Chia sẻ chút kinh nghiệm nghề tổ chức sự kiện cho các em SV năng động sắp ra trường

Thảo luận trong 'Tâm sự về các vấn đề khác' bởi mebaoboi, 12/10/2013.

  1. mebaoboi

    mebaoboi Thành viên mới

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    Tổ chức sự kiện là công việc có áp lực rất cao nhưng lại đang là nghề được giới trẻ "săn đón" bởi nghề event có nhiều niềm vui mà không phải ai cũng có được, nhất là khi chương trình mình thiết kế nhận được sự hưởng ứng của nhiều người
    Nhanh nhạy, năng động, sáng tạo, có đầu óc tổ chức, biết cách xoay xở tình thế và ứng phó trong mọi tình huống…, đó là những phẩm chất của những người làm công việc tổ chức sự kiện (event)

    Nghề này - đang thu hút khá nhiều bạn trẻ - hiểu một cách nôm na là tổ chức các hoạt động, sự kiện mang tính tiếp thị cho một đơn vị nào đó.

    “Làm dâu trăm họ”

    "Ý tưởng là ưu tiên số 1" - đó là khẳng định của những ai làm event. Dự một lễ hội hoặc quảng cáo sản phẩm, bạn sẽ được tham gia nhiều trò chơi độc đáo, bất ngờ bởi cách tổ chức ấn tượng. Và bạn chợt trầm trồ: "Ồ, công ty này sao mà nghĩ ra nhiều "chiêu độc" thế nhỉ?". Chính những câu khen ngợi này là điểm giúp người tổ chức các sự kiện "ăn tiền" bởi họ đã dày công suy nghĩ tìm ý tưởng để "dụ" khách hàng.

    Trong những năm gần đây, nhu cầu giới thiệu sản phẩm, tổ chức tham quan nhà máy của các công ty, tập đoàn ngày càng lớn. Nếu chỉ quảng cáo suông thì đơn điệu, kém hiệu quả.Muốn có được một chương trình event "độc nhất vô nhị" phải qua nhiều giai đoạn khá công phu chứ không đơn giản như người ta nhìn thấy bề ngoài. Yêu cầu lớn nhất đối với event là phải nắm rõ cơ cấu về sản phẩm mà công ty định ra mắt khách hàng là gì? Đối tượng là ai? Địa điểm tổ chức? Sau đó, họ phải tự đặt cho bản thân hàng nghìn câu hỏi cũng như tình huống có thể xảy ra để lên kế hoạch "tác chiến". Không phải ngẫu nhiên khi người ta ví làm nghề event như làm dâu trăm họ. Một thành viên trong khâu tổ chức "Những chiếc túi tài năng" của một công ty nước ngoài cho biết: "Trong một thời gian ngắn phải thiết kế ra một chương trình khá hoàn hảo.

    Không chỉ đơn thuần là mình "lồng" tên của công ty lên từng sản phẩm mà phải làm sao cho sản phẩm ấy được "sống" trong sự chiêm ngưỡng của khách hàng"...

    Áp lực công việc

    Người tổ chức event không chỉ lên chi tiết chương trình, liên hệ với các công ty cần thiết: ánh sáng, xe cộ, đặt nhà hàng, đón khách... mà còn liên hệ với các khách mời để biết thông tin chính xác. Vất vả hơn, họ phải bám sát chương trình từ đầu đến cuối.

    N.C - một nhân viên event thổ lộ: "Mọi thứ tưởng chừng đâu đã vào đấy nhưng thực sự không phải thế, đó chỉ mới bắt đầu. Sau khi tiền trạm, bọn mình nhanh chóng thay đổi phương án và bám trụ với nó. Thế nhưng, chỉ một chút ảnh hưởng của thời tiết cũng có thể bắt đầu lại từ con số 0". N.C còn nói vui: "Thời tiết có thể nói là bạn mà cũng có thể trở thành kẻ thù của những event".

