Chào các bạn Mình đang có một cuộc sống khá thượng lưu nhưng không phải ai cũng có được, chắc cũng giống nhiều người đấy. Tôi đã rời hà nội vào nam gây dựng sự nghiệp, ra đi chỉ có 3 triệu đồng trong tay và từ đấy mất rồi lại lên. Nói chung cũng vất vả để có được ngày hôm nay, điều tôi bằng lòng với mình là bản lĩnh. Bên cạnh cuộc sống cho gia đình cũng đầm ấm, không phải lo nghĩ nhiều về tiền bạc. Những trong lúc bình yên thì cũng là lúc lại khiến mình suy nghĩ và trăn trở nhất. Tôi có trăn trở, làm gì để những đứa con của mình mạnh mẽ hơn tôi, bản lĩnh hơn tôi. Và cuộc sống của chúng được đảm bảo hạnh phúc khi không phải dựa vào những thứ cha của chúng đã gây dựng. Không phải tôi lo xa, nhưng thực tế đó là chuyện xã hội. Mình mở topic này chỉ mong một điều, chúng ta làm cha mẹ phải làm gì để những đứa con chúng ta có thể tự bay cao trên đôi cánh. Mong mọi người chia sẻ những câu chuyện nuôi dạy con cái mà chính các mẹ đã tự hào về những đứa con. Và những điều các mẹ trăn trở cần đóng góp của mọi người
Ðề: Con cái luôn là niềm tự hào. Con em thì mới 1 tuổi, nhưng đi đâu em cũng rất tự hào về nó. Trộm vía, cháu bụ bẫm trắng trẻo. Hi vọng em sẽ không gian nan trên đường lập nghiệp.
Ðề: Con cái luôn là niềm tự hào. Mình rất thích một chương trình của Nhật bản, mình xem cũng khá lâu rồi, tên chương trình đó "con đã lớn khôn". mình rất khâm phục cách mà bộ mẹ người Nhật giáo dục cong cái của họ. Các mẹ có suy nghĩ rằng: mình phải dậy chúng những cái gì để sau này chúng có thể tự lập được không. bạn có dám để con vấp ngã và khóc và sau đó khi nó lớn sẽ hiểu tại sao bố mẹ đã để con vấp ngã mà không nâng nó dậy.
Ðề: Con cái luôn là niềm tự hào. Một lần, cô con gái của mình đi học về, khác với mọi ngày không tươi cười như mọi hôm lắm, mình để ý và gọi bé lại, hỏi hum nay đi học có vui không, bé nghe gióng nói tôi như giọt nước làm tràn ly, và òa khóc nức nở, vừa khóc vừa nói "con không làm như thế". Hỏi ra mới biết là con bé ở trường bị cô giáo hiểu lầm là con gái tôi làm chiếc áo trắng của bạn ngồi trên bị dính mực. mà là thắng bé ngồi cạnh nó nghịch làm bẩn áo đứa bạn. mà không hiểu lý do gì theo lời kể của con bé là đám con trai cùng lớp đều nói Hạnh bôi bẩn áo bạn. cô giáo đương nhiên tin vào điều đó, và có hình thức xử lý nhẹ, những điều đó làm cho đứa bé bị ấm ức thật sự. Tôi tin con gái mình không làm thế. Tôi có ôm bé vào lòng cho đến khi bé ngừng khóc, sáng hum sau trước khi bé đi học, tôi có nói: con có muốn chứng minh mình vô tội không, bé hạnh bảo có: được rồi, hôm nay cha sẽ dẫn con đến lớp. Tôi đứng ở bên ngoài: nghe con gái tôi đứng trước lớp nói lời xin lỗi tới bạn Tùng. Cả lớp con gái tôi không nói gì trước lời xin lỗi của bé hạnh. Bé lặng bước về chỗ ngồi và sau đó cố giáo tiếp tục bài học của mình. Tôi chấp nhận để con mình xin lỗi việc mà chính nó không gây ra, và tôi biết sẽ đem lại cho con gái mình một điều mà tôi muốn nó học.
