Chia Sẻ Kinh Nghiệm Dạy Con Ương Bướng

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Mưa Gió Thoáng Qua, 24/10/2016.

  1. Mưa Gió Thoáng Qua

    Mưa Gió Thoáng Qua Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2016
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    3
    Mình đã từng bất lực vì con
    • Con trai mình khá lầm lì, ương bướng và khó bảo. Không ít lần con khiến mình có cảm giác bất lực vì không biết phải làm thế nào để con nghe lời. Cũng không thiếu lần vì không kiềm chế được mà mình đã đánh con, trong đó có 1 lần mình đánh con rất đau... Nhưng con vẫn không nghe lời. Lần đó mình khóc rất nhiều. Vừa cảm thấy bất lực, vừa tức giận (giận bản thân mình nhiều hơn), vừa lo lắng vô cùng vì con mới 8 tuổi mà đã thế này, sau này con lớn hơn thì biết dạy làm sao?
    • Mình đã nghiêm túc suy nghĩ và cảm thấy có lẽ mình đã dùng sai cách. Mình muốn tốt cho con nhưng lại áp đặt suy nghĩ của mình nên khiến con cảm thấy ức chế. Nó giống như việc 1 người bỏ hết tâm sức làm rất nhiều điều cho ta vì nghĩ rằng sẽ tốt cho ta, nhưng lại chưa từng hỏi xem thực ra ta muốn gì, cần gì, hay những thứ mà người đó bắt ta phải nhận ta có cần không, hoặc nếu cần thì ta có muốn nhận theo cách đó không?
    Cuối cùng mình đã thử thay đổi cách dạy con, và đã có hiệu quả sau 1 thời gian áp dụng.
    • Chính vì vậy mình muốn chia sẻ kinh nghiệm đó của mình cho các bậc cha mẹ khác, đồng thời cũng muốn được mọi người góp ý thêm cho mình.
    • Sau hôm mình đánh con 1 trận đau nhất đó, đến tối, mình gọi con lại và nói: "Từ giờ mẹ con mình sẽ cùng nhau chơi 1 trò chơi. Nếu con làm được một việc tốt, mẹ sẽ thưởng cho con một hình dán mặt cười. Nếu con làm một việc không tốt, mẹ sẽ dán một hình dán mặt mếu đè lên một hình dán mặt cười, và hình dán mặt cười đó sẽ không được tính nữa. Khi nào con có đủ 10 mặt cười, mẹ sẽ thưởng cho con 1 gói bim bim mà con thích, đủ 30 mặt cười mẹ sẽ mua cho con 1 cuốn truyện tranh mà con thích; đủ 50 mặt cười mẹ sẽ mua cho con 1 món đồ chơi mà con thích. Nhưng đồ chơi này không được quá 100 nghìn đồng, vì mẹ phải để dành tiền cho con và em đi học"
    • Những việc tốt có thể là bất cứ việc tích cực gì mà bạn muốn con thực hiện như: tự giác học bài, quét nhà, tự gập quần áo của con, chơi hòa thuận với em, ăn nhiều rau hoặc ăn thêm 1 bát cơm nữa (vì bé nhà mình lười ăn), tự dọn phòng của bé...
    • Những việc không tốt là những việc tiêu cực như không chịu làm bài, đánh em, đi chơi không xin phép, bày bừa đồ chơi không chịu dọn...
    Mình thấy cách làm này có 1 số ưu điểm như sau:

    1.
    Phù hợp với cách tư duy trực quan của con ở lứa tuổi nhi đồng

    • Ở lứa tuổi nhi đồng, tư duy của trẻ là tư duy trực quan. Trẻ sẽ nhìn vào số mặt cười của mình đã được nhận để cảm nhận về sự "rút ngắn" hành trình đi gần đến phần thưởng.
    • Lưu ý: bạn nên dán ở những nơi trẻ thường nhìn thấy nhé. Mình dán ở bức tường trong phòng ăn vì ngày nào cũng phải ăn và tường phòng ăn nhà mình ốp gạch nên k bị bong tróc khi dán hình dán lên đó

