Thông tin: Chia sẻ những thông tin bổ ích để nuôi dạy bé.

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi hienbt79, 19/12/2012.

  1. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Điểm danh những thực phẩm bổ sung canxi hàng đầu cho trẻ

    Muốn con hấp thụ được đủ lượng canxi một cách an toàn, hiệu quả, mẹ đừng bỏ qua những loại thực phẩm bổ dưỡng sau.

    Dưới đây là những thực phẩm giúp bổ sung canxi hiệu quả hàng đầu cho trẻ:

    Trứng

    Tin vui cho những em bé có món khoái khẩu là món trứng: trứng là thực phẩm cực kì nhiều vitamin D – vitamin quan trọng tham gia vào quá trình hấp thu canxi. Ngoài ra, trứng cũng rất giàu choline – hợp chất không thể thiếu để có một trí nhớ tốt, một hệ thần kinh khỏe mạnh. Do đó, muốn con cao lớn và thông minh thì mẹ không thể bỏ qua loại thực phẩm gần gũi mà bổ dưỡng này.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Trứng là thực phẩm cực kì nhiều vitamin D – vitamin quan trọng tham gia vào quá trình hấp thu canxi. (Ảnh minh họa)

    Cá hồi

    Một trong những nguồn bổ sung vitamin D cho cơ thể, giúp chuyển hóa canxi chính là các loại cá có chứa dầu, trong đó có cá hồi. Cá hồi lại là loại cá đặc biệt phù hợp với trẻ nhỏ vì protein và amino acid trong cá hồi rất dễ tiêu hóa, hấp thụ, tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch.

    Cá ngừ

    Bên cạnh cá hồi thì cá ngừ cũng là một loại cá chứa dầu với hàm lượng vitamin D cao, tốt cho việc hấp thu canxi hiệu quả.

    Cá trê

    Trong khi cá hồi và cá ngừ thường có giá thành khá cao thì có một loại cá khác, cũng giúp bé bổ sung canxi hiệu quả không kém mà lại giúp mẹ nhẹ nhõm hơn khi “rút ví”: cá trê. Cá trê có hương vị thơm ngon, thịt mềm nên được nhiều bé yêu thích. Tuy nhiên, thịt cá trê không nạc như cá hồi hay cá ngừ mà có rất nhiều xương nên mẹ cần chú ý gỡ xương thật kĩ, tránh để con gặp sự cố hóc, nghẹn đáng tiếc.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Cá trê có hương vị thơm ngon, thịt mềm nên được nhiều bé yêu thích. (Ảnh minh họa)

    Các loại đậu

    Họ hàng nhà đậu rất đa dạng và đông đảo, lại thơm ngon và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, khiến bé thích thú và không lo bị “ngán”. Mẹ có thể nghiền hay sử dụng máy xay để pha trộn nhiều loại đậu, dùng để nấu sốt hay chế biến rồi phết lên bánh, sẽ giúp bé thích ăn hơn.

    Sữa và các sản phẩm từ sữa

    Nhắc đến các sản phẩm giàu canxi thì không thể bỏ qua sữa và lực lượng đông đảo các sản phẩm từ sữa: sữa chua, sữa nguyên kem, phomai,...

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Nhắc đến các sản phẩm giàu canxi thì không thể bỏ qua sữa và lực lượng đông đảo các sản phẩm từ sữa: sữa chua, sữa nguyên kem, phomai,... (Ảnh minh họa)

    Hoa quả có múi

    Các loại cam, chanh, bưởi,... giàu vitamin C, rất tốt cho quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Vì thế, mẹ đừng quên bổ sung những loại trái cây có múi mọng nước này vào thực đơn của bé.

    Rau lá xanh đậm

    Súp lơ xanh, cải chip, cải xoăn, cải rổ, cải bó xôi... và tất cả các loại rau lá có màu xanh đậm đều giàu canxi.


    Theo Gia Thành (healthline) (Khám phá)
     
    Đang tải...


  2. trangmeo117

    trangmeo117 chính thức trở thành dân buôn

    Tham gia:
    24/12/2015
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    em thấy các mẹ Việt Nam mình chỉ toàn ép con ăn, rồi bế ẵm cho chơi đủ thứ. như vậy đâu có tốt các mẹ k thích ăn có ai ép được không mà cứ bắt con ăn hoài. nếu bé không ăn các mẹ thử đổi đồ ăn khác xem
     
  3. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Những từ bé PHẢI nói được theo từng độ tuổi

    Để biết con có phát triển ngôn ngữ bình thường hay không, bố mẹ cần lưu ý tới những mốc ngôn ngữ bé cần đạt được theo từng độ tuổi dưới đây.

    Dạy con học nói là một trong là một trong những vấn đề rất được các ông bố bà mẹ có con nhỏ quan tâm. Ai mà không mong mỏi đứa con yêu quý của mình tới ngày đầu tiên biết cất tiếng gọi "ba", gọi "mẹ"? Để theo dõi xem bé yêu nhà mình có phát triển ngôn ngữ bình thường hay không, cha mẹ cần lưu ý tới những mốc ngôn ngữ bé cần đạt được theo từng độ tuổi dưới đây:

    Tong năm đầu tiên

    Ngay từ khi vừa mới chào đời bé đã học cách giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng tiếng khóc. Bé khóc khi vừa mới lọt lòng, lớn hơn thì bé hay khóc khi đói, mệt mỏi hoặc khi cảm thấy không thoải mái.

    Được khoảng 3 tháng thì bé bắt đầu bập bẹ và có phản ứng sau khi nghe mẹ gọi tên. Bé bắt đầu nhận ra tên mình và thậm chí là đã trả lời khi nghe thấy từ đằng xa. Đến tháng thứ 6 thì bé đã gọi được “ba”, “ma”.

    Từ 1-2 tuổi

    12-17 tháng: Từ sau khi mừng sinh nhật một tuổi, bé nhà bạn bắt đầu sử dụng được 4-6 từ và có thể biết những gì mình định nói.

    Đến khoảng tháng thứ 15 thì bé có thể biết cách thay đổi giọng điệu và có thể sử dụng cử chỉ để nhấn mạnh những gì bé đang nói như là chỉ tay, vẫy tay. Bé cũng có thể hiểu và làm theo những câu nói quen thuộc đơn giản của bố mẹ như “Con đi về giường ngủ”,”Nhặt bóng lên”

    18 đến 24 tháng: Được 18 tháng bé có thể sử dụng được 6 đến 20 từ. Cho đến khi 2 tuổi thì bé có thể dùng được trên 50 từ đơn.

    Ở độ tuổi này bé đã biết ghép các chữ lại với nhau và tạo thành câu đơn giản như “bế con”. Khi mẹ hát ru, bé cũng cố gắng bắt chước và hát theo mẹ.

    Từ 25 tháng đến 36 tháng

    Từ 2 đến 3 tuổi, từ vựng của bé tăng lên khoảng 300 từ. Bé đã biết nói một câu hoàn chỉnh có đầy đủ chủ vị ví như “con đi đây”,”Mẹ cho con ăn với”. Bé hơn nữa còn hỏi những câu đơn giản như ở đâu, cái gì, vì sao. Thế nên mẹ hãy chuẩn bị sẵn sàng tinh thần để có thể kiên nhẫn trả lời một em bé tò mò mới lớn.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Từ 2-3 tuổi là độ tuổi bé phát triển ngôn ngữ và giao tiếp rất nhanh (Ảnh minh họa)

    Khi bé lên 3, bé có thể có những đoạn hội thoại ngắn với bạn về việc bé đang làm, hoặc bé đã làm trước đó. Bé cũng có thể biết được tên, giới tình và thậm chí tuổi của mình.

    Làm thế nào để bé nhanh biết nói và học được nhiều từ hơn?

    Hãy nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt về tất cả những chuyện mà bạn có thể kể được với con. Khi bạn nói chuyện càng nhiều với bé thì bé sẽ càng học được nhiều từ, nên càng nói chuyện giỏi. Nói chuyện với bé khi bạn tắm, chơi với bé, cho bé ăn và cho bé thời gian để suy nghĩ câu trả lời bằng nụ cười và ánh mắt. Đưa ra nhiều hoạt động khác nhau hằng ngày giúp bé có thể kết nối từng hành động, sự vật và ngôn ngữ với nhau để miêu tả chúng.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Mẹ hãy chuyện trò với bé thường xuyên để khuyến khích bé giao tiếp (Ảnh minh họa)

    Hơn nữa mẹ chú ý nên nói ngắn gọn, đơn giản mỗi khi trò chuyện với bé, nhấn mạnh những từ quan trọng để bé hiểu được. Điều này sẽ giúp bé tập trung được vào thông tin cần thiết.