    Chị Yến - một khách hàng cho biết: "Quả thật cách thức làm việc của họ mình không chê vào đâu được. Các bạn ấy còn rất trẻ nhưng lại rất am hiểu, năng động, thay đổi tình thế nhanh đến không ngờ. Đặc biệt là cách phục vụ của họ thật dễ thương và làm hài lòng mọi người. Tôi còn được biết có bạn vì quá lo lắng cho tour của mình mà không dám ăn uống nữa".

    Ngoài ảnh hưởng của thời tiết, nhân viên event phải chuẩn bị kỹ lưỡng mọi chi tiết chương trình. Th.H - một nhân viên tổ chức event ở Hà Nội cho biết: "Bọn mình vừa tổ chức trao giải “Những chuyện lạ Việt Nam”. Do không thống nhất về giấy tờ, giờ giấc biểu diễn nên suýt tí nữa là "bể" chương trình".

    Còn K.Chi thì tỏ ra kinh nghiệm: "Dù có việc gì xảy ra thì cũng đừng nên hốt hoảng. Khâu tiền trạm là rất quan trọng, nó giúp cho mình chuẩn bị tư tưởng tốt, không bị choáng ngợp trước những tình huống xấu, rủi ro. Dù đã giữ bản kế hoạch trong tay song đó chỉ là "nháp", mọi việc còn có sự thay đổi vào giờ chót. Bởi việc bạn xử lý thụ động sẽ không thể nào tạo đủ độ tin cậy cho khách hàng".Bên cạnh đó, event còn là nghề "đi trước về sau". Bạn phải là người đến sân bãi đầu tiên để chỉ đạo mọi thiết kế từ âm thanh, ánh sáng cho đến cái nhỏ nhặt nhất là nhà vệ sinh. Chương trình kết thúc, bạn cũng là người ở lại "chiến trường" thu gom những cái "sáng tạo" của mọi người. Nghề làm event đòi hỏi sức khỏe, chịu vất vả, gian truân để chạy đua với thời gian sao cho kịp với tiến độ chương trình. Chưa kể là sự cạnh tranh ý tưởng giữa các event. Đặc biệt, người làm event chỉ có thể nói "được", tuyệt đối không có từ "không" khi nói chuyện với khách hàng.

    Tuy có nhiều vất vả song event đang là nghề thời thượng, thu hút khá nhiều sự quan tâm của giới trẻ. Dù áp lực công việc có cao đến mấy nhưng lại đang là nghề được giới trẻ "săn đón" bởi nghề event có nhiều niềm vui mà không phải ai cũng có được, nhất là khi chương trình mình thiết kế nhận được sự hưởng ứng của nhiều người...

    Nguồn thông tin: http://netmedia.com.vn/kien-thuc-kinh-doanh/to-chuc-su-kien-nghe-hot-duoc-gioi-tre-san-don-n79-2256
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mebaoboi
    Đang tải...


  2. mebaoboi

    mebaoboi Thành viên mới

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    7 công việc quan trọng cần lưu ý để tổ chức sự kiện thành công