    2. Dễ thực hiện và dễ áp dụng
    • Bạn có thể dễ dàng mua hình dán này ở các hiệu sách
    • Thực ra phần thưởng mà mình đưa ra, nếu k áp dụng cách này, thì bố mẹ vẫn thường mua cho con. Giờ thì 1 công đôi việc :v
    • Thỉnh thoảng bạn nên "làm mới" phần thưởng để khơi gợi lại sự hứng thú cho con nhé

    3. Cha mẹ sẽ là người đưa ra điều kiện để con thực hiện (con phải làm đủ số việc tốt thì mới được thưởng)
    • Thường chúng ta hay mắc sai lầm là khi muốn con làm gì đó, sẽ bảo con là: con học bài đi (hoặc gập quần áo, hoặc dọn đồ chơi...) rồi mẹ sẽ cho kẹo. Lần sau, đứa trẻ sẽ đặt điều kiện ngược lại với bố mẹ là: Bố mẹ phải cho con kẹo trước thì con mới học bài (hoặc làm 1 việc gì đó)
    • Nhưng theo cách như mình trình bày ở trên thì con sẽ luôn phải tuân thủ theo điều kiện của bố mẹ thì mới nhận được phần thưởng.
    4. Lâu dần, con sẽ học được tính tự giác, ý thức trách nhiệm
    • Ngoài những việc là trách nhiệm của bé như ăn cơm, học bài... mình thường khuyến khích bé làm thêm việc nhà (những việc vừa sức)
    Điều kiện để thực hiện:

    1. Các thành viên là người lớn trong gia đình (ông, bà, bố, mẹ) đều phải thống nhất thực hiện.
    • Nếu không sẽ "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược", không mang lại kết quả.
    2. Bố mẹ phải kiên trì, giữ lập trường và giữ lời hứa
    • Kiên trì: phải áp dụng trong thời gian lâu dài
    • Giữ lập trường: luôn thưởng phạt phân minh khi bé làm được việc tốt và việc không tốt
    • Giữ lời hứa: phải thực hiện đúng quy tắc về phần thưởng cho bé khi bé đáp ứng đúng điều kiện mà cha mẹ đặt ra. (Phần thưởng nên là những thứ bé thích, có giá trị tăng dần theo độ khó, bố mẹ dễ dàng thực hiện được và có giá trị không lớn).
    3. Không nên đánh, mắng con.
    • Nếu con làm tốt thì được mặt cười, làm không tốt thì bị mặt mếu. Mỗi khi con được mặt cười lại đếm và nói cho con biết con chỉ còn bao nhiêu mặt cười nữa là được nhận phần thưởng.
    • Mỗi khi con bị nhận mặt mếu (dán đè lên 1 hình mặt cười, tượng trưng cho việc mặt cười đó đã bị trừ đi, không tính), sẽ nhắc cho con biết đáng lẽ con chỉ còn bao nhiêu mặt cười nữa thì được thưởng, nhưng giờ vì làm sai nên con lại phải mất công sức làm thêm việc tốt nữa mới được thưởng.
    • Không nên quá khắt khe trong việc thưởng mặt cười cho con, việc tốt dù nhỏ cũng nên thưởng mặt cười. Khắt khe quá sẽ không khơi gợi niềm hứng khởi của bé.
    • Nếu bé mắc lỗi bị nhận mặt mếu, nên cho bé cơ hội để khắc phục. Ví dụ như: đến giờ học mà bé không chịu học bài nên bị nhận mặt mếu. Tuy nhiên bố mẹ cho bé 1 cơ hội, nếu ngay bây giờ bé vào học và làm hết bài tập thì sẽ được gỡ bỏ mặt mếu đó
    4. Nên thưởng gấp đôi mặt cười khi bé làm việc nhà
    • Mình thường tăng số mặt cười thưởng cho bé khi con quét nhà, rửa bát, nhặt rau, gập quần áo (con chỉ rửa những bát ăn cơm vì nó vừa tay con, còn bát tô, đĩa, nồi niêu thì mẹ rửa). Như vậy khuyến khích con chia sẻ việc nhà với mẹ, cũng là giúp con có thêm kỹ năng sống.
    • Ngoài ra, khi con làm thêm bài tập trên mạng sau khi làm xong bài tập ở lớp thì mình cũng thưởng thêm mặt cười cho con.
    5. Cách này không áp dụng được cho các bé dưới 4 tuổi
    • Mình đã thử áp dụng với con gái nhỏ của mình nhưng không thành công. Vì con quá nhỏ nên chưa ý thức được.
    • Cách này có lẽ cũng giới hạn độ tuổi có thể áp dụng, nhưng mình chưa biết max độ tuổi là bao nhiêu, vì con trai mình mới 8 tuổi








