Cho mình thay mặt mecuabe trả lời được k? Theo như mình đoán, bé của bạn là bé gái ! So với các số đo về kg nặng và chiều cao của bé lúc bé được 4 tháng 5 ngày- được 6kg, 60cm theo tiêu chuẩn mới của bộ y tế thì hơi thấp 1 chút về kg nặng và chiều cao là 2 cm. TRong 3 tháng đầu, như số liệu bạn đưa kg nặng của bé cho thấy sữa mẹ thiếu chất béo, và chất đạm chưa đủ chất về năng lượng cung cấp cho bé nên bé tăng hơi ít vào tháng thứ 3. Nên nếu như bạn muốn duy trì thời kì cho con bú lâu hơn nên chú ý khẩu phần ăn về dinh dưỡng + thời gian nghỉ ngơi hợp lý cho bản thân. Đầu vào tức bạn ăn nhiều chất, ăn đủ dinh dưỡng thì nguồn sữa mẹ tiết ra cũng sẽ chất lượng. Về lịch ăn của bé , mình thấy cữ bé ăn mỗi bữa là hơi ít ! Tổng sữa CT của bé là 180 ml +sữa mẹ ( nhưng sữa mẹ theo như bạn nói là ít thì cũng k đủ tiêu chuẩn cho 1 ngày sữa của bé) Trong tháng của bé, lượng sữa của 1 ngày là 700- 900 ml / ngày tùy nhu cầu của bé . Bạn k thể lấy được chính xác mỗi bé ăn bao nhiêu vì bé nào nghịch nhu cầu ăn sẽ nhiều hơn bé ít nghịch ít hoạt động Và bé cũng sắp chuyển sang giai đoạn ăn dặm nên bạn cố gắng tăng lượng sữa cho bé mỗi lần và dãn thời gian ra. Tăng bằng cách 5ngày -1 tuần mỗi lần bạn tăng từ 5 ml / 1 lần chứ tuyệt đối k tăng đột ngột quá nhiều và ép bé Con gái mình mỗi lần bú chỉ được 40 ml , mình đã kiên trì rất nhiều và hiện bé bú lên đc 100 ml Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất và hoàn hảo nhất cho trẻ em. Nhưng không thể là thức ăn duy nhất khi trẻ đã khôn lớn. Trẻ có nhu cầu năng lượng cao hơn, trẻ khôn hơn cần một sự giao tiếp với thế giới chung quanh bao gồm cả thế giới của những loại thức ăn đa dạng và phong phú từ thiên nhiên. Đó chính là thời điểm cần cho trẻ ăn dặm. Ăn dặm giúp đảm bảo cho việc tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ, giúp trẻ hòa nhập vào nếp ăn uống thường xuyên tốt nhất cho trẻ sau này. Thời điểm tốt nhất bắt đầu cho ăn dặm là 6 tháng, nhưng từ 4 tháng tuổi, đã có thể tập từ từ cho trẻ quen với muỗng và thức ăn đặc hơn sữa. Đương nhiên, trong thời gian tập làm quen với thức ăn mới, Sữa vẫn là nguồn cung cấp năng lượng toàn bộ cho trẻ. Bé nhà bạn hiện nay 4 tháng 11 ngày, bạn có thể mua thêm bột sữa dành cho bé 4 tháng để tập mỗi ngày 1 ít và theo dõi phản ứng ( đi ngoài ) của bé Còn về thời gian ngủ mình thấy bé hoàn toàn bình thường. Giấc ngủ tốt nhất cho trí não và phát triển chiều cao khi bé ngủ ngon, ngủ sâu là từ 11h đêm-2h sáng ( cố gắng để bé ngủ sâu vào khoảng thời gian này nhé ) .Còn cách rèn thói quen ngủ cũng fai kiên trì k được nóng vội. Nhưng nếu buổi trưa hoặc chiều bạn có thể cho bé ngủ chừng 30p để hệ thần kinh bé được nghỉ ngơi thư giãn, như thế sẽ tốt cho trí não của bé ! Chúc mẹ con khỏe! Đừng lo lắng sốt ruột mà mất sữa như mình, khổ thân con. Mẹ nói nhé !
