Kinh nghiệm: Chia Sẻ Từ Chị Phan Hồ Điệp Cho Những Bà Mẹ Có Con Đang Trong Độ Tuổi Lên 4

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi Mẹ Kem iu, 29/9/2017.

  1. Mẹ Kem iu

    Mẹ Kem iu Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    17/8/2017
    Bài viết:
    2,011
    Đã được thích:
    227
    Điểm thành tích:
    253
    Bài này chị Phan Hồ Điệp chia sẻ, mình thấy phù hợp với con mình đang trong giai đoạn 4 tuổi. Các bạn cùng tham khảo nhé!

    Trong bài trước viết về chuyện “mắng con”, ngay sau đó mình nhận được rất nhiều cmt và tin nhắn hỏi với ý chung là: Vậy chị ơi, chúng ta sẽ làm sao nếu con liên tục lì, bướng, không nghe lời, cáu giận, bực tức, hay khóc ăn vạ… Liệu lúc nào cũng nhẹ nhàng có ổn không?

    Không, mình nghĩ không phải lúc nào cứ nhẹ nhàng là ổn (nếu được như thế thì tuyệt quá).

    Nhưng trước hết, bạn đừng bao giờ “dán nhãn” cho trẻ là: lì, bướng, khó bảo.... nhé. (Chỉ có hàng hóa mới có nhãn còn người thì không). Tiếp theo, bạn cũng đừng “kể xấu” con mình nhất là trước mặt người khác, kể cả con bạn dường như chưa hiểu gì. Không, bọn trẻ hiểu nhiều hơn ta tưởng ấy. Hôm trước có một mẹ kể với mình rằng, bạn ấy nói chuyện với một người bạn là “thằng nhà em có hai xoáy trên đầu”. Vài hôm sau, cậu bé đó trong buổi đêm đột nhiên dậy và hỏi mẹ: Mẹ ơi, thằng hai xoáy là thế nào? Mà cậu bé ấy chỉ mới hai tuổi thôi. Thế đấy, hầu như bất cứ những gì chúng ta nói đều ít nhiều để lại ấn tượng cho trẻ.

    Theo tâm lý học, những trẻ thường xuyên có những biểu hiện như vậy (tất nhiên còn tính đến nhiều yếu tố khác nữa mà trong khuôn khổ bài đăng mình không thể kể thêm được), thuộc kiểu trẻ có tính khí mạnh.

    Với những trẻ có tính khí (khí chất) mạnh, những gì quá nhẹ nhàng dường như không có tác dụng. Bạn có thể áp dụng những điều sau:

    1. Nên có một thời gian biểu cho trẻ càng sớm càng tốt. Khi có thời gian biểu, trẻ sẽ đỡ những phản ứng tiêu cực do đồng hồ sinh học trong trẻ được ổn định.

    2. Nếu bạn muốn yêu cầu gì đó, hãy nói thật ngắn gọn. Bạn đừng cố gắng thêm các thán từ, các diễn giải vào câu nói. Nó sẽ làm trẻ cảm thấy bứt dứt. Ví dụ: Bạn nên nói: Con đi rửa tay đi chứ đừng nên nói: Eo ôi, tay con bẩn quá thế con đi ra nhà tắm rửa tay cho thật sạch đi nhé. Bạn nên nói: Đến giờ đi ngủ rồi. Thay vì nói: Con ơi, nào đến giờ chúng ta lên giường nhắm mắt rồi con à.

    3. Nói cho con biết những gì con được phép làm. Đồng thời với đó là những gì con không được phép làm. Và bạn hãy KIÊN ĐỊNH với những quy định đó. Quy định cần rõ ràng và vững chắc.

    4. Nói với con bạn sẽ làm gì nếu bé không làm theo những quy định. Ví dụ: Năm phút nữa mà con không đi ngủ thì mẹ sẽ tắt đèn.

