Kinh nghiệm: Chinh Phục Các Loại Câu Điều Kiện Trong Tiếng Anh, Công Thức Dễ Hiểu Nhất

Thảo luận trong 'Học tập' bởi chibao.des, 15/11/2021.

Tags:
  1. chibao.des

    chibao.des Thành viên mới

    Tham gia:
    8/11/2021
    Bài viết:
    26
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
    Một trong những điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh là Câu Điều Kiện. Tuy nhiên, vì tính chất đa dạng, nhiều bạn thường dễ nhầm lẫn ở các loại và gặp khó khăn trong việc sử dụng đúng thời điểm. Vì vậy, hãy cùng mình khám phá tất tần tật về Câu Điều Kiện trong tiếng Anh như phân loại, công thức và cách sử dụng nhé!

    I. Câu Điều Kiện là gì?
    Câu Điều kiện (còn gọi là Conditional Sentence) trong tiếng Anh là loại câu dùng để diễn tả một sự việc xảy ra với điều kiện cụ thể khác xảy ra, hay nói đơn giản hơn chính là cấu trúc “nếu… thì….” trong tiếng Việt. Ở hầu hết các trường hợp, câu điều kiện thường chứa “if” và có hai mệnh đề:

    • Mệnh đề chính hay còn gọi là mệnh đề kết quả
    • Mệnh đề có “if” là mệnh đề phụ/ mệnh đề điều kiện, có tác dụng đề cập đến điều kiện để mệnh đề chính thành sự thật.
    E.g.1: I will wait for Kim if she is late.

    (Tôi sẽ chờ Kim nếu cô ấy đến trễ.)

    E.g.2: If you try your best, you will improve your English result.

    (Nếu bạn cố gắng hết sức, bạn sẽ cải thiện kết quả tiếng Anh của bạn)

    Trong đa số các trường hợp, mệnh đề chính sẽ đứng trước mệnh đề sau. Tuy nhiên, chúng ta có thể đổi chỗ các mệnh đề bằng cách đưa mệnh đề phụ lên đầu câu, đồng thời thêm dấu phẩy vào sau mệnh đề phụ để ngăn cách 2 mệnh đề chính phụ. Cụ thể, trong ví dụ 2, mệnh đề chính là “You will Improve your English result” và mệnh đề phụ, có chứa “if” là “If you try your best”.

    II. Các loại câu điều kiện trong tiếng Anh:
    Tương ứng với mỗi thời điểm điều kiện xảy ra khi nói, câu điều kiện được chia thành 4 dạng, bao gồm loại 0, loại 1, loại 2, loại 3. Ngoài 4 loại chính này còn có thêm 1 số biến thể khác. Dưới đây là bảng tổng hợp công thức 4 loại phổ biến của câu điều kiện trong tiếng Anh. Bạn hãy nhanh tay note lại để cùng WISE ENGLISH chinh phục dạng ngữ pháp này nhé!

    [​IMG]

    1. Câu điều kiện loại 1:
    Cách dùng câu điều kiện loại 1:
    Như đã đề cập, câu điều kiện loại 1 là câu điều kiện có thật ở hiện tại. Cụ thể, câu điều kiện loại 1 là câu dự đoán về hành động, sự việc có thể xảy ra trong tương lai khi có một điều kiện xảy ra trước.

    Cấu trúc câu điều kiện loại 1:
    Theo đó, ta có công thức cho câu điều kiện loại 1 như sau:

    If + S + V (s/es), S + Will/ Can/ Shall… + V
    Hiểu theo các đơn giản, với câu điều kiện loại 1, chúng ta sẽ dùng thì hiện tại đơn cho mệnh đề If và thì tương lai đơn cho mệnh đề chính.

    E.g.1: If we pollute the air, we will have no freshwater to use.

    (Nếu chúng ta làm ô nhiễm nguồn nước, chúng ta sẽ không còn nước sách để dùng.)

    E.g.2: If we go to school late, our teacher will angry

    (Nếu chúng ta đến trường trễ, giáo viên của chúng ta sẽ nổi giận.)