Mình k biết topic này nên mở topic mới - Thảo luận về chế độ ăn dinh dưỡng của bé K biết có nên gộp vào cùng hỗ trợ với mecuabe k nhỉ
Cho mình mạn phép trả lời, nếu hợp lý các mẹ vote cám ơn cho mình nhé C Còn nếu sai các mẹ có thể cùng trao nhau đổi để sửa Bạn cũng k nói rõ con bạn là gái hay zai nhưng kg nặng của bé là bình thường ( Đừng so sánh với các mẹ nuôi con sumo mà hoang mang vội nhé .Quan trọng là bé khỏe về thể chất và trí não ) Thứ 1 - mẹ nó có thể ghi chi tiết hơn về giờ ăn của con được k? Còn mình chung chung những bé trong giai đoạn này :bé đã làm quen với quá trình ăn dặm vài tháng. Bạn chỉ nên lưu ý tạo thời gian ăn uống cho bé thật vui vẻ, tránh ép bé ăn khi bé không đói. Bé rất hào hứng với việc ăn bốc hoặc dùng thìa nhựa tự xúc thức ăn. Đây là phương pháp tự nhiên để bé học cách tự ăn một mình cũng như thử hương liệu món ăn mới. Tất nhiên, nếu bạn để bé tự ăn, bé sẽ nhanh chóng tạo ra một đống hỗn độn trên sàn nhà đi kèm với việc vấy bẩn quần áo. Bạn cũng không nên quá lo lắng về điều này mà ngăn cản bé học ăn. Tốt nhất, bạn nên cho bé tự ăn trên một tấm thảm nhựa hoặc đặt bé trên ghế riêng. Thời điểm này, kỹ năng điều khiển bàn tay của bé chưa thành thạo. Chính vì vậy, bé sẽ liên tục làm rơi thức ăn và thích cúi xuống để nhặt đống đồ ăn này. Bé cũng chưa đủ nhận thức để phân biệt được thức ăn bẩn và thức ăn sạch. Nếu bạn lo lắng về vấn đề vệ sinh, bạn nên trải một tấm thảm nhựa sạch xuống sàn và để bé tự do nhặt đồ ăn rơi vãi. 9-12 tháng tuổi là giai đoạn bé cần ăn dặm thật đa dạng vì lúc này lượng sữa mẹ hoặc sữa bình ở các bé sẽ bị giảm thiểu. Một tuổi trở lên, bé có thể ăn 3 bữa chính một ngày cùng các thành viên khác trong gia đình. Tuy vậy, bé vẫn cần những bữa phụ giữa các bữa chính hoặc trước giờ đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển. Đây cũng là khoảng thời gian phù hợp để bạn giúp bé làm quen với cốc uống nước (hoặc uống sữa). Giai đoạn này bé rất dễ bị nghẹn nếu ăn, uống không đúng cách. Bạn không nên đưa cho bé những loại thức ăn có hình dáng nhỏ như bỏng ngô, hạt lạc, kẹo viên, bánh quy, nho hoặc những lát carrot cứng. Nên hấp chín những loại rau, củ thật mềm và xắt lát nhỏ cho vừa miệng bé để tránh bé bị hóc thức ăn. Ngoài ra, bạn nên cho bé ngồi khi ăn để tránh bị nghẹn. Về lịch ăn, mỗi con 1 thể trạng, 1 sức hấp thu khác nhau nên việc lựa chọn thực phẩm, số lượng và cách nấu thì bạn lựa theo con nhé. Còn về thời gian thì lý tưởng nhất là giữa các bữa sữa kế nhau, nên cách 3h. Giữa các bữa bột/cháo nên cách 4h. Thời gian này cũng còn tùy thuộc vào sức ăn của bé mỗi bữa nữa, không thể để khoảng cách thời gian của bé ăn mỗi bữa 60ml bằng bé ăn mỗi bữa 200ml sữa được, với bột/cháo cũng thế, vì vậy,lịch ăn của mẹ nó chưa chi tiết nên mình chưa thể tư vấn được hơn Cám ơn mẹ nó nhiều !
