Chúng ta sẽ nói gì với con cái ?

Thảo luận trong 'Tin tức' bởi Le Khanh, 10/9/2006.

  1. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Hậu Quả
    Câu chuyện “chạy trường” đang thành một xì-căng-đan trên báo chí. Những đồng tiền được bỏ ra và con số cụ thể của nó là “ngàn đô” hoặc mươi triệu đồng.
    Những âm thanh trong các đoạn ghi âm cứ chập chờn những mua bán, mua bán… và cái được mua chính là một chỗ ngồi. Khác với các chỗ ngồi khác bởi nó được đặt trong phòng học của một ngôi trường danh tiếng.
    Nó như một ngọn roi quất đâu đó vu vơ vào không khí, làm người đi đường thấy rát mặt mình.
    Hình ảnh của những bậc phụ huynh xuất hiện như những nhân chứng tố cáo những vụ việc mà họ giống như những nạn nhân.
    Như vậy là sau các băng ghi âm tố cáo ngành tòa án, tố cáo các cơ quan đương quyền… đến giờ, thời điểm của những băng ghi âm trong ngành giáo dục.
    Một câu chuyện quá sức không hay của những người lớn đã được công khai trong nỗi muộn phiền xã hội.
    Một ngôi trường nổi tiếng, uy nghi và mặc định bởi những bề dày thành tích của nó đến nỗi cuối cùng, trở thành áp lực cho mọi thứ.
    Những đồng tiền đã lọt qua cánh cửa để “mở thêm” cho những đứa trẻ bước vào. Chúng bước vào cổng đầu tiên của cuộc đời là “cổng hậu” và mặc nhiên hưởng danh tiếng của ngôi trường như bao bè bạn khác.
    Những bậc thầy cô nào đó trong trường đã thò tay nhận những đồng tiền sấp ngửa để mua bán cái danh, cái tiếng của trường mà hàng bao nhiêu thế hệ thầy cô học sinh đã vun đắp bằng mồ hôi, nước mắt…
    Không có gì đáng để bàn về những hành vi mà không thể dùng từ khác hơn: “sỉ nhục”- đối với những nhà giáo này.
    Nhưng, tôi lại cứ lấn cấn trong đầu hình ảnh của những bậc phụ huynh: nói đi, nói lại thì có ai là nạn nhân không?
    Tôi cho rằng đó là điều khó nói. Những bậc phụ huynh có đủ tiền, có đủ can đảm, có dư thừa những quan hệ bán mua… đã mang chuyện ấy vào ngã giá với nhau mà mua một chỗ cho con mình. Nạn nhân đáng buồn nhất trong xì-căng-đan này là những đứa trẻ.
    Tội nghiệp, chúng thi còn thiếu- dù chỉ là nửa điểm thì cũng tức là thiếu rồi. Mà thiếu, tức là sẽ không có được tấm vé bước lên toa tàu “hạng sang” – tạm gọi là như vậy – mà phải chuyển sang toa tàu khác. Theo lệ thường, hành trình có sẵn và mọi người chỉ việc bước lên và tàu chạy. Ấy thế mà có một sự không cam lòng đến, không phải từ những đứa trẻ, mà từ phía những người lớn, những người biết chuyện bán mua.
    Những đứa trẻ nghiễm nhiên một ngày nào đó cầm tấm vé lên tàu và rồi mặc nhiên nhìn quanh bạn bè, thấy mình cũng chả thua gì chúng nó. Dù hai con đường đến cổng là khác nhau. Người thì đi bằng sức lực, trí tuệ, khả năng và người còn lại, đi bằng cái giá của một ngàn, hay hai ngàn USD. Con đường đầu tiên, toa tàu đầu tiên trong cuộc đời những đứa trẻ đã lót đường bằng đồng tiền sấp ngửa.

    Và sự kiện của ngày hôm nay rồi sẽ có một cái kết khi mọi người lớn muốn chúng kết lại. Một câu chuyện chạy trường và sẽ có người bị kỷ luật, thậm chí bị truy cứu trước pháp luật nếu hành vi đó là nghiêm trọng. Tuy nhiên, sự học vẫn còn. Ngôi trường nổi tiếng ấy sẽ tiếp tục phát triển, những lứa học sinh mới sẽ được tuyển vào. Những thầy cô giáo sẽ tiếp tục chèo chống con đò sứ mệnh hướng tới tương lai. Nhưng, sẽ có một sự cố dừng mãi trong đầu những “nạn nhân” là trẻ con ngày hôm nay. Phải, đến một lúc nào đó, chúng sẽ dừng lại và luôn luôn đau đớn với chính mình: Mẹ cha chúng ngày xưa đã tiếp sức cho một cuộc chạy đua không công bằng ngay từ bước khởi điểm của cuộc đời. Cuộc đua ấy, chúng đã bắt đầu, không phải bằng sức lực chính mình.
    Đó sẽ là ám ảnh của hành vi nói dối!
    Nguyễn Bình Minh
    ( Báo Sài Gòn Tiếp Thị )
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Le Khanh
    Đang tải...


  2. Tumy

    Tumy Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    29/4/2005
    Bài viết:
    471
    Đã được thích:
    29
    Điểm thành tích:
    28
    Đọc bài này thấy hay mà càng thấy đau đớn quá!
     
  3. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Không biết cái đau của Tummy có giống của tôi không - Cái đau của tôi là những vấn đề tiêu cực, lẽ ra phải được phát hiện bởi những cơ quan thanh tra, giám sát của nhà nước, thì lại lộ ra do sự tố cáo của người dân và sự làm cho rõ của báo giới - Đây là 1 quy trình ngược, thay vì báo chí sẽ là người thông tin sự kiện, lại trở thành cơ quan điều tra - trong khi những người có trách nhiệm thì lại ra sức bao che, chống đỡ - Vậy mà vẫn đứng ra hô hào chống tiêu cực tham những trong giáo dục - Cho đến khi không che nổi nữa mới đành phải ra quyết định tạm thời đình chỉ chức vụ của những kẻ lẽ ra phải biết tự xử nếu còn chút sĩ diện.
    Càng hô hào, càng lộ ra cái phi lý của cơ chế, càng chống đỡ, bao che càng cho thấy nhân cách của những con người tự nhận là nhà giáo và là những nhà giáo có chức có quyền đã bại hoại đến chứng nào - đó mới là điều đáng lo cho tương lai của đất nước, và là niềm đau của những người còn chút lương tri !
     

Chia sẻ trang này