Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

Thảo luận trong 'Các vấn đề giáo dục khác' bởi zetafashion, 13/2/2011.

Tags:
  1. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Hôm qua sang nhà chị gái tôi thấy đứa cháu trai mới hơn 4 tuổi hát bắt chước Tự Long
    "hôm qua em đến trường , bạn đánh em gần chết ớ ơ ..." cả nhà vỗ tay hoan hô nhiệt liệt. Cháu được khích lệ nên hát luôn bài hát Bức thư tình đầu tiên "... và anh sẽ là người đàn ông của đời em... Và vòng tay anh rộng mở đón em vào lòng" :)

    Cháu hát thật ngộ nghĩnh, diễn xuất rất hay và rất có năng khiếu. Nhưng tôi lại cảm thấy có gì đó bất ổn khi chúng ta để trẻ em xem phim, nghe nhạc và hát những bài hàt của người lớn. Tâm hồn chúng sẽ bị "già trước tuổi" và nhìn đời không còn trong trẻo nữa? Chúng sẽ bắt chước những gì được xem trong phim ảnh?...

    Tôi lo quá xa? Các mẹ, các chị, các bạn nghĩ như thế nào về vấn đề này?
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi zetafashion
    Đang tải...


  2. me_kieuanh

    me_kieuanh Banned theo yêu cầu

    Tham gia:
    18/10/2010
    Bài viết:
    8,716
    Đã được thích:
    2,369
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    đồng ý với mẹ nó,trẻ con tâm hồn rất nhạy cảm,khả năng bắt chước rẩt nhanh,k nên cho chúng tiếp xúc quá sớm đến những thể loại như thế!sợ nhất là trường hợp chúng mang những gì xem dc trong phim ảnh ra bắt chước....
     
    zetafashion thích bài này.
  3. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Trẻ nghiện sex vì xem phim người lớn

    June 11, 2009
    Nghiên cứu cho thấy, những đứa trẻ tiếp xúc với những hình ảnh chỉ dành cho người lớn trên tivi càng sớm càng có xu hướng quan hệ tình dục giai đoạn đầu độ tuổi vị thành niên.


    Nhóm nghiên cứu của TS. Hernan Delgado, Bệnh viện Nhi Boston, đã tiến hành nghiên cứu trên 754 trẻ nam nữ trong độ tuổi từ 6 đến 18, ghi nhận những thói quen sinh hoạt của trẻ vào những ngày trong và cuối tuần.

    Thông tin về các hoạt động tình dục đầu tiên của những trẻ tham gia nghiên cứu sau đó sẽ được tìm hiểu và ghi nhận trong giai đoạn hai của nghiên cứu.

    Trẻ em xem nhiều phim người lớn…
    Nghiên cứu chỉ ra rằng, với mỗi giờ nhóm trẻ nhỏ tuổi nhất xem chương trình tivi của người lớn trong 2 ngày bất kì, cơ hội chúng quan hệ tình dục ở giai đoạn đầu độ tuổi vị thành niên tăng đến 33 %.
    TS. David Bickham, đồng tác giả của nghiên cứu được trình bày tại Hội nghị Khoa học Xã hội về Sức khỏe trẻ em ở Baltimore cho biết: “Các phương tiện giải trí dành cho người lớn thường xuyên đề cập tới các vấn đề khó khăn mà chỉ người lớn gặp phải, bao gồm những mối quan hệ giới tính phức tạp.
    Trẻ em chưa có kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như phát triển trí óc để phân biệt sự khác biệt giữa thực tế chúng trải qua hàng ngày và những chi tiết hư cấu chỉ dành cho giải trí.
    Trẻ em học từ các phương tiện truyền thông, và khi chúng xem các chương trình liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới tình dục, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy trẻ em có mong muốn hoạt động tình dục sớm hơn trong cuộc đời”.

    …Sẽ khiến các em tò mò và sẽ khó có thể kiềm chế được bản thân!
    Các nhà nghiên cứu khuyến cáo các bậc cha mẹ làm theo những hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa, như không đặt tivi trong phòng ngủ, không cho trẻ xem tivi quá 1 đến 2 tiếng một ngày, nên xem ti vi và thảo luận cởi mở về nội dung chương trình với trẻ.

    http://www.chuyenhot.com/tre-nghien-sex-vi-xem-phim-nguoi-lon-5991.htm
     
  4. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Ca sĩ nhí” hát nhạc người lớn: Có phải là “thần đồng”?