    Mẹ có thể gia tăng vốn từ vựng của bé bằng cách đưa cho bé lựa chọn như “Con muốn ăn cam hay táo?”, “Hôm nay con muốn đi chơi hay ở nhà?” Hơn nữa nếu mẹ thường xuyên dành thời gian ngồi cạnh bé, trò chuyện với bé thì bé cũng có thể học nói nhanh hơn.

    Làm thế nào để biết được có phải con đang gặp vấn đề về học nói?

    Đến nay không có một bài kiểm tra đơn giản nào để có thể biết được liệu con bạn có đang gặp vấn đề về giao tiếp hay không. Tuy nhiên, nếu bạn thấy lo lắng từ các dấu hiệu bất thường của con thì có thể đến gặp chuyên gia sức khỏe. Các chuyên gia có thể đảm bảo với bạn rằng con bạn đang phát triển tốt hoặc nếu không phải như vậy thì sẽ giới thiệu bạn tới chuyên gia về ngôn ngữ để có biện pháp trị liệu hợp lý.


    Theo Phan Linh Hương (parents) ((Khám phá))
     
  4. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    7 câu cha mẹ hay nói tưởng tốt mà hóa hại cho con

    "Đừng nói chuyện với người lạ", "Đừng nghịch ngợm",... là những câu nói không hề tốt cho sự phát triển của trẻ như bố mẹ vẫn tưởng.

    Nếu bạn là một phụ huynh và đang đọc bài viết này, hẳn bạn là một người cha/người mẹ tốt và chỉ muốn dành những điều tốt nhất cho con cái mình. Bạn muốn dùng kinh nghiệm của mình để bảo ban, dạy dỗ trẻ một cách tốt nhất có thể. Tuy nhiên, trong cuộc sống thường ngày, có đôi lúc những lời bạn nói với trẻ trở nên không có tác dụng, hay vô tình làm tổn thương trẻ mà bạn chẳng hề nhận ra.. Hãy đọc 7 lời nói phổ biến của các bậc phụ huynh dưới đây, tìm hiểu xem tại sao chúng lại có tác động tiêu cực đến trẻ, và tìm ra cách phù hợp nhất để ứng xử khi bạn gặp phải tình huống này lần sau.

    1. Đừng lề mề nữa

    Nhiều khi, bạn cần đưa trẻ đi đâu đó, nhưng bạn cảm thấy trẻ mất quá nhiều thời gian để chuẩn bị và điều đó khiến bạn giận dữ và buông lời trách mắng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lời chê trách trẻ lề mề sẽ khiến trẻ phải chịu những áp lực không cần thiết. Cách tốt hơn bạn có thể làm trong trường hợp này là, ví dụ, mở một cuộc thi xem ai sẽ là người xỏ giày nhanh hơn. Việc chơi trò chơi sẽ giúp trẻ nhận thức và phát triển được kĩ năng quản lí thời gian một cách hiệu quả.

    2. Mình béo quá!

    Đây không phải là một lời phê bình của bạn dành cho trẻ, mà là dành cho chính cơ thể mình. Tuy nhiên trẻ không cần thiết phải biết được về sự lo lắng ấy của bạn, bởi trẻ sẽ có xu hướng làm thế với chính cơ thể của chúng, đặc biệt nếu như trẻ hơi gầy hoặc mũm mĩm. Lời khuyên được đưa ra trong trường hợp này là bạn nên thường xuyên trò chuyện với trẻ về các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, và vì sao chúng ta cần ăn nhiều rau xanh.

    3. Đừng nói chuyện với người lạ

    Nếu bạn thường xuyên nói với trẻ điều này, có thể chúng sẽ lớn lên trong sự sợ hãi và nghi ngờ đối với thế giới xung quanh. Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn dạy cho trẻ biết rằng, có nhiều người dù trẻ không quen nhưng vẫn có thể tin tưởng, như chú cảnh sát hay cô thủ thư. Và thay vì cảnh báo trẻ về người lạ nói chung, bạn nên dạy cho trẻ biết những trường hợp tiềm ẩn nguy cơ xấu có thể xảy đến với trẻ, và cách để trẻ ứng phó với từng tình huống cụ thể.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Và thay vì cảnh báo trẻ về người lạ nói chung, bạn nên dạy cho trẻ biết những trường hợp tiềm ẩn nguy cơ xấu có thể xảy đến với trẻ, và cách để trẻ ứng phó với từng tình huống cụ thể. (Ảnh minh họa)

    4. Tí nữa con sẽ không được ăn kem đâu trừ khi bây giờ con ăn rau!

    Sẽ thật không hay nếu bạn dùng đến sự đe dọa hay hối lộ trong bữa ăn của trẻ, vì điều đó có thể làm ảnh hưởng xấu đến cách con bạn nhìn nhận về việc ăn uống. Trong trường hợp này, bạn có thể nói với trẻ rằng: “ Món này ăn ngon lắm. Nó cũng gần giống như món X mà con thích…”

    5. Đừng nghịch ngợm

    Đừng làm đổ sữa! Đừng nghịch lửa! Đừng nghịch ổ điện! Là một phụ huynh, hẳn bạn đã từng dạy trẻ những điều như vậy. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là cách tốt nhất để dạy trẻ phòng tránh các mối nguy hại, bởi trẻ hầu như không biết trẻ cần làm gì khác và tại sao lại như vậy. Đôi khi những mệnh lệnh như vậy còn kích thích sự tò mò của trẻ, và điều đó sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm. Tốt hơn cả là bạn nên dạy trẻ hiểu về các mối nguy, và làm sao để tránh được điều đó.

    6. Con phải trở thành tấm gương tốt cho em của con chứ!

    Vấn đề ở đây là những đứa trẻ lớn hơn thường có xu hướng ghen tị với những đứa em của chúng. Điều này có thể khiến trẻ có những hành xử không hay. Thay vì chỉ trích trẻ như vậy, bạn có thể thường xuyên khen ngợi những điều trẻ làm tốt, kèm theo những điều kiểu như “Con biết không, em con hâm mộ con lắm đấy!”

    7. Nếu con không dọn phòng, mẹ sẽ phạt con!

    Đây có thể là một trong rất nhiều lời đe dọa bạn dành cho trẻ mà bắt đầu bằng từ “Nếu”. Điều này có thể khiến không khí trong gia đình bạn trở nên căng thẳng một cách không cần thiết. Sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn nói những câu thay thế bắt đầu với từ “Khi” : Khi con dọn dẹp xong, con có thể xem ti vi. Những câu nói như vậy sẽ không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa bạn và con cái, mặt khác khiến trẻ thực hiện công việc của mình vui vẻ và tự giác hơn.


    Theo Huyền My (parents) (Khám phá
     
  5. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Bật mí món ăn mẹ Nhật thường nấu để tăng chất cho con

    Đây là món ăn bất cứ đứa trẻ nào ở Nhật , dù biếng ăn đến mấy cũng thích mẹ nấu cho ăn từ bé.

    Món ăn nào có thể làm cách cô bé cậu bé dù có lười ăn đến đâu cũng có thể “chén thun thút”, lại đảm bảo bổ dưỡng và đủ chất cho con? Đây không phải bài toán quá khó đối với mẹ Nhật.

    Ở Nhật Bản có một món ăn mà bọn trẻ con từ lớn đến bé ai cũng muốn được mẹ nấu cho, thậm chí ăn mẹ nấu còn thích hơn ăn ngoài hàng, đó chính là Chawanmushi –món trứng hấp đặc trưng kiểu Nhật.

    Với loại trứng hấp này, nếu làm ở nhà, mẹ Nhật thường “giấu” vào trong đó rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác nhau, có thể là tôm, cua, thịt gà ..cũng có thể là các loại rau như cà rốt, nấm, đậu…Tất cả đều rất phù hợp và giúp trẻ ăn một lần có thể thưởng thức được cả chục loại thực phẩm cùng lúc, vừa ngon lại vừa bổ dưỡng.

    Cách làm Chawanmushi không hề khó, mẹ hãy thử một lần làm cho bé ăn xem sao nhé.

