Chảy máu cam???

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi minh_nguyet1965, 19/4/2006.

  1. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
  2. MeChipNhi

    MeChipNhi Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    190
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Chị ơi, em tìm được các bài viết này nè :) :

    Chảy máu cam và cách xử trí

    Hiện tượng này đứng hàng đầu về tần số xuất hiện trong các triệu chứng chảy máu tự phát đường hô hấp trên. Theo y văn thế giới, khoảng 60% dân số chảy máu cam ít nhất một lần trong đời; trong đó chỉ 6% cần được chăm sóc y tế.

    Niêm mạc mũi dễ chảy máu vì có nhiều mạch máu tập trung với mạng lưới mao mạch rất dày. Chảy máu mũi hay gặp nhất ở người trên 40 tuổi (64%) do thành mạch ở độ tuổi này có sức đàn hồi kém. Số bệnh nhân tăng đáng kể trong giai đoạn chuyển mùa vì sự thay đổi thời tiết ảnh hưởng lớn đến một số bệnh toàn thân (như tăng huyết áp, dị ứng...) hoặc gây rối loạn vận mạch, làm tổn thương niêm mạc hốc mũi.

    Ngoài các ca chảy máu mũi do tăng huyết áp, chấn thương, viêm nhiễm tại chỗ, nhiễm trùng toàn thân (sốt do virus, viêm gan mạn tính, tiểu đường, suy thận...), phần lớn trường hợp không xác định được nguyên nhân. Đây là loại chảy máu mũi tự nhiên, lượng máu chảy ít, tự cầm, hay tái diễn, thường xảy ra khi gắng sức hoặc đi ngoài trời nắng.

    Khi bị chảy máu mũi, trước hết nên tìm cách cầm máu, khi ổn định mới tiến hành tìm hiểu nguyên nhân. Tại nhà, nếu chảy máu nhẹ (máu chảy nhỏ giọt ra phía trước của mũi, số lượng ít), nên để người bệnh ngồi cúi về phía trước, dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt hai cánh mũi trong 10 phút, máu có thể cầm. Ở những nơi có sẵn lá nhọ nồi hay lá chuối non, nên giã nhỏ lá này rồi nhét vào bên mũi chảy máu.

    Nếu máu vẫn tiếp tục chảy nhiều ra trước mũi và xuống dưới miệng, phải nhớ luôn luôn đùn máu ra phía ngoài miệng, tuyệt đối không được nuốt (để tránh chướng bụng và những chất độc do máu phân hủy thành). Cho uống thuốc an thần như Seduxen (nếu có). Nếu ở xa cơ sở y tế, có thể tìm đoạn vải dài, sạch ấn sâu vào trong hốc mũi chảy máu; sau đó khẩn trương vận chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cầm máu và tìm nguyên nhân để điều trị.

    Chảy máu mũi rất hay tái phát. Do đó, để phòng tránh, bệnh nhân cần thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc như: tiếp tục điều trị những viêm nhiễm tại mũi, khám và điều trị các nguyên nhân gây chảy máu mũi đã được xác định.

    ThS Phạm Bích Đào, Sức Khỏe & Đời Sống



    Chảy máu cam - Không thể chủ quan

    (Dân trí ) – Chảy máu cam vốn được xem là một hiện tượng thông thường và chỉ cần ngửa cổ, nằm nghỉ một chút là ổn. Tuy nhiên, theo bác sĩ Trần Văn Phúc, BV Xanh Pôn, cần phải theo dõi khi bị chảy máu cam vì rất có thể, đó là những dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm.

    Bác sĩ Phúc cho biết, trước đây có một bệnh nhân ở Nghệ An bị chảy máu cam 1 bên mũi nhưng khi thử bịt bên mũi không chảy máu thì thấy rất khó thở. Đi khám mới phát hiện có một khối u ở cuốn mũi. Nhờ phát hiện sớm mà bệnh nhân đã được can thiệp kịp thời.

    Thông thường, bị chảy máu cam là do các mao mạch ở cuốn mũi không bền, bị vỡ gây chảy máu. Cũng có thể là do chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã...), do viêm đường hô hấp trên, do thời tiết quá khô…

    Nếu chảy máu cam do giảm sức bền thành mạch thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, ở lứa tuổi từ 20 trở lên mà bị chảy máu cam, ngoài những nguyên nhân kể trên phải nghĩ đến một số dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm khác.

    Hơn nữa, cũng phải căn cứ vào tần số chảy máu, hay bị chảy máu một bên mũi hay hai bên mũi… để xác định tính chất nguy hiểm của bệnh. Nếu thỉnh thoảng mới bị chảy máu cam, chảy đều cả hai bên mũi thì không mấy đáng ngại.