     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mưa Gió Thoáng Qua
    Đang tải...


  2. thuyltm

    thuyltm Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    3/4/2013
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    18
    thang cu nha minh cung 7t luon dc ba noi cung chieu nen gio lam theo cach ban mach ko con hieu qua nua roi...hichichic
     
  3. Vietfuture2016

    Vietfuture2016 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/10/2016
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    28
    vấn đề thưởng phạt thì có lẽ tùy vào độ tuổi, chỉ là không phải cứ thưởng phạt là bé sẽ nghe lời, như bạn bên trên nói trẻ được cưng chiều thì sẽ khó vì thay vì được 30 mặt cười mới được cuốn truyện, trẻ chỉ cần xin tiền để mua, xin bố hay bà chẳng hạn
    tuy nhiên thì cách làm của bạn khá hay, cho hỏi là con trai bạn trẻ giờ tính cách ra sao rồi ?
     
  4. Mưa Gió Thoáng Qua

    Mưa Gió Thoáng Qua Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2016
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    3
    Mình cũng nói rõ ở trên là phải thống nhất với những thành viên là người lớn trong gia đình rồi mà bạn. Bởi không phải chỉ cách của mình mà là bất kỳ cách nuôi dạy trẻ nào muốn đạt được hiệu quả thì cũng đều phải thống nhất cách làm giữa all người lớn trong nhà.

    Con trai mình năm nay 8 tuổi. Mình áp dụng cách làm này được 5 tháng rồi. Ban đầu lúc thì cháu nghe, lúc thì cháu không nghe. Kể cả bây giờ vẫn vậy. Nhưng về cơ bản thì con mình đã có những chuyển biến tốt như: tự giác học bài (thỉnh thoảng mải chơi vẫn phải nhắc, song mẹ nhắc thì sẽ học chứ ít chống đối như trước; không vừa ăn vừa xem tivi; chỉ chơi game trên máy vi tính khi nào mẹ cho phép; trước khi ăn bánh kẹo, sữa phải hỏi mẹ, mẹ đồng ý mới ăn...), biết nhặt rau, quét nhà cho mẹ, tự gập quần áo của mình. Có 1 lần mình bị ốm, con trai mình nói là con thấy mẹ phải làm nhiều quá nên thứ 7, chủ nhật con không phải đi học thì con sẽ rửa bát cho mẹ. Thực sự mình rất cảm động vì con đã nói và làm như vậy.

    Phương pháp trên của mình không phải là biện pháp duy nhất để dậy con, mà chỉ là 1 trong các biện pháp thôi. Và cách làm này cũng giới hạn độ tuổi. Do mình đã thử áp dụng với con gái nhỏ nên biết tầm tuổi dưới 4 thì ko áp dụng đc, nhưng còn tầm tuổi max ko áp dụng được là bao nhiêu thì mình không biết (vì đứa lớn nhà mình mới 8 tuổi :))

