Có mẹ nào cho con ăn ruốc cóc chưa ạ?

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi Mẹ An_Huy, 2/9/2009.

  1. Mẹ An_Huy

    Mẹ An_Huy Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/5/2009
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    186
    Điểm thành tích:
    43
    Thấy con hàng xóm ăn ruốc cóc nhưng vẫn cứ còi, nhưng lại thấy mọi người bảo cho trẻ ăn ruốc cóc lại rất tốt nhất là những trẻ còi còi như Bi nhà mình. Cũng đang phân vân không biết có nên mua cho con ăn không, Bi nhà mình mới có 11,5th có ăn được không các mẹ. Và chế biến như thế nào cho con dễ ăn. Mình thấy người ta đi bán cóc rồi làm ruốc luôn cho mình, mà thấy lằn nhằn toàn xương thế không biết con có ăn cho không. Các mẹ giúp mình với nhé.:rolleyes:
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Mẹ An_Huy
    Đang tải...


  2. hoa84

    hoa84 Thành viên chính thức

    Tham gia:
    3/9/2009
    Bài viết:
    183
    Đã được thích:
    16
    Điểm thành tích:
    18
    con mình cũng còi nên mình cũng định cho ăn ruốc cóc. Nhưng lại nghe được thông tin sau: "Rất nhiều trường hợp người lớn ăn thịt cóc bị ngộ độc dẫn đến tử vong. Do trong mật và gan cóc có những chất cực độc ,thịt cóc ngon và bổ tới đâu chưa biết nhưng giữa sự sống và chết chỉ cách nhau đường tơ kẽ tóc do trong lúc làm thịt con cóc mà dập mật là ..." đọc xong mình quên luôn í định cho con ăn ruốc cóc. con cháu mình ngày trước cũng còi lắm nhưng đến khi nó mọc hết răng rồi thì trời ơi ăn nhiều đến độ hoảng luôn. bạn cứ an tâm đi cốt là bé ko bị SDD là được, nhỏ 1 chút nhưng mà chắc khỏe là được. con mình 18 tháng cũng mới có 9.8 kg thôi, nhưng trộm vía ....thế là tốt rồi.
    chúc con bạn hay ăn chóng lớn nhé.
     
  3. i love anh va be Bong

    i love anh va be Bong Thành viên chính thức

    Tham gia:
    13/5/2009
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    21
    Điểm thành tích:
    18
    Mình cũng đọc được thông tin giống mẹ HOA nên sợ wa ko dám nghĩ đến chuyện mua ruốc cóc cho con ăn nữa, có rất nhiều thứ khác bổ dưỡng mà an toàn nên ko nhất thiết phải cho ăn ruốc cóc mới là tốt.
     
  4. annam

    annam Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/6/2009
    Bài viết:
    1,300
    Đã được thích:
    223
    Điểm thành tích:
    103
    con mình thì ông bà nhờ người mang đến tận nhà làm rồi gửi qua đây có 1 bên là xương 1 bên là thịt nhưng đều nghiền nhỏ cả rồi mình cho con mình ăn từ hồi 8 tháng thường là nấu cháo trắng rồi cho vào thêm chút gia vị nhưng cũng hơi có mùi khó ăn
    vào đây đọc cũng mới nhớ từ hôm con mọc răng đến giờ cũng chua cho ăn bữa nào
     
  5. Mẹ An_Huy

    Mẹ An_Huy Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/5/2009
    Bài viết:
    232
    Đã được thích:
    186
    Điểm thành tích:
    43
    Cảm ơn các mẹ đã chia sẻ với mình nhé. Mình sẽ cân nhắc việc cho con ăn ruốc cóc sau.
     
  6. Mẹ Nghé AN

    Mẹ Nghé AN Thành viên chính thức

    Tham gia:
    18/8/2009
    Bài viết:
    152
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    các mẹ đừng cho con ăn ruốc cóc nhé, trong thịt cóc nhiều sán lắm, với lại cóc rất nhiều độc tố chỉ cần họ làm không cẩn thận 1 tý là nguy hiểm đến tính mạng.Với lại theo như em để ý những người nào lúc nhỏ ăn thịt cóc thì lớn lên rất nhiều lông tay và lông chân. Điển hình 5 người nhiều lông tay lông chân em hỏi thì đều bảo bé có ăn thịt cóc ạ
     
