Theo mình thì không phải " cho con ăn đòn roi" là cách tốt để dạy bảo con cái. Nếu có thể dạy bảo con cái bằng lời khuyên và những phương pháp giáo dục không đòn roi thì không có gì tốt hơn. Nhưng nếu bạn thấy rằng chỉ có đánh đòn mới có thể làm trẻ tốt hơn lên, thì bạn hãy thi hành việc này một cách thích hợp – nghĩa là đừng để cảm xúc nóng giận lấn lướt, và bạn chỉ đánh con nhằm mục đích giúp trẻ nhận ra sai lầm và sữa chữa, chứ không xem đó là cách thể hiện quyền lực để con cái phải vâng lời.
Binbin nhà mình 2 tuổi đòi uống nước, mẹ rót cho nhất định đòi tự cầm uống, thế là rơi vỡ toang. Rất may sao lúc đó mình lại không tét cho bé 1 cái và quát lên thế là xong! ( bé lớn đã bị như thế) lại vì cái cốc khá đắt tiền nữa. tiếc quá, nhưng nhìn bé rất căng thẳng mình chỉ nói: thôi xong, thế là vỡ cái cốc rồi, làm sao nó liền lại được bây giờ. Lại còn cứa vào chân chảy máu nữa. con đứng im đấy để mẹ dọn. Thế là bé đứng im không nhúc nhích, mình quét sạch song mới bắt bé xin lỗi và lấy roi đánh 1 cái vào chân. tuy mới 2 tuổi nhưng mình vẫn phải nói rằng: Cái cốc vỡ rồi, mẹ tiếc lắm vì nó ko liền lại được, Nhưng mẹ xẽ mua cái khác, tại vì con giằng nhau với mẹ nó mới vỡ, lần sau con phải nghe lời mẹ nhé! bé vâng dạ rối rít ngay. Những lần khác bé rất hay cãi và đổ lỗi chứ ko nhận lỗi. Mình thấy rằng Đánh con đúng lúc, và đúng tội thì rất hiệu quả. Các bé đều như nhau cả thôi rất hiếu động và nghịch ngợm. đặc biệt các bé trai hiếu động rất đề cao cái tôi của mình. Cả hai con trai của mình đều rất bướng bỉnh, để đánh được chúng mình cũng phải vắt óc suy nghĩ. Đánh làm sao cho bé chấp nhận, chứ tuyệt đối ko đánh để cho mẹ hả giận điều này cục kỳ có hại cho bé, làm cho bé thêm ích kỉ và bướng bỉnh, nếu tái diễn nhiều lần thì quan hệ của bé và mẹ xẽ xấu đi: chẳng hạn như bé xẽ học theo mẹ sự áp đặt, rồi bé ko tin tưởng mẹ nữa... Cũng nhiều lần mình phải xin lỗi con vì cơn tức giận của mình, tuy nhiên mình còn phải chuộc lỗi nữa. Giờ thì mình thấy rằng với trẻ con Cha mẹ phải khách quan và công bằng: đối xử với trẻ như 1 người độc lập, tôn trọng các mong muốn và sở thích của bé. Tiếp theo là cha mẹ phải là tấm gương cho con: có là tấm gương mới dạy được con, dạy con phải đúng ko được áp đặt. Những hành vi có biểu hiện tiêu cưc và có ảnh hưởng xấu phải đe nẹt ngay và đánh thật đau. đánh xong (có thể khóc vì thương con) ko được để tình cảm ủy mị làm cho bé quên mất, thỉnh thoảng hãy nhắc lại để bé nhớ. Giống như mẹ talechoice mình cũng đi mua cái cốc khác, sau đó bé khéo léo và cẩn thận hơn hẳn và định làm gì cũng hỏi mẹ. Nếu bé vô tình làm vỡ cốc, mình xẽ ko đánh bé, mà chỉ tiếc thôi, để lây sang bé sự tiếc nuối thì bé xẽ cẩn thận và có ý thức hơn. Vì thái độ ương ngạnh của bé mà vỡ cốc thì mình mới đánh. bé vừa tiếc cái cốc, vừa sợ chảy máu chân nên mới dễ dàng xin lỗi mẹ thế đấy. Mình có 2 bé trai, hai bé lại rất hiếu động, bướng bỉnh và nghịch ngợm. Lại còn hay đòi hỏi nữa. Đồ chơi nhiều như núi.... Từ khi mình sắm cái roi và đánh con thật đau. Đau đến nỗi đánh con xong mình khóc cả tiếng đồng hồ vì ân hận, rồi còn giận chồng vì ko giúp mình dạy con để nó hư mà mình phải đánh nó đau thế. Nhưng bây giờ thật may đứa lớn hơn 7 tuổi, đứa bé hơn 2 tuổi đã rất ngoan và tự lập. Có điều đứa lớn rất gan lì, ko hề sợ roi, chỉ sợ mẹ thôi. Người phương tây không đánh con nhưng vẫn có hình phạt đấy. Bạn của mình người úc đã phạt con trai 9 tuổi phải ở nhà khi mà cả bố mẹ và em gái đến VN chơi đấy chỉ vì cậu bé ấy nhất định không chia đồ dùng cho em thôi. Các bà mẹ VN có dũng cảm thế không nhỉ?