    Ngoài cách trên, thì mình nghĩ cũng phải áp dụng kết hợp thêm các biện pháp khác nữa. Ví dụ nếu con k chịu dọn đồ chơi, sau 1 vài lần nhắc nhở và gắn mặt mếu mà con vẫn k sửa, nhắc nhở cảnh cáo k được thì mình sẽ bỏ hết đồ chơi mà con bày bừa ra nhà vào thùng rác. Một, hai lần như thế con sẽ có 1 ám thị khi mình nhắc dọn đồ chơi rằng: nếu k dọn sẽ bị mất hết đồ chơi vì mẹ sẽ bỏ vào thùng rác. Hoặc như lần con mình ko chịu ăn vì đòi hỏi là phải cho con vừa ăn vừa xem hoạt hình thì con mới ăn. Mình nói: nếu con ko ăn thì lên phòng khách ngồi, nhưng không đc xem ti vi. Con trai lao đũa xuống bàn ăn rồi hằm hằm lên phòng khách, trước khi đi còn nhìn mẹ như nhìn kẻ thù. Mình kệ, vẫn cùng con gái nhỏ ngồi ăn cơm, ăn xong mình hỏi con trai lại 1 lần nữa là có ăn cơm k. Con vẫn nói là k ăn. Mình dọn hết bát đũa. Đồ ăn còn lại mình nói với con là mẹ đổ hết đi rồi (thực ra mình dấu ở 1 nơi mà con k biết). Con liền hét lên: đã thế con k học bài nữa. Mình bảo con: ăn và học đều là để tốt cho con chứ k phải để tốt cho mẹ hay em Bống, con k ăn thì con đói, con k học thì mai đến lớp bị cô giáo phạt. Sau đó mình ko đánh, k mắng, mặc kệ con ngồi đó. Con vẫn bật tivi lên xem. Mình liền rút đường truyền MyTV. Con bật đầu đĩa lên xem phim siêu nhân. Mình ra tắt và nói: con chỉ được phép xem nếu như con đã ăn cơm và đã học xong, còn hôm nay con không làm cả 2 việc đấy nên con k được xem, nếu con vẫn tiếp tục bật phim thì mẹ sẽ bẻ hết sạch các đĩa siêu nhân của con. Tiếp đó, mình dọn dẹp nhà cửa. Xong hết việc vẫn thấy cu cậu lầm lì ngồi đấy. Mình kệ, tắt hết đèn và đưa con gái nhỏ vào phòng đi ngủ. Con trai mình sợ ma. Thấy mẹ tắt hết đèn thì ba chân bốn cẳng chạy theo vào. Nhưng cu cậu vẫn ương lắm nhé, vào nhưng k nằm xuống giường mà ngồi gõ cành cạch vào thành giường. Bảo con k đc gõ nữa, con vẫn gõ. Mình bế gái ngỏ sang phòng bên cạnh rồi khóa cửa lại k cho cu cậu vào. Cu cậu sợ quá khóc ầm lên, vừa khóc vừa gào: "Mẹ ơi!" Mình để cho khóc 1 lúc rồi mới sang. Lúc đó mới hỏi con biết con sai ở đâu chưa? Biết rồi thì có xin lỗi mẹ không? Sau khi xin lỗi thì có chịu đi ăn cơm và học bài không? Con trai khi đó nghe theo răm rắp. Lần đó, từ lúc cháu bắt đầu yêu sách cho đến khi cháu nhận lỗi là từ 7 giờ tối cho đến 10h00 khuya. Khi cháu nhận lỗi, đi ăn cơm và học bài xong là hơn 11h. Cho nên, mỗi lần con làm sai, thì mình sẽ phạt. Mỗi lần con yêu sách vô lý, mình sẽ không đáp ứng bằng cách lơ đi, không ngó ngàng gì đến. Nhiều khi trẻ yêu sách thực ra ngoài việc muốn đc bố mẹ đáp ứng yêu sách thì còn vì nhu cầu được bố mẹ để ý đến. Trẻ cũng như người lớn, khi cảm thấy những người thân yêu không ngó ngàng gì đến mình thì sẽ rất sợ (cảm giác "bị bỏ rơi" ý ạ). Một vài lần thấy cách đó k giúp trẻ đạt được yêu sách thì trẻ sẽ dần từ bỏ.
    ...

    Thực ra, mỗi ng đều có cách dạy con riêng (vì con chúng ta chẳng đứa nào cũng giống đứa nào). Và với mỗi cách thì chúng ta cũng phải linh hoạt, lựa theo con mình mà có sự điều chỉnh cho phù hợp. Song việc nhất quán giữa các thành viên là người lớn trong gia đình thì bắt buộc phải có, nếu không trẻ sẽ chỉ nghiêng theo người mà trẻ thấy sẽ dễ dàng đạt được các yêu sách của mình.

