Chỉ số ít trẻ cần tiêm phòng viêm gan B ngay sau sinh

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Ngoc Lan, 16/5/2007.

  1. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Chỉ số ít trẻ cần tiêm phòng viêm gan B ngay sau sinh


    Những cháu bé tử vong sau tiêm phòng viêm gan B gần đây đều được tiêm trong 24 giờ đầu sau sinh. Do đó, một số bác sĩ cho rằng cần xem xét lại thời gian chủng ngừa mũi này.

    Virus viêm gan B lây qua đường máu và cả từ mẹ sang con. Do đó, trẻ em sinh ở các cơ sở y tế thường được tiêm văcxin phòng bệnh này mũi đầu tiên ngay tại bệnh viện, trong ngày đầu, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới.

    Tuy nhiên, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, Phó giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, cho biết tỷ lệ nhiễm viêm gan B ở thai phụ hiện tương đương với tỷ lệ nhiễm trong cộng đồng, tức từ 10 đến 30%. Như vậy, chỉ có khoảng 10-30% số trẻ sơ sinh có nguy cơ lây từ mẹ, cần được tiêm phòng ngay sau khi ra đời.

    Căn cứ vào số liệu trên, bác sĩ nhi khoa Nguyễn Thu Thủy, từng công tác tại Bệnh viện Nhi Trung ương, cho rằng ở trẻ sơ sinh bình thường, nguy cơ lây bệnh qua đường truyền máu không lớn. Do đó, không nhất thiết tiêm văcxin viêm gan B ngay những giờ đầu cho mọi trẻ. Việc lùi lại một thời gian sẽ giúp cơ thể trẻ cứng cáp hơn, nguy cơ tai biến cũng giảm đi.

    Giáo sư Nguyễn Đình Bảng, nguyên Viện trưởng viện Kiểm định văcxin và sinh phẩm y tế cho biết sẽ gửi thư cho Bộ Y tế về việc tiêm viêm gan B trong 24 giờ sau sinh. Theo ông, trong 2-3 tháng đầu đời, trẻ ít có điều kiện lây viêm gan B qua đường máu. Trong khi đó, việc phát hiện các vấn đề sức khỏe của trẻ trong 4-5 ngày đầu để quyết định hoãn tiêm là rất khó.

    Theo bác sĩ Trần Văn Tuấn, Trường Y bệnh viện St Vincen's Australia, nhiều nước quy định không tiêm viêm gan B ngay sau sinh với những trẻ cân nặng dưới 2kg, có thể chờ đến 2 tháng tuổi hoặc khi trẻ nặng trên 2 kg.

    (Theo Tuổi Trẻ)

    Theo bà Thuỷ, với những trẻ có mẹ nhiễm virus viêm gan B chỉ số HBeAg dương tính, ngoài việc tiêm văcxin sớm còn cần được tiêm kháng huyết thanh immunoglobulin thì mới phòng ngừa hiệu quả. Ở những trẻ này, nguy cơ lây bệnh từ mẹ là 90%, cao gấp 4,5 lần so với trường hợp mẹ chỉ có kháng thể HBsAg.

    Giáo sư Nguyễn Năng An, Chủ tịch hội Hen, dị ứng và miễn dịch lâm sàng, cũng cho rằng việc lùi thời gian tiêm văcxin viêm gan B thêm vài ngày có thể làm giảm đáng kể nguy cơ dị ứng, sốc phản vệ do thể trạng của trẻ đã tốt hơn, nhân viên y tế và gia đình cũng nhận biết rõ hơn tình hình sức khỏe của trẻ. Vì vậy theo ông, việc khuyến cáo tiêm phòng bệnh trên cho trẻ trong ngày đầu sau sinh nên xem lại.

    Còn theo bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, nếu vì lý do nào đó mà việc tiêm mũi 1 văcxin viêm gan B bị lùi lại vài ngày thì hiệu quả phòng bệnh không giảm đi bao nhiêu. Riêng với những em bé có mẹ nhiễm virus B thì việc tiêm ngay trong 24 giờ đầu là rất cần thiết để nhanh chóng tạo "hàng rào bảo vệ". Nếu chậm vài ngày sau khi virus đã vào cơ thể thì hiệu quả phòng bệnh sẽ không cao.

    Bác sĩ Hồng Hà cho biết, việc tiêm ngay văcxin viêm gan B trong 24 giờ đầu tại bệnh viện còn nhằm bảo đảm trẻ được tiêm kịp thời. Nếu không, các bà mẹ khi về nhà có thể quên, hoặc lần lữa việc tiêm chủng cho con, thậm chí chậm đến vài tháng. Nguy cơ này càng cao ở nông thôn, miền núi, nơi người dân chưa ý thức rõ tầm quan trọng của việc tiêm phòng.

    Như vậy, có thể thấy việc tiêm văcxin viêm gan B ngay sau sinh chỉ thực sự cấp thiết đối với trẻ có mẹ đã nhiễm virus này. Vấn đề đặt ra là phân loại các bà mẹ trước sinh, để biết người nào mang mầm bệnh.

