc

    “Hai đầu cầu” cho con

    Bố mẹ lòng tựa son

    Yêu, lo nhiều “như thế”

    Còn con thì “không thế”

    Mà … “hơn thế” … vạn lần!

    Ở tuổi của em khó có đứa trẻ nào có thể thể hiện thành lời tình yêu của mình đối với bố mẹ như thế. Hơn nữa, ở đây, Nam còn thể hiện bằng những câu thơ có vần có điệu, có tình cảm yêu thương da diết của em đối với bố mẹ mình trong đó. Có được sự kết tinh này một phần nhờ quá trình giáo dục sớm ngay từ trong thai kỳ của mẹ Nam, chị Phan Hồ Điệp. Các mẹ hãy dùng tình yêu thương vô bờ cho bé để áp dụng phương pháp thai giáo và chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam này nhé!
     
  10. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    CHĂM SÓC THAI KỲ NHƯ MẸ ĐỖ NHẬT NAM – PHẦN 8: BÀI THƠ TẶNG MẸ



    Sau bài thơ viết về tình cảm của mình với bố mẹ trong loạt bài Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam ở phần 7, phần này, các mẹ sẽ tiếp tục tận hưởng những vần thơ đầy cảm xúc của Nam khi em viết tặng mẹ mình nhé.


    “Mẹ ơi, em muốn nói với mẹ ngàn lời yêu thương trong ngày sinh nhật. Ở bên mẹ là điều tuyệt vời nhất, ở bên mẹ em không bao giờ biết buồn…Mẹ hãy nhận ở em và bố, tình yêu thương vô bờ bến của hai người đàn ông vụng về mà yêu mẹ hơn hết thảy”, Nhật Nam chia sẻ.

    [​IMG]
    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam: Bài thơ tặng mẹ

    Bài thơ với những dòng cảm xúc chân thành trong một ngày tháng Sáu có tiếng ve, hương sen hồng, bằng lăng, phượng vĩ nở rộ một góc trời. Sau khi đăng tải, bài thơ nhận được sự đồng cảm và lời khen ngợi từ nhiều người đọc.

    Tháng sáu mùa ve
    Nghe ngập tràn âm thanh náo nức
    Nghe sen hồng tỏa hương thơm phức
    Và hương đất gọi mời những chuyến du ca.

    Tháng Sáu đầy hoa
    Bằng lăng tím tràn mắt biếc
    Hoa phượng đỏ một trời nuối tiếc
    Hình như mình vừa rơi nỗi bâng khuâng.

    Tháng Sáu lâng lâng
    Niềm vui dâng ca căng lồng ngực
    Vui chật chội ùa lên háo hức
    Sinh nhật mẹ rồi, ắp chặt những thương yêu.

    Như dịu dàng chạm xuống bờ môi
    Như nắng nhẹ hiền hòa trên lá cỏ
    Như rạng rỡ giữa trời xanh ráng đỏ
    Mẹ hiền hòa, mẹ tựa ánh bình minh.

    Châm nến hồng trong ánh sáng lung linh
    Mừng mẹ nhé, tình yêu mãi mãi
    Bầu bí thôi mà sao dây vững chãi
    Ôm mẹ trong lòng, em nhận đủ BÌNH YÊN

    Các mẹ hãy dành đủ kiên nhẫn và yêu thương để có thể chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam, mang lại cho con những điều tốt đẹp nhất từ trong thai kỳ các mẹ nhé.
     
  11. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    CHĂM SÓC THAI KỲ NHƯ MẸ ĐỖ NHẬT NAM – PHẦN 9: TẶNG BỐ BIBI


    Trong phần 9 của loạt bài Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam sẽ vẫn là những vẫn thơ với những câu chữ có phần hơi “trẻ con” nhưng lại đong đầy tình cảm của em với bố mình.


    Bên cạnh tình cảm dành cho mẹ, Nhật Nam cũng không quên dành tình yêu cho bố. Không phải lần đầu tiên cậu bé Đỗ Nhật Nam viết thơ tặng bố mẹ nhưng những dòng cảm xúc được viết ra từ chính trái tim chân thành của cậu bé chưa tròn 14 tuổi đã khiến hàng nghìn người xúc động.