    Lưu ý:

    Ở mệnh đề chính trong câu điều kiện, khi chúng ta sử dụng “may” thay cho “will”, độ chắc chắn của hành động sẽ giảm đi.

    E.g: If we go to school late, our teacher will angry.

    (Nếu chúng ta đến trường trễ, giáo viên của chúng ta sẽ nổi giận.)

    → If we go to school late, our teacher may angry.

    (Nếu chúng ta đến trường trễ, giáo viên của chúng ta có thể nổi giận.)

    2. Câu điều kiện loại 2:
    Cách dùng câu điều kiện loại 2:
    Ở loại 2, Câu Điều Kiện được sử dụng để diễn tả một sự việc, hành động có thể sẽ KHÔNG XẢY RA trong tương lai dựa vào 1 điều kiện không có thật ở hiện tại. Nói nôm na, đây là câu điều kiện trái với thực tế ở hiện tại.

    Ngoài ra, câu Điều kiện loại 2 còn được dùng để diễn tả lời khuyên bảo, đề nghị hoặc yêu cầu! Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng nhau khám phá công thức và ví dụ ngay sau đây nhé!

    Cấu trúc câu điều kiện loại 2:
    Theo đó, ta có công thức Câu Điều kiện loại 2 như sau:

    If + S + V2/ V(ed), S + Would/ Could/ Should… + V
    • Lưu ý: Ở câu điều kiện loại 2, người bản xứ thường dùng “were” ở tất cả các ngôi thay cho “was”
    E.g.1: If I had a lot of money, I would buy a house.

    (Nếu tôi có thật nhiều tiền, tôi sẽ mua một ngôi nhà.)

    → Hành động “mua nhà” có thể sẽ không xảy ra trong tương lai bời hiện tại, “tôi” không có nhiều tiền.

    E.g.2: If I were you, I would wake up early.

    (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ thức dậy sớm.)

    → Hành động “thức dậy” sẽ không xảy ra bởi “tôi” không phải là “bạn”

    3. Câu điều kiện loại 3:
    Cách dùng câu điều kiện loại 3:
    Đây là loại câu dùng để diễn tả một hành động, sự việc đã không xảy ra trong quá khứ bởi điều kiện nói tới đã không xảy ra. Loại câu này chỉ mang tính chất ước muốn trong quá khứ, một giả thiết trái ngược lại ở thời điểm đó.

    Cấu trúc câu điều kiện loại 3:
    Ta có công thức cho Câu Điều Kiện loại 3 như sau:

    If + S + had + P.P, S + would/ could/ should + have + P.P
    Với Câu Điều Kiện loại 3, mệnh đề “if” có động từ được chia ở quá khứ phân từ, còn động từ của mệnh đề chính chia ở điều kiện hoàn thành (Perfect Conditional)

    E.g.1: If you had studied harder, you would have passed the exam.

    (Nếu tôi đã học bài chăm chỉ hơn, thì tôi đã thi đậu rồi.)

    E.g.2: If it hadn’t rained, I would have gone to school on time.

    (Nếu trời không mưa, thì tôi đã đến trường đúng giờ.)

    Tương tự như các loại trên, chúng ta có thể thay thế “would” bằng “might”. Khi thay thế might cho would/ could, độ chắc chắn của hành động trong câu sẽ giảm đi.

    E.g.3: If it hadn’t rained, I would have gone to school on time.

    (Nếu trời không mưa, thì tôi đã đến trường đúng giờ.)

    E.g.4: If it hadn’t rained, I could have gone to school on time.

    (Nếu trời không mưa, thì tôi có thể đã đến trường đúng giờ.)

    4. Câu Điều Kiện loại 0:
    Cách dùng câu điều kiện loại 0:
    Câu điều kiện loại 0 được sử dụng để diễn tả 1 sự thật hiển nhiên, chân lý hoặc thói quen tất yếu xảy ra. Bên cạnh đó, chúng còn có thể được dùng để yêu cầu, nhờ vả hoặc nhắn nhủ một mong muốn gì đó.