    Làm thế nào để biết mẹ nhiễm viêm gan B?

    Theo tiến sĩ Lê Anh Tuấn, cách tốt nhất là xét nghiệm cho thai phụ. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và nhiều bệnh viện có chuyên khoa phụ sản khác ở Hà Nội, tất cả các thai phụ đều được làm xét nghiệm này. Tuy nhiên, ông Tuấn cho biết không phải mọi cơ sở sản khoa ở Việt Nam đều thực hiện quy trình đó, vì thế sẽ có rất nhiều người đến bệnh viện sinh mà không biết mình có nhiễm viêm gan B hay không.

    Ông Nguyễn Đình Loan, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe sinh sản Bộ Y tế cho biết, Bộ Y tế chưa bắt buộc phải xét nghiệm viêm gan B cho thai phụ, do đó đơn vị thấy cần thì làm, bác sĩ tư vấn và thai phụ là người quyết định có xét nghiệm hay không. Ông Loan cũng cho biết, việc xét nghiệm viêm gan B cho tất cả sản phụ là điều chưa thể làm được ở các nhà hộ sinh hay phòng sinh của bệnh viện tuyến dưới.

    Trong khi đó, Viện trưởng viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết hiện Bộ Y tế chưa thay đổi khuyến cáo về thời điểm tiêm văcxin viêm gan B mũi 1, bởi việc tiêm sớm rất cần thiết trong việc tạo miễn dịch kịp thời cho trẻ.

    Em bé ở TP HCM tử vong do tai biến tim

    Sở Y tế TP HCM đã có kết luận về nguyên nhân gây tử vong cho một bé gái sau khi tiêm văcxin viêm gan B ngày 7/5. Theo đó, cháu qua đời vì nhồi máu cơ tim cấp sơ sinh, hậu quả của tình trạng thuyên tắc động mạch vành trái kèm theo nhiều ổ thuyên tắc nhỏ rải rác. Kết quả vi thể sau khi mổ tử thi cho thấy, tổn thương nhồi máu cơ tim tiến triển đã có trong thời gian ngắn trước khi bé chào đời. Giải phẫu tử thi cũng không thể hiện triệu chứng của sốc phản vệ.

    Sở Y tế cũng kết luận, việc xử lý cấp cứu mà Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nơi tiêm chủng cho em bé, là phù hợp; quy trình bảo quản, vận chuyển và tiêm văcxin đều đúng quy định.

    Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Thế Dũng cho biết, nhồi máu cơ tim cấp ở trẻ sơ sinh là chứng bệnh rất hiếm gặp, y văn thế giới chỉ ghi nhận 4 ca tương tự.

    (Theo Lao Động)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Ngoc Lan
    Đang tải...


  2. Ngoc Lan

    Ngoc Lan Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    673
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    83
    Em bé thứ tư tử vong sau tiêm văcxin viêm gan B

    Em bé thứ tư tử vong sau tiêm văcxin viêm gan B

    Khoảng 4 giờ sau khi tiêm văcxin viêm gan B, một bé gái ở Sơn La đã qua đời. Tuy nhiên, nguyên nhân tử vong được cho là không liên quan đến việc tiêm chủng.

    Bé gái trên ra đời tối 10/5 tại huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La, nặng 4,2 kg. Khoảng 9h sang 11/5, cháu được tiêm văcxin viêm gan B và đến 13h thì tử vong.

    Theo Sở Y tế Sơn La, bé gái nói trên khi chào đời đã có dấu hiệu bị ngạt, sau đó được cấp cứu nên đã khóc và bú được. Cơ quan này kết luận cháu tử vong do viêm phổi sơ sinh nặng, truỵ tim mạch chứ không liên quan đến việc tiêm chủng. Mặt khác, văcxin được tiêm cho cháu là loại do Việt Nam sản xuất, chứ không phải sản phẩm của hãng LG Hàn Quốc đã bị ngừng sử dụng trên toàn quốc.

    Như vậy, trong vòng 3 tuần qua đã có 4 trẻ sơ sinh tử vong sau khi tiêm phòng bệnh này.

    Tại Hà Nội, Trung tâm Y tế dự phòng đã yêu cầu các điểm tiêm chủng theo dõi, giám sát tình hình sức khoẻ các cháu bé từng tiêm văcxin viêm gan B của Hàn Quốc thời gian gần đây, bởi số văcxin được sử dụng trên địa bàn cũng nằm trong lô đã tiêm cho hai em bé ở Hà Tĩnh. Khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ có tai biến sau tiêm, các cơ sở phải báo ngay. Trong thời gian tạm ngừng sử dụng văcxin LG, Hà Nội sẽ sử dụng văcxin viêm gan B do Việt Nam sản xuất để phòng bệnh cho các cháu đã được tiêm 1-2 mũi đầu.

    H.H.
    VNEXPRESS
     

Chia sẻ trang này