CHƠI MÀ HỌC, HỌC MÀ CHƠI Việc dạy một bé 1-2 tuổi hiểu và biết truyền đạt lại cho người lớn như muốn ăn, muốn uống, muốn ngủ, muốn đi vệ sinh , chúng ta nên bắt đầu từ đâu.Đó là thắc mắc và mong muốn của không ít các cha mẹ trẻ, dưới đây là kinh nghiệm của người đã hướng dẫn trẻ " học qua cách chơi"...từ đó hình thành tư duy , suy nghĩ ,ngôn ngữ rất tốt để trẻ nhỏ - Từ hai , ba tháng các bạn nên cho con quen với nhịp dứt khoát , mạch lạc: tập tay chân kèm theo đếm 1-2 ;1-2 cho con nghe... Dần dần bé sẽ quen với nhịp điệu phản xạ tốt và bé rất nhanh nhẹn. -Khi bé ăn dặm là lúc bé bắt đầu nhận biết về các con số, bạn có thể dùng ngón tay ra hiệu : 1 thìa , 2 thìa, 3 thìa, bé sẽ ngồi ăn trật tự khi chúng ta tập cho bé một thói quen vui vẻ không áp lực khi ăn. -Khi bé biết chơi các trò với đồ chơi, chúng ta có thể kết hợp nói khi đặt đồ chơi theo hướng: Con hãy quay sang trái,sang phải, quay lại, ngẩng mặt lên, nhìn về phía trước, vv , các con sẽ học và phát triển ngôn ngữ hơn là chúng ta để mặc con chơi , hoặc chỉ lo giữ cho con không ngã. -Khi con biết cầm ,nắm , buông ném ...chúng ta có thể vừa chơi vừa nói cùng con:con tung ra nào, con ném ra xa đi, con làm rơi rồi, con đỡ lấy ... và bạn sẽ ngạc nhiên khi bé hiểu rất nhanh thế nào là ném, thế nào là tung, thế nào là rơi vv. - Dạy trẻ màu sắc và hình khối cũng rất dễ khi bạn nói: con đến chỗ hình vuông, chỗ có màu đỏ, chỗ có màu vàng, con ăn cháo bằng bát màu hồng... Bạn hãy kết hợp nhắc vào trong lúc nói cùng con, việc nhận biết loãng , đặc, cứng mềm, khô ướt cũng tương tự và bé sẽ biết rất tốt các hình khối và các dạng của đồ vật và đồ ăn: bạn sẽ ngạc nhiên khi con đòi: con uống nước, con ăn xôi, con thích hình tròn này hơn hinh chữ nhật mà không nặng nề : con ngồi xuống đây mẹ dạy. -Để một bé học thế nào là tối là sáng, mặt trăng mặt trời, ta không thể dạy ngay được, nhưng hãy nói với bé về mặt trời khi con thức dậy, trời đã tối khi con đi ngủ... Bạn đã dậy con biết về ngày và đêm qua cách bạn dỗ con... Những khái niệm đó rất cần cho các bé và việc này liên quan mật thiết đến sinh hoạt điều độ của trẻ. - Khi cho tập đi, không đơn thuần giữ và dắt trẻ, các bạn hãy nói: tiến lên phía trước, bước sang trái, sang phải, con lùi về phía sau, con quay lại... Vv . Có thể nói: con còn ba bước nữa là đến , con đi được mười bước, cố lên nhé..vv..điều này bạn đã dạy con biết về khoảng cách rất tốt và một trẻ sẽ luôn biết cố gắng ... -Không thể đợi con bị ngã, bị kẹp tay, bị bỏng , bị đổ vỡ đồ chúng ta mới lo dạy: con sẽ bị ngã nếu bước tiếp- cánh cửa này sẽ làm kẹp tay con- nếu làm rơi nó sẽ vỡ tan tành- nó bốc khói và sẽ làm con bỏng... Cũng chỉ là cách nói chuyện đơn thuần, nhưng trẻ sẽ có tư duy tốt hơn khi trực tiếp biết về môt hiện tượng như trơn trượt, va đập, nhiệt nóng. Từ đó sẽ phát triển ngôn ngữ rất tốt hơn là các bạn dạy từ ngữ cho con. -Vấn đề bài tiết cũng rất cần sự khích lệ của người lớn: thay vì khi trẻ tè dầm hoặc bịch ra quần, chúng ta gắt gỏng lo đi dọn rửa, các câu nói rất cần như: không được rồi, con có thấy bẩn không? Có có thấy mùi không? Bạn đã dạy con phân biệt mùi và sạch bẩn lúc này... Hãy đưa trẻ đến đúng chỗ của bé và chỉ cho con biết lúc bình thường: con tè ở đây nhé, con sẽ xả cho mẹ xem nào! Vv -Khi khách đến nhà