Con bieng an

Thảo luận trong 'Dinh dưỡng' bởi mebi, 9/7/2005.

  1. mebi

    mebi Banned

    Tham gia:
    9/3/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    Các mẹ ơi, chau 3 hôm nay ăn uống it hơn moi ngày, không bu tí, ăn được có 3 bình 120ml ngày, không có biểu hiện gì, như sôt hay quấy khóc, phải làm sao đây các mẹ ơi, cháu 2tháng 3ngày cân năng 6.5kg, cao 62cm, cấp cứu với, cú tình trạng này em căng thẳng lám các mẹ a :cry: :cry: :cry:
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi mebi
    Đang tải...


  2. meoxu

    meoxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2005
    Bài viết:
    1,236
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    48
    Mình nghe bs nói có những thời điểm chán ăn sinh lý của bé. Su nhà mình có những thời gian tự nhiên ko chịu ăn mà cũng chả ốm đau gì cả. Sau khoảng 1tuần thì ăn trở lại. Mẹ Bi đừng lo :)
     
  3. mebi

    mebi Banned

    Tham gia:
    9/3/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    uong B1 duoc khong khi con bieng an

    lai them ngay nua khong an uong dung quy ding gi ca, ca ngay chi an linh tinh em cho uong them b1 duoc khong? lieu uong nhu nao? cac me chi em voi, oi met qua vi con, toi met qua toi luon :cry:
     
  4. meoxu

    meoxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2005
    Bài viết:
    1,236
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    48
    Về uống B1 thì mẹ Bi tham khảo ý kiến các mẹ ở đây nhá!

    http://www.lamchame.com/forum/viewtopic.php?t=2308

    :? mẹ Bi đừng căng thẳng quá, bé thấy mình như thế sẽ căng thẳng theo lại càng biếng ăn đấy. Lúc trước có tháng mình mua đủ loại thuốc kích thích ăn uống (cốm Baby, nutroplex...) mà chả ăn thua, rồi thì đến lúc bé tự ăn lại thôi. :(
     
  5. mebi

    mebi Banned

    Tham gia:
    9/3/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    ME MEOXU A? THE BE NHA ME BO AN BAO LAU THI AN LAI CHU BE BI NHA MINH THI TUAN NAY RUI, MA BO BU BINH CO, CHI KHI NAO DI NGU MOI NGAM BINH, MINH THI SUA KHONG NHIEU LAM, NEU DI LAM THI LAM THE NAO DAY, TRUOC NAY CHAU AN RAT TOT MA,MINH DINH CHO CHAU DI KHAM THEO ME MEOXU THI DI KHAM O DAU CHO AN TOAN VA TOT NHI,
     
  6. meoxu

    meoxu Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    22/4/2005
    Bài viết:
    1,236
    Đã được thích:
    28
    Điểm thành tích:
    48
    Nếu bé nhà bạn vẫn chơi ngoan bình thường mà bạn vẫn muốn đi khám thì mình nghĩ là nên khám dinh dưỡng chỗ phố Yersin. Bé nhà bạn 2 tháng mà ăn bình 120 là khá đấy (trộm vía), em nhà mình mãi đến 6 tháng mới ăn bình 120 cơ :D Muốn kiểm tra xem bé có ăn đủ sữa ko bạn xem ở vỏ hộp sữa có ghi số lần và số ml mỗi lần ăn đấy.

    Bên kia mẹ Luti cũng bảo là khi bé lớn một chút sẽ phân biệt đc ti mẹ và ti bình nên có thể bỏ bình để đòi ti mẹ. (Su nhà mình thì ko thèm ti mẹ một tí nào, có mời chị ta thì chị ta cũng nhăn mặt :evil: )

    Nhà mình cũng có những giai đoạn phát điên lên vì sao bé ko chịu ăn, kể cả dùng biện pháp "đánh lừa" vào lúc ngủ gà gật. Có những lúc cứ đút bình vào miệng là gào lên ưỡn người ra dứt khoát ko chịu (kể cả lúc ngủ nhé). Mẹ lo quá gọi bs đến cân đo đong đếm rồi kết luận "vẫn bình thường!!!" :roll: Độ 1 tuần hay 10 ngày sau tự nhiên ăn lại mà ăn rất ngoan nữa cơ chả phải dỗ dành gì cả.