    Tổ chức sự kiện là một công tác vô cùng quan trọng trong tiến trình quảng bá thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp. Một chương trình sự kiện thành công không chỉ ở buổi diễn ra chương trình mà còn kéo dài trước và sau khi tổ chức. Bởi thế, người chịu trách nhiệm quản lí phải luôn sẵn sàng tinh thần và dự trù các giải pháp để giải quyết những tình huống bất ngờ nhất phải luôn sẵn sàng tinh thần. Có 7 công việc quan trọng cần lưu ý để tổ chức sự kiện thành công.
    1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu.
    Mức độ thành công của một sự kiện được đánh giá thông qua số lượng và giá trị của những khách hàng mà sự kiện đó thu hút được, kể cả những khách hàng tiềm năng.
    VD: Thử tượng tượng một sự kiện về công nghệ thông tin lại toàn những quý bà, quý cô đang muốn tìm nơi mua sắm, bạn sẽ thấy kì cục đến mức nào?!? Phải biết khách hàng của bạn là ai để tạo ra một chủ đề phù hợp và xuyên suốt sự kiện.
    2. Tạo ý nghĩa cho sự kiện.
    Đừng vội vàng tung ngay sản phẩm hay dịch vụ. Hãy từ tốn hướng dẫn họ, cung cấp mọi thông tin cần thiết thực sự có ý nghĩa và giá trị trước khi thực hiện hoạt động bán hàng.
    3. Sự kiện phải gây được ấn tượng.
    Trong điều kiện ngân sách cho phép, đừng ngại tạo sự độc đáo, thu hút cho sự kiện. Tầm ảnh hưởng của sự kiện càng rộng, càng có ích cho doanh nghiệp bạn.
    4. Sử dụng một công ty tổ chức sự kiện chuyên nghiệp.
    Vẫn biết tự các doanh nghiệp cũng có thể tự lực tổ chức, tuy nhiên, nếu thấy không ổn về vấn đề nào đó, hoặc không đo lường được hiệu quả truyền thông của sự kiện, hãy nhờ đến một công ty uy tín để có thể quản lí qui trình của sự kiện và có khả năng lặp lại bao nhiêu lần chào hàng sản phấm đến khách hàng một cách có hiệu quả.
    5. Quảng bá cho sự kiện.
    Doanh nghiệp bạn đầu tư chi phí khủng, thuê địa điểm thuộc hạng sang, lên kế hoạch chương trình vô cùng chi tiết, trang hoàng nơi tổ chức sự kiện thật lộng lẫy nhưng không ai biết đến, điều này thật khủng khiếp. Luôn ghi nhớ là sự nhận diện cao, đúng lúc, đúng nơi, đúng đối tượng, sự kiện càng thành công và đạt được mục tiêu ban đầu bạn đề ra.
    6. Đừng quên liên tục tạo lập các mối quan hệ xung quanh.
    Mục đích chính củả tổ chức sự kiện là bạn có thể tạo mối quan hệ với những người được mời một cách trực tiếp. Hãy để cho họ cảm thấy được chào đón và trân trọng và khả năng họ trở thành những khách hàng tiềm năng trong tương lai là rất cao.
    7. Giữ gìn mối quan hệ sau sự kiện.
    Một email cảm ơn sự có mặt của khách mời có lẽ là sự lựa chọn đúng đắn trong trường hợp này. Đồng thời hãy nhớ hỏi ý kiến của họ về sự kiện, ý kiến của họ sẽ là những lời khuyên hữu ích cho kinh nghiệm tổ chức sự kiện của bạn.

    TAGS: to chuc su kien
     
    Hoài Sara thích bài này.
  3. Hoài Sara

    Hoài Sara Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    30/1/2013
    Bài viết:
    1,293
    Đã được thích:
    187
    Điểm thành tích:
    103
    Ðề: 7 công việc quan trọng cần lưu ý để tổ chức sự kiện thành công

    em cũng chưa bao giờ từ tổ chức sự kiện cả, cũng phải học hỏi dần chuẩn bị trk
     
    mebaoboi thích bài này.
  4. mebaoboi

    mebaoboi Thành viên mới

    Tham gia:
    5/12/2011
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    8
    7 cách nhìn người của giả cát khổng minh......

    Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh.

