Chọn trường học cho con

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi MeLuti, 27/4/2005.

  1. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Chọn trường nào cho con là một việc đáng suy nghĩ cho nhiều cha mẹ. Qua một thời gian làm việc ở một số trường học ở Hà Nội, tôi xin cung cấp một số thu nhận của tôi, tổng hợp những thông tin mà mọi người có thể đã biết với mong muốn giúp cho các cha mẹ có thêm ý tưởng khi quyết định chọn trường cho con. Ở đây, tôi chỉ nói đến một số đặc điểm riêng của trường mầm non và tiểu học trong khuôn khổ hiểu biết của tôi ở Hà Nội. Đối với các trường tư, tôi chỉ nói đến những trường hoạt động một cách công khai, có giấy phép.

    1- Trường công và bán công, nhất là một số trường nổi tiếng, thường được thành phố đầu tư nhiều hơn và có thể nhận thấy một số ưu điểm sau :
    - mặt bằng rộng, có sân chơi rộng rãi….
    - Một số trường có bác sĩ riêng quản lý về sức khỏe và dinh dưỡng ví dụ như trường Việt Bun
    - Giáo viên thường ổn định hơn và có sự tự chủ về nghề nghiệp hơn, có tiếng nói riêng trong trường.
    Nhưng có thể có một số nhược điểm là
    - Số lượng học học sinh thường quá đông, không được chăm sóc cẩn thận bằng trường tư.
    - Cha mẹ khó có tiếng nói trong trường ví dụ như về việc chăm sóc trẻ, về một số nhu cầu riêng của từng trẻ…(tuy nhiên, từ mấy năm trở lại đây, nhiều trường cũng bắt đầu chú ý hơn đến việc hợp tác với gia đình).
    - Nhiều trường vẫn áp dụng các phương pháp dạy cũ, đưa trẻ vào những con đường học tập xáo mòn và nhiều lúc, cách đối xử với trẻ chưa giúp cho trẻ phát triển được nội lực và ý thức về giá trị bản thân như quát mắng, phê bình quá gay gắt, định kiến với gia đình và với trẻ, chế nhạo trước mặt các bạn, áp đặt các ý thích riêng của cô lên trẻ, chưa chú ý đến sự phát triển cá nhân….

    2- Trưòng tư
    Ưu điểm :
    Số lưọng trẻ ít nên sự chăm sóc chú ý đến từng trẻ có thể là tốt hơn, sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường cũng rộng rãi hơn, ví dụ cha mẹ có thể yêu cầu nhà trường một số việc chăm sóc riêng phù hợp với con mình, họăc thậm trí góp ý với cô giáo về việc nuôi trẻ, cha mẹ có thể chỉ gửi trẻ nửa buổi để tập thích nghi