    Nghe mọi người bảo trước khi em bé biết làm một việc gì đấy (lật, ngồi...) cũng thường hay ươn người....

    Mong bé chóng ăn lại để mẹ khỏi lo!
    :wink:
     
  7. mebi

    mebi Banned

    Tham gia:
    9/3/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    me meo xu oi, tinh trang van khong kha qua may, minh theo doi sat sao lam, chau chua co bieu hien gi lay ca, ma chi luc ngu say moi ti binh thoi, minh con dinh tang luong len 130ml day, nhung me dang o am muu thi con lai chang an cho, theo cong thuc cua sua minh mua thi lam sao chau uong dung luong day duoc, , neu dung luong do thi moi nay chau nha minh phai an 1lit sua day me a,cam on me meoxu quan TAM DEN MINH NHE,UI CHET LAI XUNG MINH RUI, XUNG EM THUI, VI EM NHO TUOI, EM HAY HACH DICH QUA CO, HIHIHIH,
     
  8. Adam & Eve

    Adam & Eve Thành viên tích cực

    Tham gia:
    29/10/2004
    Bài viết:
    651
    Đã được thích:
    59
    Điểm thành tích:
    28
    Mẹ Bi ơi, đừng lo lắng quá thế. Bé mà vẫn ngoan, không quấy khóc thì không phải lo đâu. Lo quá rồi mẹ cũng lăn ra ốm rồi BỎ ĂN thì khổ bố đấy. Hoặc là mẹ Bi thử thay một loại sữa khác xem sao????
     
  9. mebi

    mebi Banned

    Tham gia:
    9/3/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    cac me tham khao nhe

    BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM LỨA TUỔI ĂN DẶM

    BS ĐÀO THỊ YẾN PHI

    TT Dinh dưỡng TPHCM

    (Tiếp theo và hết)

    I. Loại trừ các nguyên nhân thực thể

    Cần cho bé đi khám để phát hiện và điều trị các bệnh lý nếu có. Không nên tự ý mua thuốc để điều trị ở nhà vì như đã nói ở trên, biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và chỉ có thể phát hiện nguyên nhân chính xác sau một quá trình thăm khám cẩn thận, với đầy đủ xét nghiệm cận lâm sàng. Có như vậy, việc điều trị mới có hiệu quả được.

    II. Chế độ ăn uống hợp lý - Phòng chống suy dinh dưỡng

    1. Chế độ ăn phải phù hợp với lứa tuổi: Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ có những đặc điểm cơ thể phù hợp với những chế độ ăn khác nhau (ví dụ răng, men tiêu hoá.) vì vậy việc cho bé ăn những thức ăn không phù hợp có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá và làm bé biếng ăn.

    w Trẻ dưới 4 tháng: sữa mẹ

    w Trẻ 4 - 6 tháng: Tập ăn dặm từ bột loãng đến bột sệt + sữa mẹ

    w Trẻ 6 -9 tháng: ăn bột từ sệt đến đặc đủ 4 nhóm + sữa mẹ

    w Trẻ 9 -24 tháng: Cháo đăïc đủ 4 nhóm, bột đặc + Sữa mẹ

    w Trẻ trên 24 tháng: cơm nát à cơm thường.

    2. Cách chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi: Thông thường các món nguyên liệu cần chọn mua loại tươi, mới, và nên ăn bữa nào nấu bữa ấy. Các loại rau xanh nên nấu vừa chín tới không nên hầm đến thay đổi màu sắc. Dầu ăn có thể cho vào lúc bột đã chín, còn nóng. Nêm muối iốt để đảm bảo cung cấp đủ lượng iốt cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

    w Bột loãng, sệt: xay mịn, băm mịn các loại nguyên liệu.

    w Bột đặc: Băm nhỏ các loại nguyên liệu

    w Cháo đặc: Băm vừa các loại nguyên liệu, tập cho bé nhai

    w Cơm nát: xé nhỏ các món mặn, bao giờ cũng có món canh rau kèm theo và nên cho ăn canh vào cuối bữa.

    w Khi trẻ đã ăn được cơm thường nên cho ăn càng gần với chế độ ăn của người lớn càng tốt.