    [​IMG]
    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam: tặng bố Bibi

    Tặng Bố BibiBố viết về tuổi thơ conBằng lòng yêu thương say đắmChắc bố mong được nhìn ngắmThằng con trai rõ lồ tồThằng con có cái trán rôThỉnh thoảng cũng hay cãi bướngBây giờ xa xôi nghìn hướngCon ân hận quá chừng chừngĐôi lần giận bố quay lưngCon vùng vằng rồi tấm tứcGiá được về chơi một lúcCon thơm bù bố nghìn lầnCó khi bố kêu đau chânCon tảng lờ vờ đọc sáchBây giờ nghe tim thầm tráchSao không ôm bố vào lòngBố đi xa hoài nhớ mongMuốn chuyện với con từng phútCon cứ: bố chờ con chútRồi con chơi bóng một mìnhGiờ với căn phòng lặng thinhCon thèm nghe lời của bốSẽ hết dỗi hờn nhăng nhốVà thương bố đến tận cùngMùa đông lạnh những nhớ nhungGió xác xao rừng lá đỏThấy lòng chợt mềm như cỏNghĩ về dại khờ ấu thơSao trời lọt xuống đêm mơMở hoài những con mắt biếcBao niềm dấu yêu tha thiếtGửi “đền” dâng bố ngọt bùiMuôn đời “nước mắt chảy xuôi”Phận con sao không “chảy ngược”Quên tình mẹ trong như nướcQuên cha là núi lặng thầmCon lần theo từng bước chânLội ngược về dòng nước mắtBố ơi đừng già, đừng khócTrán rô… Ôm bố!… Đây này!”

    Bài thơ đã nhận được gần 1.000 lượt thích và chia sẻ. Mọi người đều dành lời khen cho bài thơ giản dị nhưng chứa chan tình cảm. “Thơ của Nam càng ngày càng tình cảm và sâu sắc”, một người bạn của anh Đỗ Xuân Thảo nhận xét.

    Có một đứa con thông minh, yêu thương cha mẹ và mọi người xung quanh như Nhật Nam là niềm mơ ước của rất nhiều bậc phụ huynh. Đó một phần nhờ quá trình giáo dục cho con sớm ngay từ trong thai kỳ. Có lẽ vì thế, hiện nay, các mẹ đều chia sẻ với nhau những phương pháp chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam với mong muốn con mình sinh ra cũng thông minh, có tâm hồn đẹp như anh Nam.
     
  12. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    CHĂM SÓC THAI KỲ NHƯ MẸ ĐỖ NHẬT NAM – PHẦN 10: XIN CHẮP TAY CẦU NGUYỆN CHO NGƯỜI DÂN NEPAL

    Trong phần 10 của loạt bài Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam, một lần nữa, các mẹ sẽ cảm nhận được tâm hồn đẹp đẽ của Nam cũng như tình yêu thương con người tha thiết trong con người cậu bé này.


    Khi biết thông tin về những đau thương, mất mát mà người dân Nepal phải hứng chịu sau thảm họa động đất lớn nhất nước này, Nam đã có những chia sẻ rất tình cảm và đầy tình người về điều đó. Em không chỉ chia sẻ cảm xúc đó của mình bằng lời nói thông thường mà bằng một bài thơ. Và bài thơ đó của em đã nhận được rất nhiều sự đồng cảm của mọi người.

    [​IMG]
    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam

    Bằng những câu thơ giản dị, Đỗ Nhật Nam gửi gắm vào đó sự sẻ chia, xót xa trước những mất mát, đau thương mà thảm họa này mang lại. Có được sự kết tinh này một phần nhờ quá trình giáo dục sớm ngay từ trong thai kỳ của mẹ Nam, chị Phan Hồ Điệp. Các mẹ hãy dùng tình yêu thương vô bờ cho bé để áp dụng phương pháp thai giáo và chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam để có thể dạy con biết yêu thương ngay từ trong bụng mẹ nhé!

    Xin chắp tay nguyện cầu cho người dân Nepal…

    Mặt đất lặng im
    Mặt đất đang bình yên chim hót
    Những gương mặt người
    Nhập nhoạng những buồn vui.

