Cần giúp: Con Bị Tiêu Chảy, Uống Thuốc Nhưng Chưa Đỡ. Phải Làm Sao?

Thảo luận trong 'Sức khoẻ của trẻ' bởi melinhna, 5/8/2010.

  1. me_keny

    me_keny Banned

    Tham gia:
    15/5/2010
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    Con mình cũng bị tiêu chảy này, đọc mấy bài báo trên xong em cứ sợ con mình bị nhiễm khuẩn, nguy hiểm thiệt, xem ra phải tầy rửa toilet sạch thôi, nhưng vấn đề là nhiều khi đi làm về mệt quá ko có thời gian chùi, làm sao để toilet luôn sạch sẽ nhỉ???

    Mẹ nào giúp mình đi ^^
     
    Đang tải...


  2. moffee

    moffee Thành viên tập sự

    Tham gia:
    30/8/2010
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    Mình cũng vậy, đi làm bận ơi là bận rồi, về nhà còn nấu ăn dọn dẹp...thời gian đâu mà chùi toilet???:((( Chắc chỉ còn cách là dùng các loại nước diệt khuẩn để hạn chế tối đa. Mà mình thấy trong báo nói nhìu người dùng xà bông ấy, kỳ quá, ai lại dùng xà bông chùi toilet bao giờ!!!
     
    Emilia thích bài này.
  3. livetomyself

    livetomyself Thành viên tập sự

    Tham gia:
    26/8/2010
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    chùi rửa các loại nước chuyên dùng cũng phải đúng cách chứ mà pha loãng ra mà tẩy cũng chẳng diệt được vi khuẩn đâu.
     
    Emilia thích bài này.
  4. pa_qy2612

    pa_qy2612 Thành viên mới

    Tham gia:
    31/8/2010
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    mẹ này nói đúng đấy, muốn sạch phải chùi rửa thường xuyên và xài nước chuyên dụng ấy, như vim chẳng hạn, mình xài cũng thấy được lắm!
     
    Emilia thích bài này.
  5. Emilia

    Emilia Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    17/6/2010
    Bài viết:
    2,032
    Đã được thích:
    430
    Điểm thành tích:
    223
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    Phân biệt các cơn đau bụng của bé​


    Đau bụng ở bé sơ sinh có nhiều cấp độ và do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu cơn đau kéo dài kèm theo các dấu hiệu sốt, nôn trớ, da xanh tái… cha mẹ nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt.

    Lưu ý: Các dấu hiệu để tham khảo. Nên đưa bé đến bác sĩ ngay nếu tình trạng mỗi lúc một xấu đi. Tuyệt đối không tự kết luận và điều trị cho bé mà không qua kết luận của bác sĩ.

    Đau bụng sinh lý

    Dấu hiệu: Bé khoảng 3 tháng tuổi hay khóc thét về đêm, gập chân vào người (nhưng không có biểu hiện gì khác). Cơnkhóckéo dàitrong vài phút hoặc có thể vài giờ, mặt tái đi, khua tay khua chân biểu hiện bé bị đau.Đây có thể bị hội chứng đau bụng sinh lý, thường gặp ở lứa tuổi này.

    Nếu bậc cha mẹ lo ngại rằng mình có sai sót gì trong quá trình chăm sóc bé nên kiểm tra lại để tìm ra cách khắc phục.


    Việc xác định nguyên nhân gây nên những cơn đau bụng cho bé bao giờ cũng khó khăn
    Nguyên nhân: Có thể do bénuốt nhiều hơi khi bú, bú nhiều quá, do đói, do bị cuốn tã quá chặt… Nếu tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục, bé sẽ hết đau bụng và ngoan hơn vào một hai ngày tới.

    Trái lại, nếu thấy da và niêm mạcbé tái nhợt, nôn nhiều, nôn ra nước hoặc máu, đau bụng kèm theo sốt, cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Không cho ăn, uống hay dùng bất kỳ một loại thuốc gì cho đến khi được khám.

    Đau bụng do không đi ngoài được

    Dấu hiệu: Bé xuất hiện những cơn đau bụng kèm khóc ngất. Cơn đau bụng ớ bé thường xuất hiện đột ngột, có thể kéo dài nhiều giờ đồng hồ.

    - Mặt bé đỏ hoặc có thể tái đi. Trong cơn đau, bụng bé có biểu hiện chướng lên, chân co lên bụng, bàn tay nắm chặt. Bé không đi ngoài trong mấy ngày qua.

    Nguyên nhân: Có thể do rối loạn tiêu hóa.

    Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu bé không thể đingoài được. Bạn không nên tự ý mua bất kỳ một loại thuốc nhuận tràng, thuốc xổ nào dành cho bé .