    3. Thành phần thức ăn phù hợp:

    Trong thực tế, không ít những bà mẹ quan tâm đến con mình quá mức, cụ thể là ngày nào cũng hầm cho trẻ một nồi "đồ bổ" với rất nhiều loại nguyên liệu cùng một lúc, với quá nhiều chất đạm trong khi không đủ tinh bột hoặc chất xơ (rau) hay ngược lại tất cả chỉ là lấy nước, bỏ xác nên trẻ không nhận được chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn. Điều này vừa là nguyên nhân thực thể vừa là nguyên nhân tâm lý dẫn đến biếng ăn cho trẻ. Chế độ ăn không cân đối làm lệch cân bằng các chất trong cơ thể, như là gia tăng qúa mức nồng độ acide amine trong huyết tương trong khi thiếu các vitamine, hoặc năng lượng. hậu quả làm bé biếng ăn dẫn đến SDD. Bên cạnh đó sự lập đi lập lại các món ăn một cách nhàm chán sẽ làm bé ngán, nếu cộng thêm với sự ép ăn qúa sức, bé sẽ bỏ ăn vì các nguyên nhân tâm lý.

    Chế độ ăn tốt nhất là một chế độ ăn đa dạng và đầy đủ các chất, ăn cả xác. Nên thay đổi món ăn cho bé hàng ngày và nếu có thể đối với các bé lớn nên cho ăn giống như người lớn. Việc cho bé tham gia vào bữa ăn cùng với người lớn cũng làm cho bé thích thú hơn vì thấy mình "bình đẳng" với người lớn. Nếu bé thích một loại thức ăn nào đó và đòi ăn thường xuyên hơn các loại thức ăn khác, vẫn có thể cho bé ăn thường xuyên loại thức ăn đó, đương nhiên bên cạnh đó tìm cách bổ sung thêm các nhóm thức ăn khác chứ không nên bỏ hẳn loại thức ăn ưa thích của bé. Bổ sung thêm vào thức ăn của bé dầu ăn là một chú ý rất quan trọng trong phòng ngừa SDD. Chỉ nên dứt sữa khi bé đã ăn được nhiều 4 - 5 chén mỗi ngày.

    4. Thời gian và cách cho ăn phù hợp:

    Nên cho bé ăn vào những thời gian nhất định trong ngày. Cần lưu ý là dạ dày trẻ nhỏ trong khi nhu cầu năng lượng lại lớn ( một cách tương đối so với kg cân nặng) nên trẻ không thể ăn 3 bữa/ngày như người lớn. Các bữa ăn trung bình cách nhau 3 giờ, một bữa chính xen kẽ với một bữa phụ. Bữa chính nên trùng với bữa ăn chính của gia đình, như vậy vừa thuận tiện cho mẹ vừa tạo niềm vui cho bé. Các thức ăn của bữa phụ có thể đa dạng nhưng nên tránh các loại calori rỗng như kẹo, đường, nước ngọt.

    Trong lúc bé ăn, tránh sự gò ép thái quá. Mẹ có thể cho bé tự xúc ăn, tự chọn thức ăn. Cố gắng biến bữa ăn của bé thành một cuộc vui làm hài lòng cả bé và mẹ. Khi trẻ bệnh, nên khuyến khích trẻ ăn chứ không nên ép buộc.

    Không cho trẻ ăn quà vặt, uống nước ngọt, sữa. trước bữa ăn. Cần lưu ý là với trẻ nhỏ không nên dùng bình sữa để cho trẻ uống nước.

    5. Dùng thuốc:

    Việc dùng thuốc trong điều trị biếng ăn thường không đem lại hiệu qủa tối ưu như trong suy nghĩ của nhiều người. Các nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị biếng ăn thường là

    * Nhóm vitamine và khoáng chất: Đây là các thành phần quan trọng hoặc là chất xúc tác cần thiết cho quá trình sản xuất và tác dụng của các loại men tiêu hóa.

