Chuyên gia nói về uống nước đóng chai để trong ôtô gây ung thư

Thảo luận trong 'Sức khỏe gia đình' bởi phượng đỏ, 21/9/2013.

  1. phượng đỏ

    phượng đỏ Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    19/8/2013
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    68
    Điểm thành tích:
    28
    Mới đây thông tin uống nước đóng chai nhựa để trong ôtô dễ bị ung thư đang khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang vì đây là đồ uống được nhiều người sử dụng do tính tiện lợi. Dưới đây là khuyến cáo của chuyên gia về thông tin này...
    [​IMG]
    Uống nước uống đóng chai đặt trong ô tô không có khả năng gây ung thư (ảnh minh họa).

    Một số trang mạng đang lan truyền thông tin khuyến cáo về nước lọc đóng chai nhựa để trong ôtô dễ gây ung thư do nhiệt độ cao trong xe xúc tác các chất hoá học của nhựa vỏ chai giải phóng dioxin (C4H4O2), hoà tan trong nước. Khuyến cáo trên được đưa ra sau khi một bệnh nhân nữ tên Sheryl Crow nói rằng đó là nguyên nhân khiến cô mắc ung thư vú. Kết quả kiểm tra đã xác định trong mô ung thư vú của cô có mức độ cao của chất dioxin.

    Trước thông tin này, nhiều người tiêu dùng tỏ ra hoang mang bởi tính tiện dụng của sản phẩm. Chị Đặng Huyền ở Thanh Xuân (Hà Nội) cho hay, sau khi đọc được thông tin không nên uống nước đóng chai nhựa để lâu trong xe hơi vì gây ung thư, gia đình rất hoang mang. Việc để chai nước uống trong ô tô đã được sử dụng từ lâu và gia đình khó có phương án thay thế. Thậm chí, dù chưa có thông tin chính xác nhưng nhiều người lo lắng ảnh hưởng tới sức khỏe đã bỏ thói quen để chai nước lọc trên ôtô. Anh Nguyễn Đoàn (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Mình hay có thói quen để nước lọc đóng chai trong ôtô. Nhưng khi đọc thấy thông tin uống nước đóng chai nhựa để lâu trong ôtô gây ung thư, mình cũng lo lắng nên đã tạm ngưng việc sử dụng”.

    Theo PGS.TS Trần Hồng Côn – Khoa Hóa (Đại học tự nhiên – ĐH quốc gia HN), mọi người không nên quá hoang mang với thông tin uống nước đóng chai nhựa để lâu trong ô tô gây ung thư. Khuyến cáo này không chính xác.

    Giải thích về điều này, PGS.TS Hồng Côn cho hay, chất thôi nhiễm phụ thuộc vào ba yếu tố chính là môi trường, thời gian sử dụng và nhiệt độ. Về nguyên lý, ở nhiệt độ từ 100 độ C trở lên thì nhựa sẽ biến dạng và sẽ bị thôi nhiễm. Nhưng nhiệt độ trong ôtô chỉ lên tới 60oC khi đóng kín cửa để ngoài trời nắng. Với nhiệt độ này thì chưa đủ điều kiện thôi nhiễm. Vì thế, chai nước đặt trong ô tô hoàn toàn không có khả năng gây ung thư.

    Hơn nữa, thành phần của nhựa dùng làm đồ đựng gia dụng không có dioxin. Dioxin chỉ được sinh ra từ vật liệu nhựa ở những điều kiện nhất định như nhiệt độ cao khi đốt cháy nhựa khoảng trên dưới 1.200 độ C. Với các loại nhựa dùng để đựng nước hay coca cola... đều là nhựa thực phẩm. Nhựa được cho phép chế tạo làm đồ gia dụng hiện là các loại nhựa đã được chỉ định an toàn theo quy định của châu Âu hay Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ.

    Để tránh nguy hại sức khỏe, theo các chuyên gia, người tiêu dùng chỉ nên sử dụng nước đóng chai của các hãng có uy tín, đã được cơ quan chức năng kiểm nghiệm, đúng theo tiêu chuẩn yêu cầu của Bộ Y tế. Có nhiều loại nước trông có vẻ “tinh khiết” nhưng nếu chưa qua kiểm nghiệm thì có nhiều khả năng chứa vi sinh vật mà bằng mắt thường không thể nào nhận biết được. Dùng chai nước trôi nổi mà chai đó được sản xuất từ nguyên liệu nhựa không rõ nguồn gốc, tái chế thì nguy cơ ô nhiễm chất có hại rất lớn.

    Ngoài ra cũng không nên lạm dụng nước uống đóng chai. Nước được gọi là tinh khiết trên thị trường thường được xử lý qua hệ thống thẩm thấu ngược, tiệt trùng bằng Ozone và tia cực tím UV hoặc trao đổi ion nên sẽ lọc đi các khoáng chất. Do đó, nếu lạm dụng thì cơ thể sẽ thiếu khoáng chất và sinh bệnh thiếu vi chất (do 50% khoáng chất của cơ thể được bổ sung qua đường uống). Còn với những sản phẩm nhựa dùng cho lò vi sóng, đựng nước đá trong tủ lạnh nên mua loại nhựa có đặc tính chịu được ảnh hưởng của môi trường cao.
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi phượng đỏ
    Đang tải...


Chia sẻ trang này