“Tiền là thước đo giá trị của con người, không có tiền thì chỉ có chết”. Câu đó Phượng tuyên ngôn từ thời thiếu nữ, và chị đã tôn nghiêm thực hiện nó như mệnh lệnh của đời mình. Trong cuộc chạy đua phù du chị đã coi tiền là tất cả, và một khi đã xác định vậy thì chị luôn cố gắng làm tất cả để có tiền. Ban đầu chị bán thời gian và sức lực của mình, còn sau này là cả danh dự và lương tâm. Phượng cũng nhanh nhạy, giao kết được nhiều mối quan hệ, sau đó nhận chạy trọt cho công nhân vào công ty làm việc, lấy của họ số tiền bằng cả vài tháng lương. Một khi đã ổn định, người đó muốn tiếp tục làm ở đấy, hoặc chuyển vị trí “ngon” hơn cũng thi thoảng phải đến thăm nom, chăm sóc Phượng. Nghỉ việc cần lấy trợ cấp nhanh, hoặc nhận sổ bảo hiểm sớm cũng nên “biết điều” một tí... Công ty thanh lý xe máy cũ, chị mua hộ cậu em chồng, mà cũng phải nhờ kế toán ghi tăng giá lên hộ, để không ngại lấy của cậu em đôi ba triệu. Ít lâu sau thì Phượng còn dũng cảm đi bán hàng đa cấp, bảo hiểm, mặt dạn mày dày mời mọc, dai dẳng đeo bám để người khác mua của mình khiến họ hàng cứ phải tránh mặt, bạn bè “cắt xít”, chỉ có đồng nghiệp, cấp dưới vì nể nang nên không nói lại, nhưng vẫn có phần bằng mặt mà không bằng lòng. Thành ra khi chị gặp khó khăn cũng chẳng ai hay biết, để mà thông cảm, giúp đỡ. Nhờ những gì chị làm mà vẻ như nhà chị rất nhiều tiền, song chẳng hiểu sao dần dà chúng cũng lũ lượt kéo nhau đi hết. Anh chị mua được mảnh đất, thì sau mới biết trước đây là đất đình đất chùa, thấy nhà bên cạnh xây xong mà không được ở, anh chị cũng sợ chẳng dám xây. Tiếng dữ đồn xa, bán chẳng ai mua, nên họ vẫn phải đi thuê trọ. Sau đó chị đi tắt đón đầu, bỏ số tiền lớn ra mua hai lô đất khi vẫn còn là dự án, với hi vọng cơn sốt đất sẽ đẩy nó lên tầm cao mới, sẽ bán một lô đi xây nhà to. Không ngờ đất hạ nhiệt ngay sau đó, lúc này nhà nước rao bán bằng đúng một nửa giá anh chị mua. Trong khi khu đất ấy hạ tầng, điện nước chưa hoàn thiện, rồi vì vốn là ruộng, ao mới được đổ đất lên, làm được móng cũng bạc mặt, nên họ chưa thể xây nhà. Của đau con xót, cứ nghĩ đến mà tiếc đứt ruột, hai vợ chồng ngồi cắn đắn nhau đến mức anh phát bệnh. Đi khám thì bất ngờ phát hiện ra khối u ở gan, sắp sửa di căn. Chỗ đất kia chị phải cố bán tống bán tháo để có tiền đưa anh ra nước ngoài chữa bệnh. Song, đất mất mà tật vẫn mang... Hôm chị đi lễ có gặp Thầy trong chùa, chuyện trò, thầy nói về sao chiếu mệnh của chị, “Sao Thiên không, vật chất rốt cuộc cũng về không, chỉ có ăn ở lương thiện, tích đức giúp đỡ người khác thì phúc phần mới ở lại”. Hình như, bấy giờ quan điểm về tiền của chị mới thay đổi. An Miên Nguồn: Dân Trí
Ðề: Có phải tiền là nhất? tùy từng trường hợp, khi có tiền thì con người là nhất khi không có tiền thì tiền lại là nhất
triết học đã dạy rồi. vật chất quyết định ý thức. tiền là tất cả nhưng ko phải kiếm tiền bằng mọi cách. mình có thể ngồi quán nước ghi ghi chép chép tháng cũng có vài ba chục. nhưng mình ko làm đc.
Bây giờ ngta bảo có một số thứ k thể mua được bằng tiền, mà rất nhiều tiền mới mua được! hic. Nhiều khi k có tiền, anh em vk ck lục đục chuyện khó khăn, khi có tiền, lại cằn nhằn chuyện tiêu tiền, chuyện giữ tiền! hic. Rốt cuộc vẫn chỉ xoay quanh chuyện tiền. Tình cảm con ng là quan trọng nhất, nhưng nó cũng bị chi phối bởi nhiều thứ, đặc trưng nhất trong đó là tiền.
với e sức khỏe là số 1, số 2 là tiền và tình củm, dù sao k thể thiếu tiền đc, nhưng tiền vẫn k thể bá đạo độc quyền đc
Tình là số 1,tiền là số 2 nhưng cái số 2 có thể chi phối cái số 1 Tương tự như thế với các bác coi sức khoẻ là số 1 Nó không phải là nhất,nhưng nó lại là công cụ tiên quyết để giải quyết mọi vấn đề,túm lại là không thể sống mà thiếu nó
Tiền không phải là nhất nhưng không có tiền thì không thể sống được. Cái gì nếu có thể cân bằng được thì tốt quá. Nhưng ở đời khó ai mà cân bằng được.