Thông tin: Chích Ngừa Nhiễm Khuẩn Huyết: Những Điều Cần Biết

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi dakhoaphuongnam, 16/6/2021.

  1. dakhoaphuongnam

    dakhoaphuongnam Thành viên mới

    Tham gia:
    8/3/2021
    Bài viết:
    43
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    8
    Tìm hiểu về bệnh nhiễm khuẩn huyết
    Các chuyên gia y tế khuyến khích phụ huynh nên cho trẻ chích ngừa nhiễm khuẩn huyết khi đã ở độ tuổi phù hợp, bởi đây là căn bệnh khá nguy hiểm. Vậy nhiễm khuẩn huyết là bệnh gì? Nghiêm trọng ra sao? Nguyên nhân gây bệnh và phòng ngừa như thế nào thì hiệu quả? Ở phần này, các chuyên gia của Đa khoa Phương Nam sẽ giải thích chi tiết cho bạn.

    1. Bệnh nhiễm khuẩn huyết là gì?
    Nhiễm khuẩn huyết là bệnh lý xảy ra khi vi khuẩn, nấm hay virus xâm nhập vào cơ thể và tiết ra các hóa chất gây hại vào máu, phản ứng lại cơ chế viêm của hệ miễn dịch. Việc này sẽ gây ra hàng loạt các thay đổi ở trong cơ thể, khiến các cơ quan bị tổn thương.

    Khi bị nhiễm khuẩn huyết, người bệnh sẽ có những dấu hiệu như tim đập nhanh, sốt, thở gấp. Khi bệnh tiến triển thành nhiễm trùng thì sẽ gây ra thêm một số triệu chứng khác như khó thở, chóng mặt, mất khả năng nhận thức, ngất xỉu, rét run, thở gấp…

    2. Nhiễm khuẩn huyết có nguy hiểm không?
    Nhiễm khuẩn huyết nếu không sớm phát hiện và điều trị kịp thời, để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng thì có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm như:

    • Gây sốc nhiễm trùng.
    • Khiến người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da, nhiễm trùng bụng.
    • Gây viêm phối.
    • Tổn thương nội tạng.
    • Thậm chí gây hoại tử các chi.


    Các biến chứng mà nhiễm trùng huyết gây ra là vô cùng nguy hiểm, do đó, người bệnh không nên chủ quan.


    [​IMG]
    Nhiễm khuẩn huyết có thể gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm.
    3. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn huyết
    Thường thì mọi đối tượng đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn huyết, tuy nhiên, trẻ sơ sinh, người cao tuổi và phụ nữ mang thai sẽ có khả năng bị bệnh cao hơn. Nguyên nhân chính gây ra bệnh này có thể kể đến như:

    • Do nhiễm vi khuẩn, virus hay nấm gây nhiễm trùng huyết.
    • Do nhiễm trùng ống thông tiểu.
    • Do phẫu thuật vết thương nhiễm khuẩn, phẫu thuật ổ áp xe.
    • Do đặt ống thông tim, đặt ống thông niệu đạo, hậu môn nhân tạo…
    4. Cách phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn huyết hiệu quả
    Hiện nay, bệnh nhiễm khuẩn huyết có thể phòng ngừa hiệu quả bằng nhiều cách khác nhau, cụ thể như sau:

    [​IMG] Chích ngừa nhiễm khuẩn huyết: Đây là giải pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn huyết hiệu quả, an toàn nhất hiện nay. Bởi vì chỉ cần tiêm vacxin, hệ thống miễn dịch và đề kháng của bạn sẽ được tăng cường, từ đó chống lại được nguy cơ virus tấn công gây bệnh.

    Hơn nữa, bởi virus gây nhiễm khuẩn huyết thường không đáp ứng kháng sinh, nên cách duy nhất để phòng ngừa bệnh là phải xây dựng cho bản thân một hệ miễn dịch khỏe mạnh.

    Hiện nay, các chuyên gia y tế khuyến khích mọi người nên tiêm vacxin cúm (PCV 13) và vacxin phế cầu khuẩn (PPSV23) để giúp phòng nhiễm khuẩn huyết hiệu quả.

    [​IMG] Điều trị nhiễm trùng khi có vết thương hở: Khi có vết thương hở có nguy cơ nhiễm trùng cao, bạn phải tiến hành điều trị nhiễm trùng càng sớm càng tốt. Như vậy sẽ hạn chế tình trạng viêm nhiễm lan rộng, giúp tránh được việc nhiễm trùng huyết xảy ra và dẫn đến nhiều hệ lụy xấu cho cơ thể.

    [​IMG] Uống thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ: Hãy luôn sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh việc tự ý dừng thuốc khi chưa hết liều lượng chỉ định. Bởi nếu không uống thuốc theo chỉ dẫn, vi khuẩn sẽ không thể bị tiêu diệt hoàn toàn, khiến nhiễm trùng máu dễ tiến triển.

    [​IMG] Rửa tay sạch sẽ và giữ vệ sinh cơ thể: Hãy luôn rửa tay sạch sẽ và giữ vệ sinh cơ thể mỗi ngày. Duy trì thói quen rửa tay sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với vật nuôi, sau khi xì mũi cũng như trước khi chế biến thức ăn hay trước khi ăn.

    Nguồn: https://phuongnamhospital.com/tiem-chung/chich-ngua-nhiem-khuan-huyet/

    Tiêm chủng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Nam
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi dakhoaphuongnam
    Đang tải...


Chia sẻ trang này