    Khi xã hội phát triển, nhu cầu về đời sống tinh thần của con người ngày càng được nâng cao. Trong đó, nhu cầu về âm nhạc cũng là một đòi hỏi tất yếu. Chính vì thế, nền âm nhạc nước nhà trong những năm qua đã có một sự phát triển “chóng mặt” để đáp ứng những đòi hỏi của toàn xã hội. Những loại hình âm nhạc mới ra đời, những dòng nhạc mới xâm nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều. Kèm theo đó là cả một “rừng” ca sĩ cũng đua nhau trình làng. Về giới tính thì nam có, nữ có và cả ca sĩ… chuyển đổi giới tính cũng có. Về tuổi tác thì già có, trẻ có, trung niên có và… trẻ em cũng có. Và khi trẻ em trở thành ca sĩ để hát những bản tình ca thì những người hiếu kì và dễ dãi đã vội cho đó là “thần đồng”!


    Trăm hoa đua nở

    Nhớ ngày đầu, cách đây khoảng năm sáu năm về trước, khi thị trường âm nhạc dành cho trẻ em còn sơ khai, người ta chỉ thấy lác đác trên những kệ đĩa vài album của bé Xuân Mai, Thanh Hẳng với nội dung hoàn toàn là các bài hát thiếu nhi (như Album Con cò bé bé của Xuân Mai). Nhưng chỉ hai ba năm sau đó, tình thế đã hoàn toàn thay đổi: bé Xuân Mai không còn là ca sĩ “độc tôn” ở lĩnh vực này nữa mà đành phải “chia sân” với hàng loạt những “ca sĩ” khác như B.C, L.T,… Và bây giờ, đội ngũ “ca sĩ nhí” ấy đã phát triển thành một đội quân hùng hậu với các “ngôi sao” như H.T.H, M.H, T.N… Mới đây còn có ba “chàng” tiểu tử chưa qua tuổi tiểu học đứng ra thành lập cả một ban nhạc hip-hop lấy tên là nhóm H.K.T!

    Điều đó cũng chẳng có gì đáng phàn nàn nếu như những “ca sĩ nhí” này chơi nhạc đúng với lứa tuổi của mình để phục vụ các bạn đồng trang lứa khác. Chỉ nhìn qua danh sách các nhạc phẩm mà các “thần đồng” này trình bày thôi cũng đủ thấy giật mình! Nào là Con trai miền Tây, Trái cấm tình yêu, Tình yêu của tôi, nào là Sao lại nhắn nhầm máy anh, Không say không về, Anh không yêu em, OK! Ta chia tay,… Có người nhìn sơ qua danh sách đó đã “hết hồn”: thiếu nhi bây giờ dữ dội vậy sao?

    Hình ảnh của ca sĩ nhí B.C đang gào thét những câu hát đại khái như: “Trả hết, trả hết cho người. Trả luôn mắt môi nụ cười…”, trong trang phục bộ ái vét dài như những người đàn ông đích thực đã khiến nhiều người xót xa, chặc lưỡi. Còn cô ca sĩ H.T.H mới đây trong VCD mới phát hành mang tựa đề “Con trai miền Tây” cũng đã kịp “khoe” những chiếc váy, những đôi giày giống hệt như các nữ ca sĩ tên tuổi đã trưởng thành. Khi hát câu “mai về miền Tây mong gặp được người thương người nhớ” cô còn có được sự minh hoạ của một chàng trai nhí ngồi kế bên câu cá với ánh mắt… đưa tình của một chàng trai đang yêu! Rồi những điệu nhảy "bốc lửa" của các "ca sĩ" không thua gì những đàn anh đàn chị chính gốc! v...v và v…v...

    Có phải là "thần đồng"?

    Những hiện tượng trên có phải là “thần đồng”, “tài năng âm nhạc” như lời giới thiệu của những nhà phát hành đĩa và như một số người vẫn tưởng? Nếu như thật sự đó là những thần đồng thì quả thật nước ta bây giờ thật diễm phúc vì có khoảng… hàng ngàn hàng vạn những thần đồng như thế! Trước hết ta cần hiểu cho chính chắn khái niệm về “thần đồng”: những người có tài năng hoặc năng khiếu được thể hiện ra từ lúc còn rất nhỏ. Ví dụ như nhà soạn nhạc thiên tài người Áo – Môdza chỉ mấy tuổi đầu đã biết chơi nhạc và viết nhạc, Trần Đăng Khoa lúc chưa vào lớp Một đã biết làm thơ và làm thơ rất hay. Còn như mới 6-7 tuổi mà biết hát nhạc người lớn thì có thể xem là thần đồng được không? Xin thưa rằng, nếu đó là thần đồng thì ra ngõ là chúng ta sẽ… gặp ngay rất nhiều vì ngày nay hầu như đứa trẻ nào cũng biết hát nhạc người lớn. Chỉ có điều là chúng không được lăng-xê hoặc cha mẹ không cho phép nên chúng không trở thành ca sĩ mà thôi!