    Nguyên liệu:

    - 6 con tôm tươi

    - Một chút thanh cua

    - 2,3 miếng nấm

    - 2 quả trứng gà

    - 1 gói bột Dashi; 30ml rượu mirin (một loại rượu gia vị, có vị ngọt, màu vàng nhạt...); 10ml nước tương Nhật (thành phần chính gồm đậu nành và lúa mì); 150ml nước sạch

    Lưu ý, những nguyên liệu Nhật này mẹ có thể mua ở các cửa hàng hay siêu thị Nhật

    Cách làm:

    Đập trứng ra tô. Nhẹ nhàng đổ nước dùng Dashi cùng 10ml nước tương Nhật, 30ml mirin vào chung và khuấy đến khi hỗn hợp hòa vào nhau.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Tôm rửa sạch, bóc vỏ, bỏ chỉ lưng rồi ướp với chút muối để khử mùi tanh. Xếp tôm xuống đáy bát sứ rồi từ từ đổ trứng đã lọc qua rây vào.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Thanh cua cắt miếng nhỏ, nấm thái lát bỏ lên trên. Mẹ cũng có thể cho thêm thịt gà, cà rốt, đậu hà lan, hay bất cứ món gì nếu thích….

    Đậy nắm bát sứ, hấp cách thuỷ trong 15 phút.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Món ăn thơm ngon, có màu vàng óng, mát mịn như thạch lại được đựng trong một chiếc bát sứ xinh xắn, liệu có đứa trẻ biếng ăn nào có thể chối từ? Chúc mẹ thành công!

    [​IMG] [​IMG][​IMG]



    Theo Mẹ Mira (Khám Phá)
     
  6. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    6 “điềm báo” sức khoẻ trẻ nếu thấy cần đi khám ngay

    Miệng hôi, phân khô, hay khóc...có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc bệnh.

    Nuôi con chăm con, không gì khiến các bậc cha mẹ sợ hơn là khi thấy con bị bệnh, nhất là con sơ sinh. Trong thực tế, trước khi trẻ bắt đầu bệnh nặng, luôn có những dấu hiệu để cha mẹ nhận biết, đặc biệt ở hệ tiêu hoá và hệ hô hấp.

    Chỉ cần chú ý quan sát cẩn thận những thay đổi nhỏ của con, mẹ có thể nhìn thấy những tín hiệu bệnh sớm và lên biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

    Miệng, hơi thở hôi.

    Trẻ khỏe mạnh hơi thở thường không có mùi, lưỡi hồng, có nhiều sợi lông trắng mỏng. Nếu miệng trẻ có mùi hôi hoặc chua, lưỡi trắng....rất có thể bé đang gặp các rắc rối liên quan đến tiêu hoá, sốt, viêm mũi, viêm xoang, viêm amiđan có hốc, u ở họng, viêm phế quản, viêm phổi, thoát vị bẹn hoặc dị ứng theo mùa, một số trẻ có thể bị trào ngược dạ dày hoặc nôn trớ. Các bác sĩ cũng cho biết, có tới 50% trường hợp bệnh lý về tai, mũi, họng và 90% trường hợp bệnh lý về răng, lợi có kèm theo triệu chứng hôi miệng.

    Thường xuyên khóc

    Khi còn nhỏ, chưa biết nói, trẻ thường khóc để thể hiện cảm xúc, đồng thời báo với cha mẹ cảm giác khó chịu trong cơ thể. Vì vậy, nếu thường xuyên thấy con khóc không lý do, các bậc cha mẹ nên thận trọng. Chuyên gia cho biết, bất cứ khó chịu nào về thể chất của trẻ, chẳng hạn như ngứa, nhức đầu, đầy hơi, vv, đều có thể được trẻ thể hiện bằng cách khóc. Nếu con khóc không lý do, cha mẹ nên cho con đi khám tổng quát cơ thể, kiểm tra nhiệt độ. Đặc biệt, nếu con liên tục khóc trong một thời gian dài, rất có thể bé đang bị tắc ruột, lồng ruột hay các bệnh về đau bụng cấp tính khác.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]
    Trẻ liên tục khóc trong một thời gian dài có thể là dấu hiệu lồng ruột (ảnh minh hoạ)

    Giảm sự thèm ăn.

    Trẻ em khỏe mạnh có thể ăn đúng giờ, lượng thức ăn tương đối ổn định. Nếu trẻ đang ăn bình thường, đột nhiên không thích ăn, hoặc giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng, đó có thể là dấu hiệu của bệnh mà cha mẹ cần kịp thời điều tra nguyên nhân. Dựa trên các biểu hiện lâm sàng, trẻ có thể bị mắc các bệnh loét dạ dày, viêm ruột mãn tính, bệnh ký sinh trùng và những bệnh này đều gây mất cảm giác ngon miệng.

    Phân khô.

    Trẻ đi tiêu bình thường phân thường mềm, nếu phân đột nhiên khô hoặc phân lỏng, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật. Nếu phân đặc biệt khô, trẻ khó đi tiêu và có mùi hôi, điều đó có nghĩa rằng có thể thức ăn không tiêu hóa được trong ruột. Nếu nhiệt kéo dài quá lâu, trẻ sẽ dễ bị sốt. Trong trường hợp này, mẹ nên cho con bổ sung nhiều rau xanh, uống nước ép quả lê tươi, nước củ cải trắng để nhuận tràng.

    Ngủ không yên giấc.

    Trẻ em bình thường thường dễ ngủ, ngủ tương đối ổn định nhưng khi ốm bệnh sẽ rất khó ngủ, ngủ không yên giấc, dễ giật mình thức giấc. Thường những bệnh liên quan đến giấc ngủ của trẻ là do con ăn quá nhiều hoặc ăn thức ăn lạnh, khó tiêu, gây sưng đau dạ dày, đường ruột. Ngoài ra, những bệnh như đau răng, nhức đầu, đau dây thần kinh cũng khiến trẻ khó ngủ ngon vào ban đêm.

    Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyên mẹ để ý, nếu con bỗng nhiên ngủ nhiều hơn bình thường, ngủ li bì, luôn muốn đi ngủ, đó cũng là dấu hiệu bệnh. Mẹ cần quan sát xem con có hắt hơi, chảy nước mũi, ho..không bởi đó có thể là dấu hiệu cảm lạnh.

    Tâm trạng hay rối loạn

    Chuyên gia cho biết thay đổi trạng thái tâm lý thường là một cách để phản ánh sức khoẻ trẻ em. Trẻ em khỏe mạnh, nhu cầu ăn uống ngủ đã được đáp ứng, tràn đầy năng lượng thì đôi mắt sẽ lấp lánh, hay cười ít khóc. Nhưng một đứa trẻ bị bệnh sẽ thường xuyên xuất hiện các biểu hiện rối loạn tâm trạng. Ví dụ, trẻ em đang nghịch khoẻ đột nhiên trở nên trì trệ hoặc luôn muốn ngủ, mắt đỏ, ít cười, cơ thể lạnh...thì có thể là dấu hiệu bị ốm, cảm lạnh.


    Theo Anh Minh (chinadaily) (Khám Phá)
     
  7. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Rèn ngay cho con những thói quen tốt này từ tấm bé


    Rửa tay trước và sau khi ăn

    [​IMG]

    Đây là thói quen tốt mà bạn nên dạy bé. Rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng, viêm gan, đảm bảo vệ sinh cá nhân cho con và còn gìn giữ môi trường tốt hơn.

    Không uống nước trong khi ăn

    Một sai lầm phổ biến mà hầu hết mọi người đều mắc phải là uống nước trong khi ăn. Uống nước trong bữa ăn làm loãng dịch dạ dày, dẫn đến quá trình tiêu hoá kéo dài, nồng độ axit tăng. Uống nước trong khi ăn còn gây tăng lượng đường trong máu. Trong khi đó, rất nhiều ông bố bà mẹ lại có thói quen cho con vừa uống nước, vừa ăn, như một cách để trẻ ăn nhanh, ăn nhiều hơn. Vì vậy, rèn cho trẻ thói quen không uống nước trong khi ăn sẽ giúp trẻ tránh được tác hại của việc này đến dạ dày, hệ tiêu hóa.

    Ăn bữa tối vào lúc hoàng hôn

    Bạn nên cho trẻ ăn tối trước 8 giờ và đi ngủ sớm. Nghiên cứu cho thấy ăn tối vào lúc hoảng hôn giúp cơ thể của bạn được đồng bộ với chu kỳ của thiên nhiên. Nó cũng ngăn ngừa bệnh béo phì, giảm các vấn đề tiêu hóa, mang đến giấc ngủ ngon và giúp bạn khoẻ khoắn vào ngày hôm sau.