Một trận đòn roi không bao giờ đem lại kết quả tốt, chỉ giải quyết tình huống tạm thời trước mắt để cho ko xảy ra nhưng trong tương lai không ai biết có còn tiếp diễn hay không. Bé nhà mình gần 4 tuổi rồi nhưng rất sợ bố nhưng ko đồng nghĩa là ghét bố vì thú thực từ bé đến giờ mình đánh con chỉ 3 lần trong tình thế bắt buộc chắc giờ vẫn còn nhớ. 3 lần đánh chỉ trong 1 tuần vì mình nhận ra bé nhà mình ko sợ mẹ 1 chút nào nên ông bố phải "vào cuộc". Trong sinh hoạt hằng ngày mình chú ý đến từng cái tiểu tiết nhất tạo thành thói quen ngoan ngoan cho trẻ, thường xuyên đưa ra những phần thưởng và hình phạt cho trẻ có phần ý thức được hành động của mình. Ví dụ khi bé nhà mình làm được việc tốt mình sẽ khích lệ tinh thần " Con ngoan như thế này, cuối tuần bố mẹ sẽ cho con đi công viên " Mình cũng không ngại miêu tả 1 chút về công viên cho bé tha hồ tưởng tượng. Khi con hư, mình thẳng tay cắt ngay những " đam mê " trẻ con để làm hình phạt như " Con hư bố sẽ không cho con nghịch điện thoại của bố nữa, khi nào ngoan mới đc dùng nhớ chưa" ( Bé nhà mình rất thích xem kênh BiBi và chơi những đồ điện tử như ĐT, máy tính, đầu đĩa, máy ảnh...mình toàn dùng sở thích của bé ra làm hình phạt) "Lần sau con như vậy bố phạt con úp mặt vào tường đấy nhé". Từ bé đến giờ bị 3 lần rồi giờ vẫn khiếp vì bé nhà mình rất nghịch . Nếu thay vào những trừng phạt đó là đòn roi, mình nghĩ hết đau bé sẽ quên ngay lỗi lầm và quên luôn mình vừa làm gì sai lầm. Sau khi kết thúc hình phạt ko đc quên lời xin lỗi. Trẻ con bây giờ chắc uống sữa nhiều mình cảm giác bé nào cũng rất thông minh, các mẹ không nên nóng giận nhất thời mà làm tổn thương các bé.
huhu. hôm qua bé nhà em bị bố đánh mấy roi vào đít (lần đầu tiên), xót con quá nhưng cũng k dám thế hiện gì.bé bị đánh lúc ấy thì sợ nhưng chưa đầy 2 phút đã lại trèo lên thành ghế như cũ. mình thấy khó dạy quá. bé mới chưa đầy 2 tuổi thui, nhẹ nhàng nhắc nhở, quát mắng mà cũng k dc. huhu. các bố mẹ anh minh có cao kiến gì chia sẻ với ạ. huhu.....