    Trở lại vấn đề của các ca sĩ nhí. Trước hết, cần phải khẳng định ngay: việc để trẻ em hát nhạc người lớn với những ca khúc về tình yêu là một lỗi lầm thuộc về người lớn. Tuổi các em đáng lẽ phải hát những ca khúc phù hợp với lứa tuổi thơ ngây của mình chứ không phải là suốt ngày gào thét chuyện tình yêu trai gái (vì các em có biết gì chuyện đó đâu!). Thứ hai, những thứ trang phục mà các em khoát trên người hoàn toàn không phù hợp với mình chút nào. Chúng sẽ biến trẻ em thành những người “già trước tuổi”, làm mất đi sự hồn nhiên đáng yêu của tuổi thơ. Thứ ba, chúng ta không được tước đoạt những quyền cơ bản của trẻ em là quyền được học tập, được vui chơi đúng với đặc điểm lứa tuổi, quyền được sự bảo bọc của gia đình. Nếu chúng ta bắt các em phải lao động (ca hát là một sự lao động nghệ thuật - hiểu theo đúng nghĩa của nó) sớm như vậy thì có khác nào chúng ta hạn chế những quyền cơ bản của trẻ em vừa kể trên? Thứ tư, ta không thể gieo vào tâm hồn trẻ thơ những ý nghĩ xấu như phải cạnh tranh với đối thủ, đạp đổ kẻ khác bằng mọi giá (mà đã là ca sĩ thì khó lòng tránh khỏi những điều này!).

    Nếu muốn bồi dưỡng năng khiếu ca hát cho các em thì có nhiều cách chứ chúng ta không thể nguỵ biện rằng làm vậy là giúp các em "sớm phát hiện năng khiếu của mình". Ít ra hãy để việc ca hát hay chơi âm nhạc chỉ là việc phụ bên cạnh việc chính là học tập và vui chơi. Như thế chúng ta mới không làm mất đi quy luật tự nhiên về sự phát triển của trẻ. Còn chuyện ca hát nếu có cũng hãy để nó phù hợp với lứa tuổi của các em . Những năm gần đây, trò chơi âm nhạc của VTV1 - Đồ Rê Mí - là một sân chơi bổ ích cho những em thiếu nhi có năng khiếu vì ở đó, các em vừa được luyện tập kĩ năng biểu diễn (ca, múa những ca khúc thiếu nhi), vừa được học tập những điều bổ ích, lại vừa được cùng các bạn đồng trang lứa vui chơi. Thêm nữa, thời gian diễn ra Đồ Rê Mí lại đúng vào dịp hè, thời gian mà các em không bị vướng bận chuyện học tập.

    Trẻ em không thể tự trở thành “người lớn” nếu như không có sự đứng sau lưng của những bậc trưởng thành, đặc biệt là của những bậc làm cha làm mẹ. Hãy vì tương lai của các em, đừng tước mất sự ngây thơ trong tâm hồn trẻ nhỏ!

    Hoàng Minh – ĐH4C1

    http://enews.agu.edu.vn/?act=VIEW&a=5331
     
  5. chuongaz

    chuongaz Chuongaz

    Tham gia:
    22/11/2010
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Chào các anh chị,

    Mỉm cười cái cho nó mát mẻ Topic cái nào :)
    [​IMG]
    Em xin góp một số tài liệu thú vị để cho trẻ em xem:
    Gogo là một chương trình học Video học tiếng Anh cho trẻ em hiệu quả nhờ vào hình ảnh sống động, cách bố trí các bài học lặp đi lặp lại sáng tạo và nhiều lần.

    Em trân trọng gửi đường dẫn Mediafire để cả nhà cùng tải về nhé.
    Bộ 37 đoạn Video thú vị để xem: http://www.mediafire.com/?r6hvzav7ic6cm

    Xem trực tiếp trên Youtube: [video=youtube;Iuk1hUNkjb8]http://www.youtube.com/watch?v=Iuk1hUNkjb8[/video]
    và một số tài liệu về giáo dục và đào tạo:
    http://www.youtube.com/view_play_list?p=C4DF878895E62BE7

    Chúc nhà mình vui, khỏe.
    Note: Bé chỉ nên xem 45 phút, rồi nghỉ và xem tiếp. Mỗi ngày không nên xem quá 4 tiếng đâu ạ.
     