    Ngoài ra, còn 1 điều nữa mà mình thấy rất hay (đọc đc trong chính diễn đàn này), đó là bố mẹ thường không chịu lắng nghe con. Lỗi này mình thường xuyên mắc phải. Mỗi lần 2 nhóc nhà mình chạy lại "mách lẻo" về đứa kia, câu mình thường nói nhất với con là: "Tránh ra, con làm mẹ nhức hết cả đầu". Tuy nhiên, điều đó sẽ không tốt cho quan hệ của bạn với con. Mình trích lại nguyên văn như topic đó đã chia sẻ nhé: "Con bạn có thể nói liên tục, không ngừng kể về trò chơi mới, mách lẻo em trai… Và bạn không thực sự hào hứng cũng như không để tâm đến câu chuyện của con. Phản ứng của bạn thường là “Thật à…”, điều này đồng nghĩa với việc bạn không quan tâm tới câu chuyện của con.

    Nhưng hãy cố gắng dành thời gian và sự chú ý cần thiết cho những câu chuyện vô thưởng vô phạt của con bạn. Ngồi xuống và nhìn vào mắt trẻ và thực sự lắng nghe con nói. Hành động nhỏ bé này sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho bạn. Khi trẻ trưởng thành, chúng sẽ vẫn giữ thói quen chia sẻ và tâm sự với bạn về mọi chuyện như bạn bè, người yêu và mọi việc trong cuộc sống…"
    Mình đang cố gắng thay đổi điều này. Vì mình muốn con mãi mãi cảm thấy mình giống như một người bạn có thể tâm sự và chia sẻ mọi điều.

    ----------------------------------------

    P/S: Kết luận lại 1 điều: Thực ra trong gia đình, nuôi dạy con là việc làm vất vả nhất, tốn kém nhất, hại não nhất. Nhưng nếu không có con thì cuộc sống của chúng ta cũng chẳng còn ý nữa gì cả :(
     
    Sửa lần cuối: 25/10/2016
  5. Mưa Gió Thoáng Qua

    Mưa Gió Thoáng Qua Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2016
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    3
    Thực ra mình rất sợ ở chung với ông bà nội, ngoại. Ngoại còn đỡ, vì có gì mình vẫn có thể nói thẳng mà ông bà không để bụng. Nhưng nội thì... Một số bạn bè của mình khi ở cùng bố mẹ chồng cũng nói với mình rằng tại ở cùng ông bà nên rất khó dạy con
     
    Alucardvn thích bài này.
  6. thanhhhoa2605

    thanhhhoa2605

    Tham gia:
    19/4/2012
    Bài viết:
    11,650
    Đã được thích:
    1,814
    Điểm thành tích:
    863
    cách này hay quá
     
  7. Vietfuture2016

    Vietfuture2016 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/10/2016
    Bài viết:
    159
    Đã được thích:
    52
    Điểm thành tích:
    28
    Mình không viết dài được như bạn, nhưng mình xin phép cho bạn một lời khuyên: hãy quan tâm hơn nữa tới con trai của bạn, dẫu biết hiện nay không nói thì bạn vẫn làm vậy nhưng mình vẫn muốn nói vậy.
    lý do vì nếu bây giờ bạn gây dựng được lòng tin, niềm tin, sự tin tưởng với con bạn hiện tại, thì tương lai khi con bạn đến tuổi dậy thì sẽ trở nên "đỡ vất vả hơn" vì theo cá nhân ở lứa tuổi đó phương pháp trên có thể sẽ càng gây nên tai hại hơn (còn việc thưởng phạt trẻ vẫn giữ được ý thức thì quá tốt rồi), nếu bạn có tình yêu, sự tin tưởng của con ở tuổi đó, trẻ sẽ vẫn nghe lời bạn dù bạn không làm như trên. Còn nếu không có sự tin tưởng thì phương pháp trên chỉ phản tác dụng mà thôi.
    chúc bạn và con hòa thuận, các bé sẽ ngày càng yêu quí bạn hơn :)
     