    Nhược điểm

    - Mặt bằng của trường nhiều khi rất hẹp nên thiếu khoảng không gian sống cho trẻ ở trường .
    - Đầu tư của trường học thường bất hợp lý, nhất là đối với trường mẫu giáo, thay vì đầu tư vào đào tạo giáo viên, và môi trường sống trực tiếp của trẻ (đồ chơi tốt, màu vẽ, giấy vẽ tốt…) thì khá nhiều trường lại chú ý đầu tư trang bị máy tính, dàn máy học tiếng anh, lập trang web của trường,….để tiện cho việc quảng cáo. Theo tôi, đầu tư hiện đại cũng tốt nhưng thực ra chỉ là nhu cầu thứ yếu, những cái trên cần hơn cho việc dạy trẻ.
    - Nhiều khi quảng cáo không phù hợp với khả năng thực tế.
    - Giáo viên
    + Thường là các cô giáo mới ra trường, còn ít kinh nghiệm chăm sóc và dạy trẻ.
    + Tính bất ổn của giáo viên cao vì phần nhiều số giáo viên này vẫn hướng về việc xin vào được một trường công hoặc bán công nào đó nên chỉ coi đây là chỗ dạy « tạm », thiếu gắn bó với trường.
    + Thu nhập của GV có thể nói là thấp so với truờng công và bán công, ví dụ có trường mầm non khá nổi tiếng, lương giáo viên khi ký hợp đồng thì quy định từ 600-800 nghìn đồng một tháng tùy vào vị trí chính hay phụ ở trong lớp, nhưng trong quá trình giẳng dạy thì những người quản lý trường luôn tím cách để trừ bớt lương cửa cô giáo, ví dụ như có nhiều cháu ốm quá cô cũng bị trừ lương…vậy là thu nhập chính thức của GV rất thấp. Trả lương thấp nhưng để mang lại danh tiếng cho nhà trường trước bố mẹ nên nhà trường cấm các cô không được nhận bất cứ món quà biếu nào của gia đình học sinh, điều này gây ra khá nhiều những uẩn ức ngầm cho giáo viên.
    + Đôi khi GV chưa được tôn trọng : Tôi đã được chứng kiến cảnh các cô bị những người quản lý trường phê bình một cách khá sỗ sàng ngay trước mặt trẻ con, hỏi các cô sao không đề nghị rõ ràng trong các cuộc họp, cô trả lời « mấy bà này làm gì có trình độ gì, nói lại lại thành cãi nhau và họ lại xăm soi để trừ lương mình, em chẳng thèm chấp, trước sau em cũng đi trường khác nên kệ họ ». Tại một trường khác, có cô giáo trẻ còn bị người quản lý mắng còn hơn cả mắng con ở ngay sân trường vì cô đã mặc váy ngắn đến trường, cô này bảo « cháu tưởng dài quá đầu gối là được », bà quản lý hét lên « nếu cô còn lý sự thế thì cô chỉ đáng đi làm ở quan bar thôi ». Và thế là cô giáo này đã bỏ đi thật dù cô là giáo viên dạy giỏi, trước khi đi cô tâm sự « tuy rằng lương ở đây thấp nhưng nếu họ đối xử tử tế với em thì em cũng ở lại vì em rất thích dạy học, nhưng ngoài mấy giáo viên lớn tuổi dạy giỏi và dạy theo kiểu GV mời, bọn trẻ chúng em bị họ coi như là « nô lệ » ấy chị ạ » (bị coi như là « nô lệ » là tâm sự của khá nhiều cô giáo tôi gặp trong mấy trường tư nổi tiếng)
    Vào cuối năm học các cô thường phải trải qua một kỳ kiểm tra với những quy định về « chuẩn giáo viên » do ban giám hiệu tự đề ra, điểm kiểm tra của các cô « được » đem trưng lên ngay trên một cái bảng ở cửa trường để các cha mẹ đều biết. Rồi họ còn mắc hệ thống vidéo ở lớp học để tiện « quan sát » cô giáo, theo tôi đây cũng là một việc làm thiếu tôn trọng và gây sự gò bó cho giáo viên ….Tôi đã từng đi thực tập ở nhiều trường nước ngoài, tôi chưa thấy ở đâu giáo viên lại « bị theo dõi » chặt chẽ như thế, ngược lại, tiêu chí quản lý tốt của một người hiệu trưởng của họ là giáo viên phải luôn cảm thấy được tôn trọng và được tự chủ trong nghề nghiệp.
    Tôi cứ luôn tự hỏi rằng khi một người giáo viên không được tôn trọng thì liệu họ có còn chú ý đến việc tôn trọng trẻ con không nhỉ ?? và liệu họ có thể toàn tâm tàn ý dạy trẻ hay không khi ở trong những tình trạng như vậy ??? Và tôi đã từng chứng kiến cảnh các cô cũng chỉ « dạy cho có lệ » và sự quát tháo trẻ con tuy có ít hơn ở những trường công nhưng những lối dạy xáo mòn vẫn luôn tồn tại ở các trường tư này.

    Vậy câu hỏi đặt ra là ta sẽ chọn trường nào cho con. Trước một vấn đề phức tạp như thế này, tôi nghĩ không thể có công thức chung cho tất cả, điều này phụ thuộc vào yêu cầu của cha mẹ, hoàn cảnh kinh tế, xã hội, với trẻ ở tuổi nhà trẻ, mẫu giáo thì còn nên xét đến việc trẻ là đứa bé dễ nuôi hay ăn uống khó khăn, cần được chăm sóc cẩn thận hay không. Tôi xin mạo muội đưa ra vài ý kiến sau :

    1- Chọn trường quốc tế họăc có hợp tác với quốc tế : là xu hướng của những cha mẹ có rất ít lòng tin vào hệ thống trường học của ta hiện nay, và họ có hoàn cảnh kinh tế ít nhiều có thể đáp ứng được về học phí. Theo tôi, trong lúc chờ đợi sự thay đổi ở ta, giải pháp này có thể coi như là cho trẻ « đi lánh nạn » trong điều kiện ưu đãi. Uu điểm thì dường như dễ nhận thấy không cần phải mô tả quá nhiều nhưng theo tôi, điều cần chú ý là cha mẹ phải đặt ngay câu hỏi « làm thế nào để con mình có thể học được và giữ được văn hóa việt, tiếng việt, văn học việt, lịch sử việt… trong khi học trường tây ??? ».