    zinette thích bài này.
  6. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Mình lại vừa choáng một lần nữa khi cả nhà đi hát karaoke gia đình. Ông cháu mình mới học lớp 6 đã thể hiện và hát rất nuột những bài hát như Làm ơn, Gót hồng... và tuyệt nhiên không hát bài nào của trẻ em :)

    Bố mẹ có nên định hướng cho con cái trong phim ảnh, âm nhạc? :)
     
  7. Le Khanh

    Le Khanh Đủ quyền lập Họ

    Tham gia:
    11/12/2004
    Bài viết:
    2,065
    Đã được thích:
    1,788
    Điểm thành tích:
    863
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Một vấn đề bình thường : Khả năng bắt chước và ghi nhớ của trẻ ( nhớ và hát lại bài hát châm chích trong chương trình Táo Quân cũng như một bài ca "người nhớn") Thực ra, khi trẻ hát các câu ca - kể cả các ca từ "bốc lửa" hay "bốc mùi" đi nữa của người nhớn, thì chỉ thuần tuý là sự nhắc lại - vấn đề là ở chỗ những ca từ của những bài ca "chợ trời" như thế đã được phổ cập và tràn ngập khắp mọi nơi - trẻ không nhớ, không lặp lại được mới là lạ !
    Ở đây chỉ xin bàn đến vấn đề "ô nhiễm ca từ" mà trẻ vô tình bị "ngộ độc" cũng như hiện tượng "khai thác" những "thần đồng" để kinh doanh - Đây là một sự thực, cũng như những sự thực khác về sự "phá hoại có hệ thống" nền văn hoá và ngôn ngữ Việt Nam của hàng hàng lớp lớp những bài ca "chợ trời" và cả những bài hát "nhái", nhạc"chế" đang được thả sức tung hoành trên hệ thống truyền thông một cách chính thức ( như trong các chương trình Táo Quân - gặp nhau cuối năm ) hay phổ biến hơn là trong các điện thoại di động.
    Khi chúng ta "giật mình" hoặc ngược lại thì "hoan hô nhiệt liệt" tình trạng trẻ hát nhạc "chợ", hay nhạc "chế " thì có thể nói là cũng đã "hơi bị trễ" vì trẻ đã bị ngấm rồi.
    Cũng thế, khi chúng ta bầy tỏ những phản ứng khác nhau : Kẻ thì than thở, tuổi thơ bị lạm dụng, tuổi trẻ bị "già trước tuổi" - người thì nói đó là lỗi lầm của người lớn ( nhưng không rõ là người lớn nào - bố mẹ các em hay những "nhạc tặc" đã bào chế ra các ca từ nhảm nhí đó ? ) cũng như có đề nghị cần "định hướng" cho trẻ bằng những chương trình ca nhạc dành cho tuổi thơ thì cũng chỉ là một phản ứng thụ động hay một biện pháp mang tính hình thức ( sẽ có bao nhiêu em xem được và yêu thích các chương trình ca nhạc trên VTV ? )
    Chúng ta không thể cấm các hình thức văn hoá hạ cấp - không thể cấm việc "chế nhạc" nhưng chúng ta có toàn quyền : không nghe, không sử dụng và không phổ biến các ngôn từ rẻ tiền đó, ít nhất là trước mặt trẻ em - và khi chúng vô tình "biểu lộ" sự ngộ độc bằng việc nhắc lại các bài hát đó, dù có linh hoạt hay hấp dẫn đến đâu thì phản ứng đơn giản là : không nghe, không khen cũng không chê - cứ áp dụng chiêu " mackeno" - vài ba lần như thế, trẻ sẽ quên hoặc không hứng thú gì để nhắc lại các bài hát đó nữa và mọi sự sẽ qua đi - Ngược lại, khi nghe trẻ hát những bài hát phù hợp, thì cứ việc "nhiệt liệt khen ngợi" "động viên thoải mái " trẻ sẽ tự động ghi vào bộ nhớ" và tìm kiếm các chương trình ca nhạc ( chúng ta không bắt trẻ xem các chương trình này mà chỉ khuyến khích )phù hợp với khả năng tiếp nhận và sở thích của mình.
    Nếu như trẻ có vô tình xem và nghe các chương trình ca nhạc người lớn, thì cũng nên chơi "tình vờ" và nếu cần thì kéo sự chú ý của trẻ qua một việc khác, vì chỉ cần chúng ta "giật mình" vội vàng tắt TV hay chuyển kênh hoặc tệ hơn là che mắt trẻ lại, thì trẻ cũng sẽ "ghi vào bộ nhớ" các phản ứng đó, để sau đó tìm cách xem bằng được những hình ảnh và âm thanh tương tự, để thoả mãn tính tò mò !
    Còn chuyện chủ động cho con xem ca nhạc kéo dài ( dù ca nhạc thiếu nhi ) hay Tivi ( dù là phim hoạt hình ) để cho trẻ đừng mè nheo, hay để cho ăn nhanh chóng lại là chuyện khác, với nguy cơ khác là trẻ sẽ bị kém giao tiếp, chậm nói chứ không chỉ là nhiễm độc ca từ !
     
