Chia sẻ và sự lệ thuộc vào tài sản

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi Hoa Trà, 24/7/2007.

  1. Hoa Trà

    Hoa Trà Banned

    Tham gia:
    6/3/2007
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Bé nhà em vốn tính rất thích chia sẻ đồ chơi cùng các bạn. Chắc chắn các bố mẹ đều cho đây là tính tốt? Nhưng gần đây em thấy rằng cháu không được hạnh phúc với những thứ đồ chơi mà mình mang ra chia sẻ. Cụ thể là khi các bạn đã chán với những món đồ mà cháu cho các bạn chơi cùng thì các bạn lại không thích chơi với cháu nữa. Điều này làm cháu rất buồn, và mỗi lần muốn chơi với các bạn, cháu thường lại tỏ ra khá lệ thuộc vào món đồ chơi của mình và không tự tin khi chơi cùng bạn khi không có món đồ chơi gì mới.

    Mong các anh chị tư vấn giúp em trong tình huống khó khăn này.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Hoa Trà
    Đang tải...


  2. Bin 2002

    Bin 2002 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    9/4/2007
    Bài viết:
    305
    Đã được thích:
    36
    Điểm thành tích:
    28
    Mình cũng thường xuyên quan sát bọn trẻ chơi và cũng bắt gặp nhiều lần bé nhà mình bị thất vọng vì việc gì đó, ví dụ như : bọn trẻ khác đến chơi và chê đồ chơi xấu, chê đĩa CD này cũ, không hay, rồi chê là bắt chước con gái...Thằng bé khi bị bạn chê như vậy cũng chẳng biết nói gì, đứng tần ngần và xị mặt ra . Nhưng kệ thôi, mình chẳng can thiệp, để tự bé giải quyết vấn đề của mình cũng như giải quyết các mối quan hệ trong tập thể . Mình can thiệp vào, bé lại quay sang đổ vạ cho mẹ thì chết .
     
  3. yenhoa

    yenhoa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Có thể bạn không thể giúp cháu một cách trực tiếp được và tốt nhất cũng không nên can thiệp ngay lập tức. Vì như vậy cũng là một cách để trẻ đối mặt với những điều không mong muốn và tự nghĩ cách xoay xở với một tình huống mới như mẹ Bin có nói.

    Nhưng như vậy không có nghĩa là chúng ta không thể giúp gì được cho trẻ. Nhưng chúng ta chỉ có thể giúp chúng trước hết là bằng cách nhìn dài hạn của người làm cha mẹ.

    Trong trường hợp của bạn là có nguyên nhân về sự dễ dãi của cha mẹ trong việc chiều theo những mong muốn của trẻ. Và nếu mình không nhầm thì bé nhà bạn thường được có khá nhiều đồ chơi, có khi hơn cả mức mà cháu mong đợi. Nếu đúng là như vậy trước hết bạn nên:

    1. Tự chế ngự thói quen mua sắm của mình (hoặc thành viên trong gia đình).
    2. Tập cho mình thói quen kiên nhẫn và không thúc dục.
    3. Hãy tập cho bé thói quen chờ đợi. Đây có thể là cách tốt giúp cho bé biết tự đặt ra mục tiêu cho mình sau này khi bé lớn. Tuy nhiên, để làm được việc này bạn cần kiên nhẫn và đặt ra các mục tiêu nhỏ và sau đó lớn dần.
    4. Tập cho bé tinh thần trách nhiệm với món đồ chơi của mình, bằng cách dạy cho bé việc thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Ban đầu, bạn cần phải chấp nhận việc phải vứt đi một số món đồ chơi nếu bé không chịu thu dọn.
    5. Tập cho bé hiểu được giá trị của các món đồ chơi. Ví dụ bạn có thể dẫn bé đi xem cửa hàng đồ chơi và hỏi giá cho loại đồ chơi mà bé thích. Sau đó bạn có thể cho bé mỗi ngày 1 ngàn đồng, và khi bé có đủ số tiền thì bạn mới mua món đồ này cho bé. VD: Nhà mình nói với cháu về một con robot giá 90 ngàn là giá của nó tương đương với 30 chai Coca-cola (cháu rất thích Coca-cola).
    6. Dạy cho bé hiểu được giá trị của sự chia sẻ và trao đổi. Bạn không nên mua những món đồ chơi mà những đứa trẻ khác cũng có. Điều này sẽ kích thích bé mong muốn được trao đổi và chia sẻ.

    Mục tiêu trong mọi cách giáo dục và ứng xử của cha mẹ là giúp cho con trẻ hiểu được những quy luật, những nguyên tắc của cuộc sống để chúng có thể hiểu được nguyên nhân nào thì ra được kết quả mong muốn.

    Chúc bạn thành công.
     
  4. canh cut xinh

    canh cut xinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    20/4/2007
    Bài viết:
    1,026
    Đã được thích:
    120
    Điểm thành tích:
    103
    Nhóc nhà mình cũng từng như thế dù không phải quá nhiều đồ chơi và thậm chí còn bị các anh lớn tẩy chay vì cu cậu bé hơn, hay khóc nhè... Lúc đầu cu cậu buồn lắm nhưng mình thử rất nhiều cách như: con không khóc nhè, các anh sẽ chơi với con & các anh cho em chơi cùng với, em không khóc nhè nữa đâu/Không sao, về chơi với bố mẹ, với bạn Chíp (1 bạn gái cùng độ tuổi) và chúng tôi bày trò chơi với cháu...

    Từ đó, với cháu, chơi với các anh cũng được mà chơi với bố mẹ cũng thích.... Khi các anh lớn đành hanh, thấy cháu không cho mượn đồ chơi thì tẩy chay, lập tức cháu cũng bảo không cần và về rủ bố mẹ chơi cùng....

    Khi cháu bị tẩy chay là lúc hơn 1 tuổi rưỡi và cho đến khi 2 tuổi rưỡi thì các anh đã đồng ý cho cháu chơi chung hoặc nếu không cho chơi, cháu cũng không khóc, không buồn mà về rủ bố mẹ chơi cùng..
     
  5. Hoa Trà

    Hoa Trà Banned

    Tham gia:
    6/3/2007
    Bài viết:
    61
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Cháu nhà em cũng lớn rồi nên không khóc nhè khi bạn không chơi cùng nữa. Nhưng mỗi lần khi không có bạn cùng chơi thì cháu chỉ buồn, sau mỗi lần như vậy em lại thấy cháu càng bị lệ thuộc vào những thứ mà mình có. Còn mỗi khi như vậy em rủ cháu ra chơi với mẹ thì cháu lại có thái độ vùng vằng và giận luôn cả mẹ.

    Em cũng thử áp dụng biện pháp hạn chế mua sắm, nhưng thấy cháu rất buồn vì không có gì để khoe với bạn, nên cũng ít được bạn chơi cùng.
     

Chia sẻ trang này