    * Nhóm men tiêu hoá

    - Men tiêu tinh bột: Menalaz

    - Men tụy: Pantyrase, Neopeptin

    - Men tiêu hoá sống: Lacteofort, Antibio, L-Bio, Biosubtyl .

    - Thuốc kích thích hoạt động gan mật: Arginine, Chophytyl.

    * Nhóm thuốc "kích thích ăn"

    Thực chất đây là loại thuốc kháng dị ứng và tác dụng ăn ngon chỉ là tác dụng phụ, bên cạnh đó có thể có một số tác dụng không hay vì vậy không nên dùng trong điều trị biếng ăn. Trong thực tế các bà mẹ thường truyền miệng nhau mua loại thuốc này tự sử dụng. Đây là vấn đề cần lưu ý trong tư vấn các trường hợp trẻ biếng ăn.

    C. Kết Luận

    Biếng ăn là một vấn đề quan trọng và đa dạng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Việc xác định và loại bỏ các nguy cơ có thể dẫn đến biếng ăn là việc làm cần thiết. Việc phòng ngừa có thể được thực hiện từ những nhận thức và hành động đúng đắn về dinh dưỡng . Điều trị biếng ăn cần sự phối hợp của nhiều biện pháp, cần sự quan tâm đến trẻ của nhiều người (bố mẹ, ông bà, cô giáo) và cần sự kiên trì của người chăm sóc trẻ.
     
  10. mebi

    mebi Banned

    Tham gia:
    9/3/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    cac me tham khao nhe

    BIẾNG ĂN Ở TRẺ EM LỨA TUỔI ĂN DẶM

    BS ĐÀO THỊ YẾN PHI

    TT Dinh dưỡng TPHCM

    (Tiếp theo và hết)

    I. Loại trừ các nguyên nhân thực thể

    Cần cho bé đi khám để phát hiện và điều trị các bệnh lý nếu có. Không nên tự ý mua thuốc để điều trị ở nhà vì như đã nói ở trên, biếng ăn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra và chỉ có thể phát hiện nguyên nhân chính xác sau một quá trình thăm khám cẩn thận, với đầy đủ xét nghiệm cận lâm sàng. Có như vậy, việc điều trị mới có hiệu quả được.

    II. Chế độ ăn uống hợp lý - Phòng chống suy dinh dưỡng

    1. Chế độ ăn phải phù hợp với lứa tuổi: Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ có những đặc điểm cơ thể phù hợp với những chế độ ăn khác nhau (ví dụ răng, men tiêu hoá.) vì vậy việc cho bé ăn những thức ăn không phù hợp có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hoá và làm bé biếng ăn.

    w Trẻ dưới 4 tháng: sữa mẹ

    w Trẻ 4 - 6 tháng: Tập ăn dặm từ bột loãng đến bột sệt + sữa mẹ

    w Trẻ 6 -9 tháng: ăn bột từ sệt đến đặc đủ 4 nhóm + sữa mẹ

    w Trẻ 9 -24 tháng: Cháo đăïc đủ 4 nhóm, bột đặc + Sữa mẹ

    w Trẻ trên 24 tháng: cơm nát à cơm thường.

    2. Cách chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi: Thông thường các món nguyên liệu cần chọn mua loại tươi, mới, và nên ăn bữa nào nấu bữa ấy. Các loại rau xanh nên nấu vừa chín tới không nên hầm đến thay đổi màu sắc. Dầu ăn có thể cho vào lúc bột đã chín, còn nóng. Nêm muối iốt để đảm bảo cung cấp đủ lượng iốt cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

    w Bột loãng, sệt: xay mịn, băm mịn các loại nguyên liệu.

    w Bột đặc: Băm nhỏ các loại nguyên liệu

    w Cháo đặc: Băm vừa các loại nguyên liệu, tập cho bé nhai

    w Cơm nát: xé nhỏ các món mặn, bao giờ cũng có món canh rau kèm theo và nên cho ăn canh vào cuối bữa.

    w Khi trẻ đã ăn được cơm thường nên cho ăn càng gần với chế độ ăn của người lớn càng tốt.