Thực ra mình nghĩ mọi người vào đây để trao đổi và nghe được lời khuyên của các chuyên gia. Mình định nói là "bạn cứ nói tiếp đi" nhưng thôi bạn mở topic mới đi. Dù đây không phải là lần đầu nuôi con nhỏ nhưng mình vẫn rất quan tâm đến những chủ đề bổ ích như thế này
mình nghĩ là" chuyên gia " chắc k có thời gian ngồi đọc và trả lời thế này đâu Chúng ta là những người mẹ yêu con và quan tâm đến sức khỏe của con cái - cùng nhau trao đổi thôi ! mình cũng là 1 người mẹ có con nhỏ - con là mối bận tâm duy nhất hiện nay nên mình dành nhiều thời gian để tìm hiểu về cách dạy và nuôi con Nhưng vì đây là topic k phai của mình và mình mới tham gia vào mục này nên sợ " ảnh hưởng " tới người khác Có j k phải mọi người bỏ qua nhé . Còn nếu như mẹ mecuabe cho phép. Mình cùng tham gia thảo luận chung ở topic của mẹ nó ! :tonqe:
VẬy mình sẽ trả lời cho mẹ Bống bang nhé ! TRước hết ! Mẹ nó ngừng lo lắng và đọc bài dưới đây : Biếng ăn là một tình trạng phổ biến hay gặp hiện nay ở trẻ em, càng ở những gia đình quá quan tâm đến ăn uống của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều thì trẻ lại càng biếng ăn. Vậy như thế nào thì gọi là trẻ bị biếng ăn? Dựa vào 3 yếu tố sau : - Thời gian trẻ ăn trong một bữa. - Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày. - Trạng thái tinh thần của trẻ trong bữa ăn. Bình thường một bữa ăn của trẻ kéo dài khoảng 15 – 20 phút tối đa là 30 phút, trẻ được coi là biếng ăn khi thời gian kéo dài trên 30 phút. Số bữa ăn và lượng ăn phụ thuộc vào tuổi của trẻ, ví dụ trẻ 1 tuổi cần ăn 3 – 4 bữa cháo (bột)/ngày + 500ml sữa nếu trẻ chỉ ăn được 2 bữa hoặc và ít hơn 250ml sữa/ngày thì được coi là biếng ăn. Khi trẻ ăn ngon miệng; trạng thái tinh thần của trẻ vui vẻ, hào hứng; khi ăn hợp tác tốt với người cho ăn, còn trẻ biếng ăn thì thường gào khóc, không há miệng, quay mặt đi ... Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn của trẻ: Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nhóm nguyên nhân chính sau đây: - Trẻ bị bệnh: Tất cả các bênh nhiễm khuẩn đều gây ra chứng biếng ăn, dù là nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính như viêm V.A, viêm tai, viêm đường hô hấp, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, các bệnh cúm, ho gà...tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột, viêm gan, các bệnh đường mật, một số bệnh lý toàn thân khác : còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu vitamin..) Ngay cả khi mọc răng trẻ cũng có thể biếng ăn: biếng ăn xuất hiện mấy tuần lễ trước khi mọc răng, khi