  8. Mưa Gió Thoáng Qua

    Mưa Gió Thoáng Qua Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2016
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    3
    Cảm ơn những góp ý của bạn. Mình vẫn đang cố gắng để có thể trở thành một ng bạn của con. Trên đây chỉ là 1 phương pháp mà mình cảm thấy phù hợp trong độ tuổi của con mình hiện tại mà mình muốn chia sẻ với mọi ng mà thôi. Còn đương nhiên, ở mỗi độ tuổi, tâm sinh lý của con đều có sự biến đổi. Có những cái phù hợp ở giai đoạn này lại không phù hợp ở giai đoạn sau. Mình vẫn đang học.
     
  9. metun2005

    metun2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    10/12/2014
    Bài viết:
    1,070
    Đã được thích:
    179
    Điểm thành tích:
    103
    Cảm ơn bạn chủ top đã chia sẻ. Mình cũng đang không biết phải dạy con thế nào. Phải áp dụng cách của mn xem sao, vì cứ đánh mắng con cũng không ăn thua mà mình thì lại stress.
     
  10. Hồng Tuyên

    Hồng Tuyên Thành viên tích cực

    Tham gia:
    12/3/2016
    Bài viết:
    653
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Mn tự vẽ mặt cười, mặt mếu hay sưu tầm ở đâu vậy?
     
  11. Mưa Gió Thoáng Qua

    Mưa Gió Thoáng Qua Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2016
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    3
    Bạn ra hiệu sách là có bán.
     
  12. mebeduc342

    mebeduc342 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/8/2016
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Gặp phải cậu cu cứng đầu là phải có kế hoạch xử lí rõ ràng, chứ mấy phương pháp bình thường chỉ áp dụng được với mấy bé ngoan ngoan thôi
     
  13. Mưa Gió Thoáng Qua

    Mưa Gió Thoáng Qua Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2016
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    3
    Mình chẳng biết thế nào, nhưng con mình trước đây thì cả khu tập thể đều hãi. Hai lần mẹ cho đi du lịch hè cùng cơ quan mẹ, đồng nghiệp mình ai cũng chắp tay kính chào. Nói chung những đứa trẻ cứng đầu thường có đặc điểm chung là càng đánh, càng mắng càng ướng bướng lì lợm. Nói ngọt và lựa theo con thì còn bảo được.

    Với lại hình như mọi ng có chút hiểu lầm khi đọc chia sẻ của mình thì phải. Không phải mình chỉ dạy con = 1 cách duy nhất như thế này. Đây chỉ là cái cốt thôi, hỗ trợ theo nó còn phải có 1 số phương pháp khác, quan trọng nhất là thái độ của người mẹ đối với con để cho con cảm nhận được tình yêu của mẹ. VD: thay vì nói: "Dương, đi học bài đi. Nếu con không học bài thì làm sao mẹ thưởng mặt cười cho con được?" thì mình sẽ nói (ngữ điệu nhẹ nhàng): "Ơ Dương ơi, con được bao nhiêu mặt cười rồi nhỉ? Sắp được thưởng chưa nhỉ? Ôi được 9 cái mặt cười rồi cơ à. Thế này có nên tự giác học bài để lấy thêm 1 cái nữa cho đủ không nhỉ?" Mình nghĩ, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn và không thấy có áp lực là bị bố mẹ bắt đi học nên trẻ phải học vì sợ bố mẹ.

    Có lẽ mình sẽ lập thêm 1 topic nữa chia sẻ sâu hơn về chủ đề này.
     
