Chia sẻ với con trẻ khi dậy thì

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi support, 10/5/2012.

  1. support

    support Super Moderator Staff Member

    Tham gia:
    7/11/2008
    Bài viết:
    8,184
    Đã được thích:
    3,690
    Điểm thành tích:
    2,113
    Khi trẻ đến tuổi dậy thì, cha mẹ băn khoăn với câu hỏi “Chúng tôi phải làm gì”, trẻ nhỏ thì thắc mắc “Tại sao lại thế”... Rồi hàng trăm câu hỏi xung quanh “cô bé, cậu bé”...
    Tuổi dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành, là thời kỳ quá độ khi không còn là trẻ con nhưng vẫn chưa hẳn là người lớn. Trong giai đoạn này, trẻ có nhiều biến đổi quan trọng về cơ thể cũng như về tâm lý. Đây là thời điểm thích hợp để các bậc cha mẹ bằng hiểu biết, tình yêu thương, sự gần gũi để trò chuyện với con về giới tính.

    Hàng trăm câu hỏi tại sao xung quanh cơ thể khi thấy những biến đổi bất thường: ngực tự nhiên to, ria mép, lông nách xuất hiện, đèn đỏ bắt đầu làm phiền hàng tháng...được đặt ra. Bên cạnh đó, tâm lý cũng thay đổi khiến việc học hành, giao tiếp của trẻ cũng bị ảnh hưởng. Chính giai đoạn này, nhân cách, hành vi được hình thành. Thế nhưng đa phần, những đứa trẻ đó không biết phải làm gì khi đối mặt với những thay đổi sâu sắc này.

    [​IMG]

    Như đã nói, cơ thể trẻ lúc này cũng có nhiều thay đổi, trẻ gái thì ngực phát triển, kinh nguyệt xuất hiện, trẻ trai thì “vỡ tiếng”, ria mép xuất hiện... Cần lưu ý, dậy thì là giai đoạn có sự thay đổi lớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Lúc này, trẻ phải được học cả việc giữ gìn vệ sinh cá nhân, tập làm chủ những hành vi của mình, phải biết kiềm chế tâm trạng cảm xúc. Các bậc cha mẹ cũng cần phải tôn trọng con cái, đừng quá lo lắng bởi đây là sự phát triển tự nhiên của con người.

    Tuy nhiên, không phải vì thế mà trẻ có thể làm tất cả những gì mình muốn. Vì vậy, chuẩn bị một tâm lý tốt cho trẻ rất quan trọng. Khi bước vào tuổi dậy thì, trẻ có những chuyển biến lớn về tâm lý, chúng đang hoang mang, tìm tòi, khám phá về giới tính của riêng mình, của bạn bè xung quanh, của những người khác giới. Bạn đừng chủ quan cho rằng chuyện ấy chưa cần phải quan tâm vì “nó còn bé”. Lứa tuổi này, trẻ ưa những thử nghiệm, muốn chứng tỏ với bạn bè, với bố mẹ là tôi đã lớn.

    Thế nhưng, do thiếu hiểu biết trẻ sẽ phạm phải những sai lầm gây nguy hại cho cả sức khỏe và tâm lý sau này. Vậy nên câu trả lời cho câu hỏi: “Chúng tôi phải làm gì?” sẽ được các bậc phụ huynh quan tâm. Bạn nên nói với trẻ câu chuyện giới tính một cách tuần tự, từ chuyện dậy thì như thế nào, khi kết hôn sẽ ra sao, rồi đến chuyện mang thai, sinh nở... Tất cả những chuyện đó đều cần được biết đến như những hoạt động tự nhiên, tích cực của con người.

    Chúng ta cần dẫn dắt những vấn đề ấy tuần tự theo lứa tuổi và có thể cho chúng nghe lại một cách tự nhiên và thoải mái khi có dịp. Trước hết, hãy bắt đầu bằng sự thông cảm và sẻ chia. Bạn cần phải cư xử đúng mực với trẻ, đừng coi chúng như trẻ lên ba. Hãy dành thời gian nhiều cho việc tâm tình và lắng nghe chúng nói. Hãy chia sẻ những cảm xúc yêu thương, hờn giận mỗi khi chúng tâm sự. Và quan trọng hơn là hãy hướng dẫn con - nhất là bé gái biết vệ sinh cá nhân khi đến tháng.

