Thông tin: Coi Chừng Sập Bẫy Lừa Xác Thực Sinh Trắc Học!

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi Kienyei, 3/7/2024.

  1. Kienyei

    Kienyei Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết!

    Tham gia:
    21/12/2023
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    18
    Ngày 2-7 đã là ngày thứ hai Quyết định 2345/2023 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đi vào cuộc sống. Việc xác thực sinh trắc học vẫn nhận được sự quan tâm của rất nhiều người dân. Không chỉ khách hàng mà chính các nhân viên NH cũng gặp khó với việc xác thực sinh trắc học trên các app NH cho “thượng đế”.

    Nhân viên ngân hàng cũng toát mồ hôi
    Nói về nỗi khổ của mình, anh Lĩnh (nhân viên của một NH) chia sẻ anh và nhóm đồng nghiệp chuyên chạy chỉ tiêu mở tài khoản NH. Trước đây, chỉ cần khách hàng đồng ý mở tài khoản, các bước tải app NH, khai báo thông tin chỉ mất 2-4 phút. Nhưng từ khi có quy định phải xác thực sinh trắc học, thời gian mở một tài khoản NH có khi mất tới nửa tiếng. Thậm chí có điện thoại phải quét NFC cả ngày mới thành công.

    Theo anh Lĩnh, có app làm xong hết tất cả các bước, chỉ chờ hiện lên dòng thông tin xác thực thành công thì hệ thống báo lỗi mà không biết lỗi gì. Và quy trình xác thực sinh trắc học lại quay về bước ban đầu.

    “Với những khách hàng có điện thoại cũ, không quét NFC được thì “bó tay toàn tập”, mà toàn khách ở khu vực nông thôn thì lấy đâu ra điện thoại xịn để quét NFC. Muốn giúp khách hàng lắm nhưng chúng tôi đành mời họ ra quầy cập nhật sinh trắc học” - anh Lĩnh kể.

    Đồng cảnh ngộ, anh Tuấn (nhân viên của một NH tại TP.HCM) hài hước nói: “Dò được vị trí NFC hay không còn phụ thuộc vào cơ duyên. Có khách hiểu chuyện thì không sao nhưng không ít khách chờ đợi lâu nên bực bội, phàn nàn NH rườm rà, vẽ vời, gây khó dễ”.

    Theo ông Từ Tiến Phát, Tổng Giám đốc ACB, từ đầu tháng 6, NH này đã triển khai xác thực khuôn mặt thành công cho 500.000 khách hàng qua ứng dụng NH số ACB ONE. Qua đó, giúp tăng cường bảo mật tài khoản và bảo vệ các giao dịch trực tuyến giá trị lớn.

    Ông Phát chia sẻ ngay khi triển khai đăng ký xác thực sinh trắc học cho khách hàng, NH này đã cân nhắc hệ thống này có thể sẽ không mượt mà. Nhưng thực tế sau khi triển khai, khách hàng chỉ mất chưa đến 30 giây đã xác thực được. Đây là giải pháp rất triệt để, giúp giải quyết được các rủi ro về bảo mật và an toàn tài khoản.

    “Nhờ xác thực khuôn mặt, chỉ có chính chủ của tài khoản mới chuyển được tiền. Trong trường hợp chủ tài khoản bị lộ thông tin, tội phạm có thể chiếm quyền kiểm soát điện thoại để thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của họ. Nhưng khi giao dịch bắt buộc xác thực bằng khuôn mặt đã so khớp với khuôn mặt trên thẻ căn cước thì tội phạm khó có thể giả mạo để lấy được tiền” - ông Phát khẳng định.

    Cảnh báo hình thức lừa đảo mới
    Theo lãnh đạo Vietcombank, trong giai đoạn đầu triển khai xác thực sinh trắc học, lợi dụng khách hàng gặp khó khăn trong quá trình thao tác cập nhật thông tin sinh trắc học, các đối tượng lừa đảo đã giả danh nhân viên NH để lừa đảo. Theo đó, các đối tượng này đã liên hệ với khách hàng đề nghị hỗ trợ cài đặt sinh trắc học nhằm chiếm đoạt tài sản, thông tin của khách hàng.

    Lãnh đạo Vietcombank cho biết một số cách thức lừa đảo phổ biến đang được các đối tượng thực hiện như liên hệ với khách hàng bằng các hình thức như gọi điện thoại, nhắn tin, kết bạn qua các mạng xã hội (Zalo, Facebook…) để hướng dẫn thu thập thông tin sinh trắc học.

    Khuyến cáo liên quan xác thực sinh trắc học để chuyển tiền

    Đọc tiếp

    Nguồn tin: Báo Pháp Luật TP.HCM
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi Kienyei

Chia sẻ trang này