    Cấu trúc câu điều kiện loại 0:

    If + S + V(s/es), S + V(s/es)
    Với Câu Điều Kiện loại 0 trong tiếng Anh, cả hai mệnh đề chính và phụ đều được chia ở thì Hiện Tại Đơn. Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng “when” để thay thế cho “If” vì chúng đều có nghĩa như nhau.

    Trong trường hợp muốn diễn tả một thói quen, mệnh đề chính của Câu Điều Kiện loại 0 có thể xuất hiện thêm often, usually, or always,..

    E.g.1: If you put ice cream under the sun, it melts.

    (Nếu bạn đặt que kem dưới ánh nắng mặt trời, nó sẽ tan chảy.)

    E.g.2: If you have any troubles, call the police.

    (Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì, hãy gọi cho cảnh sát)

    5. Câu điều kiện loại hỗn hợp
    Cách dùng câu điều kiện hỗn hợp
    Ngoài các loại 0, 1, 2, 3, Câu điều kiện loại hỗn hợp là một trong những dạng ngữ pháp có mặt trong các đề thi THPT, IELTS hoặc TOEIC. Ở dạng này, công thức của câu sẽ được phối hợp giữa các loại trên. Theo đó, ta có cách dùng sau.

    • Câu Điều kiện Hỗn Hợp Loại 1: Diễn tả 1 sự việc xảy ra trong quá khứ nhưng hậu quả còn kéo dài đến hiện tại.
    • Câu Điều Kiện Hỗn Hợp loại 2: Diễn tả một 1 sự thật ở hiện tại ảnh hưởng đến trong quá khứ.
    Cấu trúc câu điều kiện loại hỗn hợp:
    Đã hiểu được cách dùng của câu điều kiện hỗn hợp, bạn hãy cùng WISE ENGLISH khám phá Công thức và Ví dụ để nắm rõ hơn nhé!

    Câu Điều kiện Hỗn Hợp Loại 1:

    If + S + had + Vpp/V(ed), S + would + V(inf) + .. (thường có trạng từ đi theo)
    Câu Điều kiện Hỗn Hợp Loại 2:

    If + S + V(ed), S + would/could/might + have + V(pp)/V(ed)
    E.g.1:
    If she hadn’t drunk too much last night, she wouldn’t be so tired now.

    (Nếu cô ấy không uống quá nhiều vào đêm qua, bây giờ cô ấy sẽ không quá mệt mỏi.)

    → Giả thiết trái ngược với hiện tại nhưng kết quả trái ngược với quá khứ)

    E.g.2: If I weren’t afraid of height, I would have traveled to the U.S by plane.

    (Nếu tôi không sợ độ cao, tôi sẽ đi du học đến nước Anh bằng máy bay.)

    → Diễn tả 1 sự thật ảnh hưởng đến quá khứ.

    6. Câu Điều Kiện dạng đảo:
    Ở Câu Điều Kiện loại 2, loại 3 và loại hỗn hợp trong tiếng Anh, người bản xứ thường dùng ở dạng đảo, cụ thể, các từ như should (câu điều kiện loại 1), were (câu điều kiện loại 2), had(câu điều kiện loại 3), sẽ được đảo lên đầu câu

    Công thức đảo Câu Điều Kiện loại 1:
    Should + S + V0, S + will + V0
    E.g:
    Should I go to school early, I will give my teacher this letter = If I go to school early, I will give my teacher this letter.

    (Tôi có nên đến trường sớm, tôi sẽ đưa cho giáo viên của tôi lá thư này = Nếu tôi đến trường sớm, tôi sẽ đưa cho giáo viên của tôi lá thư này.)

    Công thức đảo Câu Điều Kiện loại 2:
    Were + S + to + V0, S + Would + Vo
    E.g:
    Was I you, I would wake up early = If I were you, I would wake up early.

    (Tôi là bạn, tôi sẽ thức dậy sớm = Nếu tôi là bạn, tôi sẽ thức dậy sớm.)

