Chiếc thùng 'nhặt' trẻ bỏ rơi

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi webmaster, 10/9/2009.

  1. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,288
    Đã được thích:
    35,263
    Điểm thành tích:
    6,063
    Trên một bức tường ở thành phố Johannesburg, Nam Phi, có một cái lỗ nhỏ nối với chiếc thùng sắt, xuất hiện với sứ mệnh thu gom những đứa trẻ bị bố mẹ bỏ rơi. Người ta gọi nó là "Thùng trẻ em".

    Trại trẻ mồ côi “Cánh cửa hy vọng” (Door Of Hope) được xây dựng trên phần đất của nhà thờ Johannesburg, ở quận Berea, thành phố Johannesburg (Nam Phi) đặt một chiếc thùng sắt dài khoảng 60cm ngay trước cửa để thu thập tất cả những đứa trẻ bị bố mẹ bỏ lại. Mục đích ban đầu của chiếc thùng này là giúp đỡ những em bé mắc bệnh AIDS, nhưng thực tế rất nhiều ông bố bà mẹ khác cũng đã mang con tới đặt vào đó.

    10 năm qua, “Cánh cửa hy vọng” đã tiếp nhận hơn 800 đứa trẻ bị bỏ rơi trong Thùng trẻ em và con số này ngày càng tăng lên do khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

    Bà Kate Allen, Giám đốc của trại trẻ cho biết, ở Anh mọi người thường bỏ quần áo, đồ chơi, thức ăn hoặc tiền để giúp đỡ những người nghèo khó vào thùng nhân đạo, còn ở đây người ta lại bỏ những đứa trẻ tội nghiệp vào đó, những “món quà” bất đắc dĩ này thường khiến bà và các cộng sự cảm thấy đau lòng.

    [​IMG]
    Tình nguyện viên Mavis Ross minh họa cách mà một bà mẹ bỏ con vào Thùng trẻ em. Ảnh: The Sun.

    Tuy vậy, Thùng trẻ em lại chính là cánh cửa hi vọng cho những đứa trẻ đáng thương đó. Nó mang đến cơ hội sống sót cho các em vì như thế còn hơn là bị bỏ đói ở các bến xe bus hoặc trên những bậc cửa. So với con số mỗi tháng có khoảng 100 trẻ em bị bỏ rơi trên đường phố Johannesburg và có tới một nửa số đó bị nhiễm HIV thì những em bé bị bỏ lại trong thùng này còn may mắn hơn nhiều.

    Khi những đứa trẻ được đặt vào trong chiếc thùng sắt thì một bộ phận cảm biến ở phía dưới chiếc chăn sẽ phát tín hiệu tới một nhân viên của trại mồ côi. Anh Russiell Ames, 23 tuổi, người thường xuyên “nhặt” những đứa trẻ về cho biết chỉ sau khoảng 30 giây đứa trẻ bị mẹ bỏ lại, họ đã có mặt để đón nhận các em. Đó là khoảng thời vừa đủ để những bà mẹ đi khỏi mà không bị phát hiện nếu như họ muốn giấu tung tích của mình. Anh cũng cho biết, ở trại trẻ này, mọi người luôn túc trực 24/24 giờ để bất cứ lúc nào họ cũng có thể đón nhận những đứa trẻ bất hạnh.

    Những đứa trẻ mới tới sẽ được cách ly vài ngày để kiểm tra y tế và xét nghiệm máu nhằm phát hiện những căn bệnh nguy hiểm như HIV hay lao. Mỗi tháng, trại dành khoảng 375 USD cho mỗi em. Khi được đem về trại trẻ, một bà mẹ tình nguyện sẽ chăm sóc 6 đứa trẻ. Họ sẽ đặt tên, chăm sóc cho những đứa trẻ giống như một ông bố, bà mẹ thực thụ. Những đứa trẻ được nuôi dưỡng tại đây cho đến khi có một gia đình nào đó ở Nam Phi hoặc các nước châu Âu nhận làm con nuôi.

    Georgina là đứa trẻ đầu tiên được nhặt từ Thùng trẻ em. Khi mới được nhặt, Georgina rất yếu ớt. Cô bé được chăm sóc tại Trại Cánh cửa hy vọng tới khi 3 tuổi và được một gia đình người Mỹ nhận làm con nuôi. Hiện, cô bé đã 11 tuổi và sống hạnh phúc cùng bố mẹ nuôi tại ngôi nhà xinh xắn bên bờ biển Virginia (Mỹ). Năm ngoái, Georgina cùng với bố mẹ nuôi đã quay trở lại thăm trại, nơi cuộc đời cô bé bắt đầu. Georgina là bằng chứng rõ ràng rằng những điều tốt đẹp có thể đến từ những gì tồi tệ nhất.

    Tuy nhiên, kể từ khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, ngày càng có ít các cặp vợ chồng tới nhận con nuôi trong khi đó số trẻ em bị bỏ lại càng tăng lên. Chính vì vậy, Trại “Cánh cửa hy vọng” buộc phải tìm sự trợ giúp từ những trại trẻ mồ côi khác nhưng hầu như các nơi đó cũng đều đã quá tải. Nguồn thu chính của “Cánh cửa hy vọng” là từ đóng góp của những nhà hảo tâm. Số lượng đóng góp hiện đã giảm nhiều khiến những người quản lý trại mồ côi lo lắng.

    (Theo GĐ & XH, The Sun)
    Nguồn: VnExpress
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi webmaster
    Đang tải...


  2. gacon2006

    gacon2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    5/4/2005
    Bài viết:
    1,259
    Đã được thích:
    178
    Điểm thành tích:
    103
    Ý tưởng này hay quá. Các trẻ em bị bỏ rơi sẽ tìm được nơi nương tựa.
     

Chia sẻ trang này