Ôi biết là không nên oách con, nhưng có lúc chúng làm mình mất kiểm soát, oách cái thật mạnh vào đít đã, rồi mọi việc tính sau, hic hic. P/s: Là đã kiểm soát độ cao của tay rùi đó.
đánh đúng lúc là cần thiết,nhất là những bé quá bướng, và với em thì đánh xong ko bao giờ dỗ nịnh nọt con, như thế thì đi công toi, kể cả xót đến mấy, bé chỉ nhờn khi mẹ vừa đánh xong lại xót con rồi quay ra nựng
Cún nhà mình cũng vậy, rất bướng bỉnh lắm lúc cảm thấy rất bất lực và buồn vô cùng mà không biết phải làm ntn cho đúng. rất mong được học hỏi các mẹ nhiều
Đọc xong bài của mẹ cháu, mình lại ngậm ngùi vì trót đánh con do con bướng quá. Bực mình lắm, nhưng đánh con xong mẹ lại ngồi thần người ra.
Bé không vin, Cả gãy cành. Rất yêu bé nhưng nếu quá đáng quá cũng phải cho vài roi. Thường thì khi nào quá đáng lắm, và khuyên bảo rất nhiều lần không nghe. Nhưng xót ruột quá ...
Ôi, em chưa có con vào nghe các bác bàn về việc dạy con mà thấy toát cả mồ hôi. Không biết đến lượt mình thì "đối phó" với lũ nhóc thế nào đây . Nhưng chắc chắn sẽ cố gắng để cương nhu hòa hợp.
chẳng hiểu sao mọi người lúc nào cũng nói là Tây không đánh con. Họ cũng đánh có điều họ chỉ đánh khi đến nước cuối cùng thôi. Còn bình thường họ cũng rất nghiêm còn nghiêm hơn bố mẹ VN ấy chứ. VD nhé đi chơi bố mẹ quyết định đến h về và cũng đã giải thích là phải đi về rồi mà bé vẫn không chịu về, lăn ra ăn vạ họ sẽ có 2 hướng nếu bé lớn thì họ mặc kệ còn nếu còn bé các ông bố hoặc bà mẹ sẽ chẳng nói chẳng rằng vác lên vai đi về mặc cho khóc ầm ỹ lên ở ngoài đường. Còn ở vn nếu con khóc ở ngoài đường thì có đến hơn 90% là sẽ thoả hiệp với con cho xong vì sợ con khóc gây chú ý bố mẹ xấu mặt sau đó thì về nhà giải quyết bằng roi. Kết quả là trẻ con tây thì nhận ra rằng việc khóc của mình chẳng có ý nghĩa gì vì cũng chẳng đạt được yêu sách nên lần sau nó sẽ rút kinh nghiệm. Còn trẻ con ta thì nhất định lần sau vẫn khóc thế vì lúc đó nó sẽ nhớ là khóc sẽ được chơi tiếp còn roi thì nó quên rồi vì tận về nhà mới ăn roi nó chẳng liền vào sự việc đi chơi tí nào cả hi hi. Mà nếu nó lớn hơn thì tất nhiên bố mẹ lại chẳng thể đánh.