  7. ngocamtu

    ngocamtu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/4/2009
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Thịt cóc khác ở các loại thịt khác ở chỗ trong thịt cóc có hàm lượng chất kẽm cao hơn các loại thịt khác thôi các mẹ ah! Mà chất kẽm có tác dụng tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho cơ thể.
    Mình gửi bài viết này để các mẹ có thể tham khảo nhé! nhưng nếu muốn cho con ăn thịt cóc thì phải thật cẩn thận đấy!
    Kẽm là yếu tố vi lượng cần thiết cho mọi hình thái của sự sống. Tuy thế, đến năm 1961, khi Prasad phát hiện ra chứng lùn và thiểu năng sinh dục do thiếu kẽm ở trẻ em Iran thì người ta mới bắt đầu thấy rõ giá trị và tầm quan trọng của kẽm đối với tầm vóc và sức khỏe của con người. Đến nay, rất nhiều chức năng quan trọng của kẽm đã lần lượt được khám phá.

    Trong cơ thể có khoảng 2500 mg kẽm; 90% kẽm trong cơ thể nằm trong nội bào, trong đó có 30% được phân bố trong xương và 60% trong cơ. Bình thường hàm lượng kẽm trong cơ thể là 20 mg/g thể trọng, nhưng nó có thể cao gấp 1,5 lần (30 mg/g thể trọng) trong thời kỳ cơ thể đang tăng trưởng và trưởng thành. Trong thời kỳ mang thai, có sự huy động của kẽm từ cơ thể người mẹ sang thai nhi, nên hàm lượng kẽm trong máu của người mẹ có thể giảm đến 50%.

    Các nghiên cứu ngày càng cho thấy thiếu kẽm có thể gây ra nhiều rối loạn bệnh lý đa dạng và có hệ thống lên quá trình tăng trưởng:

    Thiếu kẽm gây ra giảm mức tiêu thụ năng lượng, dẫn đến làm chậm phát triển thể chất với các biểu hiện chán ăn và giảm ăn, nôn ói và chậm tiêu hóa do suy giảm hoạt tính của các enzym phụ thuộc kẽm song song với sự suy giảm khả năng đồng hóa các chất dinh dưỡng, đặc biệt là giảm tổng hợp protein trong quá trình nhân đôi tế bào. Thiếu kẽm không chỉ xảy ra đơn thuần mà thường kết hợp với thiếu năng lượng và thiếu đa chất do có sự suy giảm tiêu thụ năng lượng nên dẫn đến hậu quả là thiếu nguyên liệu để xây dựng cơ thể làm chậm tăng trưởng thể chất nói chung và chiều cao nói riêng. Ở các động vật chịu một chế độ dinh dưỡng thiếu kẽm trong thời kỳ bào thai sẽ gây ra khiếm khuyết về sự tăng trưởng bào thai và tỷ lệ quái thai cao. Các khảo sát ở người cũng cho thấy bà mẹ thiếu kẽm trong thời kỳ mang thai sẽ gây ra các biểu hiện của nghén như chán ăn, giảm ăn, buồn nôn, nôn ói, mất ngủ nên đã gây ra sự thiếu hụt và tiêu hao năng lượng cung cấp cho bào thai phát triển, cũng như làm giảm dự trữ năng lượng cho sự sinh ra sữa mẹ ở thời kỳ sau sinh, trẻ sinh ra sẽ nhẹ cân và dễ sinh non, thể hiện sự chậm tăng trưởng của trẻ trong thời kỳ bào thai kết hợp với tình trạng nhanh chóng bị thiếu sữa mẹ sau sinh.

    Ở thời kỳ sau sinh, biểu hiện sớm nhất của thiếu kẽm trên lâm sàng là sự tăng cân chậm và sau đó là sự tăng chiều cao chậm, về mặt nhân trắc sẽ có biểu hiện của sự sụt giảm kín đáo của các chỉ số Z-score về cân nặng và chiều cao nên rất dễ bỏ sót. Các sai sót trên thể hiện sự suy giảm tốc độ tăng trưởng của cơ thể. Ở giai đoạn nặng hơn trẻ sẽ thể hiện rõ tình trạng suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phát triển tâm thần vận động.
    Chat kem va su phat trien tam voc co the

    Bổ sung kẽm kết hợp với đồng, măng gan và canxi góp phần cải thiện xương ở phụ nữ tiền mãn kinh.
    Việc bổ sung kẽm sẽ kích thích sự phát triển tầm vóc thể hiện bằng sự tăng trưởng chiều cao, khối cơ và thể trọng. Điều đặc biệt đáng được đề cập là các nghiên cứu bổ sung kẽm cho trẻ em chậm tăng trưởng về tầm vóc (những trẻ này có chiều cao thấp nhưng có chế độ ăn đầy đủ và cân nặng bình thường) cho thấy có tác động dương tính lên sự tăng chiều cao nhưng không gây tác động lên sự gia tăng thể trọng.