    5. Hãy hướng dẫn con (kể cả khi con còn nhỏ) biết bộc lộ cảm xúc bản thân bằng những câu hỏi: Con đang giận à? Con buồn à? Con không hài lòng điều gì? Con có muốn vẽ lại sự giận dữ của mình bằng mặt mếu không?

    6. Trẻ tính khí mạnh rất cần bạn chú ý. Những hành vi xấu của trẻ đôi khi là để lôi kéo sự chú ý. Ví dụ, khi bé đánh mẹ, bạn có thể nói: Con làm mẹ đau. Con dừng lại. Nếu con muốn mẹ chú ý, con có thể sờ vào tóc mẹ. Hoặc khi bé ăn vạ, bạn có thể nói: Mẹ đang lắng nghe đây. Một lát khi con không khóc, mẹ sẽ ôm con.

    7. Khi những “cơn giận” của con lên đỉnh điểm, con cũng cần được nghỉ ngơi, cần yên tĩnh. Đừng cố gắng chạm vào con lúc đó. Nhưng bạn cần để con biết rằng, bạn vẫn ở cạnh và con được an toàn. Bạn nên nói: Chắc con chưa muốn nghe mẹ nói. Mẹ sẽ đợi.

    8. Bạn nên duy trì việc nói với bé những câu kiểu như thế này:

    Con cảm thấy không vui/ không thoải mái khi phải làm theo mệnh lệnh đúng không?

    Con rất sáng tạo, con nghĩ ra nhiều thứ hay lắm.

    Con rất tình cảm. Con biết yêu mẹ. Mẹ vui lắm.

    Bố mẹ lúc nào cũng yêu thương con.

    Con sẽ trở thành một đầu bếp, một thợ lái máy kéo, một bác làm vườn… rất giỏi. Mẹ thích lắm...

    9. Càng những bé khí chất mạnh càng nên tránh cho bé sử dụng các thiết bị điện tử. Tránh các kích thích quá mức như tiếng ồn, sự lộn xộn, mùi vị. Bé rất cần có môi trường trật tự, yên ả.

    10. Trước khi muốn con thực hiện một quy định gì đó, bạn nên có thông báo trước. Ví dụ: Năm phút nữa là hết giờ chơi con nhé/ Khi đồng hồ báo thức kêu là mình sẽ dọn bàn ăn/ Con chơi cầu tụt 3 lần nữa là đến bạn khác/ Mẹ đếm ngược từ 10 đến 1 để con lấy giày nhé… Đồng thời với đó, bạn có thể cho con được “sở hữu thời gian”. Ví dụ khi con chỉ muốn chơi mà không muốn mặc quần áo đến trường. Bạn có thể hỏi: Con cần bao nhiêu phút để mặc xong quần áo? Bé có thể nói một con số nào đó. Bạn sẽ nói: Mẹ cho con 10 phút nhé. Mẹ đặt đồng hồ 10 phút. Nhưng mẹ tin là con sẽ hoàn thành trước khi hết thời gian. Bằng cách đó, bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

    11. Nếu bé khó hòa nhập với môi trường mới, bạn thử cùng con “sơ đồ hóa” các bước con cần thực hiện. Ví dụ: bạn cùng con vẽ lại những việc con cần làm khi đến trường: mặc quần áo/ đi giày/ chào bố mẹ và cô giáo/ ngồi trong lớp/ chơi với bạn/ ngủ trưa/ mẹ đón. Và nhớ lưu giữ ấn tượng thị giác nào mà bé thích nhất, ví dụ hình ảnh mẹ đón có rất nhiều bông hoa, gấu bông, có cả cái ôm của mẹ… Rồi bạn có thể để bé giữ tờ giấy đó như một bảng chỉ dẫn. Hiểu về những việc diễn ra tuần tự khiến bé thấy yên tâm và dễ hòa nhập hơn.

    Mình cũng không chắc tất cả những gì mình khuyên đều đúng. Mình thường lượm lặt trong sách và áp dụng, đôi khi cũng có kết quả với những học sinh mình dạy.

    Nên mình chia sẻ để biết đâu đấy lại có “chiến lược” nào phù hợp với bé nhà bạn.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mẹ Kem iu
    Đang tải...