    Đau bụng do tiêu chảy

    Nếu bị tiêu chảy, cơ thể mệt mỏi, bé cũng thấy đau và khó chịu vùng bụng.

    Dấu hiệu bé tiêu chảy: Bé đi ngoài liên tục;kèm dấu hiệu mất nước; bụng đau khi sờ nắn; da nhăn; mắt lõm; bé lừ đừ mệt mỏi.

    Phân bé có lẫn máu. Máu có thể màu đỏ tươi, hồng, hoặc nâu đen lẫn nhầy như mũi.

    Nguyên nhân: Do bé bị rối loạn tiêu hóa hay nhiễm khuẩn đường ruột.Một sốbé do bú nhiều quá hoặcmẹ uống thuốc xổ, ăn thức ăn nhuận tràng.

    Ngoài ra, bé có thể bị đau bụng do các bệnh lý khác như thoát vị bẹn, lồng ruột, viêm tai, viêm màng não hay các bộ phận vùng bụng…

    Bé sơ sinh bình thường, đặc biệt những bé bú mẹ, có thể đi ngoài vài ba lần trong một ngày, thường sauvàilần bú, phân sệt, màu vàng sậm,bé tăng cân tốt; trường hợp này không gọi là tiêu chảy.

    Việc xác định nguyên nhân gây nên những cơn đau bụng cho bé bao giờ cũng khó khăn, cha mẹ nên dự đoán một số nguyên nhân kết hợp với việc trị liệu của bác sĩ. Nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay nếu thấy bé có các dấu hiệu đau bụng sau.

    - Đau mỗi lúc nặng hơn.

    - Da bé tái nhợt, vã mồ hôi, đau gập cả người lại.

    -Bé khóc thét khi bạnsờ vào bụng vì đau.

    - Đau kèm sốt, nôn trớ nhiều.

    - Bé không đi ngoài trong mấy ngày qua, kèm theo nôn trớ.

    Theo Ngọc Huê

    Nguồn: http://suckhoedoisong.vn/2008101711109650p0c10/phan-biet-cac-con-dau-bung-cua-be-.htm
     
  6. Mẹ Họa Mi

    Mẹ Họa Mi Thành viên mới

    Tham gia:
    30/8/2010
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    uhm mình cũng xài Vim ở nhà nè, nhưng mà có điều thắc mắc là vi khuẩn nguy hiểm vậy mà sao nhiều mẹ vẫn chưa nhận thức được là việc vệ sinh sạch sẽ toilet quan trọng, phải chăm cho bé ko ăn nhầm đồ mất vệ sinh nữa?
    Thật sự mình rất buồn vì hiện nay người VN mình vẫn còn thiếu ý thức rất nhiều...
     
    Emilia thích bài này.
  7. wind22005

    wind22005 Banned

    Tham gia:
    31/8/2010
    Bài viết:
    36
    Đã được thích:
    3
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    không phải do thiếu ý thức đâu. cũng do bận rộn với nhiều công việc nên không quan tâm chăm sóc được hết mọi việc trong nhà được đó thôi
     
  8. mebehoa

    mebehoa Banned

    Tham gia:
    19/5/2010
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    mình cũng đồng ý với bạn đó, nhiều mẹ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc chùi toilet, mình nghĩ ít nhất 1 tuần nên chùi rửa 1 lần, mà phải chùi bằng nước tẩy á, chứ chùi xad phòng giặt nó nghẽn 1 cái xong luôn, lúc đó tha hồ mà bệnh, còn cọ ko thì đúng là hơi có vấn đề đấy nhỉ,...
     
  9. juli

    juli Banned

    Tham gia:
    15/5/2010
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    bé bị tiêu chảy hả bạn, chắc cũng lành rồi nhỉ, mấy dạo gần đây, thấy chị em hay bàn về cái vụ nhiễm khuẩn, mình nghĩ, quan trọng phải giữ vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên chùi toilet cả bé đi xong nhiều lúc cho tay vào mồm đấy bạn à
     
  10. me_keny

    me_keny Banned

    Tham gia:
    15/5/2010
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    Các mẹ ơi. đọc báo thì thấy sợ, đi đâu cũng gặp những vấn đề về bệnh tiêu chảy, chẳng lẽ thời nay chỉ toàn thấy bệnh là bệnh thôi à, hic, mà mình nghĩ chăm trẻ lúc bệnh rất mệt, vì vậy phòng chóng là tốt nhất, mà có mẹ nào biết cách phòng tiêu chảy ko chỉ mình với nhé!
     
  11. pa_qy2612

    pa_qy2612 Thành viên mới

    Tham gia:
    31/8/2010
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    4
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    Share mọi người thông tin phòng bệnh tiêu chảy nè

    Để góp giải pháp phòng bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm này cần có một giải pháp toàn diện, quyết liệt tránh sự bùng nổ của dịch.