    Rồi bỗng nhiên
    Mặt đất cựa mình
    Mặt đất rùng lên trong đau đớn
    Nứt
    Gãy
    Vỡ
    Răng rắc
    Rào rào
    Ầm ầm những trận cuồng phong
    Ầm ầm núi tuyết chảy tan
    Nháo nhào những tiếng kêu than
    Quáng quàng những bàn tay víu

    Nát vụn rồi những ngôi nhà
    Tan hoang rồi những đền đài
    Đất mang bao phận người
    Nằm xuống mà khôn nguôi sợ hãi.

    Có em bé nào trên đường đi học
    Cặp sách trên vai và mơ ước trong tim
    Sáng nay còn líu lo như bầy chim.
    Về những sợi nắng không bao giờ biết khóc.

    Có bà mẹ nào chở buồn vui trong tóc
    Dọc đường mưu sinh dằng dặc khổ đau
    Vẫn không quên giấu nước mắt tuôn mau
    Mơ về ngày mai cuộc đời toàn tiếng hát.

    Có cụ già nào tin trong chuông chùa bát ngát
    Đền đài này này sẽ mang đến bình an
    Cho triệu triệu người dân Nepal
    Cho an vui chảy tràn ra khắp nẻo.

    Những giấc mơ đều dang dở
    Trong cơn rùng mình của đất
    Giờ nằm sâu dưới tầng gạch nát
    Thân thể họ vụn rời và giấc mơ bay lên.
    .
    Hãy bay vượt qua bóng đêm
    Qua đầm đìa vết thương đau đớn
    Qua cát dập, đá vùi, tro nóng
    Đến vùng trời xanh mát những bình an.

    Rồi đền đài lại ngát hương lan
    Rồi Everest lại mênh mông tuyết trắng
    Rồi Kathmandu lại thênh thang nắng
    Và đất lại liền như chưa hề có vết đau.

    Nepal ơi, xin nguyện cầu nước mắt khô mau
    Cho những số phận đã hòa tan vào lòng đất
    Biết quên vết thương thịt da, quên nỗi đau mất mát
    Ngủ yên hoài, trong lòng đất… xanh xa.
     
  13. mesusu2014

    mesusu2014 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    19/5/2014
    Bài viết:
    2,987
    Đã được thích:
    615
    Điểm thành tích:
    773
    CHĂM SÓC THAI KỲ NHƯ MẸ ĐỖ NHẬT NAM – PHẦN 11: NHẬT NAM – KẾT QUẢ CỦA QUÁ TRÌNH GIÁO DỤC SỚM

    Trong phần 11 của loạt bài Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam, các mẹ sẽ cùng nhìn lại những thành tích mà Nam đã đạt được ở độ tuổi 13, một độ tuổi quá thấp so với những thành tích em gặt hái được.

    13 tuổi, Đỗ Nhật Nam đã gặt hái được rất nhiều thành tích. Cậu bé hai lần được trao kỷ lục Việt Nam với danh hiệu Dịch giả nhỏ tuổi nhất và Người viết tự truyện nhỏ tuổi nhất. Nam giành được giải cao trong các kỳ thi tiếng Anh, hùng biện, nhiều lần đứng trên sân khấu hội thảo quốc tế…

    Những thành tích mà Nam có được ở độ tuổi 13 là niềm mơ ước của rất nhiều bậc phụ huynh. Chính vì thế mà rất nhiều mẹ trong quá trình bầu bí đã vận dụng cách chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam với mong muốn con mình sinh ra cũng có được trí thông minh và sự tài giỏi đó.

    [​IMG]
    Chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam

    Người mẹ nhận xét, Nam là cậu bé hiền và biết nghe lời nhưng không phải bất cứ chuyện gì cũng dễ dàng. Ngày nhỏ đến nhà ai, Nam cũng sà vào đồ chơi, miệng líu lo. Người Việt thấy trẻ con hồn nhiên như vậy thì không sao nhưng ở Nhật sẽ hơi khiếm nhã. Chị Điệp suy nghĩ và dùng những hình ảnh để dạy con. Trước mỗi hình ảnh, chị đều hỏi: “Em bé nói gì, làm gì, có ngoan không? Nếu là con, con sẽ làm gì?”… Nam rất thích thú và biết nhận xét làm thế nào trở thành một em bé lịch sự. Có được đứa con tài năng là ước muốn của bao bậc cha mẹ. Với chị Điệp, anh Thảo, họ không có bí quyết gì cao siêu trong dạy dỗ Nhật Nam. Từ khi con còn bế ẵm, vợ chồng đã thống nhất dạy Nam bằng những gì nhẹ nhàng tinh tế. Họ gọi đó là kiểu “lạt mềm buộc chặt”. Khi mẹ nóng nảy thì cha phải dung hòa và ngược lại. Vợ chồng tránh nặng lời với nhau cũng như giữa bố mẹ với con.

