Con cái học khốn khổ vì ai?

Thảo luận trong 'Trường lớp, học hành' bởi hauthao2812, 5/11/2015.

  1. hauthao2812

    hauthao2812 Bắt đầu tích cực

    Tham gia:
    11/12/2014
    Bài viết:
    375
    Đã được thích:
    97
    Điểm thành tích:
    28
    Đồng cảm, thương và xót xa với lá thư "Mẹ ơi, những ngày học khốn khổ của chúng con..." là cảm xúc chung của nhiều bạn đọc. Câu hỏi của nhiều người đặt ra là: học kín mít là vì ai?

    [​IMG]
    Mặc nguyên đồng phục từ trường đi thẳng tới một trung tâm bồi dưỡng văn hóa trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1 - Ảnh Minh Huyền
    “Đảo quanh một vòng, thấy nơi nào nhiều người đậu xe ngồi chơi điện thoại, đọc báo hay nói chuyện với nhau vào buổi tối, 90% là đang ngồi đợI đón con học thêm, dù trời có mưa giông tới đâu. Nghĩ cho cùng, vừa xót vừa thương con nhưng không biết làm sao nữa”, một phụ huynh đang đứng đợi con trong cơn mưa, lúc 20 giờ ngày 2-11 nói.

    Vì mù mờ nên cho con học nữa học hoài

    Anh Vũ Tấn Phát (Tân Bình) chở con đến Trung tâm Bồi dưỡng Văn hóa 218 Lý Tự Trọng (Trần Hưng Đạo, quận 1, TP.HCM) rồi ngồi ngoài cổng đợi con học xong rồi hai cha con về, bất kể mưa gió. Anh cho con học ở trung tâm này từ lớp 5, nay cháu lớp 10 .

    “Cha mẹ đã là người thời nào rồi, kiến thức từ ngày xưa đi học cũng không thể dạy nổi các con. Thành ra có kiểm tra vở cũng không biết được rõ con mạnh yếu môn nào, có biết cũng không giúp được con. Để củng cố kiến thức cho con, tôi gửi cháu đến nhờ các thầy cô dạy bảo cho yên tâm”, anh Tấn Phát cho biết.

    “Với sự thay đổi qui chế và cách ra đề thi liên tục trong mấy năm gần đây làm các mùa tuyển sinh hoang mang vô cùng. Tôi muốn con được cập nhật chương trình mới nhất và ôn luyện kĩ càng nhất có thể. Mùa tuyển sinh vừa rồi, đậu thành rớt, rớt thành đậu, đậu nhập học rồi cũng vẫn còn rớt nữa là”, chị Võ Hoàng Quyên (ngụ quận 10) đang chờ con trước một lớp học thêm toán trên đường Lữ Gia (quận 11) than thở.

    Chị Minh Nguyệt (ngụ quận 6) tâm sự: “Hai đứa con tôi cách nhau 5 tuổi. Đứa đầu không đi học chữ trước. Khi vào lớp 1 thì đa phần bạn bè đều viết và đọc được hết rồi. Cháu về nó cũng tủi thân và cũng xuống tinh thần hẳn. Mỗi lần đi học cứ như cực hình lại rơm rớm nước mắt. Rút kinh nghiệm, đứa thứ hai tôi cho đi học sớm".

    Tới nay con học chị Nguyệt học lớp 7 rồi, liên tục đi học thêm. "Nếu bạn là cha mẹ, bạn biết con mình nản chí, chán học, xấu hổ trước bạn bè hoặc thót tim mỗi khi nghe thầy cô gọi lên bảng mà không biết làm bài. Cái cảm giác một mình nó đứng trước mấy chục đứa bạn loay hoay rối bời thì thương lắm. Tôi muốn cháu tự tin và không bao giờ sợ học” - chị Nguyệt nói.

    Học nhiều để cha mẹ có cái so với con người ta

    Nhiều người cho rằng "tiên trách kỷ, hậu trách nhân" - các bậc cha mẹ rên xiết chuyện học nhiều rồi đổ lỗi cho hoàn cảnh là chưa công bằng, phải soi lại chính bản thân cha mẹ.