    Sửa lần cuối: 28/10/2016
    yeuconngoanbingo108 thích.
  14. Alucardvn

    Alucardvn Thành viên tập sự

    Tham gia:
    28/10/2016
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Cách dạy nhẹ nhàng luôn có hiệu quả hơn chứ. Mình hoàn toàn đồng ý với bạn, muốn con làm gì đó mà nó ko thích thì đầu tiên giảng cho con hiểu và đổi lại nó phải dc cái gì đó khi làm việc đó "mặt cười" chẳng hạn. Sau khi con hoàn thành tốt công việc thì mình sẽ khuyến khích con, khen con, thưởng cho con. Vậy là lần sau con sẽ hào hứng làm việc đó. ^^
     
  15. tamthathg

    tamthathg Thành viên tích cực

    Tham gia:
    27/4/2009
    Bài viết:
    694
    Đã được thích:
    72
    Điểm thành tích:
    28
    đánh dấu để nghiên cứu
     
    Mưa Gió Thoáng Qua thích bài này.
  16. dungyen2106

    dungyen2106 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    11/8/2016
    Bài viết:
    238
    Đã được thích:
    63
    Điểm thành tích:
    28
    Em lưu lại để sau này áp dụng :) Cảm ơn mẹ ạ
     
    Mưa Gió Thoáng Qua thích bài này.
  17. NguyễnHồngAnh92

    NguyễnHồngAnh92 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    20/9/2016
    Bài viết:
    80
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    18
    Nói chung là phải dạy dỗ trẻ cẩn thận ngay từ lúc còn nhỏ thì sau này mới bảo được
     
  18. Mưa Gió Thoáng Qua

    Mưa Gió Thoáng Qua Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2016
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    3
    Mình chia sẻ thêm về những thay đổi của con mình trước và sau khi áp dụng phương pháp này nhé:

    1. Học bài
    - Trước: Nếu con đang xem hoạt hình hoặc đang chơi gì đó, mẹ gọi đi học.

    • Mẹ: Dương ơi đi học đi con.
    • Con: (vẫn làm tiếp việc của mình, không nói gì)
    • Mẹ: Dương! Mẹ gọi sao con không trả lời? Đi học đi con! (Giọng bắt đầu khó chịu)
    • Con: (im lặng làm tiếp việc của mình hoặc uể oải trả lời "Vâng!" nhưng vẫn không chịu đi học)
    • ...
    • Mẹ: Dương! Mẹ nói lần này là lần thứ N rồi đấy nhé. Con có đứng dậy đi học không hả %*&^*&O#%$%^... (lược bớt tỉ tỉ câu ca thán, giảng giải, phân tích, mắng con...)
    • Con: (gắt gỏng) Con biết rồi. (Sau đó bực bội đứng dậy ngồi vào bàn, có thể con sẽ học trong tâm trạng bực dọc hoặc ko học mà lấy vật gì đó ra ngồi nghịch. Ngồi vào bàn học chỉ để chống đối mẹ)

    - Sau:

    • Con: Mẹ ơi, hôm nay trong lúc chờ mẹ đến đón, con đã làm hết bài tập rồi đấy. Như thế có phải là con vừa làm đc 1 việc tốt không hả mẹ?
    • Mẹ: đúng rồi con ạ
    • Con: thế có phải là con đc thưởng 1 mặt cười không?
    • Mẹ: đúng rồi, về nhà mẹ sẽ dán thêm 1 mặt cười cho con nhé
    • Con: Yeah! Thế là mình được 7 mặt cười rồi. Mẹ ơi thế có việc gì mà con làm xong sẽ được thưởng 3 mặt cười 1 lúc không? Con muốn có bim bim ngay hôm nay cơ.
    • Mẹ: Mọi hôm, mỗi lần học Tiếng Anh, con chỉ học thuộc 5 từ mới. Nếu tối nay con học thuộc 15 từ mới thì mẹ sẽ thưởng cho con 3 mặt cười.
    • Con: Year! Thế tối nay con sẽ học 15 từ mới. Vậy bây giờ mẹ mua luôn bim bim cho con nhé.
    • Mẹ: (Cười) Chưa được. Vì mẹ chưa biết là tối nay con có học thuộc 15 từ mới hay không mà. Nên cứ khi nào đủ mặt cười thì mình mới nhận phần thưởng con nhé.
    • Con: (trầm ngâm)
    • Mẹ: Thế nào, tối nay có học từ mới để lấy 3 mặt cười ko nhỉ?
    • Con: Con có.