răng đã nhú khỏi lợi trẻ lại ăn bình thường. - Do sai lầm về ăn uống: do thay đổi chế độ ăn, trẻ chưa quen với món ăn mới, cai sữa đột ngột hoặc quá chậm, cho trẻ ăn quá nhiều khiến trẻ không tiêu hoá hết thức ăn ăn vào, ăn quá ít, chế độ ăn không cân đối, cách chế biến thức ăn không hợp với khẩu vị của trẻ, bắt trẻ ăn một loại thức ăn trong nhiều ngày, nhiều tuần, cách chế biến không phù hợp với lứa tuổi của trẻ. - Do yếu tố tâm lý: Thường gặp ở các gia đình quan tâm lo lắng quá mức đến bữa ăn của trẻ, bắt trẻ ăn quá nhiều. Người cho ăn có thái độ không đúng: đánh đập, bóp mồm, bóp mũi trẻ, biến bữa ăn của trẻ thành nỗi sợ hãi kinh hoàng ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, mỗi khi nhìn thấy bát bột, bình sữa là trẻ đã sợ hãi. Ngoài ra yếu tố tâm lý còn do thay đổi môi trường sống, thay đổi người chăm sóc trẻ. - Chứng biếng ăn do nguyên nhân tâm thần: rất ít gặp, chỉ chẩn đoán khi đã loại trừ các nguyên nhân kể trên, chứng biếng ăn xuất hiện sớm trong vòng 2- 3 tháng đầu, trẻ không chịu ăn uống gì, giãy giụa kêu khóc, ngoài bữa ăn trẻ hoàn toàn bình thường : thông minh nhanh nhẹn, hiếu động, nhưng dễ xúc cảm. Hiện nay người ta coi chứng này như là một “phản ứng chống đối” của đứa trẻ với gia đình. Nói chung các nguyên nhân gây biếng ăn thì rất nhiều và thay đổi tuỳ theo tuổi, cần thăm khám kĩ thì mới tìm được nguyên nhân xác thực. Tình trạng biếng ăn lâu dài ảnh hưởng như thế nào đối với sức khoẻ và sự phát triển của trẻ? Nếu biếng ăn lâu dài, trẻ sẽ bị thiếu các chất dinh dưỡng dẫn đến chậm phát triển cân nặng, chiều cao, suy giảm miễn dịch dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu máu, còi xương và hậu quả cuối cùng là bị suy dinh dưỡng. Biếng ăn khiến trẻ gầy yếu và một trẻ gầy yếu do biếng ăn thì càng biếng ăn hơn. Giải quyết mâu thuẫn này như thế nào? Biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, khi trẻ bị suy dinh dưỡng lại càng biếng ăn hơn nó tạo thành một vòng xoắn bệnh lý rất khó điều trị. Vì vậy khi trẻ mới biếng ăn phải tìm cách khắc phục ngay, không nên để tình trạng biếng ăn kéo dài ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Khi trẻ biếng ăn không nên cho trẻ nhịn ăn, càng nhịn ăn trẻ càng biếng ăn hơn, vì khi nhịn ăn men tiêu hoá không được tiết ra làm cho tình trạng biếng ăn càng trầm trọng. Nên cho trẻ ăn ít một nhiều bữa trong ngày, thay đổi cách chế biến, thay đổi thường xuyên các món ăn đa dạng trong ngày. Cho trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân biếng ăn ở trẻ điều trị kịp thời.