    2- Theo tôi khi con còn nhỏ, có thể nên chọn các trường tư vì trẻ nhỏ có nhu cầu được chăm sóc rất lớn. Nhưng dù thế nào, bạn cũng chớ vội tin ngay vào những điều họ quảng cáo, bạn hãy dành chút thì giờ đến trường, vào lớp học, trò chuyện với cô giáo để có thể hiểu được sự thực có đúng như họ quảng cáo hay không. Khi bé bắt đầu vào lớp một là lúc bắt đầu phải nghĩ đến việc tìm trường một cách nghiêm túc, theo ý kiến của riêng tôi, tôi thấy giáo viên đứng lớp đóng vai trò hết sức quan trọng, nếu trong một truơng nhỏ mà tìm được giáo viên dạy tốt và có tư cách tốt thì còn hơn là đua chen vào trường lớn để gặp phải cô giáo không ra gì.
    Ở Hà Nội hiện nay có trường Thực nghiệm Giảng võ là nơi vẫn còn được nhiều tiếng tốt về phương pháp dạy học và tư cách giáo viên. Phần học tiếng việt của con tôi là theo sách giáo khoa của trường này, tôi thấy ưu điểm nổi bật là họ dạy cho trẻ con cách tư duy tìm tòi sáng tạo, gây hứng thú cho trẻ con. Không biết ở đây có ai có kinh nghiệm về trường này không để xin cho tôi chút kinh nghiệm.
    Tôi nghĩ dù thế nào thì cha mẹ cũng không nên nhìn nhận về trường học một cách tiêu cực, nhất là trước mặt bọn trẻ, ta chỉ nên nhìn ra những khiếm khuyết của nhà trường để tìm cách bổ xung cho con mình. Vai trò của cha mẹ trong việc bổ xung vào phương pháp dạy trẻ trong thời điểm hiện nay là rất lớn. Tôi đã hỏi chuyện khá nhiều cha mẹ có con học giỏi một cách thực sự, họ đều có câu trả lời chung là để bù vào những khiếm khuyết của trường học, họ đầu tư khá nhiều thời gian vào việc dạy cho trẻ cách học, cách tư duy và không thúc ép con chạy theo thành tích không thực chất ở nhà trường.

    Bạn nào có kinh nghiệm gì khác, xin chia sẻ để cùng học tập được không a.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi MeLuti
    Đang tải...


  2. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Mẹ Luti định nói tới nhà trẻ hay cấp một vậy?
     
  3. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    TanNg,
    Mình đã nói ở ngay trên đầu là : một số trường mầm non và tiểu học mà.
     
  4. DYKT

    DYKT Thành viên tập sự

    Tham gia:
    22/3/2005
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    1
     
  5. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Tôi cũng đồng ý với quan điểm : khi trẻ còn ở lứa tuổi mầm non thì sự chăm sóc là quan trọng. Cá nhân tôi cũng đang rất băn khoăn trong việc chọn trường mầm non cho con. Khi chọn trường, tôi tìm hiểu các điểm sau đây :
    - Cơ sở hạ tầng : đủ rộng để cháu được thoải mái sinh hoạt, có sân để vui chơi, có bóng cây, phòng ốc sạch sẽ và mới. Để có cơ sơ hạ tầg như vậy, hầu hết các trường tư nhỏ nhỏ không đáp ứng, đa phần là trường của Quận hoặc trường bán công hoặc trường tư lớn.
    - Chăm sóc : Cũng khó có thể biết chắc chắn sự chăm sóc của giáo viên như thế nào. Do đó, ngoài việc tin tưởng vào uy tín của trường, tôi thường hỏi thăm sỉ số lớp học & số giáo viên phụ trách.
    - Phương pháp giảng dạy: Nếu là trường của Việt Nam thì chắc phương pháp giảng dạy vẫn là lối mòn xưa nay, không bình luận chi tiết thêm. Nếu chấp nhận gửi con thì phải tìm thêm các biện pháp khác như giáo dục con ở nhà hoặc.
    - Thuận tiện đưa đón : Trước đây tôi không chú ý đến điều này, nhưng dần dà tôi bị thuyết phục bởi nhiều kinh nghiệm của bạn bè. Việc này tưởng đơn giản nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến việc trẻ có học lâu bền ở trường đó không.
    ** Về trường quốc tế : Theo kinh nghiệm tham quan một số trường nước ngoài, tôi thấy mặt bằng họ hạn hẹp, không chú ý nhiều đến dinh dưỡng cho trẻ (nói nôm na là không "ép ăn" như mình thường hay làm). Nhưng phương pháp giáo dục thì khỏi chê. Đơn giản chỉ là sân chơi cho trẻ, tôi thấy các bé thoải mái vọc cát, chơi trò siêu nhân (mặc quần áo siêu nhân), hay xây lâu đài bằng cát pha nước, hoặc trèo cây (dĩ nhiên là có cô bảo mẫu canh chừng) --> Những cách chơi như vậy ít thấy ở trường mầm non VN.
     