Ðề: Con cái luôn là niềm tự hào. Tôi cảm thấy rằng, anh chưa giải thích cho con anh hiểu rằng, có thể 1 cách khách quan, như con anh xoay người, ngồi chèn vào áo bạn hoặc xô bạn bên cạnh làm bạn bên cạnh giây bẩn vào áo bạn kia, và mọi người nghĩ con là nguyên nhân. nếu là tôi, tôi sẽ xoay con để bé hiểu ( dù 1 chút thôi) rằng, có thể vô tình con làm bẩn áo bạn, 1 lời xin lỗi là một cái bắt tay rất hữu nghị giữa con người với con người. Giả sử, khi anh đi trên đường, vô tình anh hơi quệt nhẹ vào người khác, hay thậm chí chưa quệt nhưng tạo ra 1 sự giật mình cho người kia, nếu anh nhanh nhẹn xin lỗi người ta, chuyện thành ra ko có gì, nhưng lúc đó, nếu mình chưa kịp xin lỗi, người kia sửng cồ thì có khi lại to chuyện. Ý tôi ở đây là cách anh giải thích, đưa các tình huống khác cho bé để bé vui vẻ xin lỗi và thấy rằng, việc xin lỗi nó rất đơn giản và là việc nên làm, chứ ko phải để bé vẫn ấm ức vì bé vẫn cho rằng mình đúng. đôi lời chia sẻ cùng anh trong tình huống anh đưa ra, còn tôi sẽ quay lại tiếp với bài post đầu tiên của anh về việc con là niềm tự hào của cha mẹ.
Ðề: Con cái luôn là niềm tự hào. bé nhà mình thì vẫn chưa đầy 1 tuổi nhưng nghĩ đến cảnh khi bé lớn thì mình cũng k biết fai lam sao để giúp bé tránh được những điều k hay mà lại có thể giúp cháu học được cách sống tự lập cứng rắn...........
Ðề: Con cái luôn là niềm tự hào. Trong tuổi thơ của bé giống như các bé khác vậy,đầy áp những kỉ niệm. Tôi có lưu lại những chiếc bút đầu tiên, chiếc áo đồng phục đầu tiên bé mặc, chiếc xe đạp đầu tiên,..thật đẹp đó, và tôi vẫn muốn có một ấn tượng nhỏ về một vấn đề nhỏ và theo kinh nghiệm của mình sẽ có ích cho cuộc sống sau này. Tôi thấy thường là con người thích hưởng thụ và chỉ có có số ít người dám “nằm gai nếm mật”. Dám chấp nhận sự hiểu lầm của dư luận trước danh dự của bản thân để rồi tự ngẫm nghĩ lại rồi tìm cách vượt qua. Theo tôi dậy con như vậy thì thực tế hơn là chỉ cho bé sẽ có người minh oan và che chở cho con. Sao không phải chính con phải biết chấp nhận và tự giúp mình. Chuyện đó cũng được gần năm rồi, Tất nhiên lứa tuổi này tôi không bé của mình hiểu được điều đó, nhưng sẽ là kỉ niệm nhỏ trong những chuỗi ngày vui chơi của con gái tôi. Trong tương lai, tôi sẽ biết sẽ có ngày bài học này sẽ nhắc lại trong một tình huống khó khăn tương tự, và tôi cũng muốn bé không quên khi vào đời.
Ðề: Con cái luôn là niềm tự hào. Cha mẹ là chiếc gương phàn chiếu sáng nhất,nếu cha mẹ làm gương tốt cho các bé mình tin các bé sẽ có được tính tự lập và bản lĩnh,sự cứng rắn từ cha mẹ
Ðề: Con cái luôn là niềm tự hào. Con trai mình được 25,5 tháng tuổi nhưng thực sự là niềm tự hào của bố mẹ, ông bà.......
Ðề: Con cái luôn là niềm tự hào. Cảm ơn mọi người Mình xin trích lời tâm sự thật giản dị của bạn mình, thật ấm áp khi có một gia đình Con là niềm tự hào của bố mẹ Gửi con trai Jelly của mẹ! Con có biết không, lúc mẹ có bầu con, bố đã chăm sóc cho hai mẹ con mình nhiều lắm. Rồi từng ngày, từng ngày trôi qua bố mẹ luôn mong đến ngày con yêu của bố mẹ chào đời. Mẹ đã sắp xếp công việc nghỉ trước để ở nhà chờ ngày con xuất hiện. Và cái ngày hạnh phúc nhất trong đời của bố mẹ đã đến, con trai của mẹ ra đời trong niềm hạnh phúc vô bờ của cả nhà. Bé Jelly - niềm tự hào của ba mẹ. Ai cũng muốn được bế con trên tay, ai cũng muốn sờ vào má con một cái, ai cũng muốn được thơm con một cái, nhưng bà nội thì không cho ai bế con cả, chỉ duy nhất một mình mẹ được bế con thôi. Bà bảo con còn nhỏ lắm chưa ai bế được, kể cả bố. Vậy là lúc bà ra ngoài có việc, bố đã nài nỉ mẹ cho bố bế