và mẹ nó đọc tiếp phần này và sau đó mẹ nó có thể ghi rõ lịch ăn của bé để mình có thể tư vấn kĩ hơn đc k ? Chúc mẹ nó sớm bình tĩnh ! Có những đứa bé thực sự ăn vừa đủ theo tuổi và kích cỡ cơ thể của nó nhưng do nhận thức sai lầm của ba mẹ, cứ tưởng nó biếng ăn và việc điều trị không đúng cách làm trẻ trở thành biếng ăn thật. Con biếng ăn, bổ sung ngay enzym tiêu hóa Có thể bắt gặp rất nhiều câu hỏi kiểu “Con trai tôi được 10 tháng tuổi, cân nặng 9kg, chiều cao 75cm, như vậy bé có bị suy dinh dưỡng không?”, “Con gái tôi được 5 tháng tuổi, nặng 10kg, cao 77cm, xin hỏi chiều cao và cân nặng như vậy có đủ chuẩn không?... và câu trả lời của các chuyên gia dinh dưỡng đương nhiên là: “Chiều cao, cân nặng của cháu bình thường, trong mức cho phép”. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh này vẫn mong muốn bác sĩ tư vấn để làm sao con bớt lười ăn, ăn nhanh hơn… bởi họ đã dùng nhiều cách, từ thay đổi chế độ ăn, tỏ thái độ đến dùng các loại thuốc, men tiêu hóa hỗ trợ mà không ăn thua. Điều này giải thích tại sao, chỉ cần vào google và gõ chữ “điều trị chứng biếng ăn của trẻ”, ngay lập tức sẽ hiện lên hàng trăm nghìn bài viết liên quan đến chủ đề này. Nó chứng tỏ đây là vấn đề luôn nhận được sự quan tâm nhiều gia đình và xã hội. Và không ngạc nhiên khi ỷ lệ trẻ biếng ăn ở Việt Nam được công bố là chiếm tới 38%. Tuy nhiên, có một sự thật là rất nhiều các bậc phụ huynh sau khi nghe những lời tư vấn từ các chuyên gia hay thậm chí là cả các cơ sở y tế về dinh dưỡng đã tỏ ra thất vọng vì không đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì sao vậy? Trong số các phương pháp điều trị chứng biếng ăn của trẻ đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin truyền thông cho thấy, có một tỷ lệ lớn gợi ý về việc cần bổ sung các enzym tiêu hóa. Chẳng hạn như: Trẻ nhỏ với hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh…Các enzym tiêu hóa được tiết ra ít, chưa đủ để thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Điều này gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như bị đầy hơi, chướng bụng, ăn vào lại ói ra, ăn không tiêu dẫn đến biếng ăn. Chính vì vậy, cần cải thiện tình trạng tiêu hóa ở trẻ bằng việc cung cấp các enzym tiêu hóa giúp phân rã, tiêu hóa hết lượng thức ăn trong bụng trẻ, làm trống ống tiêu hóa, tạo cho trẻ cảm giác nhanh đói… Hoặc là “dùng men tiêu hóa là một trong những vũ khí lợi hại”; “Các bà mẹ cần dùng đến sự hỗ trợ của men tiêu hóa vì nó giúp cơ thể tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, làm cho trẻ chóng đói, muốn ăn và ăn ngon miệng… Điều đó khiến cho nhiều người có sự liên tưởng rằng khi biếng ăn là phải nghĩ đến việc bổ sung enzym tiêu hóa! Đây chỉ là một vài ví dụ cho thấy “tầm quan trọng” của các enzym tiêu hóa đối với chứng biếng ăn trên các phương tiện truyền thông. Và đằng sau nhiều tư vấn đó, đã được các doanh nghiệp khéo léo tận dụng để lồng ghép “sản phẩm” của mình. Bé biếng ăn là do không... thấy đói. “Hầu hết là do sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng” Không phủ nhận những lợi ích mang lại từ việc sử dụng các sản phẩm chứa enzym tiêu hóa, song điều quan trọng là để điều trị chứng biếng ăn của trẻ thì cần phải tìm đúng