  2. Mẹ Kem iu

    Mẹ Kem iu Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    17/8/2017
    Bài viết:
    2,011
    Đã được thích:
    227
    Điểm thành tích:
    253
    File chi tiết đây các mẹ nhé! Mẹ nào cần thì tải về ngâm cứu dần nhé! :h: :h: :h:
    https://www.mediafire.com/file/qv5fdh32kd672a8/Nu%F4i-d%u1EA1y-tr%u1EBB-l%EAn-4.pdf
    :h: :h: :h:
     
  3. DuongDuongg

    DuongDuongg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    7/9/2017
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    cảm ơn những chia sẻ của chị, rất bổ ích ạ!
     
  4. Mẹ Kem iu

    Mẹ Kem iu Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    17/8/2017
    Bài viết:
    2,011
    Đã được thích:
    227
    Điểm thành tích:
    253
    Hi hi, chúng ta hãy chung tay vì tương lai con em chúng ta nhỉ? Mọi ng có j hay hãy chia sẻ nha! 3D3%006
     
  5. DuongDuongg

    DuongDuongg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    7/9/2017
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Em thấy là chúng ta phải quyết liệt ngay từ đầu! Ý là dừng có vì con chúng ta rứt ruột đẻ ra mà mềm lòng với những lỗi lầm hoặc yêu cầu của cháu. Và phải quán triệt cả nhà luôn. Chứ người chiều ngời nghiêm khắc thì k đc đâu
     
  6. Mẹ Kem iu

    Mẹ Kem iu Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    17/8/2017
    Bài viết:
    2,011
    Đã được thích:
    227
    Điểm thành tích:
    253
    Vâng, đúng rồi bạn. Có nguyên tắc thì sẽ dễ dàng xử lý mọi tình huống ạ :)
     
  7. DuongDuongg

    DuongDuongg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    7/9/2017
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Cả nhà phải thống nhất với nhau cơ!
     
  8. Mẹ Kem iu

    Mẹ Kem iu Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    17/8/2017
    Bài viết:
    2,011
    Đã được thích:
    227
    Điểm thành tích:
    253
    Hi hi, đương nhiên rồi. Nhưng nhiều khi cũng khó thống nhất phết í :D
     
  9. DuongDuongg

    DuongDuongg Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    7/9/2017
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    8
    Bố mẹ thì nghiêm nhưng ông bà nhiều khi lại xót cháu :D
     
  10. Chợ quê 37

    Chợ quê 37 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    9/10/2017
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    18
    Con mình cũng 4 tuổi, chắc phải thay đổi phương pháp như thế này xem có hiệu quả không. Cảm ơn mn chia sẻ.
     
    Mẹ Kem iu thích bài này.
  11. Mẹ Kem iu

    Mẹ Kem iu Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    17/8/2017
    Bài viết:
    2,011
    Đã được thích:
    227
    Điểm thành tích:
    253
    Hi hi, mình cũng đang áp dụng với bạn 4 tuổi nhà mình nè. Cũng thấy tích cực lên hẳn bạn ạ 3D3%005
     
    Chợ quê 37 thích bài này.
  12. Nguyễn Thu Ngà 93

    Nguyễn Thu Ngà 93 Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia:
    1/3/2018
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    8
    Điểm thành tích:
    8
    làm cha mẹ thật khó
     
  13. Mẹ Kem iu

    Mẹ Kem iu Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    17/8/2017
    Bài viết:
    2,011
    Đã được thích:
    227
    Điểm thành tích:
    253
    Thật khó nhưng không phải ko làm được, phải ko mn?
     
  14. mật ong thiên nhiên số 1

    mật ong thiên nhiên số 1 Mật ong thiên nhiên nguyên chất 100%

    Tham gia:
    13/11/2018
    Bài viết:
    18,352
    Đã được thích:
    925
    Điểm thành tích:
    773
    các bố mẹ nên đọc để lấy kinh nghiệm này
     

Chia sẻ trang này