    3. Thành phần thức ăn phù hợp:

    Trong thực tế, không ít những bà mẹ quan tâm đến con mình quá mức, cụ thể là ngày nào cũng hầm cho trẻ một nồi "đồ bổ" với rất nhiều loại nguyên liệu cùng một lúc, với quá nhiều chất đạm trong khi không đủ tinh bột hoặc chất xơ (rau) hay ngược lại tất cả chỉ là lấy nước, bỏ xác nên trẻ không nhận được chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn. Điều này vừa là nguyên nhân thực thể vừa là nguyên nhân tâm lý dẫn đến biếng ăn cho trẻ. Chế độ ăn không cân đối làm lệch cân bằng các chất trong cơ thể, như là gia tăng qúa mức nồng độ acide amine trong huyết tương trong khi thiếu các vitamine, hoặc năng lượng. hậu quả làm bé biếng ăn dẫn đến SDD. Bên cạnh đó sự lập đi lập lại các món ăn một cách nhàm chán sẽ làm bé ngán, nếu cộng thêm với sự ép ăn qúa sức, bé sẽ bỏ ăn vì các nguyên nhân tâm lý.

    Chế độ ăn tốt nhất là một chế độ ăn đa dạng và đầy đủ các chất, ăn cả xác. Nên thay đổi món ăn cho bé hàng ngày và nếu có thể đối với các bé lớn nên cho ăn giống như người lớn. Việc cho bé tham gia vào bữa ăn cùng với người lớn cũng làm cho bé thích thú hơn vì thấy mình "bình đẳng" với người lớn. Nếu bé thích một loại thức ăn nào đó và đòi ăn thường xuyên hơn các loại thức ăn khác, vẫn có thể cho bé ăn thường xuyên loại thức ăn đó, đương nhiên bên cạnh đó tìm cách bổ sung thêm các nhóm thức ăn khác chứ không nên bỏ hẳn loại thức ăn ưa thích của bé. Bổ sung thêm vào thức ăn của bé dầu ăn là một chú ý rất quan trọng trong phòng ngừa SDD. Chỉ nên dứt sữa khi bé đã ăn được nhiều 4 - 5 chén mỗi ngày.

    4. Thời gian và cách cho ăn phù hợp:

    Nên cho bé ăn vào những thời gian nhất định trong ngày. Cần lưu ý là dạ dày trẻ nhỏ trong khi nhu cầu năng lượng lại lớn ( một cách tương đối so với kg cân nặng) nên trẻ không thể ăn 3 bữa/ngày như người lớn. Các bữa ăn trung bình cách nhau 3 giờ, một bữa chính xen kẽ với một bữa phụ. Bữa chính nên trùng với bữa ăn chính của gia đình, như vậy vừa thuận tiện cho mẹ vừa tạo niềm vui cho bé. Các thức ăn của bữa phụ có thể đa dạng nhưng nên tránh các loại calori rỗng như kẹo, đường, nước ngọt.

    Trong lúc bé ăn, tránh sự gò ép thái quá. Mẹ có thể cho bé tự xúc ăn, tự chọn thức ăn. Cố gắng biến bữa ăn của bé thành một cuộc vui làm hài lòng cả bé và mẹ. Khi trẻ bệnh, nên khuyến khích trẻ ăn chứ không nên ép buộc.

    Không cho trẻ ăn quà vặt, uống nước ngọt, sữa. trước bữa ăn. Cần lưu ý là với trẻ nhỏ không nên dùng bình sữa để cho trẻ uống nước.

    5. Dùng thuốc:

    Việc dùng thuốc trong điều trị biếng ăn thường không đem lại hiệu qủa tối ưu như trong suy nghĩ của nhiều người. Các nhóm thuốc thường được dùng trong điều trị biếng ăn thường là

    * Nhóm vitamine và khoáng chất: Đây là các thành phần quan trọng hoặc là chất xúc tác cần thiết cho quá trình sản xuất và tác dụng của các loại men tiêu hóa.

    * Nhóm men tiêu hoá

    - Men tiêu tinh bột: Menalaz

    - Men tụy: Pantyrase, Neopeptin

    - Men tiêu hoá sống: Lacteofort, Antibio, L-Bio, Biosubtyl .