    Cởi mở nói chuyện với chúng bằng những câu chuyện từ chính cuộc đời của mình cùng với những gì bản thân đã trải qua trong thời kỳ đó. Bạn nên nói với con nguy cơ mang thai, lây nhiễm có thể xảy ra nếu quan hệ tình dục không an toàn. Và hãy cho chúng biết làm thế nào để ngừa thai, tình dục an toàn. Nói lên được nỗi lo lắng, thắc mắc tò mò của bạn như chúng bây giờ thì chắc chắn con bạn sẽ cảm thấy được chia sẻ, tin tưởng vào bạn và không ngần ngại bày tỏ suy nghĩ, trăn trở của mình.

    Đó cũng là bước đầu để thu hẹp khoảng cách giữa cha mẹ và con cái, mỗi khi con bạn muốn trò chuyện với bạn về chuyện “thầm kín” nhất, thì những vấn đề khác chúng cũng sẽ không ngần ngại nói ra. Đồng hành cùng con trẻ, trở thành người bạn đáng tin cậy để dìu bước trẻ. Hãy cùng chơi, cùng học với con. Cùng trò chuyện với con, chat với con qua mạng internet... là những việc làm thiết thực giúp trẻ thêm vững bước vào đời.

    BS. Trần Phương Thu
    Nguồn: Sức khoẻ & Đời sống
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi support
    Đang tải...


  2. phuong.thanh.jp

    phuong.thanh.jp Banned

    Tham gia:
    19/5/2012
    Bài viết:
    44
    Đã được thích:
    26
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Chia sẻ với con trẻ khi dậy thì

    Thưa Bác sĩ, thưa các bạn,
    Tôi từng sống ở Nhật Bản và tôi học 1 số cách trong trường hợp này như sau:
    Đầu tiên vui lòng ghi nhớ, khi chứ đủ 18 tuổi không cho con mở Face Book, lập tài khoản e-mail, không kích thích việc chát chít trên mạng. Đây là sơ hở vì con cái sẽ chẳng may truy cập vào những trang web tiêu cực và điều gì sẽ xảy ra?
    Con trai thì bám mẹ, con gái thì bám Bố. Do vậy, dần dần 2 vợ chồng phải phân công nhau lại việc này. Mẹ làm bạn nhiều hơn với con gái, rủ con gái cùng đi chợ, cugf làm việc vặt và tâm sự theo tính làm bạn là chính, không được phép lợi dụng tình bạn này để trách mắng. Hãy ghi nhớ: Lỗi của con cái chính là lỗi đầu tiên của Cha Mẹ. Cũng vậy với con trai, người Bố rủ con cùng lau nhà, làm việc nặng hơn 1 chút chứng tỏ về tính cách của đàn ông.
    Có điều này, nếu bạn cảm thấy 1 số điều hơi khó nói hoặc sợ rằng chính mình nói cũng không hoàn chỉnh,bạn hãy nhờ Bác sỹ giải thích cho cháu qua 1 lần thăm khám. Cjir 50k và việc đó được giải quyết nhanh hơn bạn nghĩ!
    Chúc bạn thành công
     
    mecoxanh02 thích bài này.
  3. pebungbu

    pebungbu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    5/10/2012
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    18
    Ðề: Chia sẻ với con trẻ khi dậy thì

    Hiện nay, có một bộ phận giáo viên (GV) do thiếu kỹ năng ứng xử, khi học trò vi phạm vẫn áp dụng hình thức phê bình, mắng mỏ thậm chí chửi bới học trò ngay trước cả lớp. Ở bậc tiểu học còn có hình thức để cho các bạn trong lớp "lêu lêu" học sinh (HS) vi phạm. Khi áp dụng hình thức xử phạt này, GV đều biết HS sẽ xấu hổ và cho rằng như thế để “chừa”. Rất ít người lường được khi bị xúc phạm trước mặt đông người, trẻ cũng như bị đẩy đến đường cùng, rất dễ nghĩ đến hành động dại dột. Còn không, các em cũng dễ sinh tâm lý hằn học, chống đối, thậm chí là nuôi hận thù trong lòng.
     

Chia sẻ trang này