70% phụ nữ bị buồn nôn vào những ngày đầu thai kỳ và khoảng 50% nôn mửa. Sau ba tháng đầu, khoảng 50% bà bầu bị ốm nghén sẽ cảm thấy khỏe hơn. Tuy nhiên, nhiều người sẽ tiếp tục tình trạng tồi tệ trong toàn bộ thai kỳ. Ốm nghén có thể đơn giản là cảm thấy hơi khó chịu ở bụng, hoặc đầy hơi nhiều lần trong một ngày. Trong trường hợp này, bạn cần nghỉ ngơi. Không ai cảm nhận được cảm giác bị ốm nghén trừ khi họ tự mình trải qua, và trải nghiệm của mọi người là khác nhau. Em bé là một vật lạ đối với người mẹ nên hệ thống miễn dịch của người mẹ sản sinh ra những chất chống lại thai nhi mà biểu hiện là những triệu chứng nghén. Tuy nhiên, vì thai nhi có một phần là của người mẹ cho nên dần dần cơ thể mẹ chấp nhận sự hiện diện của thai nhi và quen dần. Cũng có những trường hợp phản ứng rất mạnh mẽ, gây nên tình trạng nghén kéo dài trong suốt thai kỳ. Đối với hầu hết phụ nữ, tình trạng ốm nghén chỉ làm cho họ mệt mỏi. Sau ba tháng đầu tiên, bạn không tăng cân, không thể hấp thụ bất cứ thức ăn và loại nước uống nào, có thể có nguy cơ bị các biến chứng khác nhau. Biến chứng nghiêm trọng nhất được gọi là chứng nôn nghén, xuất hiện với tỷ lệ một trong 100 thai. Đó không phải thỉnh thoảng buồn nôn mà là một căn bệnh nghiêm trọng có thể khiến bạn phải nhập viện hoặc gây ra các biến chứng. Mặc dù triệu chứng ốm nghén xảy ra phổ biến vào buổi sáng sau khi bạn vừa tỉnh giấc nhưng đó không phải là tất cả. Theo số liệu thống kế, 24% bà bầu có cảm giác ốm nghén vào bất cứ giờ nào trong ngày. Ốm nghén sẽ thuyên giảm sau 12-14 tuần trong thai kỳ. Tuy nhiên, có đến 11% chị em bị ốm nghén trong suốt 9 tháng mang thai. Chị em cần biết rằng đói sẽ làm triệu chứng ốm nghén thêm trầm trọng hơn. Chính vì vậy việc ăn uống đúng cách khi mẹ bầu bị ốm nghén là rất quan trọng. Hãy ăn những món bạn thích trong thời kỳ này nhé. Sự thiếu hụt vitamin B6 và kẽm có nguyên nhân khiến tình trạng ốm nghén nặng nề hơn. Vì vậy, bổ sung 2 loại dưỡng chất này cũng rất cần thiết để giảm bớt ốm nghén. Dấu hiệu chủ yếu của ốm nghén là buồn nôn, nôn ói. Tuy nhiên, không phải cứ bị nôn là các mẹ lại “đổ tội” hết cho ốm nghén đâu nhé. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị nôn trong thai kỳ. Khi bị nôn nhiều, bạn cần đi khám bác sĩ để biết được nguyên nhân. Ngoài buồn nôn, ốm nghén còn khiến chị em mệt mỏi, kém ăn, chóng mặt và choáng váng. Chị em cũng sẽ thấy miệng tiết ra nhiều nước bọt hơn, đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường nhé. Tuy nhiên, trong trường hợp nôn ói ở mức độ quá nặng khiến bạn không thể ăn uống được gì, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên gia. Vậy, chúng ta đã hiểu rõ ốm nghén là gì chưa? Ôm nghén có dẫn đến hê lụy ra sao và biện pháp khắc phục tình trạng ốm nghén là gì? Hiểu được căn nguyên chứng ốm nghén và biết các cách khắc phục tức thời và lâu dài có thể giúp thai phụ cảm thấy khỏe hơn và giảm thiểu stress do các cơn ốm nghén ám ảnh.