Chứng Nhận Ocs Áp Dụng Cho Chuỗi Cung Ứng

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi isoknacert, 20/1/2025.

  1. isoknacert

    isoknacert Thành viên chính thức

    Tham gia:
    22/11/2023
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    16
    Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ OCS là tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới mà mọi tổ chức, doanh nghiệp nên tìm hiểu và áp dụng để bắt kịp xu hướng sản xuất bền vững và mở ra nhiều cơ hội hội nhập hơn trong tương lai.

    OCS LÀ VIẾT TẮT CỦA TỪ GÌ?

    OCS viết tắt từ cum từ “Organic Content Standard” dịch sang tiếng Việt là “Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ”. Tiêu chuẩn OCS do Textile Exchange phát triển vào tháng 03/2013 và thuộc quyền sở hữu của Textile Exchange từ đó cho tới nay. OCS là một tiêu chuẩn quốc tế, tự nguyện và đầy đủ, đặt ra các yêu cầu đối với chứng nhận của bên thứ ba đối với đầu vào hữu cơ được chứng nhận và chuỗi hành trình sản phẩm. Mục tiêu chính của OCS là tăng cường sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

    HÌNH THÀNH BỘ TIÊU CHUẨN OCS

    Bộ tiêu chuẩn OCS có tiền thân là bộ tiêu chuẩn OE 100 (2004) và OE Blended (2007) được phát triển bởi Textile Exchange vào năm 2013 và thuộc quyền sở hữu của Textile Exchange. Được biết đây là một trong những tổ chức phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi ngành sợ vào năm 2011.

    Bộ tiêu chuẩn này đã được chuyển đổi vào đầu năm 2016 thành OCS với mục tiêu làm cho tiêu chuẩn này được phù hợp hơn. Cho đến nay thì bộ tiêu chuẩn OCS này có tất cả 4 phiên bản và phiên bản mới nhất là vào năm 2020 OCS 3.0

    CÁC PHIÊN BẢN CỦA OCS

    Bộ tiêu chuẩn OCS 3.0 chính là phiên bản mới nhất của bộ Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ OCS. Với phiên bản này có được hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 3 năm 2020. Điều đó có nghĩa là các cuộc kiểm tra thực hiện sau ngày 28 tháng 2 năm 2021 đều sẽ được thực hiện bằng OCS 3.0.

    ĐỐI TƯỢNG CẦN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN OCS LÀ GÌ?

    Tiêu chuẩn Thành phần Hữu cơ OCS (Organic Content Standard) được áp dụng cho:
    • Tất cả các công ty sản xuất, kinh doanh các sản phẩm có sử dụng vật liệu hữu cơ.
    • Các tổ chức muốn xác minh thành phần hữu cơ của sản phẩm (cả thành phẩm và bán thành phẩm)
    Chứng nhận OCS áp dụng cho các địa điểm trong chuỗi cung ứng sau:
    • Xử lý nguyên liệu đầu vào
    • Chế tạo
    • Đóng gói và dán nhãn
    • Kho
    • Vận chuyển
    • Giao hàng
    DOANH NGHIỆP BẠN NHẬN CHỨNG NHẬN OCS LÀ GÌ ?

    Bước 1: Đăng ký chứng nhận OCS

    Bước đầu tiên chính là việc tổ chức của bạn cần đăng kí và khai báo các thông tin thật cần thiết lên tổ chức chứng nhận để tiến hành hoàn thiện hồ sơ đăng ký giấy chứng nhận OCS. Chú ý cần phải có đầy đủ mọi thông tin.

    Bước 2: Ký kết hợp đồng và chuẩn bị đánh giá OCS

    Hiện nay các tổ chức tiến hành làm giấy chứng nhận cần phải gửi hợp đồng đánh giá sau đó tiếp nhận đơn đăng kí chứng nhận OCS của Doanh nghiệp. Bạn cần tiến hành xem xét kĩ lưỡng và chuẩn bị cho cuộc đánh giá chính thức.

    Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1 (Stage 1 Audit)

    Tại bước này thì đánh giá viên sẽ tiến hành đến tại doanh nghiệp đánh giá rà soát sơ bộ hệ thống tài liệu OCS của doanh nghiệp. Lúc này doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các bằng chứng quan trọng trong việc áp dụng OCS theo yêu cầu của tổ chức chứng nhận.

    Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2 (Stage 2 Audit)

    Chuyên gia đánh giá cần tiến hành đánh giá giai đoạn 2 gồm có cả việc phỏng vấn đánh giá người lao động và hệ thống nhà xưởng. Doanh nghiệp có trách nhiệm tiến hành khắc phục những điểm này trong thời gian quy định.

    Bước 5: Xét duyệt hồ sơ OCS

    Tổ chức chứng nhận tiến hành rà soát, thẩm duyệt kỹ càng hơn các tài liệu, quy trình, văn bản của doanh nghiệp để đảm bảo rằng tiêu chuẩn OCS được áp dụng theo đúng quy định.

    Bước 6: Cấp chứng chỉ OCS có hiệu lực trong vòng 1 năm

    Tổ chức chứng nhận sẽ cấp giấy chứng nhận OCS có hiệu lực trong vòng 01 năm cho doanh nghiệp sau khi xác minh doanh nghiệp đã hoàn thiện hành động khắc phục (nếu có)

    Bước 8: Tái chứng nhận

    Sau 1 năm hết hiệu lực thì nếu như tổ chức, doanh nghiệp vẫn có nhu cầu duy trì giấy chứng nhận thì cần phải đăng kí đánh giá lại. Lần đánh giá lại cũng tương tự như lần đầu. Chứng chỉ cấp lại có hiệu lực trong 1 năm.

    KNA CERT sở hữu đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực hướng dẫn triển khai các tiêu chuẩn Hữu cơ có trên 10 năm kinh nghiệm và liên tục cải tiến chất lượng dịch vụ để mang tới những trải nghiệm tốt nhất cho Quý Khách Hàng. Đó không chỉ là chìa khóa thành công của Chúng Tôi mà còn là cơ sở uy tín để Khách Hàng tin tưởng lựa chọn.

    Hãy liên hệ với KNA CERT ngay hôm nay để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ chứng nhận OCS và nhận báo giá ưu đãi mới nhất năm 2024
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi isoknacert
    Đang tải...


Chia sẻ trang này