    Không gội đầu bằng nước nóng

    Dùng nước nóng gội đầu sẽ làm tăng độ pH của da đầu, gây rụng tóc. Nó cũng làm cho mái tóc của trẻ trở nên khô và yếu, khiến mái tóc trông mỏng đi. Nước lạnh giúp duy trì nhiệt độ của cơ thể và da đầu, ngăn ngừa tóc rụng. Trong điều kiện thời tiết lạnh, nên gội đầu cho trẻ bằng nước ấm, không được quá nóng.

    Dậy sớm vào buổi sáng

    Với người lớn, sẽ rất hữu ích nếu bạn thức dậy sớm một vài giờ trước khi bắt đầu các hoạt động hàng ngày của mình. Nó làm giảm căng thẳng, tăng cảm giác hạnh phúc và giúp bạn hoạt động suốt ngày không mệt mỏi. Trẻ nhỏ cũng vậy, nếu rèn cho trẻ thói quen không ngủ nướng, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, trẻ sẽ có nhiều thời gian để vui chơi, học tập hơn trong ngày. Cứ thế khi lớn lên, thói quen này trở thành nếp sinh hoạt của con bạn một cách tự giác, nhờ đó con bạn có nhiều thời gian đầu tư cho việc học tập, làm việc một cách hiệu quả hơn.

    [​IMG]

    Ngồi trên sàn nhà

    Các nghiên cứu cho thấy, ngồi ăn trên sàn nhà giúp hỗ trợ tiêu hoá và giảm cân, cải thiện tư thế ngồi, giúp các khớp gối và xương được bôi trơn, cải thiện lưu thông máu. Đây là lý do tại sao bạn nên tập cho con ngồi trên sàn nhà trong khi ăn ngay sau khi trẻ đã ngồi ăn được như người lớn.

    Đánh răng, súc miệng

    Trẻ nên đánh răng, súc miệng thật sạch sau các bữa ăn dù là chính hay phụ. Súc miệng, đánh răng làm sạch các mảng bám còn sót lại trong miệng, hay các kẽ răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển dẫn đến các chứng bệnh viêm nướu răng hay hôi miệng.

    Rửa tay và chân sau khi về đến nhà

    Nên hướng dẫn trẻ rửa tay và chân bất cứ khi nào đi ra ngoài về, dù là đi học, đi chơi hay đi đâu đó... Các chất bẩn và ô nhiễm bám trên khuôn mặt, bàn tay và bàn chân của trẻ không những làm tăng nguy cơ nhiễm trùng dạ dày, các vấn đề về đường hô hấp mà còn dẫn đến mụn trứng cá và các vấn đề về da của trẻ sau này.

    (Nguồn: Healthsite)
    Theo Như Ý / Trí Thức Trẻ
     
  8. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    4 món kết hợp cùng sữa sẽ gây hại cho trẻ!

    Sữa nóng không nên cho đường, sữa uống cùng hoa quả chua sẽ gây hại,... là những điều cha mẹ nên lưu ý

    Sữa là thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, tùy tiện kết hợp sữa với các thực phẩm khác có thể sẽ gây phản tác dụng, không những không có lợi mà còn có thể tạo ra chất độc gây hại cho cơ thể. Dưới đây là những món bố mẹ cần tránh để con ăn cùng lúc với sữa hoặc ăn quá gần lúc uống sữa:

    Sữa và sô cô la

    Sữa rất giàu protein và canxi trong khi sô cô la lại chứa nhiều axit oxalic. Ăn hai thực phẩm này cùng một lúc sẽ dẫn đến hiện tượng hình thành canxi oxalate không bão hòa trong cơ thể, ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ canxi của bé.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Sự kết hợp giữa sữa và sô cô la làm giảm hiệu quả hấp thu canxi của cơ thể. (Ảnh minh họa)

    Sữa nóng và đường

    Sữa chứa lysine sẽ phản ứng với đường fructose trong điều kiện nhiệt độ cao, tạo thành chất độc hai cho cơ thể người. Do đó, mẹ không nên bỏ đường vào món sữa cho trẻ khi sữa vẫn còn đang nóng mà hãy đợi cho đến khi sữa nguội hẳn.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Mẹ nên đợi đến khi sữa nguội mới cho đường vào vì kết hợp đường và sữa nóng không tốt cho trẻ. (Ảnh minh họa)

    Sữa và cam

    Mẹ không nên cho bé ăn cam khoảng 1 tiếng đồng hồ trước hoặc sau khi uống sữa bởi chất protein trong sữa có thể phản ứng với axit trong cam. Kết quả của phản ứng này là hệ tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng và bé không hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng trong sữa. Ngoài cam thì tất cả các loại trái cây có chứa yếu tố axit cũng đều không nên kết hợp cùng sữa, chẳng hạn như chanh, quất,...

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Ngoài cam thì tất cả các loại trái cây có chứa yếu tố axit cũng đều không nên kết hợp cùng sữa, chẳng hạn như chanh, quất,... (Ảnh minh họa)

    Sữa và thuốc

    Nhiều bố mẹ muốn dỗ con uống thuốc dễ dàng hơn nên thay vì cho con uống thuốc cùng nước thì cho con uống thuốc cùng sữa. Tuy nhiên, sữa ảnh hưởng rất tiêu cực tới khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể. Sữa rất dễ tạo thành một lớp màng mỏng trên bề mặt của thuốc. Nguyên nhân là bởi canxi, magie cùng nhiều khoáng chất khác trong sữa tạo phản ứng hóa học với các chất trong thuốc, tạo thành chất không bão hòa trong nước. Bố mẹ không nên cho trẻ uống sữa khoảng 1 giờ đồng hồ trước hoặc sau khi uống thuốc.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Thay vì dùng sữa để dỗ con, chỉ nên cho trẻ uống thuốc với nước lọc. (Ảnh minh họa)


    Theo Gia Thành (people) (Khám phá)
     
  9. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    4 quy tắc mặc đồ mùa đông cho trẻ chuẩn không cần chỉnh


    Mặc quá ít hay quá nhiều đồ cho bé đều có thể khiến con bị cảm. Do đó, mẹ nhớ áp dụng quy tắc sau để con cảm thấy thoải mái với nhiệt độ ổn định.

    http://imgs.********/Share/Image/2016/01/19/1256555510932268907214394235791878590492997n-100855975.jpg
    http://imgs.********/Share/Image/2016/01/19/1241800810932268973881056285120905064383678n-100855975.jpg

    http://imgs.********/Share/Image/2016/01/19/1247267910932268940547726988670390104893632n-100855975.jpg
    http://imgs.********/Share/Image/2016/01/19/1257308410932269273881026512837800625610859n-100855975.jpg
    Sưu tầm
     
  10. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    "Ngã ngửa" 5 món "đồ chơi thông minh" lại hại trí não trẻ

    Hầu như gia đình Việt nào cũng sở hữu một hoặc một vài món đồ chơi này.

    Tầm quan trọng của giáo dục sớm dần dần được thể hiện rõ. Bằng chứng là ngày càng có nhiều phụ huynh bắt đầu tập trung vào các sản phẩm giáo dục sớm. Tuy nhiên điều này cũng mang lại nhiều bất cập. Thị trường đồ chơi giáo dục có quá nhiều sự lựa chọn cũng khiến cha mẹ khó chọn lựa. Và liệu có phải càng mua nhiều đồ chơi thông minh thì con sẽ thông minh hay không?

    Trang Sina (Trung Quốc) đã tiến hành phỏng vấn một số chuyên gia giáo dục và nhờ họ gạch ra 5 loại đồ chơi giáo dục sớm tưởng tốt nhưng nguy hại cho việc phát triển trí não trẻ.

    1. Sách tranh tô màu

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Tác hại: Hạn chế trí tưởng tượng trẻ em

    Những quyển sách tô màu dạng in sẵn tranh đen trắng để trẻ lấy bút màu tô đã không còn xa lạ với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên nhiều chuyên gia lại cho rằng việc tô những bức tranh đen trắng này lại làm bó buộc trí tưởng tượng của trẻ khi đã vẽ sẵn lên khung, khiến trẻ lười biếng trong suy nghĩ, lười biếng trong quan sát sự vật xung quanh.

    Nếu muốn con thực sự phát triển trí não, mẹ nên đưa bé một tờ giấy trắng.

    2. Sách nối hình

    Tác hại: Hình thành lối tư duy bó buộc

    Nội dung của những cuốn sách thường (ví dụ) là cho trẻ em vài hình các con động vật nhỏ và nối với các hình thức ăn cho loài động vật ấy.