  6. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Xin lỗi, tôi sơ ý viết đoạn này không hoàn chỉnh. Ý tôi muốn nói là phải gần gũi & giúp đỡ con thêm trong việc học hành, sử dụng các phương pháp giáo dục tốt hơn (dĩ nhiên là phải nghiên cứu & học hỏi thêm về phương pháp giáo dục) hoặc cho cháu học thêm những môn học khác. Còn chuyện học thêm ít hay nhiều & nên học cái gì lại là 1 chuyện khác nữa.
     
  7. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Theo mình thì các trường khác nhau rất nhiều, ngay các trường Việt nam công cũng nhiều trường rất tốt, mà trong trường lại có thể chọn lớp. Như trường mẫu giáo chỗ con bé nhà mình học chẳng hạn, nhìn chung rất OK: cô giáo chăm sóc, tình cảm, cơ sở vật chất tốt, phương pháp cũng được cải tiến nhiều, mình quan tâm tới cô một chút nữa là mọi sự ổn thoả. Nếu so với trường tây có lẽ chỉ kém cái giáo dục, các trường theo phưong pháp tây mà sử dụng các cô Việt nam, thì các cô hầu như còn trẻ, nhiệt tình nhưng chưa có kinh nghiệm. Đứa sau nhà mình chắc sẽ gửi vào tiếp vào trường này. Nhưng nếu cứ tranh luận theo hướng này thì rất khó vì từng trường hợp cụ thể rất khác nhau. Vì thế không nên thảo luận theo hướng chọn ta hay tây vì thế rộng quá mà nên thảo luận theo hướng là:

    -- Đưa ra các tiêu chí cần quan tâm khi chọn lựa trường
    -- Nêu thêm các kinh nghiệm ngoại khoá
    -- Đưa ra một số kinh nghiệm về những gì mình nhìn thấy.
    -- Nên tách mầm non và cấp một ra. Vì cấp một còn có nhu cầu đào tạo


    Như vậy các bố mẹ có thể dựa trên những tiêu chí, áp dụng vào các lựa chọn cụ thể mà mình có được để chọn ra phương án tốt nhất. Mình đưa thêm yếu tố ngoại khoá vào trên vì nó cũng rất quan trọng, nếu cần bố mẹ có thể chọn một trường chưa ưng ý, nhưng sử dụng ngoại khoái và gia đình để làm phương tiện hỗ trợ thêm.

    Mọi người thấy thế nào?
     
  8. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Đúng như a. Tanng nói, cần tách Mầm Non và tiểu học ra vì 2 cấp học này, việc chọn trường có những tiêu chí khác hẳn nhau. Thông thường, khi vào cấp 1, cha mẹ ít có cơ hội chọn vì thường được phần chia theo quận. Còn nếy học trái tuyến ( thích vào các trường xịn ở q.1, q.3 vvv ) thì phải chạy ( vào nếu chạy - thì miễn bàn ).
    Với trường Mâm Non, xin có vài suy nghĩ sau :
    1/ Ưu tiên trường gần ( vì chuyện đưa đón trẻ MG là cả 1 vấn đề )
    2/ khả năng của giáo viên trong cách tiếp xúc với trẻ và quan điểm của hiệu trưởng trong việc quản lý GV ( qua tiếp xúc có thể nhận ra )
    3/ Các trang bị, bài trí trong lớp học ( Đồ chơi, học cụ, bàn ghế ...nhiều, ít, có cho trẻ tự do chơi không)
    4/ Các trang bị của nhà bếp, dụng cụ vệ sinh và mức độ vệ sinh.
    5/ Sân bãi có các đồ chơi phù hợp, trẻ có chơi thoải mái không ( có nhiều đồ chơi chỉ để làm kiểng )
    6/ Mức chi phí đóng góp có hợp lý không, có sổ vàng sổ đỏ gì không
    Còn về phương pháp, cách dạy thì các trường đều tương tự nhau, tuy vẫn có những khác biệt, nhưng hầu như phụ huynh không quyết định được gì :
    - Trường công và bán công : Theo sát chương trình của sở GD -
    - Trường tư : Có phần linh động hơn, có nhiều môn ngoại khóa hơn nhưng tuỳ trường, có trường tốt và có trường dở hơn trường công.
    - Trường Quốc tế : Cách dạy năng động hơn, nhưng điều này cũng dễ hiểu vì với mức phí cao như vậy, mà không hơn về mặt nào đó thì làm sao có học trò.
    Điều quan trọng nhất là đối với trường công, thì phụ huynh hầu như không thể có ý kiến gì, không thể cộng tác được gì với NT ( PH chỉ có mỗi 1 quyền đóng góp kinh phí thôi) và thường chỉ xin được vào đầu năm học - Còn trường tư thì PH có nhiều quyền hơn, và nếu tích cực cộng tác với nhà trường thì sẽ có nhiều hiệu quả hơn.
     