    Công thức đảo Câu Điều Kiện loại 3:
    Had + S + V3/V(ed), S + Would have + V3/V(ed)
    E.g:
    Hadn’t it rained, I would have gone to school on time = If it hadn’t rained, I would have gone to school on time. (Trời không mưa, tôi đã đến đúng giờ = Nếu trời không mưa, tôi đã đến trường đúng giờ.)

    III. Các trường hợp khác trong câu Điều Kiện:
    1. Unless = If … not (Trừ khi…, nếu không)
    Unless được sử dụng để thay thế If not trong các loại câu điều kiện.

    • Ở câu điều kiện loại 1, ta có công thức:
    Unless + Hiện Tại Đơn
    E.g
    : You will be a good student if you don’t go to school late.

    = You will be a good student unless you go to school late.

    (Bạn sẽ trở thành một sinh viên tốt nếu bạn không đi học trễ.)

    • Ở câu điều kiện loại 2, ta có công thức:
    Unless + Quá Khứ Đơn
    E.g:
    If I weren’t ill, I would be at work.

    = Unless I were ill, I would be at work.

    (Nếu tôi không ốm, tôi sẽ làm việc)

    • Ở câu điều kiện loại 3, ta có công thức:
    Unless + Quá Khứ Hoàn Thành
    E.g:
    Our director would not have signed the contract if she hadn’t had a lawyer present.

    = Our director would not have signed the contract unless she had had a lawyer present.

    (Giám đốc của chúng tôi sẽ không ký hợp đồng nếu cô ấy không có luật sư trình bày.

    2. Một số cụm từ đồng nghĩa thay thế If:
    Trong một số trường hợp, chúng ta có thể thay thế If bằng 1 số cụm từ như: Suppose/ Supposing ( giả sử như), in case (trong trường hợp), even if (ngay cả khi, cho dù), without,..

    E.g.1: Supposing you wake up early, what will you do then?

    (Giả sử bạn dậy sớm, bạn sẽ làm gì sau đó?)

    E.g.2: Without water, life wouldn’t exist = If there were no water, life wouldn’t exist.

    (Nếu không có nước, cuộc sống sẽ không tồn tại.)

    3. Câu ao ước với wish / if only
    Giống với câu điều kiện, câu ao ước có chứa=a wish hoặc if only cũng có cấu trúc tương tự. Vì vậy, hãy cũng WISE ENGLISH khám phá tiếp tục phần ngữ pháp này nhé!

    Câu ao ước Wish ở hiện tại:
    Được sử dụng để diễn tả một mong ước về sự việc không có thật ở hiện tại, hoặc có thể là ngược lại so với thực tế.

    Công thức:

    S + wish(es) + S + V2/ V(ed)
    E.g.1:
    I wish I went to school on time.

    (Tôi ước tôi đến trường đúng giờ.)

    E.g.2: If only I didn’t wake up late I could go to school on time.

    (Giá mà tôi không thức dậy muộn thì tôi đa có thể đến trường đúng giờ.)

    Câu wish trong quá khứ:
    Công dụng: Diễn tả điều ngược lại so với thực tế đã ảy ra, hay nói cách khác là thể hiện ước muốn không có thật ở quá khứ.

    Công thức:

    S + wish(es) + S + QKHT
    E.g:
    I wish I’d studied harder when I was at school.

    (Tôi ước tôi học chăm hơn khi tôi còn ở trường.)

    Câu wish trong tương lai
    Cách dụng: Câu ao ước trong tương lai được dùng để diễn tả một mong ước gì đó trong tường lai. Ở trường hợp này, câu wish có thể không phải là mơ ước mà ước muốn.

    Công thức:

    S + wish (es) + S + would/ could + V1
    E.g:
    I wish I would be a doctor in the future.

    (Tôi mong ước trở thành bác sĩ trong tương lai.)

    Xem toàn bộ kiến thức tại đây:
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi chibao.des
    Đang tải...


Chia sẻ trang này