    Sự lan truyền của vi khuẩn gây bệnh có thể qua nhiều con đường:

    - Truyền trực tiếp vi khuẩn ở người bệnh sang người lành theo con đường: phân - chân tay - miệng.
    - Từ chất nôn, phân người bệnh - ruồi nhặng, chuột, dán và các côn trùng khác đưa đến thức ăn và đến người lành.
    - Từ chất nôn, phân người bệnh – nước – thực phẩm đến người lành.

    Chính do có nhiều đường lây như vậy mà có nhiều người bị tiêu chảy cấp liên quan đến mắm tôm - Loại thực phẩm dậy mùi cuốn hút ruồi nhặng đến và vi khuẩn gây tiêu chảy cấp đã bám vào chân, cánh ruồi và mang vi khuẩn đến các món ăn, các thực phẩm và nước.

    Chúng ta sẽ thấy không chỉ mắm tôm mà rất nhiều loại thực phẩm, món ăn, và qua tay chân và đặc biệt là nước làm bùng nổ dịch tiêu chảy cấp, bệnh tả. Chính vì vậy mà từ cách nhìn nhận rõ con đường lan truyền bệnh để đưa ra các giải pháp phòng chống tiêu chảy nguy hiểm một cách tận gốc và toàn diện

    Biện pháp vệ sinh môi trường và cá nhân:


    - Vệ sinh môi trường trước tiên là việc khống chế sự phát triển ruồi, nhặng, gián, chuột... Muốn hạn chế cần thu gom các chất thải bỏ, xử lý rác hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Chính việc hạn chế sự phát triển ruồi, nhặng sẽ đóng góp một phần lớn vào việc ngăn chặn sự phát tán mầm bệnh.

    Công tác vệ sinh môi trường không cho các loại ruồi, nhặng phát triển bằng việc thu gom rác thải, các chất thải bỏ ở các cơ sở chế biến thực phẩm, các nhà hàng ăn uống chợ, đường phố, tập thể, hộ gia đình cần thường xuyên và đúng yêu cầu vệ sinh.

    Quản lý và sử lý phân, chất thải của người lành và người bệnh chặt chẽ, đối với phân chất nôn của người bệnh tiêu chảy dùng Cloramin B, vôi bột để khử khuẩn, đảm bảo không còn mầm bệnh đưa vào môi trường.

    - Đảm bảo vệ sinh và an toàn nguồn nước sạch là rất quan trọng. Các khu vực có nguồn nước máy cung cấp cũng không được chủ quan mà cần có biện pháp sát chặt chẽ để bảo đảm tuyệt đối mầm bệnh xâm nhập qua ruồi nhặng, chuột và các loại côn trùng, động vật truyền vào.

    Các nhà máy nước cũng như cơ quan giám sát chất lượng nước cũng có chế độ giám sát chất lượng vệ sinh nước liên tục. Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ. Tất cả nước ăn, uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất Chloramin B.

    Không đổ chất thải, nước giặt, rửa đồ dùng của bệnh nhân hay vứt súc vật chết, rác xuống ao, hồ, sông.

    - Vệ sinh cá nhân trong việc phòng tiêu chảy cần lưu ý cho mọi người dân ý thức vệ sinh sau khi đi ngoài, hay giúp người bệnh vệ sinh chất thải. Phải rửa tay bằng nước sạch và xà phòng trước khi chế biến thức ăn và sau khi đi vệ sinh để tránh phát tán mầm bệnh.

    - Vệ sinh ăn uống: Ăn chin uống sôi, không ăn rau sống, nước không được đun sôi, nước đá làm từ nguồn nước sạch và đảm bảo chất lượng vệ sinh.

    Tránh các thực phẩm và các món ăn dễ bị nhiễm khuẩn và dễ mang mầm bệnh, đặc biệt là các thực phẩm cuốn hút ruồi nhặng đến reo rắc mầm bệnh như: mắm tôm, mắm tép và một số thực phẩm dễ có mầm bệnh như hải sản sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua…

    Điểm quan trọng trong vệ sinh ăn uống là người dân nên tránh ăn ở các nhà hàng, quán ăn mất vệ sinh, không chế biến bằng nước sạch, có nhiều ruồi nhặng, không vệ sinh sạch sẽ.

    Không ăn các món ăn không nấu chín như các món tái, nộm, rau sống và ngay cả những thức ăn chín mà không được bảo quản vệ sinh tốt như các loại lòng lợn, nem chả, giò bày bán ở chợ mà ruồi nhặng bâu đậu làm nhiễm mầm bệnh nguy hiểm.