nguyên nhân. Một vị giáo sư có uy tín trong lĩnh vực nhi khoa ở Việt Nam cho rằng: hiện nay, nhiều cơ sở tư vấn và điều trị chứng biếng ăn ở Việt Nam đã có phần lạm dụng các enzym tiêu hóa. Và việc điều trị như vậy trên thực tế nhiều trường hợp là không đúng. Trên thực tế, có thể do nhiều nguyên nhân khác. Chẳng hạn như ngày nay, do ít con nên những người làm mẹ và các phụ nữ nói chung dành tình thương và sự chú ý dành cho con của mình nhiều hơn. Sự quan tâm này đôi khi là do áp lực. Có thể thấy rất nhiều băn khoăn về chiều cao cân nặng của con và có cảm giác con mình lười ăn trong khi thực tế, đối chiếu với bảng chuẩn, cân nặng và chiều cao của bé hoàn toàn bình thường. Thứ hai là do học hỏi, biết nhiều hơn về kiến thức, rồi qua sách báo nên khi người mẹ so sánh bản thân mình với những người mẹ khác, tự nhiên mặc cảm là có lỗi nếu như mình không có làm điều gì đó đúng đắn cho con! Một điều dễ nhận thấy là các bà mẹ thường so sánh ngầm về chiều cao và cân nặng của con với các bạn cùng trang lứa của con. Và nếu con mình thuộc diện hơi “thấp còi” so với chúng bạn là cũng đủ khiến nhiều bà mẹ mất ăn mất ngủ, tìm mọi cách để mong con tăng cân, tăng chiều cao. Thực tế, không phải đứa trẻ nào cho dù cùng lứa tuổi cũng có nhu cầu ăn uống giống nhau cả về lượng cũng như về chất. Tuy nhiên, không ít cha mẹ lại căn cứ vào sự không giống nhau ấy để đem ra so sánh. Một nguyên nhân khác là có thể chắc hẳn trong quá khứ có chuyện biếng ăn nhưng vì hồi đó ít chọn lựa hơn nên thường người ta cứ để mặc cho nó trôi qua. Còn bây giờ họ làm tới nơi tới chốn. “Điều đáng nói là chúng ta cũng thấy tỷ lệ 38% có vẻ hơi bị thổi phồng lên do nhận thức không đúng của ba mẹ việc biếng ăn của con mình. Có những đứa bé thực sự ăn vừa đủ theo tuổi và kích cỡ cơ thể của nó nhưng do nhận thức sai lầm của ba mẹ, cứ tưởng nó biếng ăn”, GS.TS Russell J.Merritt, Ban điều hành Hội công thức dinh dưỡng Hoa Kỳ, Giám đốc Y khoa dinh dưỡng hỗ trợ và tiêu hóa bệnh viên Nhi Los Angeles, khẳng định. Theo GS.TS Nguyễn Công Khanh, Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký hội nhi khoa Việt Nam giải thích thêm: “Biếng ăn của trẻ là một vấn đề tập hợp về hành vi, mặt khác còn do vấn đề bệnh lý của trẻ”. Các bậc cha mẹ có thể không biết hành vi dỗ dành, hay đe dọa, ép trẻ ăn, quan tâm hoặc thờ ơ thái quá đến chuyện ăn của trẻ có thể vô tình làm trầm trọng thêm vấn đề. Trong mọi trường hợp, không nên bắt buộc trẻ em ăn vì điều này còn nguy hiểm hơn là sự suy dinh dưỡng. Không nên cho trẻ giải trí trong bữa ăn như vừa ăn vừa xem tivi, đọc sách hay chơi đồ chơi. Bởi khi bị phân tâm, trẻ sẽ không chú ý đến các dấu hiệu đói và no từ chính cơ thể mình nữa. Về bệnh lý, có thể trẻ bị chứng khó nuốt, những vấn đề liên quan đến tiêu hóa, trẻ bị nôn hay thường xuyên bị trào ngược, một số những biểu hiện đau dễ nhận biết, trẻ còi, thậm chí có những dấu hiệu về tim mạch mãn tính... “Theo cảm giác của tôi, biếng ăn của trẻ hầu hết là do sai lầm về phương pháp nuôi dưỡng cả một quá trình. Chẳng hạn như: trẻ ăn uống không đúng độ tuổi, ăn không căn cứ vào nhu cầu mà cứ tùy tiện hoặc theo một thời gian biểu quá chặt chẽ, thiếu kiến thức về chế biến thức ăn… ”, GS Khanh nhận định.