    Anh Nguyễn Trọng Anh phân tích: "Con người ta được 10 điểm, con người ta là học sinh giỏi, là trò ngoan. Cách so sánh và mong muốn đó có không ít trong các gia đình vô hình chung đã tạo sức nặng đè lên đôi vai bé nhỏ của các cháu. Trong khi lực học của các cháu không phải như nhau, chỉ vì chút sĩ với bạn bè, đồng nghiệp mà bỏ qua những tâm sự và năng lực thật của các con thì tội chúng quá!".

    Trên TTO, độc giả có tên L.A. H chia sẻ: "Trẻ nhỏ học hành theo kiểu nhồi nhét điên cuồng như vầy không phải là chủ yếu là lỗi của cha mẹ hay sao? Chẳng phải các bậc cha mẹ ngày nay luôn luôn lo sợ là con mình không bằng con người khác, nên bắt các cháu học hết cái này tới cái khác hay sao? Chẳng phải cha mẹ có quan niệm sai lầm là con cái phải vào đại học này đại học nọ bằng mọi giá, cho nên bắt lũ nhỏ phải học ngày học đêm hay sao? Cha mẹ nào cũng kêu than ngành giáo dục thế này thế nọ, nhưng có ai thấy rằng quan niệm sai lệch của đa số các bậc cha mẹ Việt Nam nhà ta đã thúc đẩy rất nhiều khiến ngành giáo dục lâm vào tình cảnh hỗn loạn như ngày nay hay không?".

    [​IMG]
    Đội mưa chờ đón con học thêm buổi tối, trong cơn mưa ngày 2-11

    Không ai không học thêm

    Bị ảnh hưởng tâm lí bởi số đông bạn bè đã đi học thêm là một trong những lí do mà các học sinh đưa ra. Khi được hỏi “Tại sao lại không tự tin vào khả năng của mình mà lại để tâm lí bị ảnh hưởng?”, nhiều bạn trả lời: “Ai cũng đi học mà mình ở nhà thì sẽ lo lắng, không tự tin, không yên tâm”.

    Em N.T.B.T (ngụ quận 5, học sinh lớp 10) cho biết: “Lên cấp 3 rồi, ai không đi học thêm thì chắc hiếm lắm. Có lần, em lên bảng giải toán mà thầy bảo là thầy biết em học thêm cô nào luôn. Em cũng ngại nên vừa học thêm thầy, vừa học thêm cô. Đằng nào thì cũng phải học, phải thi, bạn bè mình cũng thế chứ không phải cá biệt mình mình. Trong lớp em, không ai không học thêm cả”.

    “Sang năm là lớp 12 rồi, bây giờ mà có cho em tiền đi du lịch châu Âu cũng chưa chắc em dám đi. Nghỉ một ngày là mọi thứ lại đảo lộn cả lên, học ở trường lẫn học thêm là cả một khối lượng kiến thức rất nhiều mỗi ngày. Thực ra, nếu đi học thêm, làm và sửa bài nhiều thì cũng an tâm hơn. Đi học mệt là thế, ở nhà là em sẽ mềm lòng đi ngủ, còn đi học thêm thì em tự nguyện để mình phải cứng rắn với bản thân”, em Lê Ngọc Mỹ (ngụ quận 5).

    Theo cô giáo Dương Thị Duyên, trường THPT Đông Đô (Tây Hồ - Hà Nội): “Có những em thấy bạn bè mình đi học nhiều nên có tâm lí lo lắng, sợ mình không học thì bị thua các bạn nên cũng đi học, hoặc là truyền nhau chỗ nào thầy cô dạy hay rồi rủ nhau đi học. Những em cuối cấp thường có lịch học thêm dày hơn vì áp lực thi cử quá lớn. Bạn học tốt thì muốn vào trường chuyên, trường đại học có tiếng. Bạn học yếu hơn thì cố để đỗ. Một phần nữa là áp lực từ phía gia đình. Bố mẹ thường biết thầy cô nào giỏi thì đăng kí cho con theo học. Học thêm đa phần là buổi tổi vì buổi ngày các em đi học ở trường nên thời gian tự học của các em là rất ít. Có nhiều em đêm thức khuya học bài nhưng thực ra bộ não không thể tiếp thu liên tục được nên học như vậy khó đạt hiệu quả. Đi học thêm cũng tốt nhưng không nên để lịch học kín thời gian quá. Học thêm, quan trọng là để bổ sung những kiến thức mình đang bị hổng. Tôi nghĩ các em nên có thời gian tự học nhiều hơn. Như thế, các em sẽ chủ động, tự suy nghĩ, tư duy tìm ra cách giải cho các bài tập, có gì không hiểu, nhờ thầy cô ở trường hoặc thầy cô dạy thêm hướng dẫn”.