    Rõ ràng, mục đích của việc này là để làm cho trẻ hiểu được thói quen của động vật. Đây là một cách "truyền dạy tư tưởng trong giáo dục." Tuy nhiên những kiến thức này sẽ như "nhồi sọ" - một kiểu giáo dục phương Tây không hề thích bởi chúng tạo ra những thế hệ trẻ em máy móc thụ động.

    Nếu muốn con trẻ hiểu được thói quen của động vật, cha mẹ nên cho trẻ em có thể được trực tiếp nuôi động vật nhỏ hoặc đi đến sở thú, trong quá trình nuôi hay đi thăm sở thú, tự các em sẽ khám phá ra chúng thích ăn gì. Các làm này đương nhiên hiệu quả hơn so với ngồi nhà và ép buộc trẻ nối hình trên những trang giấy?

    3. Máy học Tiếng Anh cho trẻ em

    Những chiếc máy học Tiếng Anh này có nhiều bộ thẻ, nội dung chủ yếu là các nhu yếu phẩm hàng ngày, màu sắc, hoa quả và động vật...Khi trẻ ấn vào một hình nào, máy tính sẽ phát ra âm thanh, là phát âm Tiếng Anh của từ đó. Ngoài ra, một số máy còn có chức năng kiểm tra. Chẳng hạn như hỏi trẻ từ "màu đỏ" Tiếng Anh viết thế nào? Trẻ em phải chỉ được đúng hoặc nếu sai máy sẽ báo.

    Những chiếc máy này có thể giúp trẻ một phần trong việc làm quen với Tiếng Anh, nhưng cũng gây hại cho trẻ. Ngôn ngữ cần phải được hình thành trong một môi trường thực. Việc chỉ tiếp xúc với một cái máy sẽ không thể tạo được hứng thú cũng như hiệu quả học tập cho trẻ. Chỉ nghe một cái máy phát âm tiếng anh, đó là việc tiếp nhận một chiều, không khơi gợi cho trẻ hứng thú nói - một việc rất quan trọng khi dạy ngôn ngữ. Ngoài ra, nó cũng khiến các em không có được sự tự tin khi giao tiếp ngoài đời thực.

    4. Máy kể chuyện

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Với thiết kế khá bắt mắt, bao gồm nhiều màu sắc sặc sỡ và các chức năng đa dạng như: Phát nhạc, kể truyện cổ tích, truyện dân gian, đọc thơ, nhạc ru, dạy trẻ đánh vần… các loại đồ chơi như có tên gọi chung là máy kể chuyện… được gọi là đồ chơi thông minh đang hấp dẫn nhiều bậc phụ huynh cũng như các em nhỏ.

    Tuy nhiên nội dung bên trong của các loại máy kể chuyện này lại thường rất hạn chế, chỉ quanh quẩn 4,5 bài hát, câu chuyện được tổng hợp từ các nguồn trôi nổi trên mạng. Thậm chí nhiều gia đình còn gặp phải trường hợp máy kể chuyện trẻ em "nói bậy", hay kể các câu chuyện tục tĩu, bạo lực, không phù hợp với trẻ nhỏ.

    Nếu muốn con được nghe các câu chuyện cổ tích, các bài thơ hay để làm phong phú vón từ, phát triển trí não, cha mẹ nên mua sách và tự đọc cho con nghe. Giọng đọc của cha mẹ bao giờ cũng tốt và an toàn hơn một chiếc máy vô tri.

    5. Đất nặn

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Đất nặn là đồ chơi giúp trẻ phát triển trí não, tư duy rất tốt. Tuy nhiên mới đây, Tổng cục Kiểm tra đo lường chất lượng quốc gia Trung Quốc vừa tổ chức đợt thanh tra quy mô lớn đánh giá mức độ nguy hại của đồ chơi.

    Qua kiểm tra 100 mẫu đất sét nặn đang bán trên thị trường, cơ quan chức năng phát hiện 63 mẫu chứa hàm lượng chất có hại tương đối cao như nguyên tố kim loại có thể di chuyển, chất bảo quản, aromatic amine, chất hữu cơ TVOC.

    Trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với sản phẩm này, các chất độc hại sẽ đi vào cơ thể thông qua hệ hô hấp, da, khoang miệng gây kích ứng da hoặc tổn hại đến hệ thần kinh, khí quản…

    Cũng theo các nhà nghiên cứu, một số loại đất sét còn chứa hàm lượng boron quá cao, khoảng 3.884mg/kg. Boron là một loại muối của axít boric, thường xuất hiện dưới dạng chất bột trắng và dễ hòa tan trong nước. Nó được dùng làm chất tẩy rửa, thuốc diệt nấm, thuốc trừ sâu, chất hãm lửa, một thành phần trong gốm sứ…

    Nuốt phải hoặc tiếp xúc với hàm lượng boron quá lớn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, đặc biệt là làm tổn hại hệ thống sinh sản.

    Nếu muốn con chơi đất nặn, cha mẹ lưu ý nên chọn loại đất nặn an toàn hoặc có thể tự làm đất nặn cho bé từ thực phẩm tại đây.






    Theo Anh Minh (sina) (Khám Phá)
     
  11. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Tuyệt chiêu xử lý trẻ ăn vạ hiệu quả

    Trẻ ăn vạ sẽ không còn là nỗi khốn khổ của bố mẹ nếu bạn áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây.



    Ăn vạ là hành động thường xảy ra ở trẻ từ 1-3 tuổi. Bố mẹ hãy cùng xem xét cụ thể hành vi của trẻ để có cách xử lý phù hợp.

    Nguyên nhân khiến trẻ dễ nóng nảy

    Nhiều khi trẻ ăn vạ bố mẹ không vì lý do gì cụ thể mà chỉ để thử sức mạnh của mình hoặc kiểm tra phản ứng của người khác. Ví dụ như khi đánh bạn hay hét lên, trẻ sẽ đứng nhìn xem bạn phản ứng thế nào và nếu bạn cáu gắt thì bé sẽ càng làm như vậy lần sau vì bé nghĩ đó là cách thu hút sự chú ý.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bé nóng nảy do mệt mỏi hoặc để thu hút sự chú ý từ bố mẹ (Ảnh minh họa)

    Đối với trẻ từ 1-2 tuổi, mỗi ngày bé đều được tiếp xúc, học hỏi thêm nhiều thứ mới từ thế giới bên ngoài, thế nên việc vung tay đánh ai đấy đôi khi là để bé giải tỏa cảm giác mệt mỏi khi có quá nhiều thứ cần phải học. Một đứa trẻ 4-5 tuổi thì khi có bất kì vấn đề gì, trẻ có thể thể hiện bằng ngôn ngữ, nhưng với bé mới 2 tuổi thì cách thể hiện bằng hành động là hiệu quả nhất khi bé chưa thể nói được rõ ràng.

    Chìa khóa để xử lý vấn đề

    Bố mẹ hãy dành nhiều thời gian quan sát bé như điều gì hay kích thích bé hành động mạnh, bé có hay đập, tát hay đấm khi mệt mỏi, không hài lòng chuyện gì không. Nếu có bố mẹ cần tìm cách phòng ngừa hoặc giải quyết những nguyên nhân chính đó. Bên cạnh đó, bé cũng cần được đảm bảo về mặt sức khỏe và giấc ngủ, bé cần ngủ đủ giấc, ăn uống và hoạt động hợp lý.

    Khi chuyện này xảy ra bố mẹ cần bình tĩnh để xử lý, không phản ứng thái quá lại làm cho tình huống xấu đi. Những ông bố bà mẹ phản ứng lại bằng cách hét hay đánh con sẽ gây ra kết quả ngược với mong đợi vì hành động như thế sẽ khiến bé nghĩ rằng bạo lực là một giải pháp thích hợp để giải quyết mâu thuẫn và thu hút sự chú ý.

    5 bước để kiểm soát hành động

    1. Bình tĩnh. Bạn cần bình tĩnh nhìn nhận vấn đề này, có như thế con bạn mới nghe lời và làm theo lời bạn vì con luôn nghĩ ba mẹ là tấm gương cho mình học tập.