    Một nghiên cứu khác cho kết quả: nếu bổ sung kẽm kết hợp với đồng, măng gan và canxi trong 2 năm liền sẽ góp phần làm cải thiện khối xương ở phụ nữ tiền mãn kinh.

    Để góp phần phát triển tầm vóc, về mặt cộng đồng, cần có một chiến lược mang tầm một quốc gia và các chương trình hành động cụ thể. Tuy nhiên, về phía các cá nhân, có thể áp dụng một số biện pháp có hệ thống xuyên suốt qua các giai đoạn phát triển của đứa trẻ như sau:

    Giai đoạn trước khi mang thai:

    - Cần chuẩn bị sức khỏe và năng lượng dự trữ cho bà mẹ.

    - Khám và đánh giá tình trạng sức khỏe, dự trữ năng lượng cho sự tăng trưởng của bào thai và sự tiết sữa mẹ bằng các số đo nhân trắc (cân nặng, chiều cao, BMI, tỷ lệ mỡ…) các chỉ số sinh hóa và huyết học...

    - Sử dụng chế độ ăn uống, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý nhằm tăng cường sinh lực và dự trữ năng lượng.

    - Điều trị các chứng chán ăn, ăn ít, giảm ăn, thiếu máu, thiếu kẽm và nhất là gầy thể tạng… bằng bổ sung kẽm và các vi chất khác, tình trạng béo phì hoặc thừa cân do dư mỡ cũng cần được điều trị tích cực.

    Giai đoạn bào thai:

    - Tập trung làm tăng tầm vóc “nền” (thân trọng và chiều cao “nền”), phòng chống thiếu kẽm, sắt, canxi… và dự trữ năng lượng cho việc nuôi dưỡng bào thai và tiết sữa mẹ sau khi sinh.

    - Cung cấp chế độ ăn đầy đủ năng lượng, giàu protein và các chất khoáng Ca, P, Fe, Zn, Iot..., Vitamin A,C,D, axit folic, vitamin nhóm B…

    - Theo dõi tốc độ tăng trưởng của bào thai và dự trữ năng lượng trong thời kỳ mang thai.

    - Có chế độ vận động thích hợp, tắm nắng thường xuyên, trạng thái tinh thần thoải mái.

    - Can thiệp sớm ngay trong các tháng đầu tiên khi mang thai bằng bổ sung kẽm, Fe, Ca, Mg, vitamin nhóm B, protein, cho các bà mẹ có tình trạng bào thai chậm phát triển, suy dinh dưỡng và thiếu kẽm (thường được biểu hiện bởi các triệu chứng của nghén: chán ăn, giảm ăn, buồn nôn, nôn ói, rối loạn thần kinh như khó ngủ, ngủ ít, ngủ không sâu hay thức giấc, chiêm bao liên tục, ác mộng, mệt mỏi, dễ bị kích thích, xúc động…), nhất là chậm tăng cân khi mang thai.

    Giai đoạn sau khi sinh:

    - Sau khi sinh ra đứa bé cần được cho bú sữa mẹ (kẽm trong sữa mẹ có giá trị sinh học cao nên dẽ hấp thu), cho ăn dặm kịp thời và đầy đủ các chất dinh dưỡng, thức ăn phải đa dạng dần, đủ đạm động vật, rau quả và chất béo cân đối thích hợp. Điều trị kịp thời các cho các bà mẹ thiếu sữa bằng bổ sung Zn, Fe, Ca, Mg, Vitamin C, nhóm B, protein và chế độ ăn thích hợp, khuyên bà mẹ uống nước đầy đủ và cho con bú nhiều lần.

    - Bổ sung Zn, Ca, Fe, vit.C nhóm B… cho các trẻ có tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng và nguy cơ thiếu kẽm (chán ăn kèm giảm ăn, giảm bú, nôn ói), chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng, còi xương, thiếu máu, thiếu canxi…

    - Phòng chống tốt các bệnh nhiễm trùng bằng chủng ngừa đầy đủ, giữ gìn vệ sinh, giữ ấm, bổ sung kẽm, vitamin A và cung cấp dinh dưởng đầy đủ cho các đối tượng có nguy cơ suy giảm sức đề kháng của hệ miễn dịch
    Chat kem va su phat trien tam voc co the

    Cần tạo điều kiện cho trẻ ngủ nhiều, ngủ sâu và ngủ đủ giấc trưa.
    biểu hiện bằng tình trạng nhiễm trùng hệ hô hấp, tiêu hóa và da tái diễn.