    Theo thầy Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên khoa Ngữ Văn, ĐH Sư Phạm TPHCM thì học thêm là nhu cầu có thật của đại đa số phụ huynh và học sinh khi tâm lí cạnh tranh, chạy đua về học vấn, bằng cấp vẫn rất phổ biến trong xã hội. Không hẳn do chương trình học nặng nề, nguyên nhân vấn đề học thêm còn đến từ áp lực thi cử nặng nề ở các lớp cuối cấp (lớp 9, lớp 12) và bệnh thành tích trong giáo dục chỉ dừng ở việc hạn chế triệu chứng chứ chưa điều trị tận gốc.

    Theo thầy Khôi, học sinh cần có ý thức tóm tắt ngắn gọn, gắn kết, tập hợp kiến thức thành khung, bảng, sơ đồ để dễ dàng ôn tập, qua đó phát triển tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh… Học sinh nên học tập theo nhóm để phân công công việc, trao đổi, học hỏi lẫn nhau và trau dồi kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm. Nhà trường cần tăng cường tổ chức các chuyên đề hướng dẫn phương pháp học tập, chủ yếu là phương pháp tự học. Giáo viên cũng cần nhắc lại, nhấn mạnh phương pháp học tập bộ môn cho học sinh để giúp các em có định hướng đúng đắn.

    NGỌC LOAN - MINH HUYỀN
    Nguồn: TuoiTre
     

    Xem thêm các chủ đề tạo bởi hauthao2812
    Đang tải...


  2. minhhacxuongmai

    minhhacxuongmai Thành viên rất tích cực

    Tham gia:
    24/6/2014
    Bài viết:
    1,108
    Đã được thích:
    137
    Điểm thành tích:
    103
    Mình thấy thằng lớn nhà mình nói đúng học nhiều quá tàu hỏa nhập ma. có nhiều con học cho mụ hết cả người nhìn cứ lơ ngơ. Chỉ toàn sách vở thôi chứ ngoài đời chả hiểu gì. Nên rút kinh nghiệm đứa em nay nay học lớp 8 mình cũng cắt hết học thêm ở lớp. 1 tuần chỉ học thêm 3h toán và 2h văn học theo nhóm mời giáo viên dạy. Con vừa có thời gian chơi và thư thái đầu óc. Mọi năm học cho còi mấy năm liên k lên cân. thế mà từ hè đến nay không phải học thêm nhiều tăng được mấy cân liền
     
  3. webmaster

    webmaster Stay hungry. Stay foolish

    Tham gia:
    16/12/2006
    Bài viết:
    13,280
    Đã được thích:
    35,256
    Điểm thành tích:
    6,063
    Có khá nhiều nguyên nhân, nhưng mình thấy có một số nguyên nhân đáng chú ý như sau:

    - Việc tạo ra các trường chuẩn đã tạo ra sự ganh đua thành tích giữa các trường, các thầy cô giáo
    - Việc xếp loại, chấm điểm cho các học sinh thấy điểm của nhau tạo sự ganh đua thành tích giữa các học sinh
    - Rồi khen thưởng học sinh giỏi cũng tăng sự ganh đua giữa các học sinh
    - Sự phân ban khối A, khối B, khối C, khối D... để thi đại học, cũng là điều lố bịch.
    - Rồi chương trình học và sách giáo khoa giống hệt nhau khắp cả nước cũng là điều bất hợp lý. Tại sao học sinh miền núi phải học giống học sinh thành phố? Tại sao học sinh miền Nam phải giống hệt học sinh miền Bắc?
    - Việc xếp loại hạnh kiểm, đạo đức thể hiện sự kỳ thị, đấu tố, phân loại tạo thành các vết thương lòng
    ...
    - Giữa những ganh đua của xã hội ảnh hưởng đến sự ganh đua giữa các cha mẹ.