con. Ôm con trên tay, bố cưng nựng rất nhiều, con trai của mẹ nhoẻn miệng xinh tươi cười nhìn bố. Lúc đó trong lòng mẹ trào dâng lên một niềm hạnh phúc không thể nói thành lời. Rồi hàng ngày con lớn lên, lớn lên trong sự vỗ về, chăm bẵm của bố mẹ. Con trai của mẹ ngoan lắm nhé! Nhưng cũng có lúc con bị ốm và nhất là trong tháng đầu con trai của mẹ bị rồi loạn tiêu hoá, một ngày con đi không biết bao nhiêu lần, bố mẹ lo cho con đến xanh người mà con cũng không khỏi. Con vừa mới sinh ra mà đã phải lên bệnh viện để khám rồi, con trai của mẹ vất vả quá. Con bị như vậy gần ba tháng trời, và rồi nhờ có phương thuốc của bà ngoại, con trai mẹ đã khoẻ mạnh trở lại. Con ngoan hơn rất nhiều. Giờ đây con đã được hơn 6 tháng rồi, con có những tiếng nói bặp bẹ gọi mẹ ơi, những tiếng ê, a… luôn làm bố mẹ hạnh phúc rất nhiều! Con lớn hơn và cũng biết làm nũng hơn rồi nhé. Mỗi khi mẹ đi làm về là con lại sà vào lòng mẹ. Con không cho ai bế ngoài mẹ ra. Mỗi ngày đi làm mẹ chỉ muốn thời gian trôi thật nhanh để được trở về bên con, được nghe tiếng con bi bô, được nghe tiếng cười trong sáng của con. Chỉ cần thế thôi, những mệt mỏi trong mẹ đều tan biến hết! Con trai của mẹ. Bố mẹ yêu và thương con nhiều lắm! Mẹ luôn cầu mong con được khoẻ mạnh, thông minh và học giỏi. Mẹ Jelly
Ðề: Con cái luôn là niềm tự hào. Có những khi hạnh phúc đến từ những điều rất giản đơn nhỉ Đâu cần phải phù phiếm xa hoa gì!
Ðề: Con cái luôn là niềm tự hào. Dế nhà mình mới gần 20 tháng. Mình biết rằng để con cái là niềm tự hào thì việc nuôi dạy đúng cách sẽ đóng vai trò quyết định. Bác Hồ đã từng nói: Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên
Ðề: Con cái luôn là niềm tự hào. kí ức của một đứa bé đóng vai trò rất quan trong, những kí ức mà tồi thấy chính bản thân mình sau này tôi thấy quá quý giá. vô cùng quý giá, nếu bước qua khi gặp khó khăn và suy nghĩ khi đạt đến độ chín thì quả thật đó là bài học tuổi thơ đã làm nên tôi bây giờ. Bạn cảm thấy kiếm tiền rất khó khăn phải không? Bạn có suy nghĩ làm gì để những đứa con của mình hiểu sự khó khăn mà bố mẹ đối diện hàng ngày. Bạn có suy nghĩ làm đây, để con cái bạn có động lực từ chính bố mẹ chúng?
Ðề: Con cái luôn là niềm tự hào. Nhà giàu rèn con bằng sống khổ Thảo - cô con gái út của chủ một doanh nghiệp xuất khẩu gỗ tại TP HCM ngày nào cũng dậy thật sớm, điểm tâm rồi ra đường đón xe buýt đến trường. Một tiếng đồng hồ sau, bố cô xách cặp lên ôtô có tài xế đang chờ sẵn đi làm. Nhà có xe hơi riêng, công ty sẵn ôtô với lái xe, nhưng Thảo cũng như chị gái của mình đều học cách sống tự lập ngay từ nhỏ. Thừa tiền mua xe máy song cô học sinh một trường cấp 3 có tiếng tại Sài Gòn vẫn chịu khó đón xe buýt đi học mỗi ngày. Cô cũng từ chối ý định chu cấp tiền du học nước ngoài của bố: "Con sẽ tự săn tìm học bổng du học bằng sức của mình, nếu không thì học trong nước". Chị của Thảo hiện là sinh viên khoa kinh tế trường đại học quốc gia TP HCM, tối về vẫn tranh thủ đi làm thêm. Thời gian rảnh, cô chị lại đến công ty bố làm thêm và nhận lương như một nhân viên bình thường để trang trải chi phí sinh hoạt riêng. Kể về hai cô con gái của mình, người bố - ông Hoàng Văn Dân không giấu niềm tự hào. Ông bảo rằng cả hai đứa con đều rất ngoan từ khi còn bé và biết quý trọng tiền bạc bố mẹ làm ra mà không hề đòi hỏi. "Tôi đã dạy con theo cách tôn trọng và trách nhiệm, có thể coi là phương pháp dạy con hiện đại nhất hiện nay giúp trẻ phát triển nhân cách toàn diện cả về trí tuệ, tình cảm và thể chất", ông bố nói. "Các con tôi được tự lập, tự ra quyết định cho mình. Chúng phải