Khi làm bác sỹ tâm lý ở Anh, tôi có một khách hàng bé nhỏ, Khi nhìn thấy cậu ta lần đầu, tôi thấy cậu bé đang đi đi lại lại không ngừng trong phòng. Khi tôi nói: “Cháu ngồi xuống đi!”. David_Tên cậu bé, ngần ngừ mãi mới chịu ngồi. Cậu bé mặc chiếc áo dài màu đen, khuy cài đến tận cổ. Khuôn mặt nhợt nhạt. David cứ chằm chằm nhìn xuống chân, còn hai bàn tya thì liên tục xoa vào nhau một cách lo lắng. David mất cả cha lẫn mẹ từ hồi nhỏ và sống với bà. Nhưng năm cậu bé 13 tuổi thì bà cậu bé cũng qua đời. Bây giờ cậu bé 14 tuổi và sống tạm trong trại trẻ mồ côi. David đến phòng khám của tôi với giấy giới thiệu của thày hiệu trưởng: “David luôn căng thẳng và buồn bã, không chịu nói chuyện với ai và làm tôi rất lo lắng. Mong bác sỹ giúp đỡ”. Tôi nhìn David và lường trước một thất bại nghề nghiệp. Làm sao tôi giúp được cậu bé? Có những bi kịch của con người mà môn tâm lý học không có đủ câu trả lời, và cũng không có đủ từ ngữ để miêu tả. Ở lần gặp thứ hai. David không nói một lời nào. Cậu bé ngồi co ro trên ghế, chỉ thi thoảng liếc nhìn những bức tranh của các em nhỏ cữ đượctreo khắp nơi trong phòng tôi. Khi kết thúc cuộc gặp thứ hai, trước khi David bước ra khỏi cửa, tôi đặt tay lên vai cậu bé. Cậu bé không tỏ ra thái độ gì, không phản đối, nhưng cũng không ngẩng đầu lên nhìn tôi. - Tuần sau cháu cứ trở lại nhé! Tôi dặn dò. Tuần sau đó, David trở lại. Tôi rủ cậu bé chơi cờ và cậu gật đầu. Sau đó, thứ tư tuần nào David cũng tới và chúng tôi đều ngồi chơi cờ. Hoàn toàn im lặng. Thậm chí còn không nhìn vào mắt nhau. Chơi cờ rất khó ăn gian. Nhưng tôi cũng cố gắng để thi thoảng dành phần thắng về cậu. Về sau, David đến sớm hơn thưởng lệ một chút, lấy bàn cờ ra và sắp sẵn các quân cờ, im lặng chờ tôi xong việc. Có vẻ cậu thích chơi cờ. Nhưng vẫn không khi nào nhìn tôi. Có lẽ cậu chỉ cần ai đó bên mình. Một buổi chiều, David cởi chiếc áo khoác đen mọi ngày vẫn mặc, khoác nó lên thành ghế rồi mới chơi cờ. Trông cậu bé nhanh nhẹn hơn mọi khi. Vài tuần sau, trong khi tôi đang quan sát David, lúc cậu bé đang nghĩ thêm về nước cờ, bất chợt cậu ngẩng đầu lên nhìn tôi và nói: “Đến lượt chú rồi đó” Kể từ ngày hôm ấy, David bắt đầu nói chuyện và cũng bắt đầu bắt chuyện. Cậu đã có bạn bè ở trường và tham gia một câu lạc bộ đi xe đạp. Từ đó cậu cũng không tới phòng khám của tôi nữa, nhưng vẫn viết thư cho tôi vài lần, về công việc học hành của cậu ra sao để cố gằng thi vào một trường đại học. Và rồi, những lá thư cũng thưa dần, thưa dần rồi ngưng hẳn. Tôi biết, đó là lúc cậu đã trưởng thành và đã tự lo cho cuộc sống của mình. David cho tôi thấy: một người có thể chạm tới một người khác bằng cách nào? Bằng một cái chạm nhẹ, bằng một sự cảm thông, bằng sự lắng nghe và lo lắng, bằng cách chia sẻ thời gian, chia sẻ không gian riêng... Tất nhiên, bằng cả trái tim nữa!
Ðề: Chạm tới một người khác Cám ơn chủ top đã chia sẻ 1 bài báo hay, tôi thích câu trích dẫn ở trên, đã có lúc, tôi thấy rất cần 1 cái ôm, mà ở VN, điều này có vẻ như hơi viễn tưởng, chỉ nói là hơi thôi nhé, hì hì
Ðề: Chạm tới một người khác Trước đây thì nó có thể là "xa xỉ", nhưng mình nghĩ giờ người Việt khác rồi. Cái "hơi viễn tưởng ấy" như xa dần. Để chia sẻ và thật sự sẻ chia, một cái ôm là điều hoàn toàn bình thường. Tuy vậy, dù rất thật, nhiều người vẫn chỉ chọn hướng "vỗ vai" thay vì "ôm". Chả biết sao nữa. Có thể là ngại và sợ hiểu lầm...
Ðề: Chạm tới một người khác Bài báo hay quá! Tiêu đề cũng hay nữa. Em cũng thấy nhiều khi ở bên nhau, nhìn thấy nhau là thế nhưng "chạm" được tới nhau thì không phải ai cũng có thể. Kể cả là vợ chồng.
Ðề: Chạm tới một người khác hì hì, nam nữ thì thụ thụ bất tương thân còn nam với nam, nữ với nữ thì e rằng người ta lại nghĩ ... bị làm sao đó. thú thực nhà mình chật chội, 20m2 mà cả bố mẹ chồng, 2 vợ chồng và 2 đứa con nữa, nhiều khi còn thèm cả cái ôm của chồng cơ, mà thấy cũng khó...hì hì
Ðề: Chạm tới một người khác em thích lúc đang nấu cơm, lau nhà hay làm gi đấy và ng ấy tiến lại và ôm từ phía sau. cảm giác được quan tâm, chia sẻ
Ðề: Chạm tới một người khác thanks bạn chủ top! Bài báo bạn chia sẻ rất hay!Nhưng nghe viễn tưởng quá