  8. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Xin cảm ơn chuyên gia Le Khanh có những lời bàn luận, lý giải và khuyến nghị khá thú vị
     
  9. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Lâu rồi không thấy các mẹ luận bàn thêm về chủ đề này !!!
     
  10. conthuyensang

    conthuyensang Banned

    Tham gia:
    7/6/2011
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    :D xin cảm ơn chuyên gia Lê Khanh ạ!
     
  11. nagia

    nagia Thành viên mới

    Tham gia:
    15/4/2011
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    hix, con mình 18 tháng mỗi lần ăn hay cho uống sữa phải mở tivi cho coi mới ngồi yên, kô cứ chạy lung tung. K bít tập thói quen vậy có hại không nhỉ?
     
  12. lazymeo

    lazymeo 019 99 00 99 00

    Tham gia:
    23/7/2009
    Bài viết:
    5,390
    Đã được thích:
    1,067
    Điểm thành tích:
    773
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Em cũng phản đối việc cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn. Hãy để trẻ sống trong môi trường phù hợp với lứa tuổi nhất.
     
  13. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    [video=youtube;-8bEARtw0cg]http://www.youtube.com/watch?v=-8bEARtw0cg[/video]
     
  14. Song Nhi

    Song Nhi Thành Tam Nhi rồi!

    Tham gia:
    27/4/2008
    Bài viết:
    10,624
    Đã được thích:
    9,955
    Điểm thành tích:
    3,113
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Hồi bé mình toàn đọc truyện người lớn, nghe nhạc người lớn. Nghiện nhất là những bài tình ca buồn, mà thời đó người ta còn cấm chứ không cho phổ biến rộng rãi như bây giờ.
    Mình thấy mình không hỏng.
    Mình sẽ không cấm con mình xem phim, nghe nhạc người lớn. Chỉ định hướng cho con trong quá trình thưởng thức nghệ thuật thôi. Chọn lọc sách vở và phim ảnh cho con xem thì tốt hơn là cấm này nọ. Phim người lớn, nhạc người lớn mà tử tế thì con cứ xem cùng mẹ, bàn luận thoải mái luôn.
     
  15. Mẹ Huyền

    Mẹ Huyền Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    14/6/2008
    Bài viết:
    476
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Mình thì không thích những trẻ em hát nhại thoe bài người lớn tẹo nào,tốt nhất trông độ tuổi mầm non các mẹ phải để ý đến con nhiều hơn.hạn chế xem tivi,mua những đồ chơi mang tính giáo dục,và dnahf 30 phút buổi tối để dạy bé,hoặc chơi với bé.
     
  16. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Khi trẻ con hát ngêu ngao hát bài người lớn


    Vừa đi làm về tới sân, chị Mai đã hết hồn nghe thấy giọng đứa con trai 4 tuổi của mình oang oang trong nhà "Anh sẽ yêu em yêu mãi thôi..."

    Thuộc bài "người lớn" hơn bài thiếu nhi

    Bây giờ, nhiều người dễ dàng bắt gặp một em bé mặt “búng ra sữa” đang cố gắng lên gân, lên cổ cất lên những câu hát về tình yêu, đau khổ, quằn quại kiểu như “Đến bao giờ mới được có em…”; “Dốc hết tình này ta trả nợ đời…”.

    Trẻ em thì phải hát bài thiếu nhi… thế nhưng thực tế hiện nay, cha mẹ có lúc còn cười sảng khoái khi thấy con em mình ngân lên những bài hát “người lớn” mặc dù chẳng hiểu gì về lời. Như trường hợp của người mẹ trẻ Lê Mai Hoa (Quận Đống Đa, HN) yêu thích âm nhạc. Hoa cho rằng cả ngày đi làm mệt nên tối về nghe nhạc cho thoải mái và kênh IMusic là lựa chọn số 1. Cô con gái 5 tuổi như được truyền từ sở thích của mẹ đã thuộc gần hết những bài về tình yêu mới vì được phát đi phát lại trên kênh. Kết quả là cả 2 mẹ con cùng ngân nga và cười vang khắp nhà.