    [​IMG]

    Nhận thấy việc giáo dục con qua những câu chuyện thế này rất hữu ích nên vợ chồng chị Điệp thường xuyên dùng truyện, thậm chí là cả truyện do hai bố mẹ tự sáng tác để phù hợp với những đề tài dạy Nam. Thông qua đó, họ dạy Nam những quy tắc cư xử như trong bàn ăn, đến lớp học, tư thế nằm ngủ, cách sắp xếp đồ đạc… Cách học mà chơi này kéo dài suốt tuổi thơ của Nam. Cậu bé học nhẹ nhàng, vui vẻ mà vẫn hiểu thông điệp bố mẹ muốn gửi gắm.

    Họ cũng áp dụng trò chơi vào cách dạy con từ việc học tiếng Anh đến nhận biết cuộc sống. Ví như để dạy Nam biết những đồ vật có thể gây nguy hiểm, chị cho con chơi trò “điện giật”. “Mình làm mô phỏng những đồ vật như ổ cắm, bàn là cắm điện, phích nước và quy ước đồ vật nào là ‘hiền’, cái nào ‘dữ’. Nếu động vào đồ ‘dữ’ sẽ bị ‘giật’, đồng nghĩa với thua cuộc”, chị nói. Vừa chơi vừa giải thích cho con sao đồ vật ấy lại “dữ”. Vì thế những lúc không có người lớn, bố mẹ vẫn hoàn toàn yên tâm Nam biết tránh xa đồ nguy hiểm.

    “Mọi người thường quan niệm muốn dạy con tốt là phải đòn roi, phải nghiêm khắc. Không dám bàn đúng hay sai nhưng mình luôn muốn cho con một tuổi thơ êm đềm, nơi đó tràn ngập tiếng cười và thấm đẫm tình cha nghĩa mẹ”, chị bộc bạch. Nhiều năm qua cả hai vợ chồng thường tặng thơ cho Nam (Nam cũng tặng thơ lại bố mẹ), lúc để đầu giường, khi đặt vào cặp sách. Họ từ bỏ “quyền lực” của cha mẹ để làm một người bạn gần gũi với con.

    [​IMG]
    Lớp học tiếng Anh miễn phí của Nam

    Khi con còn bé, bố mẹ cũng thường rèn cho Nam tư duy phản biện. Điều này giúp Nam thể hiện chính kiến của mình trong mọi chuyện mà vẫn đảm bảo chuẩn mực văn hóa giao tiếp. Ví dụ, bố mẹ muốn con dừng xem phim nhưng nếu cậu bé đưa ra 3 lý do thuyết phục được bố mẹ thì sẽ cho phép xem tiếp. Năm học lớp 3 Nam đưa ra các lý do ngộ nghĩnh, lên lớp 5 em đã biết phân tích nội dung bộ phim để từ đó thuyết phục mẹ.

    Giờ đây 13 tuổi, chính kiến của Nam đã vượt cả bố mẹ. Hiện Nam là học sinh lớp 8, trường Saint Paul (Mỹ), đã rời bố mẹ với tổ ấm gia đình để đi du học. Em dành thời gian nhiều nhất cho học hành. Bên cạnh đó, cậu bé cũng đang có những bước chuẩn bị gấp rút cho việc xuất bản số đầu tiên một tờ báo tuổi teen châu Á, do Nam làm tổng biên tập. Cậu bé rất hứng thú với công việc mới mẻ này.

    Có được những thành tích như hiện tại, một phần nhờ quá trình chăm sóc và thai giáo của mẹ Đỗ Nhật Nam trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai em. Các mẹ chia sẻ và học tập cách chăm sóc thai kỳ như mẹ Đỗ Nhật Nam nhưng cần học tập có chọn lọc các mẹ nhé. Các mẹ nên chọn phương pháp và cách chăm sóc phù hợp với bản thân và hoàn cảnh của mình để mang lại hiệu quả tốt nhất.
     

Chia sẻ trang này