    - Khi bị tiêu chảy cấp, nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để đều trị đúng phác đồ, tránh bị mất nước trầm trọng và nhiễm độc. Bệnh nhân cần tuân thủ thời gian điều trị, cách ly và không bỏ về sớm khi chưa được phép của cơ sở điều trị khẳng định không còn mầm bệnh sau 3 lần xét nghiệm âm tính.

    Gia đình người bệnh cần báo ngay cho trạm y tế để có biện pháp khử khuẩn và xử lý môi trường xung quanh nhà bệnh nhân bằng phun CloraminB và rắc vôi bột đảm bảo không còn ổ phát tán mầm bệnh.

    (theo TP)
     
  12. me_keny

    me_keny Banned

    Tham gia:
    15/5/2010
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    6
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    Ôi cám ơn bạn nhé, một bài viết thật sự bổ ích đó, mình nghĩ tiêu chảy hiện nay rất hay xảy ra ở các em nhỏ, có mẹ nào có thông tin thêm ko share cho các mẹ để chăm bé tốt hơn nhé :D
     
  13. Mẹ Họa Mi

    Mẹ Họa Mi Thành viên mới

    Tham gia:
    30/8/2010
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    3
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    Share cho mọi người tiếp thông tin về bệnh tiêu chảy nè, nhớ giữ vệ sinh cẩn thận cho con nha mấy mẹ

    4 khuyến cáo phòng bệnh tiêu chảy cấp

    An toàn thực phẩm là cách tốt để phòng bệnh tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm lây lan nhanh và dễ tử vong, nhưng có thể đề phòng được. Để ngăn ngừa bệnh và phòng dịch bệnh lây lan, mọi người thực hiện những khuyến cáo sau:

    1. Vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường:

    - Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

    - Mỗi gia đình có một nhà tiêu hợp vệ sinh, cấm đi tiêu bừa bãi. Đối với gia đình có bệnh nhân tiêu chảy cấp cần rắc vôi bột hoặc Cloramin B sau mỗi lần đi tiêu.

    - Phân và chất thải của người bệnh phải đổ vào nhà tiêu, cho vôi bột, Cloramin B... vào sau mỗi lần đi để sát khuẩn.

    - Tránh tập trung ăn uống đông người như ma chay, cưới xin, cúng giỗ.

    - Hạn chế người ra vào vùng đang có dịch.

    2. An toàn vệ sinh thực phẩm:

    - Mọi người, mọi nhà đều thực hiện ăn chín, uống sôi.

    - Không ăn rau sống, không uống nước lã.

    - Không ăn các thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.

    3. Bảo vệ nguồn nước và dùng nước sạch:

    - Nguồn nước ăn uống phải được bảo vệ sạch sẽ.

    - Tất cả nước ăn uống đều phải được sát khuẩn bằng hóa chất Cloramin B.

    - Cấm đổ chất thải, nước giặt, rửa và đồ dùng của người bệnh xuống ao, hồ, sông, giếng. Cấm vứt súc vật chết và rác xuống ao, hồ, sông, giếng.

    4. Khi có người bị tiêu chảy cấp:


    Khi gia đình có người bị tiêu chảy cấp phải nhanh chóng báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất để được điều trị kịp thời.

    :rolleyes:
     
  14. me_bekem

    me_bekem Banned

    Tham gia:
    15/5/2010
    Bài viết:
    58
    Đã được thích:
    10
    Điểm thành tích:
    8
    Ðề: trẻ bị tiêu chảy

    Cám ơn bạn nhé, bài viết hay lắm, rất có ích, mình dạo này cũng bắt đầu chăm chỉ chùi rửa, vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là toilet hơn rồi, hihi, Bé Họa Mi nhà bạn bữa h có bị tiêu chảy lại ko nhỉ?
     
  15. ngochienxinhgai

    ngochienxinhgai Sữa Nutrison - Forticare

    Tham gia:
    7/12/2012
    Bài viết:
    157
    Đã được thích:
    13
    Điểm thành tích:
    18
    hay quá các mẹ ơi.
     
  16. ckimanh87

    ckimanh87 Thành viên sắp chính thức

    Tham gia:
    14/4/2014
    Bài viết:
    115
    Đã được thích:
    20
    Điểm thành tích:
    18
    Bạn cho con uống nước dương xỉ với rốn chuối tiêu ấy. Nhạy lắm bạn ạ. Trước con mình cũng bị như con bạn, đi viện nhi mấy tháng không khỏi. Chỉ uống cái này là khỏi thôi. Với lại mẹ nó chịu khó bổ xung men tiêu hóa định kỳ cho con để đường ruột con được khỏe mạnh nhé.
     

Chia sẻ trang này