Thông tin: Chia sẻ về loại bỏ áp lực cho con khi ăn dặm kiểu Nhật

Thảo luận trong 'Các vấn đề chăm sóc khác' bởi hoabee, 21/4/2015.

  1. hoabee

    hoabee Thành viên tích cực

    Tham gia:
    20/6/2012
    Bài viết:
    597
    Đã được thích:
    41
    Điểm thành tích:
    28
    Các mẹ thân mến, hôm nay mình có đọc được bài báo về ăn dặm kiểu Nhật cho con, không phải là về các loại thức ăn hay cách chế biến mà về tâm lý của con khi ăn dặm. Mình thấy hữu ích và chia sẻ để các mẹ cùng tham khảo nhé.

    Loại bỏ áp lực khi cho con ăn dặm kiểu Nhật.

    Mẹ hãy nhớ kĩ những nguyên tắc rất cơ bản để đảm bảo đã khai thác triệt để những tinh túy “thần thánh” của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

    Có rất nhiều loại tài liệu hướng dẫn cụ thể và tỉ mỉ thời điểm cho con ăn dặm, ngày này tháng này cho con ăn từng nào, giờ này phút này cho con ăn uống gì, kích thước ra sao, mùi vị thế nào... điều này vô hình chung tạo một áp lực khiến các mẹ máy móc & cảm thấy căng thẳng khi mỗi ngày lại chúi đầu vào đọc tài liệu.

    Thực tế mọi chuyện đơn giản hơn rất nhiều, mẹ hãy nhớ kĩ những nguyên tắc rất cơ bản để đảm bảo đã khai thác triệt để những tinh túy “thần thánh” của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật.

    Ăn dặm kiểu Nhật không đòi hỏi nguyên liệu đặc biệt.

    Mẹ không nhất thiết phải mua thực phẩm riêng biệt cho bé nếu trong thực đơn của cả nhà có loại nguyên liệu phù hợp cho bé ăn dặm. Chỉ cần chế biến đúng cách với độ thô phù hợp cho bé, hầu hết các loại thực phẩm mà người lớn sử dụng mẹ đều có thể áp dụng cho thực đơn đặc biệt của bé.

    Về thực phẩm, có loại đặc biệt tốt cho trí não, phát triển thể lực, tăng sức đề kháng và cung cấp nhiều vitamin cho trẻ, có loại trẻ không nên ăn trước một tuổi, và có một số loại không được kết hợp cùng lúc... Tuy nhiên đó là bản chất của thực phẩm, và dù bé ăn dặm theo kiểu nào thì mẹ cũng cần tìm hiểu kĩ càng.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bộ chế biến ăn dặm kiểu Nhật chuyên dụng

    Ăn dặm kiểu Nhật không áp đặt kích cỡ khẩu phần, độ thô mịn chính xác của thực phẩm.

    Mọi sự hướng dẫn rằng 1 ngày con nên ăn mấy bữa, vào thời điểm nào, bao nhiêu mil đều chỉ mang tính chất ước lệ, mẹ không cần bận tâm quá nhiều.

    Cách dễ dàng nhất là hãy lắng nghe nhu cầu của bé để điều chỉnh lượng khẩu phần cho phù hợp. Thêm hay bớt 1 vài thìa cháo không đáng để mẹ phải buồn phiền & căng thẳng, chăm sóc bé là cả một quá trình kéo dài & cần sự linh hoạt. Bởi vậy mẹ hãy mạnh dạn gạt bỏ nguyên tắc đến thời điểm này con tôi phải ăn được độ thô thế này, độ đặc thế kia.