  9. RUSSIA73

    RUSSIA73 Thành viên tập sự

    Tham gia:
    6/4/2005
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    3
    Em có con 2 tuổi rưỡi & em cũng suy nghĩ nhiều vê việc chọn trường cho con. Như Mami nói nếu chọn trường bán công VN chăm sóc bé về ăn uống có tốt hơn nhưng pp Giáo dục thì còn nhiều điều phải bàn, nên bố mẹ phải nghiên cứu / dạy dỗ con thêm rất nhiều ... Cứ cho là mình sẽ làm tốt được việc giáo dục ở nhà : tạo cho con lòng tự tin, tự trọng, vui tươi lanh lợi. Nhưng liệu điều đó có ý nghĩa gì không nếu như ngày hôm sau đến lớp chẳng may bé đái dầm, ị .. & bị cô đánh, cô quát tháo ... Nhiều lần đi thăm 1 số trường tư thục học phí 1.2 triệu VND em thấy cô bắt các cháu ngồi im thin thít xung quanh 4 bức tường trống trơn, các bé cứ ngồi bất động nhìn nhau, ánh mắt cam chịu... nhìn các bé như thế em thật sự rất buồn & rất thương.
    Mình dậy con thì chỉ được 2 - 3 tiếng ở nhà, còn đến lớp cả ngày. Vậy thì phương pháp nào sẽ ảnh hưởng đến bé nhiều hơn, chắc chắn là không khí ở lớp học như em chứng kiến sẽ dập tắt mọi niềm tự trọng, tự tin & tính cách hồn nhiên của trẻ em.
    Nhìn các cô giáo ở trường MG Quốc tế cười, nói chuyện với các em bé rất lâu & chăm chú, họ quì xuống để nhìn vào mắt trẻ em và nói chuyện .. Đúng là thực sự xúc động & mơ ước ...
     
  10. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Có một hôm mình đến đón con hơi sớm, thấy cô giáo ngồi đút cho một cháu ăn. Sau đó hỏi lại con, thì nó bảo là bạn đó ăn chậm, nên cô thỉnh thoảng lại phải đút. Ngạc nhiên phết, vì xưa nay không nghĩ là các cô ở trường công lại chăm sóc các cháu cẩn thận. Quan sát thêm một thời gian, rồi so với thời gian gửi trường tư và những gì mình chứng kiến ở trường tây thì cũng chưa hẳn là đã khác nhau xa. Túm lại là cứ phải tuỳ từng trường, trong trường thì tuỳ từng lớp. Cũng trường đó, nhưng hôm qua lớp nhỏ thấy các cháu mặt buồn rười rượi, hai cô giáo thì ngồi tán phét với nhau. Thế nên nếu ai muốn gửi con vào trường công thì nên chọn lớp và xem xét cho cẩn thận, trường tư thì đều hơn.

     
  11. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Mình có đem đề tài này ra hỏi thăm một số bà mẹ (là bạn bè và hàng xóm) có con học Mầm non, hầu hết các bà đều muốn gửi con ở trường công vì họ không tin tưởng ở chất lượng chăm sóc và sự an toàn ở các trường tư.
    Còn về nội dung & phương pháp giảng dạy, các bà cho rằng "không phải là vấn đề hàng đầu vì trẻ còn bé quá, chủ yếu là vào trường để được vui chơi và chăm sóc, chứ có học hành gì đâu"
    Mình có nêu vấn đề : phương pháp giảng dạy có thể ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của các cháu sau này, các bà cũng nói "Bộ GD nước VN chẳng phải cũng đang đào tạo cả 1 thế hệ con nít theo cách mà họ đang làm sao ? Con mình chỉ là 1 phần mấy chục triệu !!"