    Một trường hợp khác là của chị Nguyễn Hải Yến, nhà ở khu tập thể nên buổi chiều làm về chị nấu cơm luôn, còn con gái đang học cấp 1 chơi ngoài sân cùng các bạn. Khác với mọi ngày là chơi búp bê, đồ chơi, mấy đứa trẻ hôm nay thi nhau xem ai hát được nhiều bài hơn. Và thế là các ca khúc "người lớn" không biết từ đâu tuôn ra như Công chúa bong bóng, Đôi mắt, Hát vang rằng em yêu anh... Chị Yến ở trong nhà thì tủm tỉm cười vì mấy đứa trẻ con hát... ngộ nghĩnh.

    Không phải như các trường hợp trên, chị Hoàng Thanh Lan (Quận Gò Vấp , TP HCM) lại bị "choáng" khi buổi tối thấy cậu con trai vừa đánh răng vừa soi gương làm dáng hát "Lung linh em như ánh sao cho anh ngày đêm ấm nồng...". Chị Lan hốt hoảng chạy vào quát "Sao con lại hát bài đó?" thì cu cậu trả lời gọn lỏn "Cậu Minh hát bài đó suốt mà cậu còn cho con coi trên ti vi nữa cơ"...

    Ca khúc trẻ thơ đang bị thiếu?

    Không phải bậc phụ huynh nào cũng nhận thức được mức độ nguy hại của việc này. Anh Lê Minh Đạt (Kiến trúc sư – TP HCM) rất chú ý đến việc chọn đĩa nhạc thiếu nhi cho bé 5 tuổi của mình. Tuy nhiên, anh lại là "dân" mê nhạc đỏ nên mỗi lần làm về là ngay lập tức bật lên nghe. "Bật nhạc nghe nhiều nên Chíp nhà tôi cũng nghiền theo dòng nhạc của ba. Bé thuộc duy nhất 1 bài "người lớn" là “Tình ta biển bạc đồng xanh”. Nhạc bật lên 2 cha con cùng ngêu ngao. Nhìn cũng vui”.

    Đồng cảnh với anh Đạt là chị Nguyễn Thu Trang (Trưởng phòng kinh doanh – TP HCM): “Thực ra lúc nghe trẻ con hát bài người lớn thì cũng bật cười vì nó ngộ nghĩnh. Mình ít nghe nhạc nên bé nhà mình chỉ thuộc những bài cô giáo dạy. Đợt vừa rồi mình xem phim nên mấy hôm nay cháu cũng líu lo bài “Vệt nắng cuối trời”.

    Tuy nhiên, khác với 2 bậc phụ huynh trên, cô Đỗ Thị Hường (Biên tập viên truyền hình, Hà Nội) lại nghiêm khắc với con mình hơn. “Bé nhà mình chưa bao giờ hát một câu trong bài người lớn nào thế nhưng mình cũng đã chứng kiến nhiều em ngang tuổi bé nhà mình vừa đi vừa ngêu ngao hát. Thực sự lúc đó thấy “choáng” và bực mình. Nếu là con mình chắc sẽ cấm và nói rằng “lần sau mà hát nữa là mẹ cho ăn đòn”", chị Hường cho biết.

    Thực tế các bậc phụ huynh nhiều khi không thể kiểm soát được "nguồn vào" các bài nhạc của con mình là do đâu. Cũng có thể là do trẻ cùng xóm, hay đi học bạn bè hát rồi học theo, cũng có khi là bé học theo anh chị của mình. Dù biết là nhiều lý do nhưng chị Nguyễn Ngọc Bích (Kế toán, TP HCM) tỏ ra "bức xúc", “Mình đang có bầu được 8 tháng thôi, nên chưa hiểu được con mình hát sẽ như thế nào. Tuy nhiên, mình thất bất bình vì sao ba mẹ bé lại để cho con hát những bài yêu đương não nuột rồi nhạc vàng rên rỉ".

    Chị Bích cho rằng, chính ba mẹ phải chấn chỉnh lại và cho bé nghe những bài đúng lứa tuổi. Đồng thời, cũng nên hát cùng con để cho bé biết ba mẹ quan tâm đến những bài hát của mình”.

    Theo dòng cảm xúc, phụ huynh Trần Minh Hồng (Luật sư, Hà Nội) chia sẻ "kinh nghiệm" cho con nghe nhạc của mình: “Tuổi nào thì phải có nhạc cho tuổi đó. Nó ảnh hưởng đến tư duy và nhận thức của con. Âm nhạc là tiếng nói của tâm hồn từng lứa tuổi một nên không thể cho con nghe bừa bãi được. Em chỉ mở cho “cún” nhà em nghe những bài nhạc thiếu nhi. Nếu mở nhạc người lớn nghe thì em mở những nhạc trữ tình hoặc nhạc đỏ tươi vui”.