Bancuabe xem giúp mình lịch ăn của bé nhà mình với, Bé nhà mình 9 tháng tròn CN: 8.9kg, CC 75cm 7h: 180 sữa 10h: 2/3 bát bột 12h: sữa chua hoặc váng sữa 14h: 1/2 bát bột 18h: 2/3 bát bột 21h: 180 sữa
bé nhà mình sinh 4/12/2009,hiện bé được 9kg rưỡi, dài khoảng 68cm bé ăn 1 bữa bột hip lúc 10h sáng và 1 bữa bột mặn lúc 7h tối, ngoài ra uống khoang 10 bữa sữa similac/24h , bé nhà mình ăn như vậy liệu có quá nhiều không? cân nặng và chiều cao có bt không? Bé trai nhé
Bạncuabe ơi giúp mình với, tình hình là rất tình hình rồi đây. Con bé nhà tớ tự dung 10 ngyaf nay chẳng chịu ăn gì cả (10th - 8.7kg - 74cm). cách đây mấy hôm nó bị sốt mất một 2 hôm, tớ nghi là nó sotts mọc răng vì tớ thấy 2 cái lợi răng nanh phía trên sưng đỏ. tớ vẫn cho nó ăn ngày 3 bữa (giờ là cơm nát vì tư dưng nó ko bột ko cháo mà thích cơm), mỗi bữa chỉ dăm miếng mà chỉ ăn cơm ko thôi, ko ăn thức ăn. Sữa thì uống tầm 7-800ml/ngày. tớ đang nghiền bi cho uống, ngày 1v, mới có 1 hôm nên chưa thấy tác dụng. Bạn tư vấn giúp tớ với, tớ đang rất lo lắng. tks bạn.
Topic rat hay. Bác chủ topic rất hay cười: Cảm ơn bác nhé, em đọc 1 lúc liên tục 15 trang mỏi mắt quá nên tạm nghỉ, sẽ đọc dần À, em hỏi bác 1 xíu nhé: Em có 2 cô con gái sinh đôi được 16 tháng, mỗi cháu nặng xấp xỉ 10kg và cao tầm 78cm, cháu mới có 6 cái răng và mọc chậm từng cái một, hay ra mồ hôi trộm lắm bác ạ Cháu ăn ngảy 3 bữa cháo (8h,11h30,18h) và có 2 bữa sữa)(15h,21h) (mỗi lần 210ml)+1 bữa sữa chua(10h) Như vậy có ít quá không a? Em có 1 cháu bị lưỡi bản đồ , liệu điều đó có ảnh hưởng đến ăn uống và tiêu hóa của cháu không bác nhỉ? Cảm ơn bác nhé
chị ơi, bé nhà em 7 tháng rồi, em cho 1 ngày 1 bữa bột mặn thôi,vào buổi trưa 12h, trộm vía bé ăn đc 220ml, nhưng 5,6 tiếng sau em cho bú bình mà bé vẫn ko ăn, nhiều khi còn ộc ra cả bữa bột từ trưa! chính vì thế 1 ngày bé chỉ ăn 1 bữa bột và 3 bữa sữa, có hôm chì 2 bữa thôi ạ! chị xem giúp em bé ăn như thế này có ổn không nhé: 9:30-10h: 160-180ml sữa 12h: 200ml cháo 4h: sữa chua 50g 7h30: 160-180ml sữa 10h30-11h: 160-180ml sữa đêm đến 9h am: bú mẹ mặc dù sữa em còn rất ít, chắc chỉ gọi là thui! em cảm ơn chị!
