Tranh luận: Có Thể, Không Thể Và Những Ngộ Nhận Của Cha Mẹ Về Trẻ Con

Thảo luận trong 'Cư xử với con' bởi minhthong1769, 16/2/2017.

  1. minhthong1769

    minhthong1769 Những câu chuyện về khởi nghiệp và cuộc sống

    Tham gia:
    5/2/2017
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    9
    Điểm thành tích:
    8
    Trẻ CÓ THỂ nhận biết đói no, nhưng cha mẹ lại cho trẻ ăn quá nhiều so với nhu cầu, khiến trẻ hoảng sợ dẫn đến biếng ăn
    [​IMG]
    Trẻ CÓ THỂ tự vượt qua cơn ho, cơn sốt thông thường để xây dựng hệ miễn dịch cơ thể. Nhưng cha mẹ thường tự ý kê thuốc cho con không qua bác sĩ, khiến cơ thể con yếu ớt, phụ thuộc vào thuốc; dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh.

    Trẻ chỉ CÓ THỂ thừa hưởng gen di truyền mũi, mắt, chiều cao, sắc tố da từ cha mẹ. Thế nhưng cha mẹ hay can thiệp bằng những phương pháp dân gian chưa hề có kiểm chứng như tắm lá, kéo chân, vuốt mũi... Khi trẻ lớn lại xoáy sâu vào khuyết điểm của trẻ khiến trẻ tự ti và không yêu bản thân.

    Trẻ CÓ THỂ tìm hiểu mọi thứ xung quanh bằng các giác quan từ khi mới lọt lòng. Vì vậy tiềm năng tự học của trẻ là rất lớn. Nhưng cha mẹ lại giết chết tiềm năng đó khi nhồi ép con học sai phương pháp, đặt len vai con quá nhiều áp lực học hành. Khiến con chán ghét việc học.

    Trẻ CÓ THỂ tự chịu trách nhiệm cho những hành động sai trái của mình. Nhưng cha mẹ thường vội vàng mắng mỏ trẻ nảy sinh tâm lý xấu hổ. Hệ quả là ý thức trách nhiệm ngày càng thui chột còn kỹ năng đổ tại lại được rèn luyện.
    [​IMG]
    Trẻ KHÔNG THỂ thiếu sự vỗ về, ôm ấp của mẹ từ những giấc ngủ đầu tiên ở thế giới ngoài bụng mẹ. Thế nhưng nhiều bà mẹ quá lạm dụng các phương pháp luyện ngủ, để mặc con khóc khiến trẻ bị tổn thương tâm lý ngay từ khi còn quá nhỏ.

    Trẻ KHÔNG THỂ thiếu sự sát sao của cha mẹ trong quãng thời gian 3 năm đầu đời để hình thành tính cách. Nhưng nhiều cha mẹ vì công cuộc mưu sinh phó mặc con hoàn toàn cho ông bà, tệ hơn là người giúp việc. Tạo nên sự xa cách và thiếu tin tưởng của trẻ với cha mẹ. Trong trường hợp tồi tệ nhất là sự hình thành nhân cách méo mó của trẻ khi ở với những người không thực sự tâm huyết và kiên nhẫn với trẻ như người giúp việc.

    Trẻ KHÔNG THỂ phân biệt được khái niệm yêu thương đòn roi và khái niệm bạo lực thể xác. Nhưng nhiều cha mẹ vẫn sử dụng biện pháp đánh đòn như một công cụ giáo dục. Điều đó khiến con trẻ có tâm lý phản kháng, tiêu cực và hay nói dối.

    Trẻ KHÔNG THỂ có khả năng chọn lọc những gì chúng nhìn và nghe thấy từ người lớn. Vì vậy nên nếu cha mẹ hay nói dối, hay văng tục, hay dèm pha nói xấu hàng xóm, hoặc hay bạo lực... Tất cả sẽ truyền lại con nhỏ một cách rất sâu sắc.

    Trẻ KHÔNG THỂ tự mình trả lời những câu hỏi về giới tính hay cách tự bảo vệ cơ thể mình trước những ý đồ xấu mà không có sự hướng dẫn tận tình của cha mẹ. Chừng nào cha mẹ còn ngại ngùng, thiếu nghiêm túc trong việc giáo dục giới tính cho trẻ; chừng đó con vẫn có nguy cơ rơi vào cạm bẫy lạm dụng tình dục hoặc sa ngã sau này.
    [​IMG]
    "Trong quá trình giáo dục con trẻ sở dĩ người lớn thường xuyên áp dụng những phương pháp không thích hợp, khiến “giáo dục” biến thành một hành vi mang tính phá hoại, là do hai nguyên nhân căn bản nhất: một là không tin tưởng con trẻ, hai là quá tin tưởng vào chính mình. Tức trước hết không tin rằng bản năng của con trẻ là tự trọng và có chí tiến thủ, lo ngại rằng nếu không quản giáo kịp thời, con trẻ sẽ theo đà trượt xuống dốc; Thứ hai là cho rằng những lời nói của mình đối với con trẻ đều là những lời vàng ngọc, có thể giúp con trẻ trở nên tốt hơn." là những gì Doãn Kiến Lợi đúc kết trong cuốn Người mẹ tốt hơn người thầy tốt. Bằng kinh nghiệm lắng nghe và quan sát các bậc phụ huynh khác, Doãn Kiến Lợi thực sự nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục gia đình đối với con trẻ. Thế mới biết, dù không có bài kiểm tra, không có bằng cấp, những nghề làm cha mẹ là nghề nghiệp cần được nhìn nhận nghiêm túc hiện nay.

    Nguồn: Messy Books
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi minhthong1769
    Đang tải...


Chia sẻ trang này