    2. Thể hiện sự thấu hiểu qua giọng nói. Bé cần được dạy về sự đồng cảm với người khác và hiểu được hậu quả của hành động làm đau người khác. Mẹ có thể giải thích với bé về việc người bị đánh đau như thế nào, điều này dần dần sẽ làm bé thấu hiểu hơn về việc làm của mình.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Mẹ hãy giải thích cho bé hiểu hậu quả từ hành động của mình với người khác (Ảnh minh họa)

    3. Hướng dẫn bé xin lỗi trước. sẽ là vô ích nếu bố mẹ cứ bắt bé xin lỗi, thay vào đó mẹ hãy đưa ra lời xin lỗi làm gương cho trẻ làm theo như “Mình xin lỗi vì đã làm bạn đau"

    4. Đưa ra sự lựa chọn an toàn khác. Sử dụng chính ngôn từ của mình, mà không phải dùng đến tay chân là một lời khuyên tốt dành cho bé, chẳng hạn như “Lần sau khi bạn không chia sẻ đồ chơi với con thì con cũng không được đánh bạn, mà nên nói là bạn có thể cho mình chơi cùng không?”

    5. Thúc đẩy bé nỗ lực cố gắng. Giống như bất kì bài học nào trong cuộc sống, sự rèn luyện và thực hành nhiều là chìa khóa thành công. Mỗi lần nhìn thấy việc tốt xảy ra, bạn hãy khuyến khích bé bằng lời nói như “Con giỏi quá” hay “Con thử xin bạn lần nữa xem” nhằm hình thành và phát triển tinh thần thân thiện, hòa đồng của bé.

    Đối với trẻ nhỏ để học được việc không nên ăn vạ khi gặp vấn đề gì đấy thường mất nhiều thời gian và trải nghiệm. Do đó hãy nuôi dưỡng cho bé tính cách kiên nhẫn và cảm thông với người khác từ khi còn nhỏ thông qua các bài giảng, các buổi nói chuyện nhẹ nhàng giữa mẹ và con.



    Theo Phan Linh Hương (parents) (Khám phá
     
  12. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    Những thói xấu của trẻ cần nắn ngay kẻo hỏng con

    Bố mẹ cần kịp thời chặn ngay những thói xấu này của trẻ trước khi quá muộn.


    Trong quá trình dạy con, nếu cha mẹ để ý thấy bé có những thói quen dưới đây, hãy nhanh chóng chỉnh đốn và sửa chữa lại cho bé bởi về lâu dài, những thói xấu này càng phát triển, trẻ rất dễ sinh hư và khó kiểm soát:

    Ngắt lời khi bạn đang nói chuyện

    Con bạn có vẻ như đang rất háo hức để kể cho bạn nghe một chuyện gì đấy, nhưng việc chen ngang vào cuộc hội thoại của bạn nhiều lần sẽ khiến bé nghĩ là bé có quyền nhận được chú ý từ người khác bất cứ khi nào. Điều này dần dần sẽ hình thành thói quen xấu cho bé. Càng để lâu không sửa thì sau này bố mẹ càng khó dạy con.

    Cách xử lý: Lần tới trước khi bạn gọi điện hay nói chuyện với bạn bè thì bạn hãy dặn bé rằng bạn cần sự yên tĩnh và con không được ngắt lời khi mẹ đang nói. Sau đó hãy cho bé chơi trò chơi hoặc tham gia hoạt động gì đấy thu hút được bé. Khi bé kéo tay bạn trong khi bạn đang nói thì hãy chỉ bé ra ghế ngồi và chờ cho đến khi bạn xong và cho bé biết rằng bạn sẽ không đáp ứng yêu cầu nào của bé nếu như bé cứ cắt ngang bạn.

    Không để ý lời bạn nói

    Nếu như bạn cứ để bé tiếp tục hành xử như vậy, bé sẽ trở nên bướng bỉnh và ngang ngạnh hơn.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bố mẹ không nên nhượng bộ bé khi bé cứ ngang ngạnh, không nghe lời (Ảnh minh họa)

    Cách xử lý: Nếu bé không chịu nghe lời bạn thì bạn hãy nói hậu quả của hành động đấy cho bé biết. Ví dụ như “Nếu mẹ nói con một lần mà con không nghe theo thì con chỉ được phép xem một bộ phim ngày hôm thôi đấy.

    Chơi quá thô bạo

    Nếu như khi đang chơi với bạn bè, bé đánh hay đẩy bạn thì mẹ cần can thiệp ngay. Mẹ không nên bỏ qua chuyện này vì nếu để lâu dài thì hành vi này có thể trở thành thói quen vì bé nghĩ đánh người khác là việc làm bình thường.

    Cách xử lý: Kéo con bạn sang một bên và nói với bé: “Con làm thế là đau bạn A, con sẽ cảm thấy thế nào nếu bạn ấy cũng làm thế với con?” Mẹ hãy cố gắng giải thích cho bé hiểu rằng bất kì hành động làm đau người khác nào đều không tốt. Lần tới trước khi bé bắt đầu chơi, bạn hãy nhắc nhở bé không được đánh hay đẩy bạn nữa và luyện trước cho bé những gì bé nên nói khi bé thấy tức giận. Nếu bé tiếp tục hành động như vậy thì bạn có thể ngừng không cho bé chơi nữa.

    Tự ý lấy đồ vật

    Nếu bé có thể tự lấy đồ dùng như DVD, đồ ăn mà không hỏi ý kiến bạn thì đúng là có chút tiện lợi. Nhưng việc bé tự làm những hành động mà đáng lẽ cần sự đồng ý của bạn sẽ không thể dạy cho bé biết rằng có những quy tắc bé cần phải tuân theo. Lúc bé 2 tuổi bạn có thể thấy việc này thú vị, nhưng khi bé lên 8, tự ý đi chơi xa mà không hề nói cho bạn hay thì lúc đó lại là rắc rối lớn. Do đó, bố mẹ cần phải dạy con từ nhỏ về phép tắc lịch sự, tôn trọng quyền riêng tư, sở hữu của người khác.

    Cách giải quyết: Thiết lập một số quy tắc trong gia đình và phổ biến cho bé thường xuyên. Nếu như bé bật tivi khi chưa được phép thì hãy yêu cầu bé tắt đi và nói “Con cần phải hỏi ý kiến mẹ trước khi con bật tivi”. Việc nói ra quy tắc rõ ràng thường xuyên sẽ giúp bé tiếp thu chúng dễ hơn.

    Nói quá sự thật

    Thỉnh thoảng bé nói dối bạn là con đã dọn dẹp giường trong khi trước đó bé chưa hề làm việc này, hay nói dối bạn bè là đã đến Disney World trong khi bé chưa bao giờ đi máy bay. Có thể bạn sẽ cảm thấy đây không phải là vấn đề lớn, nhưng thực tế thì đây là chuyện cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến nhân cách của bé. Nói dối sẽ trở thành thói quen xấu nếu như bé nghĩ rằng đó là một cách đơn giản để người khác nghĩ mình đẹp hơn hay để tránh làm thứ bé không muốn

    Cách giải quyết: Mỗi khi bé nói dối, bạn hãy ngồi xuống và nói chuyện với bé. “Mẹ biết là con sẽ rất vui nếu được đi đến Disney World, có thể chúng ta sẽ đi một ngày nào đó, nhưng bây giờ con không nên nói với bạn A rằng con đã đi đến trong khi con chưa. Nếu con nói không thật như vậy nhiều lần thì người khác sẽ không tin những gì con nói nữa đâu”. Bạn cũng có thể kể cho bé nghe câu chuyện “Chú bé chăn cừu” vì chuyện cổ tích sẽ giúp bé có cách nhìn đúng đắn hơn về tác hại của nói dối.



    Theo Phan Linh Hương (parents) (Khám phá)
     
  13. stara

    stara Cung cấp viên tẩy bồn cầu Hàn Quốc

    Tham gia:
    9/11/2009
    Bài viết:
    946
    Đã được thích:
    146
    Điểm thành tích:
    83
    Thông tin hữu ích để chăm con nhỏ
     
  14. thuyhongvu

    thuyhongvu Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/7/2014
    Bài viết:
    641
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Con mình đã họ lớp 2 nhưng cũng chẳng biết ăn tôm, chỉ thích ăn thịt nên ướng sữa để bổ sung
     
  15. thucbt

    thucbt Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/3/2011
    Bài viết:
    447
    Đã được thích:
    61
    Điểm thành tích:
    28
    nhiều thông tin hữu ích quá ạ :(
     
  16. msdungmobile93

    msdungmobile93 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    26/3/2015
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    19
    Điểm thành tích:
    18
    Để nuôi dậy con tốt là người làm mẹ cần nhiều kiến thức và kinh nghiệm hay. Cám ơn những thông tin hay của bạn nhiều nhé.
     