    2. Làm việc nhà

    - Trước:
    Mẹ: Dương ơi, đi gập quần áo đi con. Con gập quần áo của con với em rồi cất đi. Của mẹ thì cứ để đấy cho mẹ, mẹ tự cất.
    Con: Vâng. (Nhưng không làm. Vẫn chơi tiếp, và sau đó dù mẹ có nhắc nhở tiếp thì cũng vẫn không làm).

    - Sau:

    Mình khá tự hào vì con trai mình năm nay mới học lớp 2, nhưng đã biết rửa bát giúp mẹ. Cháu hoàn toàn tự nguyện chứ mình không hề ép. Đầu tiên, cháu nói với mình là: "Mẹ ơi, con thấy mẹ phải làm bao nhiêu là việc. Từ thứ 2 đến thứ 6 con phải đi học thì mẹ cứ rửa bát. Nhưng thứ 7, chủ nhật con ở nhà thì mẹ để con rửa bát cho nhé. Nhưng mà mẹ phải dạy con đấy. Con không biết làm". Sau đó mình hướng dẫn con làm rồi để con thử tay nghề. Trong 1 - 2 lần đầu, mình để cháu tự rửa (chỉ bát nhỏ). Nhưng chỉ được 1,2 lần là cháu chán (dù sao cu cậu vẫn đang trong tuổi ăn, tuổi chơi). Vì vậy, thay vì để con làm 1 mình, thì mình làm cùng với con. Mình rửa bằng nước rửa chén, còn con thì tráng nước. Vừa làm, vừa hướng dẫn con. Đây cũng là lúc mình trò chuyện với con bất cứ chủ đề gì mà con quan tâm hoặc bất cứ thứ gì mà mình muốn trao đổi cùng con. Hoặc đơn giản là vừa làm 2 mẹ con vừa hát bài The ABC song mà con thích.

    Sau việc này, mình rút ra kinh nghiệm: nếu muốn con làm việc nhà, thì hãy làm cùng con, đừng bắt con làm 1 mình. Hãy để con được chia sẻ công việc với mình, trong quá trình đó, mình cũng phải chủ động chia sẻ với con. Như thế, mẹ con sẽ gần gũi nhau hơn. Và nhớ thưởng mặt cười để khích lệ con nhé :)

    (Nhiều bà mẹ thường nghĩ, thôi thì mình cố 1 tí là xong. Nhưng dạy con làm việc nhà cũng là 1 cách trang bị kỹ năng sống. Hơn nữa, cái gì nhận được quá dễ dàng thì lại thường không được quý trọng. Nếu mình cứ làm hết tất cả, con sẽ k hiểu đc sự vất vả và sự hy sinh của mình, mà sẽ có suy nghĩ rằng: mẹ sinh ra là để làm những công việc đó, rồi coi đó là điều đương nhiên. Cuối cùng thì nhiều mẹ có ốm cũng phải bò dậy tự nấu ăn, vì không có ai làm :))
     
    Sửa lần cuối: 2/11/2016
  19. tinhde

    tinhde Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/10/2016
    Bài viết:
    203
    Đã được thích:
    67
    Điểm thành tích:
    28
    Cảm ơn những chia sẻ của chị, em thấy quan trọng nhất là bố mẹ, ông bà phải kiên trì và thực hiện đúng những "quy chế" đã đưa ra. Đúng như chị nói nếu "trống đánh xuôi, kèn thổi ngược" thì chắc chắn sẽ không làm được cách này.
     
    Mưa Gió Thoáng Qua thích bài này.
  20. Mưa Gió Thoáng Qua

    Mưa Gió Thoáng Qua Thành viên mới

    Tham gia:
    24/10/2016
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    27
    Điểm thành tích:
    3
    Mình nghĩ mọi cách dạy con đều phải có sự thống nhất và đồng thuận của các thành viên là người lớn trong gia đình thì mới mang lại hiệu quả. Cảm ơn bạn đã ủng hộ topic của mình :)
     
    tinhde thích bài này.

Chia sẻ trang này