    - Tạo điều kiện cho trẻ ngủ nhiều, ngủ sâu và ngủ đủ giấc trưa. Điều trị sớm các rối loạn giấc ngủ nhất là rối loạn giấc ngủ do thiếu kẽm, thiếu năng lượng và các chất dinh dưỡng khác kết hợp với thiếu Zinc như Ca, Mg, B6…

    - Tạo điều kiện về không gian cho trẻ vận động, chú ý vận động ngoài trời (tạo Vitamin D) đủ liều lượng và thích hợp cho các lứa tuổi, tránh ngồi lâu một chỗ xem TV, chơi vi tính kéo dài.

    - Thường xuyên chăm sóc trẻ trong tình yêu thương, tránh bắt trẻ học tập quá mức, gây căng thẳng, làm mất ăn, mất ngủ, thiếu thời gian nghỉ ngơi, vận động vui chơi.

    - Cách bổ sung kẽm: Khi bổ sung kẽm không nên cho đơn thuần mà cần cho kết hợp với các chất dinh dưỡng khác nhằm phát huy tốt nhất tác động của kẽm và đáp ứng tình trạng thiếu đa chất kết hợp. Các chất nên kết hợp bổ sung với kẽm là: Ca, Mg, Vitamin A, D, C, nhóm B, đạm liều thấp (vì các chất này đã có trong thức ăn). Về thời gian bổ sung: nên cho đến khi hết nguy cơ thiếu kẽm. Để làm tăng chiều cao nên bổ sung kẽm nhiều tháng và kiên trì kết hợp đồng bộ các biện pháp nêu trên.

    - Các biện pháp khác: liệu pháp hormone dễ biến chứng nguy hiểm, liệu pháp kéo xương tốn kém và không sinh lý. Tạo ưu thế lai (chọn vợ hoặc chồng có tầm vóc tốt), điều này đã từng được áp dụng trên thực tế, thường là người có chiều cao thấp tầm vóc nhỏ có xu hương thích tìm đối tượng cao hơn cho mình.

    Chính vì nhìn thấy tầm quan trọng của kẽm, công ty Childlife đã chế biến loại thực phẩm chức năng dành riêng cho trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 12 tuổi là Childlife Calcium/Magnesium có thành phần bao gồm Calcium,Magnesium,kẽm và vitamin D.
    Mẹ nào có nhu cầu tìm hiểu thêm về loại SP này thì ĐT cho em số 0983 937 579.
     
  8. ngocamtu

    ngocamtu Thành viên chính thức

    Tham gia:
    10/4/2009
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    24
    Điểm thành tích:
    18
    Mình note thêm mộ điều, mình có một cháu ~ 3 tuổi, bản thân mình đã từng thử qua thịt cóc cho cháu rồi, lấy trực tiếp từ quê mình ở Daklak. Chúc vui!!!
     
  9. minhsau

    minhsau Gia đình là tất cả

    Tham gia:
    24/4/2009
    Bài viết:
    3,034
    Đã được thích:
    730
    Điểm thành tích:
    773
    nếu là tớ thì tớ nhất định không cho con ăn vì:
    1.có thể em bé này hợp, em bé khác sẽ dị ứng( giống như ăn con tằm ấy). Tốt cho con họ chưa chắc đã tốt cho con mình.
    2. Không khẳng định được chắc chắn là họ làm có bị dính tý độc nào từ gan cóc ra không. Nhỡ đâu rơi vào đúng mình thì .....
    3. Trong đấy rất lắm sán. tớ khiếp cái vụ sán lắm, hichic
     
  10. Thelma

    Thelma Banned

    Tham gia:
    8/4/2009
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ăn ruốc cóc pải biết làm cơ, làm thật sạch mới kô bị ngộ độc, ax nhà mình tự tay lmf lấy nên cho con ăn cũng có sao đâu, ăn rồi tùy theo trẻ em hấp thụ hay kô hấp thụ thì mới phát triển đc, chứ đâu pải cứ ăn vào là lên cân đâu. Mà cũng cho ăn vừa pải thôi kô thì các bé nào hấp thụ đc thì lúc ấy ăn kô hãm đc đâu, lúc ấy lại béo phì chết:D
     
  11. minhsau

    minhsau Gia đình là tất cả

    Tham gia:
    24/4/2009
    Bài viết:
    3,034
    Đã được thích:
    730
    Điểm thành tích:
    773
    uh. Tớ đồng ý với mẹ Thelma. Đúng đấy vì tốt cho con người khác chưa chắc đã tốt cho con mình đâu
     

Chia sẻ trang này