    Cho đến tận bây giờ, sau gần 2.000 năm, những triết lý trong cách hiểu lòng người khác của Gia Cát Lượng vẫn mang đầy tính thực tiễn giúp cho không ít nhà lãnh đạo thành công trong việc hiểu người và dùng người.
    Thuật xem tướng không chỉ xem nhân diện mà còn coi trọng phí phách, tài năng, đạo đức. Nhưng mọi thứ không thể tự nhiên mà có, thông thường phải tu dưỡng, rèn luyện mà thành. Một anh hùng là phải có đủ “tài, đức, trí, dũng, chính, tín”. “Tri nhân, trị diện, bất tri tâm”, nếu gặp một người, bạn có thể xét diện mạo bên ngoài, dựa vào thuật xem tướng biết được một phần tính cách, cũng không thể nào biết được tâm, đức, tài năng, trí tuệ thật sự của người đó. Vậy làm thế nào để biết được có thể “nhìn người” thật tốt? Hãy học cách nhìn người của Gia Cát Lượng. Gia Cát Lượng tự là Khổng Minh (181–234), hiệu là Ngọa Long tiên sinh, là vị quân sư và đại thần của nước Thục thời hậu Hán. Ông là một chính trị gia, nhà quân sự, là học giả và cũng là một nhà phát minh kỹ thuật. Không chỉ có nhiều kiến thức uyên thâm, Gia Cát Lượng còn là một người rất giỏi “nhìn người” và “dùng người”. Khi còn ở núi Ngọa Long, ông đã viết ra bộ sách “Tướng Uyên” trong đó có đưa ra nhận xét về tính cách con người như sau: “Tính người thật khó hiểu. Dung mạo bất nhất, hành động trăm ngàn lối. Kẻ trông hiền lành nhu thuận mà vô đạo, kẻ bề ngoài cung kính mà trong lòng trí trá vô lễ. Kẻ trông rất hùng dũng nhưng lại nhát sợ. Kẻ có vẻ thật tận lực mà rất bất trung”. Vì vậy, để giúp các bậc “chính nhân quân tử” hiểu thấu được lòng người, Gia Cát Lượng đã viết riêng một chương có tên là “Tri nhân” (hiểu người) cho bộ sách Tướng Uyên của mình trong đó ông đưa ra 7 cách để hiểu được lòng người khác như sau:
    1. Đem điều phải lẽ trái hỏi họ để biết “chí hướng”.
    2. Lấy lý luận dồn họ vào thế bí để biết “biến thái”.
    3. Lấy mưu trí trị họ để trông thấy “kiến thức”.
    4. Nói cho họ những nỗi khó khăn để xét “đức dũng”.
    5. Cho họ uống r*** say để dò “tâm tính”.
    6. Đưa họ vào lợi lộc để biết tấm lòng “liêm chính”.
    7. Hẹn công việc với họ để đo “chữ tín”.

    Nhờ những phép thử rất hữu hiệu này mà Gia Cát Lượng đã giúp cho Thục vương Lưu Bị chọn lựa ra những người có đủ cả tài, đức, trí, dũng, chính, tín; xây dựng nên triều đại nhà Thục hùng mạnh, sánh ngang với hai cường quốc bên cạnh là Ngụy và Ngô. Giờ đây, sau gần 2.000 năm, những triết lý này vẫn mang đầy tính thực tiễn; áp dụng cách 7 cách trên của Gia Cát Lượng vào cuộc sống ngày nay sẽ giúp bạn vừa xem nhân diện, vừa biết cách thử tâm, đức, trí tuệ, tài năng của một người; để tìm được một người đồng hành, một đối tác làm ăn tốt trong cuộc sống, trở thành nhà lãnh đạo thành công.

    TAGS: to chuc su kien
     
    gió.lang.thang thích bài này.
  5. viet1410

    viet1410 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    13/1/2013
    Bài viết:
    409
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: 7 cách nhìn người của giả cát khổng minh......

    Cám ơn bạn chia sẻ. Mình cũng đang muốn tìm hiểu về tướng số nhưng ko biết tìm hiểu thế nào đây. ngày nay hình như người ta dùng phuơng pháp 5 là chủ yếu đấy nhỉ
     
    mebaoboi thích bài này.
  6. w.tieudungthongminh.vn

    w.tieudungthongminh.vn Hàng nội địa chuẩn

    Tham gia:
    7/9/2012
    Bài viết:
    18,742
    Đã được thích:
    4,585
    Điểm thành tích:
    2,063
    Ðề: 7 cách nhìn người của giả cát khổng minh......

    e thì cũng chưa biết nhìn ngừoi kiểu gì nữa ,hì , .
     

Chia sẻ trang này