    Ngược lại, chỉ bị chảy máu cam ở một bên mũi, kèm theo triệu chứng nhức đầu ở cùng phía với mũi bị chảy máu thì không thể coi thường. Rất có thể dó là dấu hiệu của dị tật trong mũi; do ung thư vòm họng; do các khối u mũi: Polip, ung thư cuốn mũi...; do các bệnh về máu (bệnh bạch cầu, bệnh tiểu cầu); do rối loạn các yếu tố đông máu… rất nguy hiểm.

    Khi bị chảy máu cam, cần phải dùng ngón ta ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước. Cũng có thể dùng bông, gạc để cầm máu.

    Bình thường, máu cam chỉ chảy một lúc, số lượng không nhiều, còn nếu đã có những tác động mà máu không ngừng chảy, chảy nhiều máu thì tốt nhất gọi cho bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định nguyên nhân gây chảy máu.

    Nhìn chung, khi bị chảy máu lâu, khó cầm máu, chỉ bị ở một bên mũi cố định kèm theo nhức đầu phía bên mũi bị chảy máu, hay chảy máu cam lặp lại… thì người bệnh nên đi khám để xác định rõ nguyên nhân, tránh để lại những biến chứng sau này.

    Nếu đã từng bị chảy máu cam, hãy tăng cường bổ sung vitamin C theo đợt cho cơ thể. Ở trẻ nhỏ từ 8 – 9 tuổi, ngày uống từ 2 – 4 viên (1 viên = 1mg) trong vòng từ 6 – 7 ngày, uống nhiều nước. Người lớn trên 20 tuổi, uống bổ sung vitamin C từ 4 – 6 viên/ngày kéo dài từ 8 – 10 ngày (2 tháng uống một đợt). Còn nếu uống hàng tháng chỉ uống kéo dài từ 5 – 6 ngày. Còn uống liều cao 10 viên chỉ nên uống trong 5 ngày.

    Hồng Hải
     
  3. taomeo

    taomeo Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    13/11/2005
    Bài viết:
    1,521
    Đã được thích:
    33
    Điểm thành tích:
    48
    Em thì không biết chảy máu cam là do cái gì :D, nhưng em thì rất hay chảy máu cam (CMC), nóng quá CMC, lạnh quá CMC, đói quá CMC, mệt quá CMC, nói chung cứ sức khỏe có vấn đề là CMC, lâu lâu rùi em không bị nữa mấy hôm do thiếu ngủ, sáng dậy đi làm thấy chảy tá lả, em có đi khám thì BS có nói là (lâu rùi em không nhớ chính xác) cái gì như cái van trong mũi em nó không điều chỉnh được, nhiều khi đóng mở, điều chỉnh không kịp :shock: còn sức khỏe em thì rất tốt không sao cả. Em thấy BS bảo thế thôi.
    Em cũng có đi khám đông y thì BS bắt mạch nhìn mặt và bảo em nóng trong, nóng gan, chức năng gan của em không tốt lắm, lọc không tốt nên có khi chất độc hại thì phải thải ra nhưng em thì hít tất cả những chất đó :D, em hỏi thì BS nói là nhìn da mặt em là biết. em cũng tự thấy là em rất nóng. em cũng nghi ngờ cái vụ CMC là do nóng trong.
    Có chuyên gia nào ở đây, cho xin í kiến và giải thích hộ vụ này cho chị em với.
     
  4. minh_nguyet1965

    minh_nguyet1965 Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    15/12/2004
    Bài viết:
    2,194
    Đã được thích:
    189
    Điểm thành tích:
    153
    Hai cháu nhà chị đều bị chảy máu cam ,thằng lớn qua cấp 2 rồi thì thấy đỡ bị hơn ,hồi cấp 1 hể bạn mà va nhẹ vào mũi là chảy máu ngay ,tối ngủ cả hai đứa đều hay nằm xấp ,chảy máu cam dính ra đầy ra nệm sáng thức dậy mới biết,chưa đi khám Bác Sĩ lần nào cả ,có người bảo nóng trong người ,có người bảo thiếu Vitamin ,nếu khám thì nên khám ở đâu ?khám ở tai mũi họng hay là bệnh viện nhi đồng?
     
  5. meminhky

    meminhky Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/12/2004
    Bài viết:
    135
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    Ui đúng là em cũng đang lo quá đây BÁc Nguyệt ạh, dạo này cu bé nhà em cũng hay chảy máu cam, sáng nay gọi dậy đi học em quay ra quay vào đã thấy mũi đỏ lòm, nhìn ra con chảy máu cam đành bắt nằm xuống hơi nghiêng ngưòi rùi đi lấy bông dịt vào, hỏi ra mới biết cháu cho tay vào mũi ngoáy, nhưng mà có nhiều hôm đang chạy cũng bị chảy máu em cho đi khám bác sỹ bảo là mạch máu trong mũi cháu bị mỏng, với lại khuyên ít vận động mạnh và tuyệt đối ko được ngoáy mũi, tại cháu hay quên, hic hic, em cho cháu đi khám ở khoa tai mũi họng bác àh!
     

Chia sẻ trang này