    "Vấn đề quan trọng hơn hết là việc các nhạc sĩ cần quan tâm hơn đến dòng nhạc cho trẻ vì hiện nay bài hát thiếu nhi đang bị thiếu hụt. Ngày xưa mình học hát bài nào thì giờ con mình được học lại bài đó" anh Trịnh Đức Thắng (Phụ trách PR, TP HCM) tâm sự. Anh cho biết thêm "Ngược lại với nhạc thiếu nhi thì dòng nhạc thị trường của người lớn lúc nào cũng ra rả, đi đâu cũng nghe thấy. Thậm chí những bài mới nổi mình nghe không dưới 10 lần/ngày ở các địa điểm khác nhau”.

    ST
     
  17. Blood60

    Blood60 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    10/9/2011
    Bài viết:
    339
    Đã được thích:
    49
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Đọc cái tit là em đã thấy không nên rồi. Bây h phim người lớn là nhạc người lơn toàn yêu mới đương. Cho các bé tiếp xúc sớm hư người!
     
    Light333zetafashion thích.
  18. Light333

    Light333 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    21/9/2011
    Bài viết:
    397
    Đã được thích:
    79
    Điểm thành tích:
    28
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Nhất trí cao với mẹ Blood60! Càng tiếp xúc sớm càng hư sớm!
     
  19. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Lặng người khi trẻ con học đòi làm...người lớn


    - Thời đại công nghệ cao, tâm hồn của trẻ nhỏ dường như cũng "già đi" bởi nhiều khi những hình ảnh trên phim ảnh, ngôn từ của âm nhạc đã "đập" vào chúng như một điều tất nhiên.

    Quang Minh (6 tuổi) con trai chị Hà An (Thanh Xuân, Hà Nội) ngay từ khi biết nói đã được hàng xóm khen ngợi vì những phát ngôn như "ông cụ non". Đến khi lên 6, cậu bé tỏ ra là người khá nhanh mồm nhanh miệng.

    Một hôm, gia đình chị Hà An đưa Minh về quê ngoại (Sơn Tây) chơi. Về đến đầu làng, chồng chị Hà An bị sổ mũi nên hai vợ chồng chị dừng xe ở một hiệu thuốc để mua thuốc. Vừa dựng xe, Minh nhảy tót xuống chạy vào niềm nở nói với cô bán hàng: "Cô ơi, cô bán cho bố mẹ cháu thuốc gì mà một người khoẻ, hai người vui ấy. Bố cháu bị sổ mũi". Cô bán hàng "mắt chữ o, mồm chữ a" đứng như trời trồng một lúc rồi mới vỡ lẽ và lăn ra cười.


    Ấy vậy mà khi về đến nhà, vợ chồng chị Hà An lại kể lại câu chuyện này cho bố mẹ nghe, khiến cậu bé tưởng như thế mình đã lập công lớn.

    Chị Tâm (Nguyễn Quý Đức, Hà Nội) thì "choáng nặng" khi vừa đi làm về đến ngõ đã thấy giọng cậu con trai mới 5 tuổi ngân nga mấy câu: "Ấy ơi ấy à đừng xa anh/ Ấy à à ơi anh yêu em thẩn thờ say đắm/ Sao em luôn ngẩn ngơ với anh/ Cho tim mong nhớ em từng đêm/ Ấy ơi ấy đừng đi ­đâu/ Ấy đừng đi xa/ Cho người ta cũng đừng xa ấy/ Cho yêu thương sẽ mau đến đây".

    Quá bực mình, chị quát con "trẻ con dớ dẩn, vắt mũi chưa sạch mà còn yêu với chả đương, có im ngay đi không. Học ở đâu cái thứ vớ vẩn như thế". Cậu con trai vẫn tỉnh bơ nói: "Ơ mẹ, hôm trước đến nhà bác Lan (Hà Đông) chị Mai Anh (12 tuổi) mở internet ra thấy mấy anh cũng bé tẹo nhảy múa và hát mà mẹ".

    Chị Lan (Minh Khai, Hà Nội) đang ngồi cho cậu con trai tên Hốp (mới tròn 7 tháng tuổi) ăn bột thì cậu con trai lớn tên Bo (5 tuổi) chạy về và cũng xông vào nựng em. "Ái chà, ái chà, ngoan anh thương ăn nhiều vào cho khoẻ để lớn lên trả thù cho anh". Nghe vậy, chị Lan toát mồ hôi hột mặc dù trời mùa đông, chị quát con sao lại trả thù, thù hận gì ở đây, lần sau mẹ cấm không được nói những câu như thế nhé. Bo chỉ biết vâng và chạy ra ngoài.