Mình k tán đồng việc đánh trẻ, vì có 1 số trẻ vì bị đánh dòn lại tạo thành 1 thói quen đôi khi còn lì hơn trước. Nhưng thi thoảng, đối với 1 số trường hợp cá biệt, k phải mềm mỏng là xong. Dạy con mà dễ thì đâu có chuyện để bàn nữa
Mình thì không áp dụng theo Phương Tây, vì điều kiện của họ khác bên mình nhiều, kiểu giáo dục bên đó cũng khác, trẻ con học cách tự lập từ bé, tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình cũng nhiều. Nhưng mình cũng học cách tảng lờ khi con khóc. Cu con nhà mình đòi gì quá đáng mà khóc là mình kệ cho khóc, khóc đến khi chán thì thôi, mình ko dỗ, vài lần như thế hắn cũng nhận ra rằng khóc không ăn thua gì cả, thế nên không bao giờ biết ăn vạ và khóc dai. Nhưng có một điều là rất ương bướng, mẹ gọi phải đến câu thứ 3 mới đáp lời........các bác cho ý kiến về vấn đề này hộ mẹ cháu với. À cháu được 27 tháng rồi ạ
đây là hành động mà các bé rất hay làm đấy. Bé nhà mình cũng thế, có hôm bố gọi mấy câu nó không trả lời đến lúc bố cáu gọi to lên thì nó thưa, bố bảo là sao lúc vừa rồi bố gọi con mà con không trả lời, cậu ta bảo là tại bố nói nhỏ con không nghe thấy. Sợ không.. Thực ra là nó có nghe thấy nhưng giả vờ như thế. Nói chung cái vụ này phải kiên nhẫn ko sốt ruột đươc,vừa là phân tích cho bé thấy như thế là không đúng, vừa xem lại mình có lúc nào con nói mà mình lờ đi không (vì thực ra mọi thứ bé thường học ở người lớn mà người lớn không để ý thôi)... Cừ dần dần thì sẽ có lúc bạn thấy kết quả tốt không ngờ bạn ạ. Đừng thấy con không trả lời mà cáu đánh nhé. Việc này nên tôn trọng nó và bình đẳng 1 chút. (Mình cũng rất nghiêm khắc với con nhưng cũng tùy việc đánh thôi, và vì bé lớn rồi nên khi đánh mình thường bắt nằm sấp lên giường hỏi tội. Nếu thái độ thành khẩn nhận sai có khi không đánh, hoặc chỉ đánh 1 roi thật đau để bé biết). Có vài việc mình thường hỏi con là việc này con quyết định hay mẹ quyết định để cho bé biết suy nghĩ và mình hướng dẫn dần. Dần dần bé hiểu là việc nào quyền của bé và việc nào phải tuân thủ bố mẹ. Bé nhà mình mới chưa được 4 tuổi đâu nhé. Nhiều lúc mình nói với bé mọi người cứ bảo là liệu mình nói thế nó có hiểu không. Nhưng thực ra mình biết là con mình nó hiểu hết ấy mà. Mưa dầm thấm lâu phải không bạn?
Còn em đang độc thân nhưng cũng có một kinh nghiệm vụ baby này rồi. Ngày xưa e ở cùng chị gái từ lúc mới cưới đến lúc bé gái 3 tuổi, nó ngoan nhưng cũng rất bướng, mẹ nó thì chiều lắm. Cứ buổi chiều mẹ đi làm về là k cho mẹ làm gì hết,cứ ôm chân mà thả ra là khóc. Có hôm em đang mệt mà nó cứ lằng nhằng, nói mãi k được thế mà em lôi mẹ nó vào một phòng, em bảo: Mẹ nó ngồi im đó, để cậu dạy cho nó chừa! Sau đó em hỏi: Cháu đã chừa chưa? Có để mẹ làm việc k? nó vẫn ngoe nguẫy, thế là em đưa vào phòng, dùng roi nhựa quất cho 3 phát, khóc ầm lên nhưng sợ tái mặt, còn mẹ nó cũng khóc nhưng e k cho vào! Sau vụ ấy cả 2 mẹ con đều sợ cậu nó nhưng bỏ hẳn thói xấu rồi. Giờ hơn 4 tuổi rồi nhưng nhắc đến vụ ấy là cô bé nghe lời ngay.
Hóa ra là vẫn phải dùng roi các mẹ nhỉ, mình thì tét vào mông một cái rõ đau là đâu vào đấy hết. Chứ dọa là không ăn thua gì. Không biết mọi người đã là bố, là mẹ rồi ngày xưa còn bé có bướng thế không nhỉ??/Tớ chắc là ai cũng thế, ngày bé tớ ăn roi mà giờ vẫn nhớ....chứng tỏ nếu mình đánh con, mà đánh đúng thì cũng ko ảnh hưởng tới tâm lý đâu. bằng chứng là mình bây giờ cũng có sao đâu....hihihhiiiii