    Mẹ Cáo Em hiện đang sinh sống tại Nhật & được rất nhiều mẹ người Việt follow facebook cá nhân để học hỏi kinh nghiệm cho con ăn dặm kiểu Nhật. Là một người mẹ chu đáo & cẩn trọng, chị nghiên cứu rất kĩ để hiểu đúng bản chất của ăn dặm kiểu Nhật & áp dụng hết sức linh hoạt, khoa học, đặc biệt là tự tạo ra tâm thế vô cùng thoải mái khi chăm con. Chị chia sẻ: "Không đem con ra so sánh với bất kì đứa trẻ nào về mọi thứ, hãy tự hào về những gì con đạt được trong khoảng cố gắng của con, vì mỗi con người sinh ra đều có khả năng riêng sứ mệnh riêng của mình, không ai giống ai cả, nên đừng bắt ép con phải giống ai đó, điều này sẽ làm cho cha mẹ lẫn đứa trẻ đau khổ vì không được thoả mãn”.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bữa ăn đầy màu sắc &đảm bảo dinh dưỡng cho bé. Ảnh minh họa: Facebook mẹ Cáo Em

    Lời khuyên cho giai đoạn khởi đầu:

    Món đầu tiên của bé nên là cháo trắng, cháo nấu theo tỉ lệ 1 gạo 10 nước, lọc qua rây.

    Lượng cháo khởi đầu nên là 1-2 bữa bổ sung/ ngày, khoảng 3-5 muỗng cà phê cháo.

    Cách tăng số lượng & độ thô mẹ tiếp tục điều chỉnh theo đúng nhu cầu của bé, không cần quá máy móc.

    Mẹ có thể sử dụng dụng cụ nấu cháo trong nồi cơm điện hoặc lò vi sóng để tiết kiệm thời gian chế biến.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Dụng cụ nấu cháo trong nồi cơm điên/ lò vi sóng

    ***Chú ý chung khi mẹ cho bé ăn dặm (áp dụng với mọi phương pháp ăn dặm):

    - Trẻ dưới 1 tuổi không ăn muối, đường (hay nước mắm, nước tương, gia vị, ớt, mì chính...). Nếu vì hoàn cảnh khách quan con lỡ nếm thực phẩm có chứa muối thì cũng không quá nghiêm trọng, nhưng nếu thường xuyên sẽ rất không tốt.

    - Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn cá lưng xanh (cá ngừ, cá thu...) để tránh nhiễm thủy ngân, thận trọng khi ăn tôm, cua, củ lạc vì dễ dị ứng, không uống sữa tươi.

    - Trẻ dưới 1 tuổi nên ăn: thịt lườn gà bỏ da, cá hồi, cá thịt trắng, thịt lợn nạc, thịt bò nạc, lòng đỏ trứng, tôm cua ( nếu không bị dị ứng), đậu phụ, rau lá xanh, củ quả màu vàng màu đỏ... Cá hồi, cải bó xôi đặc biệt tốt cho trí não trẻ.

    - Trẻ dưới 1 tuổi nên ăn sữa chua không đường, hoàn toàn không sợ đau dạ dày.

    - Dầu ăn tốt cho trẻ: dầu ô liu (đặc biệt phát triển trí não), dầu gấc (tăng cảm giác ngon miệng) và dầu thực vật nói chung. Chỉ thêm dầu ăn vào cháo hoặc thực phẩm sau khi đã nấu chín & tắt bếp, không thêm dầu ăn khi cần dùng nhiệt trực tiếp.

    - Mẹ cần nghiên cứu kĩ các loại thực phẩm không nên kết hợp cùng nhau để chú ý ngay cả khi chế biến đồ ăn cho cả gia đình.

    - Khi hâm nóng thực phẩm mẹ nên đậy nắp để giữ nguyên vẹn chất dinh dưỡng, dù là đun trên bếp hay hâm nóng bằng lò vi sóng. Tuy nhiên mẹ phải chú ý khi hâm nóng thực phẩm trong lò vi sóng để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Nên chọn đồ dùng bằng sứ hoặc nhựa cao cấp, được chỉ định sử dụng trong lò vi sóng & có lỗ thông khí trên nắp đậy. Trên thị trường có nhãn hàng Richell của Nhật cung cấp loại bát ăn có nắp với lỗ thông khí trên nắp, là loại bát chuyên dụng để sử dụng trong lò vi sóng ngay cả khi đậy nắp, hiện là sự lựa chọn của nhiều mẹ khi lựa chọn đồ dùng ăn dặm cho con.

    [​IMG] [​IMG][​IMG]

    Bát ăn có nắp. Ảnh minh họa: Fanpage Richell Việt Nam

    (Theo Khám phá)
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hoabee
    Đang tải...


Chia sẻ trang này