  17. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    12 thói quen xấu của bố mẹ trẻ sẽ bắt chước


    Từ cách bạn nói chuyện với người bạn đời của mình như thế nào đến cách bạn nói chuyện trên điện thoại, bất cứ điều gì bạn làm bé đều có thể bắt chước. Vì vậy, trong bất cứ tình huống nào, khi có trẻ nhỏ đứng đó bạn cần kiểm soát được hành động của mình để bé không bắt chước và làm theo một số thói quen xấu của bố mẹ.

    1. Cách sử dụng điện thoại

    Cách bé sử dụng điện thoại như thế nào một phần cho thấy cách bố mẹ đã sử dụng thiết bị công nghệ này. Đặc biệt là thái độ của bạn khi nói chuyện với ai đó trên điện thoại - chú tâm hay không, giọng điệu như thế nào… lũ trẻ hoàn toàn có thể bắt chước làm theo một cách chuẩn xác đáng ngạc nhiên. Do đó, hãy chú ý cách sử dụng điện thoại của mình, đặc biệt là cách giao tiếp qua điện thoại để bé không có “cơ hội” học theo một số thói quen xấu của bố mẹ.
    [​IMG]

    2. Phản ứng giận dữ

    Chú ý một chút bố mẹ sẽ nhận ra phản ứng giận dữ của bé khi có việc gì xảy ra không như ý rất giống thái độ của bạn khi giận dữ. Chẳng hạn bé cũng thở dài khi bực mình hay vứt đồ chơi bừa ra nhà từ việc bạn quăng đồ khi bực tức… Bé đã bắt chước bố mẹ làm vậy.

    3. Xấu hổ về cơ thể mình

    Bạn có tin rằng khi bạn không hài lòng với cơ thể của mình, thường xuyên than vãn và không tự tin để tham gia câu lạc bộ nào đó có thể làm bé nhà bạn tự ti về bản thân? Đó là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy bố mẹ có thể giúp bé tự tin hơn vào bản thân mình khi làm việc gì đó bằng cách động viên trẻ và chính bố mẹ cũng tự tin trong mỗi hoạt động của mình.

    4. Cách nói chuyện với người khác

    Nếu bạn muốn biết cách mình nói chuyện với người khác như thế nào, hãy dành một chút thời gian để lắng nghe giọng nói, theo dõi và chú ý thái độ giao tiếp của trẻ với bạn bè trong lớp học hay nhóm bạn trong xóm. Điều này sẽ mang đến cho bạn những cái nhìn sâu sắc về hành vi của chính mình.
    [​IMG]

    5. Phản ứng thái quá

    Trẻ nhỏ rất thích bắt chước và làm theo người lớn. Nếu bạn phản ứng thái quá trước một điều gì đó xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, bé cũng sẽ bắt chước và làm theo. Chẳng hạn, bạn hay quát to hay hét lên khi thấy điều gì kinh khủng hay xảy ra không đúng ý mình, bé cũng sẽ làm theo như vậy.

    6. Nói chuyện một cách lịch sự

    Có nhiều đứa trẻ tuy còn nhỏ nhưng đã rất hiểu chuyện, biết nói năng một cách khiêm tốn, nhã nhặn, lễ phép và lịch sự với người lớn cũng như bạn cùng trang lứa. Cách nói chuyện của bé cho thấy bé lớn lên trong môi trường gia đình như thế nào, bố mẹ và những người thân của bé thường ngày đối xử với nhau ra sao.
    [​IMG]

    7. Sử dụng thời gian rảnh rỗi

    Bé rất quan tâm và để ý những gì bố mẹ mình làm. Vì vậy, nếu bạn dành tất cả thời gian rảnh rỗi của mình để xem các chương trình truyền hình trên ti vi hay máy tính, bé nhà bạn cũng sẽ bắt chước làm theo. Chắc chắn bạn sẽ không thể bắt bé đọc sách trong khi mình đang chăm chú xem một liveshow. Ngược lại, nếu bố mẹ thường dành thời gian rảnh để đọc sách cũng sẽ giúp hình thành thói quen ham đọc sách cho bé ngay từ nhỏ.

    8. Làm vui lòng người khác

    Nếu bạn có năng khiếu hài hước, biết cách trêu đùa làm người khác vui vẻ thì tính cách này của bạn cũng có thể truyền sang cho bé. Bé được sống trong gia đình tràn đầy tình yêu thương, lúc nào cũng có tiếng cười đùa sẽ giúp bé làm theo và hình thành tính cách vui vẻ, lạc quan.

    9. Chửi thề

    Đây là một trong những thói quen xấu của bố mẹ làm bé bắt chước rất nhanh. Nhiều bố mẹ đã rất ngạc nhiên khi thấy con mình chửi thề nhưng rồi chính họ nhận ra cách đây một vài ngày mình đã nói ra câu này và con đã học theo. Vì vậy, tốt nhất bạn không nên chửi thề trong bất cứ tình huống nào, nhất là khi có mặt bé để bé nghe được và bắt chước theo.

    10. Nói thích hoặc thể hiện sự đồng tình


    Vốn từ vựng và cách sử dụng ngôn ngữ của bạn tác động trực tiếp đến từ vựng và việc sử dụng ngôn ngữ của bé. Khi bạn nói thích hay đồng ý, thể hiện sự đồng tình – bày tỏ quan điểm của bản thân sẽ giúp bé học được cách bày tỏ quan điểm rõ ràng trước một vấn đề cụ thể.
    [​IMG]

    11. Ngoáy mũi

    Nếu bạn không muốn con mình làm điều đó, tốt nhất đừng ngoáy mũi trước mặt bé. Đây là một thói quen không tốt và không đẹp chút nào, khó bỏ nếu kéo dài quá lâu. Đồng thời, trong mũi có các mạch máu rất dễ vỡ nên bé có thể bị chảy máu cam.

    12. Thực hành tâm linh

    Nếu bạn thể hiện sự sùng bái hay theo một tôn giáo nào đó với các nghi lễ hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng, bé cũng sẽ bắt chước và làm theo, tin tưởng vào thế giới tâm linh đó.

    (Nguồn: Popsugar)
    Theo Lan Dương / Trí Thức Trẻ
     
  18. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    3 món cháo thơm ngon chống ngán cho con ngày Tết

    Để giúp bé dễ tiêu, khỏi ngao ngán trước các loại bánh chưng, giò chả,… ngày Tết, mẹ có thể ‘đổi gió’ cho con bằng những món cháo thanh mát, tuyệt ngon sau.

    Trong những ngày Tết ngập tràn thịt cá, bánh chưng, giò chả, bánh kẹo…, chắc hẳn mẹ sẽ lo lắng lắm khi thấy con mình chán ăn, hay ăn vặt linh tinh và thay đổi nếp ăn thất thường. Để giúp bé ‘chống ngán’, giới thiệu với mẹ 3 món cháo cho bé mềm mịn, thơm ngon, nóng hổi và dễ tiêu hóa dưới đây:

    Cháo sườn

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Cháo sườn mềm mịn, thơm ngon cho bé. (Ảnh minh họa)

    Nguyên liệu:

    Sườn thăn, bột gạo tẻ, quẩy chiên giòn, nước mắm ngon, hành lá

    Cách làm:

    Ngâm bột gạo tẻ với nước, cần đổ từ từ nước vào bột để tránh bột bị vón cục, rồi khuấy đều cho đến khi hỗn hợp được đồng nhất. Bạn ngâm hỗn hợp này trong khoảng 30 phút.

    Trong lúc ngâm bột gạo, luộc qua sườn. Khi thấy sườn vừa bắt đầu sôi thì đổ ra rổ, đem xả sạch bọt bẩn từ sườn dưới vòi nước lạnh.

    Sườn rửa xong cho vào nồi, ướp chút mắm muối rồi đảo đều và cho thêm nước, ninh nhừ. Mẹ có thể cho sườn vào nồi áp suất để ninh cho nhanh.

    Khi sườn đã nhừ, đổ từ từ phần bột gạo vào. Vừa đổ vừa khuấy đều tay.

    Tiếp tục đun cho đến khi cả nồi cháo sôi trở lại thì tắt bếp. Để nguyên cháo trong nồi 10-15 phút để cháp được nhừ đều hơn.

    Khi ăn, cho hành lá thái nhỏ ra bát, múc cháo lên, thêm một chút nước mắm và hạt tiêu xay (nếu bé ăn được) cho dậy mùi và quẩy cắt nhỏ ăn kèm (nếu thích).

    Vậy là mẹ đã hoàn thành món cháo sườn mềm tan, ngon ngọt cho bé.