    - Thuốc kích thích hoạt động gan mật: Arginine, Chophytyl.

    * Nhóm thuốc "kích thích ăn"

    Thực chất đây là loại thuốc kháng dị ứng và tác dụng ăn ngon chỉ là tác dụng phụ, bên cạnh đó có thể có một số tác dụng không hay vì vậy không nên dùng trong điều trị biếng ăn. Trong thực tế các bà mẹ thường truyền miệng nhau mua loại thuốc này tự sử dụng. Đây là vấn đề cần lưu ý trong tư vấn các trường hợp trẻ biếng ăn.

    C. Kết Luận

    Biếng ăn là một vấn đề quan trọng và đa dạng ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Việc xác định và loại bỏ các nguy cơ có thể dẫn đến biếng ăn là việc làm cần thiết. Việc phòng ngừa có thể được thực hiện từ những nhận thức và hành động đúng đắn về dinh dưỡng . Điều trị biếng ăn cần sự phối hợp của nhiều biện pháp, cần sự quan tâm đến trẻ của nhiều người (bố mẹ, ông bà, cô giáo) và cần sự kiên trì của người chăm sóc trẻ.
     
  11. mebi

    mebi Banned

    Tham gia:
    9/3/2005
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    8
    20 cách trị biếng ăn cho trẻ

    Hẳn là đã không ít lần, bạn phải trổ đủ "ngón nghề" mới cho bé ăn nổi vài thìa cơm hay mẩu thịt. Và chắc bạn từng tự hỏi tại sao con người ta ăn uống dễ dàng thế kia, còn con mình thì... Đừng lo, vẫn còn nhiều cách có thể làm bé hứng thú hơn với chuyện ăn uống.

    Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm. Nếu bé vẫn phát triển bình thường thì không có gì phải lo lắng. Con bạn hầu như không đói? Thật vậy! Với bản năng sinh tồn, bọn trẻ có thể chỉ ăn đúng cái và đúng lượng mà cơ thể chúng cần. Do đó, nên chấm dứt chế độ độc tài bên bàn ăn nhà bạn. Hãy để cho trẻ được quyết định nó sẽ ăn gì. Ngoài ra, dạ dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn rất nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn.

    Chiến tranh bên bát ăn hay xảy ra nhất khi bé lên 2-3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Trẻ ở tuổi này đã bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây, bé muốn thử "tự vệ". Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà còn để không bị đói.

    Sự biếng ăn của trẻ đôi khi xuất phát từ những nguyên nhân khác. Thông thường khi nấu nướng, bạn chế biến món ăn theo khẩu vị của mình; nghĩa là bạn nấu món ăn mà chính bạn thích. Nhưng biết đâu, bé lại có khẩu vị hoàn toàn khác và cái món "chủ lực" của bạn thì bé lại ghét cay ghét đắng?

    Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn?

    1. Chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Thằng bé lười ăn của bạn hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy. Hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.

    2. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.

    3. Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho ăn cháo hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.

    4. Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.

    5. Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác - nó khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.

    6. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé cũng thử.

    7. Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ... Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt, giá đỗ, khoai tây, dưa chuột...

    8. Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: "Con thích ăn gì nào?" và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.

    9. Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mì kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.

    10. Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.

    11. Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.

    12. Bạn có thể dùng chiến thuật "bình mới rượu cũ". Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mì. Bạn có thể cho canh vào cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích hơn?

    13. Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.

    14. Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!

    15. Các bạn hãy cùng ngồi ăn bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ... Thế là bé vừa ăn vừa dỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng ghét.

    16. Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2-3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.

    17. Bạn nên biết rằng "không" là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.

    18. Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất nhiều.

    19. Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.

    20. Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành
     
  12. Haiauinc

    Haiauinc Bắt đầu nổi tiếng

    Tham gia:
    11/10/2014
    Bài viết:
    2,538
    Đã được thích:
    58
    Điểm thành tích:
    98
    Bạn không nên quá lo lắng bé vẫn ngoan vẫn ăn ít như vậy chưa phát hiện ra triệu chứng để thêm vài ngày nữa nếu bé không chịu ăn thì mẹ cho bé đi khám bác sỹ xem nhé.
     

Chia sẻ trang này