hoặc cho con đến làm khách nhà ai đó, thay vì bắt con khoanh tay ạ, chào, bạn nên giới thiệu: hôm nay tôi cho con đến chơi nhà chị. Con có biết bác A không, trước con đã gặp bác chưa nhỉ, hôm qua mẹ đã hẹn bác và chúng ta vào thôi. Tư duy không thể nhồi nhét, tình cảm lại không nên ép và những bài giao tiếp một cách tự nhiên sẽ khiến các bé luôn tự tin hơn là bắt ôm người lạ, bắt thơm má, chuyển samg tay cho người khác bế: bạn hãy thử các cách như vậy và ngạc nhiên về nét giao tế ở trẻ lên hai : đáng yêu và rất tự tin chỗ đông người! - Nếu các bé sa đà vào các máy điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử , điện thoại, tuyệt đối không nên giằng co hoặc cau có lấy lại: hãy nói với bé mẹ đang có việc cần dùng, cần nạp pin. Lúc này bạn dạy con chuyển tiếp linh hoạt bằng các câu nói , để trẻ hiểu là không bị tước đoạt mà là tạm dừng, thuyết phục trẻ và trẻ sẽ quên ngay sau 1 phút.... Có con là một hạnh phúc của cha mẹ, nhưng dạy con lại là một thiên chức tối quan trọng của chúng ta... Đừng đổ lỗi và so trẻ này với trẻ khác, hãy cố gắng giúp con phát triển để hoà nhập, phát triển tốt hơn về thể chất, ngôn ngữ, kỹ năng sinh hoạt... Chút kinh nghiệm để các bạn tham khảo và đừng nghĩ là cái gì to tát nhé... Bé nào cũng như bé nào thôi!
Sự khác biệt có thể đến từ những chi tiết rất nhỏ. thay vì chỉ gắt, mắng thì nói thêm vài câu như bác chia sẻ thì chắc trẻ sẽ hiểu vấn đề hơn nhiều. Tks những kinh nghiệm rất hay của bác.
Cảm ơn cmt khi đọc bài viết, cũng có nhiều cha mẹ rất chú trọng cho ăn , cho con điều kiện vật chất đầy đủ nhưng lại bỏ qua những cái rất nhỏ đấy cháu à. Trông trẻ cần cho trẻ thấy như đc chơi cùng trẻ sẽ tiếp thu rất tốt!
Mình là người rất hay quan sát và thực tế đã nuôi dạy rất nhiều cháu , con, nay là cháu nội nên muốn chia sẻ đến các mẹ đang nuôi con nhỏ
Khi bạn chú ý dạy con ... Những vấn đề cơ bản sẽ làm bạn rất nhàn cho thời gian tiếp theo và động lực khiến bạn làm tốt đến khi con bạn trưởng thành...
Cu tí nhà m giờ gần 20thang rồi mà còn chưa biết nói,mới bập bẹ như bé 11thang. Nhiều khi nản nhưng phải cố gắng từng chút 1 các mẹ ạ.
Mình hiểu mn ah. Dạy con là 1 quá trình, có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các giai đoạn. Cần phải có sự nhất quán trong phương pháp, trẻ con bây giờ nhạy cảm hơn xưa, không cẩn thận là bị các bé ấy bắt nạt ngay!
Các bé bây giờ hay giở bài bắt nạt bố mẹ và hay ăn vạ nếu được nuông chiều quá,vì vậy khi dạy bé nếu bố hay mẹ đã có ý kiến thì dù đúng hay sai thì người kia đừng tham gia ý kiên strái ngược nữa, dần dần bé sẽ quen vứoi bài ăn vạ
He he, nay mnhf đã là bà của hai cháu, nhìn lại những năm 1988-1990 bị mọi người cho là không tình cảm với con... Nay cac con chỉ mng mẹ dạy cháu như dạy bọn con ngày trước...
Các bạn có thể chưa nhiều kinh nghiệm bằng bọn tớ( tớ nay 52 tuổi) rất chú ý mở khẩu hình cho các cháu khi 5-6 tháng, các trò chơi dân gian như ú oà, ù à ù ập và trốn chạy đuôit bắt kết hợp cho bé hò hét cùng, đó là tiền đề học nói, nay bé 20 tháng bạn nên tìm các bài hát có nhịp nhạc 2/4 cho thiếu nhi, bạn hát càng để con luôn muốn hoà theo, dạy nói đôi khi không bằng bé tự học qua trò chơi, qua nhóm trẻ và cha mẹ càn nhất là khơi gợi hứng thú cho con mình. Kiên nhẫn và hào hứng để con biết nói nhé.