Chứng Bế Kinh, 2 Món Ăn Dân Gian Điều Trị Bế Kinh Hiệu Quả

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi nguyentu1087, 23/11/2018.

  1. nguyentu1087

    nguyentu1087 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    22/10/2018
    Bài viết:
    92
    Đã được thích:
    7
    Điểm thành tích:
    8
    Bế kinh, thời xưa gọi là các chứng “nữ giới không có kinh”, “nguyệt sự không có”, “kinh thủy không thông”, “kinh bể”. Đó là chỉ nữ giới đã bước qua tuổi 18, nhưng vẫn chưa có kinh nguyệt, hoặc là sau khi có kinh nguyệt lại mất từ 6 tháng trở lên.

    Bế kinh được chia làm 2 loại là bế kinh tính nguyên phátbế kinh tính kế phát. Trong thời kỳ mang thai, thời kỳ cho con bú, hoặc thời kỳ mãn kinh, nếu mất kinh thì thuộc vào hiện tượng sinh lý bình thường, đó không phải là bế kinh. Như trường hợp thiếu nữ đang có kinh nguyệt, đột nhiên bị mất thì cũng gọi là bế kinh.

    Bế kinh hay vô kinh thứ phát (đang có kinh tự nhiên không thấy có) do các nguyên nhân toàn thân như: nhiễm khuẩn cấp tính hay mạn tính, rối loạn dinh dưỡng và rối loạn tinh thần. Ngoài ra còn do nguyên nhân nội tiết như: thiểu năng hoạt động nội tiết của buồng trứng, tuyến yên, vùng dưới đồi và sự giảm sút tính cảm thụ của niêm mạc tử cung.

    Ngoài việc dùng dược liệu, bệnh này cũng có thể thông qua ăn uống để điều trị "Thực liệu".

    [​IMG]

    Món ăn dân gian điều trị chứng bế kinh cụ thể như sau:
    1. Canh mực, đương quy điều trị bế kinh hiệu quả
    Thành phần: Mực khô 100g, mực tươi 100g, đương quy 30g.

    Cách dùng: Mực khô dùng nước sôi ngâm mềm, mực tươi thái thành miếng, cùng với đương quy cho vào nấu chín. Ngoài đương quy, có thể cho thêm mỡ lợn, muối ăn, lát gừng và gia vị cho vừa miệng, uống nước canh và ăn thịt mực.

    2. Cháo chim bồ câu, thịt lợn nạc chữa chứng bế kinh.
    Thành phần: Chim bồ câu 1 con, thịt lợn nạc 60g.

    Cách dùng: Chim bồ câu làm thịt, bỏ nội tạng, rửa sạch rồi cho vào bát. Thịt lợn, hành, gừng, rượu vàng, tất cả cho vào nồi hấp chín. Sau đó, gạo tẻ vo sạch, cùng với thịt chim bồ câu nấu thành cháo, khi cháo chín cho dầu thơm, bột ngọt, hồ tiêu vào là được.


    Chim bồ câu

    Thịt chim bồ câu không những là loại thịt tươi ngon, bổ dưỡng mà còn là một loại nguyên liệu dùng trong thực liệu khá tốt. Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ khí hư, ích tinh huyết, bồi bổ cơ thể, lợi tiểu tiện, có tác dụng rất tốt trong điều trị chứng bế kinh của phụ nữ.

    Xem Thêm: điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, hậu sản sau sinh
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi nguyentu1087
    Đang tải...


Chia sẻ trang này