    Như vậy mới thấy chuyện phương pháp giáo dục vẫn còn là một điều ... xa xôi đối với các bà mẹ, ít nhất là với những người mà mình đã hỏi qua. Không phải ai cũng có điều kiện chọn lựa trường cho con và quan tâm nhiều đến vấn đề phương pháp giáo dục. Chủ yếu là cho các bé được "quản lý an toàn" & được ăn uống đầy đủ trong thời gian cha mẹ đi làm. Vậy là cũng tốt lắm rồi !!
     
  12. Nhocty

    Nhocty Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    9/11/2004
    Bài viết:
    2,576
    Đã được thích:
    1,022
    Điểm thành tích:
    823
    có một loại trường mầm non nữa (tồn tại khá lâu) mà ko thấy các bác nhắc đến gọi nôm na là trường sơ (ko biết s hay x nhỉ :lol:, dạo này dốt quá) do các sơ quản lí. Tâm lí phụ huynh gửi trường này là các sơ quản lí rất nghiêm túc, sạch sẽ..cô giáo ở đấy được các sơ tuyển dụng rất kĩ (thường là có đạo Thiên Chúa, để dễ bề xử lí) nên các bé kể cả qúy tử, công chúa hay dân thường đều được đối xử công bằng như nhau, rất lễ phép, ngoan...
    Nhà cháu chưa đến tuổi mà vẫn phải đăng kí trước từ bi giờ đấy ( 3 tuổi mới nhận).
     
  13. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Đúng là trường các soeur ( sơ ) là một loại trường tư có uy tín cao với phụ huynh, với 1 số trường phải đăng ký cho trẻ từ lúc mới sinh (!) và điều này lại càng làm cho phụ huynh ngưỡng mộ thêm. Ngoài ra, vì các sơ không có gia đình, nên dễ tập trung, toàn tâm cho việc hoạt động của trường. Tính kỷ luật, vệ sinh cũng là một ưu điểm.
    Tuy nhiên việc tuyển chọn GV rất kỹ không phải là sẽ có những GV giỏi ( vì GV giỏi sẽ tìm đến các trường Bán công/ công lập hay yêu cầu lương cao - ngoài ra họ thường có tính độc lập, mà với các soeur thì yêu cầu với GV là thi hành trước và đừng khiếu nại sau ! ) Ngoài ra, vì các soeur thường hay bị " chiếu tướng " bởi phòng GD, nên đôi lúc phải " bảo hoàng hơn vua " chạy theo các trò thi đua còn hơn cả trường công. Còn trường nào trang bị tốt quá, sẽ biến thành trường điểm của quận, của phường và lúc đó chỉ có tối ngày thi đua, hết bé khỏe bé ngoan, đến GV giỏi ...tuần nào các bé cũng tha hồ đón đoàn thanh tra kiểm tra. Và việc học kỹ năng biến thành việc học mẫu, dạy mẫu để đối phó với đoàn, hay cho các trường khác tham quan " cho biết !" .
    Cuối cùng, việc rèn nếp kỷ luật cho trẻ một cách nghiêm khắc sẽ tạo ra 2 mẫu người : Những chú cừu non, chỉ biết xếp hàng và những cơn "sóng ngầm" .
    Vì vậy, việc chọn cho con 1 ngôi trường tốt, cũng không nên đặt ra nhiều yêu cầu vì trường nào thì cũng được cái này, mất cái kia - Cái chính là không nên " khoán trắng " cho nhà trường trong việc hình thành nhân cách của trẻ vào một trong những giai đoạn quan trọng phát triển của con người.
     
  14. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Có lẽ vấn đề "cộng tác với nhà trường, giáo viên" nên đưa hẳn thành một tiêu chí. Vì như mọi người đã nói, không thể phó mặc cho nhà trường, vậy thì mình cần nắm được con mình đang như thế nào ở trường, có mặt mạnh gì, yếu gì, cần cải thiện gì để có thể bổ túc cho con thêm ở nhà và thông qua học ngoại khoá.