hic hic con nhà mẹ này còn chịu uống sữa chứ con nhà em nhất quyết chỉ bú mẹ thôi cố nhồi cho uống sữa cũng chỉ được 80ml mọi ngày ăn 2 bữa bột nhưng dạo gần đây chẳng hiểu sao ăn cứ hay bị chớ. bạn của bé xem giúp em với nhé. Trước bé ăn: 7h30:bú mẹ hoặc 80ml sữa 10h: bột,1 bát ăn cơm 12h:bú mẹ 2h30 hoặc 3h: 80ml sữa,sũa chua, 1/2 bát bột sắn 5h:an bột 8h:80ml sữa Đêm chỉ bú mẹ thôi Nhưng từ hôm bé bị viêm phế quản uống kháng sinh 7 ngày thì rất dễ bị chớ có ngày cứ ăn là chớ Em chán nản quá ko biết làm thế nào cả hôm nay em chia nhỏ bữa ăn ra và cho bé ăn thành 3 bữa bột 9h,3h,7h.THì cả ngày ko thấy chớ nữa nhưng đến bữa tối thì bé nhất định ko chịu ăn mình cố nhồi cho ăn thì ăn được 1/2 bát lại chớ ra. Mình thật sự bị STREESS luôn Bạn của bé giúp mình với phỉa làm sao đây có phải cho bé đi khám ko ah mà bé bị ngat mũi 1 tháng nay chẳng khỏi gì cả
Bạn của bé xem cho em lịch ăn dặm của bé nhà em nhé: Bé ABu được 7 tháng. 8h: 120 sữa 11h: hơn miệng bát bột (mỗi bát bột em cho thêm một cục fomai vuông nhỏ) 1h: sữa chua 1 hộp 3h: 120 sữa 5h: hơn miêng bát bột 8h: 120sữa Đêm bú mẹ 1-2 lần. Thi thoảng bé nhà em không chịu ăn sữa bột em làm sữa đậu nành cho bé ăn. Hoa quả thì em cho ăn lung tung nhưng không trước hai bữa bột. em hỏi nến cho bé ăn quá nhiều fomai thì có tốt không vì bé nhà em hơi bị còi xương. Bé 7 tháng thì đã ăn được đồ biển chưa a?
các chị giúp em với . em bé nhà em đc 4 tháng 20 ngày rồi mà chẳng chịu ăn j cả . em có mua bột hipp cho ăn thử rồi đun nước cháo nhưng đành chịu thua. cứ cho ăn là khóc hiện giờ bé chỉ bú mẹ mà bé nặng có 6kg thôi bé như cái kẹo ý . mẹ thì sót ruột mà con thì ko chịu ăn . các chị có kinh nghiệm giúp em với . bé nhà em là bé gái
Chào bạn, Bông nhà mình cũng như bé nhà bạn, cũng là bé gái, lúc 4 tháng 7 ngày cũng cân được 6kg - bé xíu xiu - và cũng ăn rất ít. Mình cũng đã từng rất stress vì việc này. Nhưng trộm vía, dạo này Bông chịu ăn hơn hẳn (mặc dù so với các bé khác và so với chuẩn vẫn là thuộc diện ăn ít). Bé mình giờ tròn 5 tháng và đã được 7 kg rồi đấy! Đúng là các bé khi thế này, khi thế khác, chẳng biết đâu mà lần, trẻ con thay đổi từng ngày mà! Quan trọng là bạn thấy bé vẫn mạnh khỏe, vui vẻ, phát triển bình thường là được rồi, đừng căng thẳng quá, ảnh hưởng đến sữa mẹ, lại không tốt cho con! Bé nhà bạn mới 4 tháng 20 ngày, nếu bé chưa chịu ăn bây giờ thì bạn cũng đừng nên ép bé, 1, 2 tuần sau bạn hãy thử lại (bạn xem lại lời khuyên của bancuabe và kinh nghiệm của các mẹ khác ở những trang đầu í). Mình mới cho Bông nhà mình tập ăn dặm được 4 ngày thôi (cũng ăn bột của Hipp), mỗi lần chỉ ăn chút xíu à (10 đén 20 ml thôi)... Mình hiểu tâm trạng của bạn vì mình cũng đã từng như thế, cố lên bạn nhé!