Chuẩn bị cho con chấp nhận em bé Phần đông trẻ em đều thích nhà mình có thêm em bé. Các em gái thường mong mẹ đẻ một bé nhỏ tý xíu như búp bê. Còn các em trai lại thích mẹ sinh một chú nhóc giống hệt mình để tha hồ trêu chọc. Thế nhưng, khi em bé cùng mẹ từ nhà hộ sinh về thì các em lại bị "sốc". Có nhiều em đang rất ngoan ngoãn, dễ bảo, ăn ngủ nề nếp nhưng từ lúc xuất hiện em bé sơ sinh bỗng nhiên trở nên quậy phá, lì lợm, ai nói gì cũng chẳng nghe... Có một số em còn biểu hiện tâm lý kỳ lạ như hét toáng lên giữa lúc yên tĩnh cốt gây sự chú ý của mọi người. Có em còn "tè" hoặc "ỉa đùn" trong quần bắt mẹ phải quan tâm "đặc biệt" đến em... Vì sao các em bị sốc? Ngay từ tuổi lên 3, trình độ nhận thức của trẻ đã phát triển khá hoàn hảo. Trí nhớ, óc tưởng tượng và đặc biệt là khả năng nhận xét của trẻ trở nên tinh tế. Suốt thời gian mẹ chưa sinh em bé. em luôn thấy mình là trung tâm chú ý của cả gia đình. Ban đêm em ngủ bên mẹ, được mẹ vuốt ve âu yếm... Có nhiều em còn bú mẹ mãi tới 4, 5 tuổi mới chịu cai sữa. Có em học lớp 1 đêm nằm còn sờ "tý" mẹ... Thế rồi, từ khi có thêm em bé, em cảm thấy mình bị "ra rìa". Những gì em quen được hưởng bấy lâu bỗng biến mất. Hết thảy mọi người lớn trong gia đình đều tập trung lo cho em. Cả ngày lẫn đêm mẹ chỉ biết săn sóc cho em bé, tưởng như quên cả sự có mặt của em trên đời... Thế là em nảy sinh tính đố kỵ, "ghen tức" với em bé. Thật ra đó là lẽ tự nhiên tâm lý của con người. Ngay đến người lớn tuy đã chuẩn bị hàng 9 tháng trên mà khi có đứa trẻ sơ sinh vẫn rất ngỡ ngàng huống chi các em chỉ mới có 4, 5 tuổi! Em Quỳnh Anh (con gái đầu lòng của chị Loan) đã có em bé lúc 5 tuổi, mẹ lại chưa chuẩn bị kỹ về mặt tâm lý nên em bị "sốc" mạnh. Lúc mẹ mang bầu em bé, thỉnh thoảng Quỳnh Anh cũng áp sát bụng mẹ mong đợi chuyện trò với em bé: "Bé ra đây chơi với chị nào! Chị thương bé lắm mà!". Thế nhưng lúc mẹ sinh em bé, hàng ngày mẹ phải chăm em bé, ít chú ý đến em nên tính tình Quỳnh Anh trở nên bất thường. Lúc ở nhà, Quỳnh Anh hay cắn, véo bà nội. Còn khi đến trường học, Quỳnh Anh giật đồ chơi của bạn và lầm lì ít nói. Ban đêm Quỳnh Anh ngủ với bà, em hay giật mình thức giấc khóc la, đập chân thình thịch hét toáng lên: "Hổng cần em bé, chỉ muốn mẹ!". Có thể tránh được những cơn "sốc" tâm lý như thế không? Hoàn toàn có thể tránh được những cơn sốc tâm lý như thế nếu bạn lưu ý những vấn đề sau: 1. Ngay từ lúc mang thai (hoặc chuẩn bị mang thai đứa thứ hai), bạn cần trò chuyện với con về hình ảnh đứa em tương lai của nó và hãy gợi mở về tình cảm gia đình, sự nhường nhịn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau (có thể bằng chuyện kể hoặc đọc sách cho em nghe). 2. Hãy tập cho em tập ngủ riêng giường, ngủ với bà hoặc với bố để em làm quen với sự tách khỏi hơi mẹ, sống tự lập dần. 3. Sự tế nhị của người mẹ trong cách cư xử với các con là hết sức quan trọng. Người mẹ phải biết dành cho mỗi đứa con một khoảng thời gian chăm sóc nhất định. Tuy bận rộn chăm sóc bé sơ sinh nhưng không quên âu yếm, vuốt ve, an ủi đứa lớn... Cách xử thế như vậy là người mẹ đã dạy cho con bài học đầu đời về lòng nhân ái và công bằng của tình người. (Theo TGPN
Ðề: Chuẩn bị cho con chấp nhận em bé ngày xưa mình mới có em ấm ức lắm bây giờ thì thấy hay vì có người sai vặt
Ðề: Chuẩn bị cho con chấp nhận em bé hãy kể rằng con có e vuốt ve âu yếm em ngay từ khi trong bụng mẹ.khi chào đời ng a hay chị sẽ yêu thương em nh hơn
Ðề: Chuẩn bị cho con chấp nhận em bé bé luôn chỉ thích bố mẹ quan tâm đến mình thôi thê nên rất hay ghen tị và ghét em!! cám ơn chu top!!rât bổ ích cho mọi ng.
Ðề: Chuẩn bị cho con chấp nhận em bé Mình cũng phải chuẩn bị tinh thần,vì nhóc nhà mình khi em bé chào đời mới gần 3 tuổi.