    Con nhà tôi học trường công nên phải tìm mẹo để lách: đợt trước có xui vợ thỉnh thoảng biếu cô vài chục nghìn, nhân tiện hỏi han cô về tình hình của con luôn. Cô giáo thấy bố mẹ quan tâm tới con chắc cũng thích, vì như vậy là mình hiểu và đánh giá công việc của họ, lại có thêm chút tiền, tốt quá còn gì. Nhưng tất nhiên là làm vậy không chính quy. Nhà tôi cho con học ngoại khoá tiếng Anh ở một trung tâm Tây dậy, khoảng 8 tuần họ chủ động tổ chức gặp phụ huynh một lần, trong buổi học đó họ cùng các cháu và phụ huynh review lại xem đã học được gì -- rất hay.

    Tiêu chí anh Lê Khanh đưa ra về quan điểm của Hiệu trưởng trong đào tạo là một tiêu chí rất hay, xưa nay chưa hề nghĩ tới, nhưng nó đúng là một tiêu chí rất quan trọng.

     
  15. yenhoa

    yenhoa Thành viên chính thức

    Tham gia:
    29/9/2004
    Bài viết:
    201
    Đã được thích:
    30
    Điểm thành tích:
    28
    Em e rằng việc biếu cô chút tiền hay gì đó là việc dạy con một cách gián tiếp về việc đưa hối lộ và cách nhận của đút lót rồi.
     
  16. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Đó là cách mình đưa tiền thế nào, và trông đợi gì khi đưa tiền cho cô thôi. Một cô giáo nhà trẻ thu nhập chính thức 500 nghìn-1 triệu/tháng. Với mức thu nhập đó mà mình lại đòi hỏi cô phải tận tâm, có phương pháp đào tạo mới, v.v... thì thật là khó. Một lớp 30 cháu có hai cô, nếu tất cả bố mẹ cùng biếu cô mỗi tháng 50,000 thì mỗi cô chỉ được khoảng 7-800k/tháng.

    Mình hiểu sự khó khăn của các cô, giúp đỡ để các cô có thêm thu nhập, đừng coi việc đưa tiền là để cô ưu ái gì cho con mình, tự trong lòng mình vẫn tôn trọng cô giáo. Như vậy không có gì là đút lót hay hối lộ cả.

    Cô giáo dạy lớp con tớ, đẻ hai đứa sinh đôi, chồng cũng thu nhập rất bình thường. Nếu mình còn khó khăn thì không nói, nhưng nếu mình có điều kiện thì san sẻ một chút cho họ cũng là tốt chứ sao. Còn những trường, những nơi phải đút lót mới được điểm cao, mới được quan tâm thì ngay từ lúc chọn trường cho con mình đã phải tránh đi rồi.

     
  17. MeLuti

    MeLuti Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    1,267
    Đã được thích:
    112
    Điểm thành tích:
    103
    Mình không ửng hộ việc hối lộ. Nhưng ở đây, mình cũng đồng tình với ý kiến của TanNg, trong hoàn cảnh của nước mình hiện nay, cuộc sống thì đắt đỏ mà tiền lương của giáo viên thì rất thấp như vậy thì việc biếu cô chút tiền và quà để cô yên tâm hơn với việc nuôi dạy trẻ con theo mình không phải là điều xấu. Nhất là GV mẫu giáo chẳng dạy thêm được gì. Cái chính là cách mình đưa biếu cô như thế nào ? mình có tôn trọng cô hay không ? mình có đem điều đó ra kể lể cho trẻ con biết hay không ?. Theo mình chỉ có đút lót để mua điểm hoặc để con mình được "làm vương làm tướng" ở trường thì mới là không nên.

    Hồi con mình đi học MG ở nhà, mình cũng thường biếu cô một ít tiền vì thấy thu nhập của cô chỉ được khoảng 700 - 1 tr một tháng. Cô phải bắt đầu nhận trẻ từ 7 h 30 sáng, buổi trưa vừa trông trẻ ngủ vừa ăn cơm. Buổi chiều sau khi trẻ con về hết cô thường ở lại dọn lớp, chuẩn bị đồ dạy đến 6 giờ mới về. Mình thấy nghề dạy MG quả là vất vả. Cô giáo của con mình đi dạy học gần 15 năm, cả gia đình vẫn ở trong căn hộ tập thể hai phòng cũ kỹ.

    (Ở Pháp, dạy MG và cấp 1 được xếp vào công việc nặng nhọc, vì vậy GV có thu nhập thuộc loại trung bình khá trở lên, mỗi tuần làm việc 4 ngày với thời gian tổng cộng là 26 giờ, một năm có 4 tháng nghỉ lễ, đông, xuân, hè...Ngoài ra còn bao nhiêu quyền lợi khác không kể)
    Nhưng dù sao, mình cũng không dám so sánh quá xa xôi.

