Khác: Chứng động kinh

Thảo luận trong 'Mang thai' bởi thienthannho090390, 30/9/2015.

  1. thienthannho090390

    thienthannho090390 _Meomeo Híhí_

    Tham gia:
    9/6/2012
    Bài viết:
    2,723
    Đã được thích:
    554
    Điểm thành tích:
    823
    Sản giật là tình trạng nghiêm trọng khi tiền sản giật trở nên mất kiểm soát. Ở các nước phát triển, tình trạng này hiếm gặp vì đa số các trường hợp tiền sản giật tiến triển đều được phát hiện trước khi chuyển thành sản giật. Tuy nhiên, thống kê vẫn cho thấy khoảng 1/2000– 3000 bà bầu có thể bị sản giật. Sản giật ít khi xảy ra trước tuần 20 của thai kì, đa số xuất hiện từ tuần 20 đến 31.

    Sản giật được xem là trường hợp cấp cứu sản khoa vì sức khoẻ của mẹ và bé đều có thể bị ảnh hưởng. Sản giật có thể đe doạ tính mạng nên cần đến bệnh viện chuyên khoa ngay lập tức để có sự chăm sóc đặc biệt.

    Triệu chứng của Sản giật
    • Tăng huyết áp.
    • Hôn mê hoặc co giật là dấu hiệu điển hình của sản giật.
    • Co giật xảy ra mà trước đó không có tiền sử bệnh lý ở não như động kinh chẳng hạn.
    • Suy thận.
    • Suy thai (giảm nhịp tim thai).
    • Tiểu cầu thấp.
    • Kích động và cử động không ngừng.
    • Đau nhức cơ.
    Có những bà bầu có dấu hiệu của sản giật mà không hề bị tiền sản giật trước đó. Thậm chí một số trường hợp sau khi em bé sinh ra rồi, bà mẹ có thể bị co giật sau sinh. Do đó, nên theo dõi sát và dùng thuốc chống co giật nếu cần.

    Sản giật xảy ra như thế nào?

    Trong sản giật, mạch máu sẽ bị co thắt lại, không thể vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các cơ quan và đến thai nhi. Các cơ quan sinh tồn như gan, thận và não phải chấp nhận giảm lưu lượng máu và không thể hoạt động hiệu quả được. Co giật thường xảy ra vì não bị thiếu oxy.

    Yếu tố nguy cơ phát triển sản giật
    • Thường gặp ở bà bầu trẻ tuổi hoặc lớn hơn 35 tuổi.
    • Mang thai con đầu lòng.
    • Bà bầu có điều kiện kinh tế xã hội thấp, thiếu dinh dưỡng, thiếu điều kiện chăm sóc sức khoẻ (khó phát hiện sớm tiền sản giật).
    • Di truyền cũng là yếu tố nguy cơ dù hiểu biết về nó chưa rõ ràng.
    • Cấu trúc và chức năng của hệ thần kinh và não đặc biệt(gặp ở một số bà bầu dù chưa có bằng chứng rõ ràng).
    • Chế độ ăn của mẹ; thiếu dinh dưỡng.
    • Gốc người Mỹ Phi.
    • Thai kì có biến chứng như tăng huyết áp, đái tháo đường, hoặc các bất ổn khác.
    • Mang đa thai.
    Dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật phát triển
    • Thị giác bất thường như nhìn mờ hoặc thấy chớp sáng.
    • Tăng huyết áp.
    • Xét nghiệm máu bất thường.
    • Đau đầu không trị được.
    Điều trị sản giật

    Nguyên tắc điều trị chính của sản giật là phòng ngừa từ đầu. Theo dõi khám thai định kì giúp phát hiện và chẩn đoán sớm. Kiểm tra đạm trong nước tiểu, theo dõi huyết áp, đặc biệt là huyết áp tâm trương hay huyết áp dưới, để ý tình trạng giữ nước trong cơ thể.

    • Nghỉ ngơi, thậm chí vệ sinh cá nhân tại giường.
    • Nhập viện nếu cần sau khi được chẩn đoán sản giật
    • Theo dõi tim thai và sự phát triển của thai. Làm biểu đồ tim thai– cơn gò (CTG). Siêu âm là công cụ hiệu quả để đánh giá sự phát triển của thai.
    • Theo dõi huyết áp của mẹ. Dùng thuốc hạ áp để đưa huyết áp về mức bình thường
    • Có thể dùng thuốc lợi tiểu để giảm phù và tránh tình trạng ứ nước trong cơ thể.
    • Có thể dùng thuốc chống co giật, thuốc thường dùng là Magnesium Sulphate (ma-giê sun-phát).
    Trường hợp sản giật nặng thậm chí phải cố định bà bầu để chống co giật. Cho thở oxy và dùng thuốc chống co giật để tối ưu lượng oxy lên não và tới thai nhi. Chỉ định sinh mổ ngay lập tức kể cả bé chưa đủ trưởng thành.

    Biến chứng của sản giật
    • Bong nhau thai là nguy cơ chính của tiền sản giật và sản giật.
    • Sinh non.
    • Rối loạn đông máu hay còn gọi là Đông máu nội mạch lan toả (DIC).
    • Trường hợp nặng, có thể đe doạ tính mạng mẹ và bé nhưng nếu theo dõi sát và chăm sóc đặc biệt thì tình huống này rất ít xảy ra.
    Mục tiêu chung của điều trị sản giật là giảm nguy cơ gây hại đến mẹ và bé. Nếu có thể, giải pháp sinh mổ sẽ được trì hoãn đến lúc bé 32-34 tuần tuổi đối với sản giật nặng. Nếu nhẹ, thời điểm sinh thường được kéo tới 36 tuần hoặc hơn. Cân bằng giữa nguy hiểm cho mẹ và sự trưởng thành cho thai là yếu tố quan trọng nhất trong điều trị sản giật.

    Lưu ý

    Bạn nên khám thai định kì ngay cả khi bạn cảm thấy mình hoàn toàn khoẻ mạnh. Tiền sản giật và sản giật không phải lúc nào cũng phát hiện được thông qua đo huyết áp và xét nghiệm nước tiểu.

    Nguồn: Huggies
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi thienthannho090390
    Đang tải...


Chia sẻ trang này