    Cháo tôm, cải thảo, nước dừa

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Cháo tôm - cải thảo - nước dừa cực thơm và bổ. (Ảnh minh họa)

    Nguyên liệu:

    Tôm, nước dừa tươi, cải thảo, gạo tẻ và gạo nếp, hành lá và hành tím, nước mắm, dầu ăn

    Cách làm:

    Luộc tôm cùng với nước dừa. Tôm chín, vớt ra, lấy nước luộc tôm ninh với gạo tẻ và gạo nếp thành cháo.

    Tôm bóc vỏ, lấy thịt tôm đem băm hoặc xay nhỏ.

    Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím băm nhỏ, bỏ cải thảo thái nhỏ vào xào cùng. Cháo chín, cho tôm và rau cải vào. Cháo sôi thêm một lần nữa thì bắc ra, có thể cho chút mắm cho vừa miệng, cho bé dùng nóng.

    Cháo gà nấm

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Cháo gà nấm ngọt lừ, thơm lừng, nóng hổi. (Ảnh minh họa)

    Nguyên liệu:

    Gạo nếp, gạo tẻ (lượng gạo nếp bằng một nửa lượng gạo tẻ), gà luộc, nấm hương khô, gừng, hành lá, mắm ngon, hạt tiêu, tía tô

    Cách làm:

    Gạo nếp và gạo tẻ ngâm kĩ, sau đó chắt nước, giã nhỏ.

    Nấm ngâm nước cho nở, rồi cắt thành miếng mỏng. Hành lá, gừng thái nhỏ

    Thịt gà đã luộc đem xé nhỏ, ướp chút mắm muối. Nước luộc gà bỏ thêm gừng, nước lã rồi đun sôi, sau đó cho gạo giã nhỏ và đun âm ỉ cho đến khi thật nhừ, thỉnh thoảng khuấy đều để cháo không cháy. Gia giảm lượng nước trong lúc nấu để cháo không loãng quá hoặc đặc quá.

    Cháo đã nhừ thì cho gà xé vào, sau đó cho nấm vào, đun thêm 2 phút, nêm nếm vừa ăn rồi tắt bếp.

    Lúc múc cháo cho bé ăn thì cho hành lá vào, dùng nóng.



    Theo Gia Thành (Khám phá)
     
  19. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    'Giật mình' với 11 tình huống ‘con hư tại bố mẹ’ điển hình

    Nhiều người đã phải giật mình khi nhận ra, những hành vi ứng xử chưa tốt của con đều bắt nguồn từ chính bản thân bố mẹ.

    Trẻ nhỏ như trang giấy trắng, dễ bị ảnh hưởng và tác động bởi những nhân tố bên ngoài, bởi môi trường sống xung quanh của trẻ. Nếu trẻ có cách ứng xử chưa ngoan, có những hành vi chưa được đẹp, trước khi vội vàng kết tội trẻ, cha mẹ cần xem lại cách dạy con của mình vì đôi khi, rất có thể lỗi của trẻ lại bắt nguồn từ chính… cha mẹ.

    Mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo những tình huống ‘con hư tại… bố mẹ’ điển hình dưới đây để rút ra những kinh nghiệm trong việc dạy con:

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    [​IMG] [​IMG][​IMG]




    Theo Gia Thành (curejoy) (Khám phá)
     
  20. hienbt79

    hienbt79 0909295091

    Tham gia:
    13/9/2012
    Bài viết:
    12,018
    Đã được thích:
    1,527
    Điểm thành tích:
    913
    5 kiểu ăn hoa quả rất phổ biến nhưng hóa hại con

    Ăn trái cây sau bữa chính, chỉ uống nước ép,… sẽ làm mất hết chất bổ dưỡng ở món trái cây cho bé.

    Nhắc đến trái cây, ai cũng biết đây là loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, cực kì cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của trẻ. Thế nhưng, cho trẻ ăn trái cây như thế nào là hợp lí và đúng cách thì không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là những sai lầm cần tránh khi mẹ cho bé ăn trái cây để không bị phí hoài nhiều chất bổ dưỡng trong loại thực phẩm ‘vàng’ này:

    Ăn trái cây sau bữa ăn chính

    Ăn hoa quả sau bữa ăn chính như một món tráng miệng là thói quen vô cùng phổ biến và rất đỗi quen thuộc của nhiều gia đình. Thế nhưng, thực tế nghiên cứu khoa học lại cho thấy cách ăn này không hề tốt cho hệ tiêu hóa và làm lãng phí nhiều chất bổ dưỡng trong trái cây.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Mẹ nên cho con ăn trái cây một giờ trước hoặc sau bữa ăn để cơ thể có thời gian hấp thu các loại vitamin và khoáng chất một cách tối ưu nhất. (Ảnh minh họa)

    Nguyên nhân là do nếu ăn cơm no rồi sau đó ăn thêm trái cây ngay thì dạ dày buộc sẽ phải làm việc nhiều hơn, quá trình tiêu hóa trái cây bị trì trệ, trái cây bị các loại bánh mì, cơm,… ‘chặn đường’ thay vì đi thẳng vào trong đường ruột. Trong khoảng thời gian trì trệ đó, thức ăn cùng trái cây đều lên men và chuyển hóa thành axit, tạo cho bé cảm giác đau hoặc xót bụng, dễ gặp các vấn đề như chướng khí, ợ nóng, khó chịu dạ dày,…

    Mẹ nên cho con ăn trái cây một giờ trước hoặc sau bữa ăn để cơ thể có thời gian hấp thu các loại vitamin và khoáng chất một cách tối ưu nhất.

    Chỉ uống nước ép mà không ăn trái cây

    Nhiều em bé không thích ăn trái cây mà chỉ thích uống nước ép hoa quả. Bân cạnh đó, quan niệm cuả nhiều mẹ cho rằng uống nước ép trái cây là tận dụng phần tinh túy nhất của trái cây. Tuy nhiên, thực chất thì việc ép lấy nước từ hoa quả đã làm mất đi một lượng chất xơ dồi dào – một yếu tố không thể thiếu giúp bé tiêu hóa tốt, ngăn ngừa táo bón.

    Vì thế, mẹ đừng quên rèn cho con thói quen ăn trái cây tươi, thay vì chỉ uống mỗi nước ép. Thường xuyên ăn trái cây sẽ giúp bé hấp thụ tối đa các dưỡng chất trong trái cây và không lo vấn đề táo bón.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Mẹ đừng quên rèn cho con thói quen ăn trái cây tươi, thay vì chỉ uống mỗi nước ép. (Ảnh minh họa)

    Không uống ngay nước trái cây sau khi ép

    Để bé hấp thu được tối đa dưỡng chất từ trái cây, mẹ cần cho con uống ngay lập tức sau khi ép xong món nước trái cây. Mẹ càng để món nước ép trái cây quá lâu trong không khí thì các loại dưỡng chất, enzyme… trong nước ép sẽ càng bị ô xy hóa, giảm chất lượng và thậm chí là bị biến chất. Đặc biệt là trong điều kiện thời tiết nóng, các vi khuẩn có thể dễ dàng sinh sôi nảy nở trong nước ép và biến món đồ uống bổ dưỡng trở thành có hại.

    Nếu mẹ làm nước ép hoa quả với số lượng lớn thì có thể bảo quản món đồ uống này trong ngăn mát tủ lạnh, đậy kín từ 24-36 tiếng đồng hồ.

    Để hoa quả quá lâu sau khi gọt vỏ

    Cũng tương tự như việc ép ra thành nước, trái cây sau khi đã gọt vỏ, bổ ra thành miếng nhỏ cần được ăn ngay để đảm bảo độ tươi ngon cũng như giữ được tối đa hàm lượng chất dinh dưỡng. Nếu mẹ buộc phải bổ hoa quả từ rất lâu trước khi cho con ăn, nên ngâm quả vào dung dịch nước muối nhạt (1%) để giữ lượng vitamin có trong quả.

    Nấu chín trái cây

    Trái cây khi bị đem đun nóng, nấu chín hay sấy khô đều mất đi một lượng đáng kể chất bổ. Mẹ cũng không nên hâm nóng hay nấu trái cây nếu không muốn loại thực phẩm tươi ngon này chỉ còn là… bã. Nếu muốn đưa trái cây vào bữa ăn, nên chế biến trái cây và rau củ tươi thành món trộn salad kèm theo các loại sốt hoặc dầu giấm.



    Theo Gia Thành (greenbody) (Khám phá)
     

Chia sẻ trang này