    Ở nhà mình, mình thấy có chị hàng xóm là nhân viên thu tiền điện, chỉ cần học hết cấp 3, mỗi tháng làm việc chủ yếu vào tuần thu tiền, một ngày làm việc 2- 3 tiếng vào buổi chiều tối, tiền lương mỗi tháng là 1 tr 200 nghìn. Một chị hàng xóm nữa làm cán bộ NC, mỗi tuần lên cơ quan hai lần, sáng thứ hai để họp giao ban, thứ năm trực cơ quan, một năm chỉ cần hoàn thành 1 đề tài NC (làm trong độ hai tháng thì xong - chính chị ấy kể), và vài việc nhỏ của cơ quan. Phần thời gian còn lại chị ấy ở nhà chăm hai đứa con, nuôi 3 con chó nhật (thời nuôi chó nhật phát triển) - Xây nhà rất to. Thỉnh thoảng học thêm tý ngoại ngữ để chời dịp đi nước ngoài. Tiền lương trung bình 700 nghìn/tháng, tiền đề tài NC và tiền "campuchia" các khoản khác :?: chưa kể.

    Mọi chuyện chắc ai cũng biết rồi. Mình kể ra đây không hề có mục đích nói xấu ngành này, hạ thấp ngành kia đâu nhé, chỉ xin mọi người lưu ý về tính bất công của việc trả lương để xem có nên biếu cô chút quà hay không thôi.
     
  18. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Chúng ta hơi lạc đề 1 chút nhưng không sao, vì việc "bồi dưỡng" cho GV là một v/đ hết sức tế nhị và cũng liên quan đến việc chọn trường.
    Theo quan điểm của chúng tôi ( tôi và BX) ở trường mình, thì để các cô thoải mái nhận bồi dưỡng ( nhất là dịp 20/11 hay Tết ) nhưng chúng tôi luôn luôn nhắc nhở GV là không vì chuyện đó mà tỏ ra chăm sóc cháu này hơn cháu kia - Ngoài ra, nếu bồi dưỡng để gọi là tỏ lòng quý mến hay muốn hỗ trợ thêm thì được. Còn nếu bồi dưỡng để yêu cầu hay đòi hỏi phải có "chế độ " riêng cho con mình thì dứt khoát là chúng tôi không nhận - đôi khi từ chối luôn các " quý tử " này vào học . Còn với các cháu đặc biệt ( Suy Dinh dưỡng, hiếu động, chậm khôn nhẹ, tự kỷ , thụ động ... ) thì có bồi dưỡng hay không, cũng phải có sự quan tâm nhiều hơn ( Cho uống thêm sữa, áp dụng một số biện pháp Giáo dục chuyên biệt ...).
    Còn riêng tôi, với các GV dạy các cháu ở trường cấp 2, thì chủ yếu là thăm hỏi, đến nhà vào các dịp cầnthiết và biếu quà thôi - Đó là quan điểm riêng của tôi. Vì tôi nghĩ, caí gì cũng quy ra tiền hết thì buồn quá !
     
  19. Mami

    Mami Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    29/12/2004
    Bài viết:
    1,129
    Đã được thích:
    87
    Điểm thành tích:
    48
    Nhocty ơi, trường Soeur cũng đủ các "đẳng cấp" như trường công/tư bên ngoài. Những trường có tiếng tăm như Nhà Trắng hay Tú Xương thì khó khăn lắm mới vào được và học phí cũng cao.

    Phổ biến là trường của các Soeur ở các Giáo Xứ, cũng giống trường tư thục cỡ trung và nhỏ. Đa phần không do các Soeur trực tiếp giảng dạy mà do các cô giáo trẻ, nên cũng không yên tâm về phương pháp. Có nhiều nơi cũng khá hạn hẹp mặt bằng (vì trường thường nằm trong khuôn viên của tu viện).
     
  20. TanNg

    TanNg Thành viên chính thức

    Tham gia:
    12/10/2004
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    Quay lại vấn đề tiêu chí chọn trường cho con, từ hồi xưa khi chọn lớp cho con gái (vợ đi chọn) thì quan điểm của tôi đã là xem xem các cô có phúc hậu không, có yêu trẻ không. Với lũ trẻ từ 3-6 tuổi thì tôi cho là đây là một tiêu chí tối quan trọng, thậm chí còn xếp cao hơn tiêu chí học hành. Như vậy khi chọn trường mầm non, tôi đặt tình cảm và sức khoẻ lên trước, rồi mới tới giáo dục.
     

Chia sẻ trang này