    Chiều đến, khi mấy anh họ của Bo đi học tiểu học về, chị Lan mới ngã ngửa khi thấy Nhím (con anh chồng của chị Lan) nói: "Bo ơi, tí anh trả thù cho Bo nhé. Thằng Quân là đồ rác rưởi". Gặng hỏi Nhím chị Lan mới biết, bọn trẻ học lời thoại trong phim hoạt hình...

    Lần khác, cả nhà đang ngồi chơi cùng Hốp thì Bo lại vuốt má em và nói: "Anh yêu em, hãy tin tưởng vào anh". Rồi Bo cứ nói đi nói lại câu đấy. Cuối cùng, cả nhà mới vỡ lẽ đấy là những câu hát trong phim "Tấm lòng cha mẹ".

    Ở khu chung cư 21 tầng (Thanh Xuân Nam, Hà Nội) chiều nào cũng có rất đông các bà các mẹ đưa con xuống sảnh chơi vì mát mẻ. Và cũng có nhiều chuyện của con trẻ mà khiến phụ huynh phải "khóc dở mếu dở".

    Vừa dẫn con xuống sảnh chơi, do mắc bệnh tiền đình nên mỗi lúc đau đầu là chị Phượng lại buồn nôn. Một mẹ khác ở cùng chung cư hỏi: "mệt thì nghỉ xuống đây, gió lắm". Chưa kịp trả lời thì Hà Mi (8 tuổi) con gái chị đã nhanh nhảu đáp: "Chắc chẳng phải mẹ cháu mệt đâu, có lẽ mẹ cháu đang mang bầu". Chị Phượng "dừng hình" vài giây rồi quát, sao Hà Mi lại nói thế. Hà Mi liền đáp ngay: "tại con thấy bố mẹ ngủ với nhau mà. Trong phim cứ ngủ với nhau là y như rằng hôm sau cô đấy nói là có bầu mà mẹ".

    Rồi còn loạt các chuyện khác như, đến trường nhiều cô bé cậu bé cứ ngâm nga câu hát xuyên tạc bài đi học mà diễn viên hài Tự Long đã hát trong chương trình Táo Quân: "Hôm qua em đến trường, bạn đánh em gần chết ớ ơ ... Bao nhiêu bạn quay phim, cả trường em biết hết,..." và bật cười ha hả với nhau.

    Thật ra, trẻ con không có lỗi, các cháu rất ngây thơ, và đang ở độ tuổi thích học hỏi, khám phá, thích bắt chước người lớn. Các cháu chỉ ghi lại những gì nhìn được, nghe được, rồi "phát" lại mà thôi.

    Theo nhà giáo Đặng Thị Lệ Thủy, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng kỹ năng sống Smile's House (Láng Hạ, Hà Nội) từng chia sẻ trên Webtretho rằng: Hiện tượng trẻ hay nói những từ ngữ không phù hợp với lứa tuổi, thậm chí các câu gây phản cảm khá phổ biến. Nhiều phụ huynh cho đó là biểu hiện sự nhanh nhạy, thông minh và nghộ nghĩnh của trẻ thơ nên không để tâm, thậm chí còn gián tiếp khích lệ bằng cách cười đùa, đế thêm những câu như "bé mà khoắm lắm", "nó khôn lắm, bắt chước cực nhanh"... Một số bố mẹ khác lại giật mình, lo lắng, mắng con là láo, hư mà không giải thích vì sao khiến trẻ càng tò mò và tiếp tục nói vậy. Do đó, cách tốt nhất là cha mẹ nên nhẹ nhàng chỉ bảo, giải thích cho con trẻ hiểu những cách bắt chước trên là không tốt, không ngoan. Để thuyết phục, cha mẹ cũng nên lấy ví dụ thực tế để bé hiểu và sửa theo.

    Mẫn Chi
    http://vietnamnet.vn/vn/tin-nhanh/40684/lang-nguoi-khi-tre-con-hoc-doi-lam---nguoi-lon.html
     
  20. zetafashion

    zetafashion

    Tham gia:
    29/11/2010
    Bài viết:
    14,916
    Đã được thích:
    6,545
    Điểm thành tích:
    3,063
    Ðề: Có nên cho trẻ xem phim, nghe nhạc người lớn?

    Tiếc là bây giờ trẻ em thiếu chỗ chơi lành mạnh, thiếu chỗ để hòa đồng với thiên nhiên nên phải xem phim, chơi games, vào mạng :-(
     

Chia sẻ trang này