Một trong những loại bệnh do hệ tiêu hóa có vấn đề thường gặp ở trẻ em là táo bón. Táo bón ở trẻ có thể hình thành do hệ tiêu hóa bị tổn thương hoặc chế độ ăn của con chưa đầy đủ các loại chất. Nếu tình trạng trẻ bị táo bón diễn ra lâu ngày cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến cơ thể con và khiến cho quá trình điều trị khó khăn hơn. Biểu hiện khi trẻ bị táo bón Trẻ bị táo bón thường có cảm giác biếng ăn, dần dần khiến cho các chất dinh dưỡng cũng như các vitamin và khoáng chất không được hấp thu và gây ra sự phát triển không đồng đều về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Biểu hiện ở: Trẻ thấp còi, nhẹ cân, hệ tiêu hóa kém, thường xuyên mệt mỏi,... Trường hợp trẻ táo bón nặng thường có những biểu hiện như: Đau ngứa, xuất hiện máu tươi trong phân, nguyên nhân do khi phân trở nên cứng và to sẽ cọ xát với hậu môn tạo thành các vết nứt xung quanh hậu môn. Tình trạng bệnh sẽ nguy hiểm hơn khi những vết nứt này trở thành những ổ viêm hay áp xe. Các rối loạn về tiêu hóa ở trẻ như: bệnh đại tràng, kém hấp thu,... có thể xảy ra khi tình trạng táo bón nặng. Đặc biệt, nhiều trẻ cố rặn khi không thể đi ngoài sẽ mắc trĩ nội, trĩ ngoại hoặc một số kết hợp của hai. Nguyên do khiến xảy ra táo bón ở trẻ Có thể tóm gọn các nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón thành 2 nguyên nhân chính là nguyên nhân thực thể và nguyên nhân chức năng: Nguyên nhân thực thể gồm các nguyên nhân về những vấn đề về cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ở ruột… Nguyên nhân chức năng gồm các nguyên nhân do trẻ nhịn không chịu đi ngoài khi buồn, sữa công thức chứa thành phần protein khác nhau, chế độ ăn nghèo nàn chất xơ,... Phương pháp điều trị khi trẻ bị táo bón Có kế hoạch vận động hàng ngày cho trẻ bị táo bón Với Trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể tập cho con các động tác nhẹ nhàng bao gồm các bài tập về tay, chân. Với trẻ lớn hơn hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, các môn thể thao,... không để trẻ ngồi quá lâu trước màn hình tivi hay điện thoại. Có chế độ ăn uống khoa học cho trẻ bị táo bón Chế độ dinh dưỡng cho trẻ, nhất là những trẻ táo bón cần được chú trọng đặc biệt. Hãy cho trẻ uống nhiều nước, tăng cường bổ sung chất xơ từ các loại rau xanh hàng ngày. Bên cạnh đó, bố mẹ cần dạy cho con thói quen đi vệ sinh không được nhịn. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong chế độ dinh dưỡng: Với những trẻ đang bú mẹ bị táo bón: Nên cho trẻ tiếp tục bú Sữa mẹ vì Sữa mẹ chứa thành phần giúp cân bằng chất béo và protein, chất xơ, nước,... giúp phân của bé luôn luôn mềm, ngay cả khi bé không đi vệ sinh trong 1-2 ngày. Với trẻ ăn dặm bị táo bón: Trong giai đoạn tập ăn, các món như bột sữa, bột ngũ cốc, cháo ngũ cốc,... thường thiếu chất xơ. Do đó, cho trẻ ăn những thức ăn này quá sớm có thể khiến bé bị táo bón. Với trẻ lớn hơn bị táo bón: Tập cho trẻ có thói quen uống nhiều nước cũng như ăn nhiều rau quả. Đồng thời, tránh nhịn đi ngoài để đảm bảo trẻ không bị táo bón. Kịp thời cho trẻ bị táo bón đi khám nếu có bất thường Khi trẻ bị táo bón có những dấu hiệu bất thường như đau nhiều vùng hậu môn khi đi ngoài, trĩ, nứt hậu môn,... kèm với đó là các triệu chứng như mệt mỏi, sợ lạnh, sụt cân, chán ăn, sốt,... Bố mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và có giải pháp điều trị kịp thời.