bỏ công sức để làm ra tiền mới biết quý trọng đồng tiền. Chúng phải sống khó khăn một chút mới biết đồng cảm với những người nghèo khổ". Ông bố tiếp: "Trẻ học được tinh thần trách nhiệm và tôn trọng sẽ rất tự tin phát huy tính độc lập và cảm nhận giá trị bản thân. Chúng cũng thiết lập mối quan hệ với người khác trong cộng đồng dễ dàng và cực kỳ tốt". Như bao ông bố bà mẹ khác, những doanh nhân giàu có cũng muốn con cái mình học giỏi để nối nghiệp nhà. Thế nhưng họ quá bận rộn với công việc kinh doanh để có thể lo cho con. Ở hầu hết gia đình giàu có, việc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái chính là “tiền”. Vì vậy dẫn đến một thực tế là con trẻ không biết quý trọng sức lao động mà tiêu xài hoang phí, không chăm lo học tập chỉ biết dựa vào cha mẹ. Song cũng có những doanh nhân mặc dù rất bận rộn với việc kinh doanh vẫn thực hiện trách nhiệm chăm sóc dạy dỗ con cái một cách nghiêm khắc. Và con của họ khi trưởng thành đều là những người giỏi giang, thành đạt, có ích trong xã hội. Trường hợp như ông giám đốc Hoàng Văn Dân không phải là hiếm. Bà Huỳnh Huệ Hoa, giám đốc một công ty kinh doanh dây cáp điện tại quận 5 cho biết, gia đình giàu lên từ khởi đầu nghèo khó nên bà rất chú trọng dạy con biết quý trọng giá trị đồng tiền và phải có tính tự lập. Để làm điều đó, ngay từ khi hai con trai còn nhỏ, bà đã tập cho con biết quản lý thời gian và tài chính một cách khoa học, không chiều theo kiểu đáp ứng mọi yêu cầu của chúng. Bà hỗ trợ cho con mọi thứ tốt nhất trong học tập, song để có tiền tiêu cho nhu cầu cá nhân thì các cậu bé phải giải thích rõ lý do. Là con của sếp, nhưng các ông chủ nhỏ này mỗi mùa hè phải đến bán hàng cho các cửa hàng của công ty, hưởng lương như nhân viên bình thường. "Khó khăn giúp bọn trẻ phấn đấu hơn, xây dựng những hoài bão của mình trong tương lai", người mẹ nói. Nhờ vậy, khi cậu con trai lớn đi du học, mẹ chỉ phải tài trợ 6 tháng đầu tiên. Chàng trai trẻ đã tự kiếm việc làm thêm và không xin tiền gia đình nữa. Ra trường về nước, cậu lập công ty riêng và phụ giúp mẹ điều hành doanh nghiệp gia đình. Ông Huỳnh Lê Trung, Việt kiều Pháp về nước kinh doanh chia sẻ: "Con trẻ ngay từ nhỏ cần được tập để biết sống đơn giản, biết ba mẹ cực khổ thế nào khi kiếm đồng tiền, tập các cháu quen với từ "không" khi ba mẹ không thể đáp ứng được ước muốn của con". Ông Trung kể, ban đầu bố cũng rất vất vả khi phải giải thích cho con biết tại sao nói không với những yêu cầu hoàn toàn có thể đáp ứng được. Lâu dần, các con quen đi, hiểu ra và học tập theo. "Sau giờ học chính khóa ở trường thì cháu chủ yếu tự học ở nhà, biết tiết kiệm tiền bằng cách bỏ ống heo". Không chỉ dạy con biết quý trọng sức lao động, bà Nguyễn Thị Tuyết, chủ doanh nghiệp kinh doanh vàng tại quận 3 còn dạy các con cách ăn mặc, sống giản dị. Bà cho biết: “Tất cả là do giáo dục. Dạy con tiết kiệm, chăm chỉ học hành và chỉ cho con đường đi, thì chúng theo thôi. Hơn hết là cha mẹ phải làm gương. Bảo con ăn uống tiết kiệm mà mình mang tiền đi chơi, spa, shopping... thì sao làm gương được”. Nhờ đó hai con của bà Tuyết thay vì mang tiền bạc của ba mẹ đổ vào những trò ăn chơi chưng diện vô bổ, thì lại dùng tiền mua sách vở học tập, sách văn học, đĩa nhạc, học ngoại ngữ, vi tính... Sắp tới đây người con lớn sẽ đi du học nhờ suất học bổng mới “săn” được. Còn hạnh phúc nào bằng khi nhìn thấy con thành đạt một cách trọn vẹn. Đó không chỉ là niềm vui, mà còn niềm hãnh diện, tự hào của các bậc làm cha mẹ đối với sự thành công cho công trình dạy dỗ một con người. Huy Đức http://vnexpress.net