    - Sự ganh đua, nhỏ nhen đó làm con người Việt Nam chúng ta trở nên hèn yếu hơn, ghét bỏ nhau hơn,... dễ bề cho những cái xấu cai trị.

    Để không phải áp lực, hơn hết chúng ta hãy suy nghĩ rộng ra một chút, nhìn rộng ra một chút... Thậm chí nhìn rộng hơn phạm vi đất nước chúng ta. Bill Gates, Steve Jobs, Mark Zuckerberg, Michael Dell đâu có tốt nghiệp đại học? Thomas Edision bị hạnh kiểm yếu, học lực dốt bị đuổi học từ tiểu học,... Nhưng họ đâu có phải dựa vào bằng cấp, hay làm quan để được mọi người kính trọng đâu? Họ cống hiến cho nhân loại những điều vĩ đại, làm thay đổi cuộc sống bao nhiêu người. Phải chăng đó mới nên là thứ đáng để chúng ta phấn đấu và đua tranh.

    Giáo dục phải đặt trên lợi ích của học sinh là trước hết, rồi lợi ích của cha mẹ học sinh, rồi mới đến những thứ khác, chứ không phải giáo dục là để giữ chế độ.
     
    Sửa lần cuối: 16/11/2015
  4. IEC

    IEC Insight Education Center

    Tham gia:
    11/3/2015
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    48
    Điểm thành tích:
    28
    Giáo dục Việt Nam hiện nay đang chú trọng vào dạy kiến thức văn hoá mà bỏ qua mảng dạy kỹ năng sống cho trẻ.

    Nếu mẹ nào xem clip về 1 giờ ăn trưa của học sinh Tiểu học Nhật Bản sẽ thấy, các con tự lấy đồ ăn, tự phục vụ các bạn khác trong lớp theo phiên trực nhật. Các con cũng biết cảm ơn những người đã nấu ăn cho mình, những bạn trong phiên trực nhật đã phục vụ mình. Các con còn được học cách gập gọn và rửa sạch vỏ hộp sữa để mang đi tái chế,.. Các con học được rất nhiều điều trong 1 giờ ăn trưa.

    Nhà trường ko chú trọng dạy kỹ năng sống nhưng nhiều bậc cha mẹ Việt cũng chưa quan tâm điều đó. Dẫn đến nhiều bạn nhỏ ở VN hiện tại, là học sinh cấp 1 và không thể tự qua đường 1 mình, không biết tự mua đồ ăn cho mình ở 1 quán ăn nhanh, không biết hợp tác cùng các bạn khi làm việc nhóm,... Nhiều bạn học sinh cấp 3 mà đi học vẫn phải có người đưa đón.

    Nên thiết nghĩ các bậc cha mẹ cũng nên quan tâm đến việc dạy kỹ năng sống cho con. Cha mẹ hoàn toàn có thể tự dạy con những kỹ năng sống cần thiết ngay từ khi con còn nhỏ, hoặc cho con tham dự các lớp Kỹ năng sống ở các trung tâm giáo dục.
     
  5. Mẹ bé Cá

    Mẹ bé Cá Tất cả vì con em chúng ta

    Tham gia:
    10/11/2015
    Bài viết:
    859
    Đã được thích:
    103
    Điểm thành tích:
    83
    học hành cũng cần từ từ các mẹ nhé. Ép con học cũng không phải cách hay đâu
     
  6. thanhthanh2015

    thanhthanh2015

    Tham gia:
    11/9/2014
    Bài viết:
    13,322
    Đã được thích:
    2,487
    Điểm thành tích:
    863
    hoc nhieu khong vao dau thi cung co tac dung gi dau
     

Chia sẻ trang này